Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc học sinh còn hạn chế về năng lực, phẩm chất môn Tiếng Việt Lớp 1
Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ vô vùng quan trọng, đó là hình thành 4 kỹ năng: Nghe - nói - đọc - viết cho học sinh.. Dạy tốt môn Tiếng Việt không những rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác. Đó là những kĩ năng cơ bản, nền tảng, có tính chất công cụ giúp các em học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác trong nhà trường phổ thông.
“Đối với Tiểu học, Tiếng Việt là tất cả!” Nhiệm vụ quan trọng nhất của dạy học Tiếng Viêt là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Đọc là quá trình chuyển dạng hình thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm). Đọc không chỉ là việc giải quyết bộ mã gồm hai phần chữ viết và âm thanh mà đọc còn là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Đó là một hoạt động nhận tin, hoạt động chỉ xảy ra khi người đọc nắm được chữ viết là dùng mắt và cơ quan thị giác chuyển các ký hiệu trong văn bản thành dòng âm thanh, ngôn ngữ (vang lên trong không khí hoặc trong đầu). Sau đó, các thao tác tư duy xảy ra giúp người đọc thông hiểu nội dung chứa trong văn bản. Như vậy đọc là hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sơ là việc tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào họat động của cơ quan thị giác. Đọc giúp các em học sinh lĩnh hội được ngôn ngữ để sửdụng trong giao tiếp và hoạt động học tập. Đọc thông, viết thạo là một trong những kĩ năng cơ bản của học sinh Tiểu học nói chung và của học sinh lớp 1 nói riêng. Học sinh đọc thông, viết thạo nếu có sự giúp đỡ, động viên, khen ngợi và sửa sai kịp thời của giáo viên thì kết quả học tập sẽ tốt hơn. Ngoài ra, còn giúp các em giao tiếp tốt trong cuộc sống, có vốn từ tiếng Việt phong phú góp phần hoàn thiện nhân cách của các em.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc học sinh còn hạn chế về năng lực, phẩm chất môn Tiếng Việt Lớp 1

của các em, trong giờ cuối buổi học có thể tổ chức trò chơi: Viết ra bảng con chỉ là một từ, một câu văn không lấy trong sách giáo khoa. Học sinh đọc to các bài của bạn, nếu học sinh không đọc được thì giáo viên rèn đọc tiếp. Hay tiếp tục cho học sinh thi tìm tiếng, từ có vần âm, vần mới học, các em rất hào hứng và phấn khởi tham gia sôi nổi nhiệt tình. Khuyến khích các còn yếu nêu tiếng, từ và chỉ ra âm, vần đã học có trong tiếng từ đó. Đến khi học sinh viết vào bảng con, tôi cũng không đọc cho học sinh viết những tiếng và từ đã có sẵn trong bài mà cho các em viết từ tìm được vào bảng. Để củng cố và khắc sâu kiến thức về âm, vần cho học sinh, hàng ngày tôi thường cho các em đọc ở bảng âm vần, nhất là học sinh yếu cho đọc nhiều lần không theo thứ tự, để giúp các em nhớ một cách chắc chắn. Ngoài bảng âm, vần trang trí tại góc học tập tôi còn in cho các em yếu một bảng để học ở nhà.( Hình ảnh kèm theo trong phụ lục) Trong số các âm, vần đã học, học sinh trong lớp chưa được học do nghỉ học hoặc chưa nắm chắc thì mới ôn âm vần đó. Điều này yêu cầu tôi phải thường xuyên theo dõi sát từng đối tượng học sinh, để xác định âm vần nào cần ôn chứ không ôn tập tràn lan. Ví dụ 1: Khi dạy âm th - ia: Lớp tôi có em Tú -Thơ chưa thuộc âm th tôi gọi các em đó đánh vần và đọc các tiếng có âm th : tiếng “thư”, tiếng “thu” trong từ “cá thu”, tiếng ‘thứ” trong từ “thứ tự” để học sinh nắm được âm th. Ví dụ 2: Khi dạy bài âm ph – qu: em Trang - Quý chưa thuộc âm nh , cho các em đó tìm các tiếng có âm ph , tiếng “nhà” trong từ “nhà ga”, tiếng “nhớ” trong từ “ghi nhớ” để học sinh nắm vững âm nh. Không những vậy, tôi còn cần bổ sung, tự làm những đồ dùng cần thiết cho tiết dạy nhằm tạo hứng thú cho học sinh. Đối với học sinh lớp 1, khi vừa tiếp xúc với cách học trong nhà trường phổ thông, giáo viên luôn chú trọng tạo không khí “Học mà chơi, chơi mà học”. Tôi chuẩn bị 2 bộ thẻ, mỗi bộ gồm 10 bông hoa có gắn nam châm ở phía sau. Mỗi bông hoa được ép plastic để có thể sử dụng nhiều lần. Sau mỗi tiết học, tôi viết lên mỗi bông hoa những âm các em đã được học hoặc những âm dễ nhầm lẫn với âm mới. Hướng dẫn đọc cho học sinh Để tiếp tục rèn đọc cho các em, nhất là học sinh còn yếu, tôi tập trung cho học sinh đánh vần vần ở phần bài khóa, từ và câu ứng dụng nhiều lần, tạo một đường mòn trong bộ nhớ học sinh. Gọi học sinh đọc cá nhân (1- 2 em cùng đọc) và xen kẽ đồng thanh, không cho các em đọc cá nhân bài khóa hoặc câu khóa dài, như thế dẫn đến lớp học mất trật tự. Ví dụ: Khi dạy bài: et – êt - it, để giúp học sinh yếu đọc được câu ứng dụng: Tết đến thật gần. Cái rét vẫn đậm. Mấy cây đào đã chi chít lộc non. Vài nụ tròn đều đỏ thắm vừa hé nở. Rồi trời ấm dần, đàn én nhở lại ríu rít bay về, náo nức đón chào năm mới. Giáo viên có thể giúp cho học sinh còn yếu đánh vần bằng cách đánh vần từng tiếng trong câu văn sau đó đọc trơn từng tiếng trong câu văn đó. Lần lượt các câu văn sau đọc như vậy sau đó cho các em ghép từng câu văn thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Sau khi dạy xong bài tôi kiểm tra lại và cho học sinh đọc trơn tiếng khoảng 3- 5 lần, lần sau nhanh hơn lần trước. Nếu học sinh chưa đọc trôi chảy thì cho đánh vần lại và có thể cho học sinh đọc ngược từ cuối câu lên đầu câu để học sinh nhớ âm, vần chắc chắn hơn, linh hoạt hơn. Ví dụ: Bốn chú lợn con Ve vẻ vè ve Vè bốn chú lợn Nhởn nhơ nô giỡn Ăn ngủ vô tư. Hẳn họ nhà “Trư” Là to tròn thế Ve vè nghe kể Bốn chú lợn con. Hướng dẫn học sinh đọc ngược từ cuối câu lên đầu câu như sau: Con/ lợn/ chú/ bốn Kể/ nghe/ vè/ ve Thế/ tròn/ to/ là Trư/ nhà/ họ/ hẳn Tư/ vô/ ngủ / ăn Giỡn/ nô/ nhơ/ nhởn Lợn/ chú/ bốn/ vè Ve/ vè/ vẻ/ ve Con/ lợn / chú/ bốn Khi dạy bài mới, cho học sinh so sánh vần vừa giúp các em nhớ lại các vần đã học và nắm vững vần mới hơn. Học sinh còn yếu cho nhắc lại điểm giống nhau, khác nhau theo gợi ý của giáo viên. Ví dụ : an - ăn - ân, on - ôn - ơn, en – ên - in - un, am – ăm – âm, om – ôm – ơm, em- êm – im – um, ai – oi- ôi- ơi, ui- ưi, ay- ây, ao -eo, au- âu- êu, iu, ưu, ac- ăc- âc, oc- ôc- uc- ưc, at- ăt- ât, ot – ôt- ơt, et- êt- it, ut- ưt, ap- ăp- âp, op-ôp- ơp, ep- êp- ip- up.. Tôi cũng dành nhiều thời gian để giúp các em yếu tái hiện được con chữ vừa học. Khi hướng dẫn viết vần mới học, tôi quán xuyến lớp để mọi học sinh theo dõi lúc viết mẫu. Tôi vừa viết, vừa nói kĩ thuật viết, tạm dừng để quan sát học sinh thử có em nào lơ đãng không, sau đó cho học sinh viết bảng con nhiều lần, nhất là các em yếu viết chưa đạt theo yêu cầu. Trong phần luyện nói, vận dụng phương pháp “luyện nói theo mẫu” thường xuyên chỉ định học sinh yếu nhắc lại lời học sinh vừa đọc vừa nói. Trong bài học, chuẩn bị thêm câu hỏi phụ dành cho học sinh đọc kém. Không những cho học sinh đọc, viết trong môn Học vần mà cả trong các môn học khác như: Toán, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Tôi phối hợp với giáo viên bộ môn chú ý gọi các em yếu đọc bài, nhắc lại câu trả lời của bạn để giúp các em phát huy vốn Tiếng Việt, tự tin hơn. Phần giải lao giữa tiết cũng là sân chơi của học sinh trung bình và yếu, để giúp các em tính dạn dĩ, hoạt bát, đồng thời rèn kỹ năng giao tiếp cho các em qua các trò chơi gần gũi: pha nước chanh, con thỏ, đèn giao thông, chỉ- chỏ-chưởng, và hát múa các bài đã học Phong trào “Đôi bạn cùng tiến” Người xưa có câu “Học thầy không tày học bạn”, bởi lẽ đó phong trào “Đôi bạn cùng tiến” mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và khơi gợi tình đoàn kết giữa các em. Phong trào này đã được sử dụng nhiều và đem lại hiệu quả rất cao. Tôi đã tiến hành biện pháp như sau: + Chia các bạn học tốt ngồi chung với các bạn học còn chậm hay các bạn nhà ở gần nhau để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. + Tôi giao nhiệm vụ cho các đôi bạn cùng thực hiện trong giờ học, giờ ra chơi, 15 phút đầu giờ hay ở nhà. Đó có thể là mẫu giấy nhỏ có ghi sẵn các âm vần, tiếng, từ vừa học. + Tôi sẽ kiểm tra kết quả thực hiện của các đôi bạn từng tuần. Sau đó, tôi đưa ra nhận xét và tuyên dương cụ thể. Đôi bạn nào cùng tiến bộ sẽ được tôi thưởng một món quà nhỏ. Sau một thời gian ngắn thực hiện biện pháp, tôi nhận thấy các đôi bạn đọc tốt hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, các đôi bạn còn biết chia sẻ với nhau viên phấn, cái tẩy... Sử dụng trò chơi tạo hứng thú đọc cho học sinh Trên thực tế, hiện nay, GV thường chú trọng tới việc dạy kiến thức, kĩ năng cho HS chứ chưa quan tâm nhiều đến việc HS có thích học hay không. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tiết học Học vần rất nhàm chán, đơn điệu, hiệu quả không cao. Vì vậy, trong quá trình dạy Học vần tôi đã sử dụng phương pháp trò chơi để giúp trẻ vừa thoả mãn nhu cầu được chơi, được giải trí của trẻ vừa góp phần phát triển kĩ năng đọc cho trẻ. Tôi kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học hỗ trợ nhằm khơi gợi trí tò mò, óc sáng tạo của học sinh. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập Tôi xây dựng một ngân hàng trò chơi đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tổ chức như: Đi chợ, tìm tiếng chứa vần, chuyền thư cho bạn, chèo thuyền, ai nhanh hơn,. Khi tổ chức trò chơi cho HS trong giờ học vần cần lưu ý: + Lựa chọn trò chơi phù hợp, vừa sức học sinh + Xác định rõ mục tiêu trò chơi + Luật chơi rõ ràng, dễ hểu + Nhiều học sinh được tham gia chơi trò chơi. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ học Cả thế giới đang không ngừng tiến bộ cùng với sự đi lên của công nghệ thông tin. Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới toàn diện, thời kì hội nhập và toàn cầu hóa. Chính vì vậy, việc tiếp nhận những công nghệ mới của nhân loại trong đó có công nghệ thông tin là điều tất yếu, đây là yếu tố khách quan để khẳng định sự phát triển của mỗi quốc gia. Sự phát triển của một đất nước luôn phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học công nghệ. Tuy nhiên, để có được một nền khoa học công nghệ phát triển thì nền kinh tế tri thức phải được ưu tiên hàng đầu, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục thể hiện sự lớn mạnh về nền khoa học, công nghệ, kinh tế... và nó sẽ làm thay đổi căn bản bức tranh tổng thể của nền kinh tế tri thức đó. Giáo dục không ngoại lệ. Những năm gần đây, với phát động của ngành, cùng với xu thế của thời đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã được giáo viên các trường tích cực hưởng ứng. Bản thân tôi nhận thấy công nghệ thông tin giúp bài giảng thêm sinh động, cung cấp được nhiều thông tin cho học sinh, gây được hứng thú của các em, đồng thời giúp các em tiếp nhận tri thức hiện đại. Tôi đã chuẩn bị bộ bài giảng môn Tiếng Việt có nhiều tranh ảnh, trò chơi, bài hát cuối hoặc giữa tiết trong tất cả các tiết hình thành âm mới trong phân môn Học vần để giờ học thêm sinh động, mới lạ hấp dẫn học sinh. Với những bài giảng kết hợp với những video sinh động về con chữ, các âm, vần mới học sinh có hứng thú với việc học. Giúp học sinh thuộc nhanh và nhớ lâu hơn. Hướng dẫn học sinh thao tác trên bộ đồ dùng Tiếng Việt: Lứa tuổi Tiểu học nhất là học sinh lớp Một thì việc thực hành rất quan trọng, các em còn nhỏ nên rất mau quên, tôi cho các em thực hành nhiều hơn để giúp các em nhớ lâu hơn: + Tôi yêu cầu học sinh lấy bảng chữ và bảng cài trong bộ đồ dùng học Tiếng Việt, các em thực hành lấy âm chữ vừa học cài vào bảng cài và tự ghép với các âm chữ khác đã học tạo tiếng mới có mang âm vần vừa học. Ngay từ những buổi đầu tôi thường xuyên hướng dẫn các em cách sử dụng bảng chữ và bảng cài trong việc tìm tiếng từ mới và mỗi buổi học âm vần mới tôi đều yêu cầu các em thực hiện . + Tôi yêu cầu các em đọc tiếng từ mình vừa ghép được trước lớp. + Tôi hướng dẫn các em từ tiếng từ vừa tìm được phát triển thành câu, việc nói câu sẽ giúp học sinh mở rộng vốn từ. Một số yêu cầu đối với học sinh và giáo viên Học sinh: Cần chú ý tư thế ngồi học, cách cầm sách, ý thức tự giác tự rèn đọc, viết bài ở nhà và thường xuyên ôn bài trong 15 phút đầu giờ, thường xuyên chụp lại bài tập, quay video đọc bài đọc gửi cô. Giáo viên: Phải chuẩn bị video chữ mẫu trước khi lên lớp. Để có bài giảng tốt, luôn sưu tầm tài liệu, sách tham khảo về cách rèn phát âm cho học sinh, rèn đọc cho học sinh và phải làm thường xuyên, liên tục trong mọi tiết học. Và cần phải nâng cao yêu cầu lên từng bài, từng giai đoạn để học sinh tiến bộ. Việc rèn cho học sinh còn hạn chế về Năng lực- Phẩm chất môn Tiếng Việt 1 không chỉ tập trung ở những giờ Tiếng Việt trên lớp mà phải thường xuyên đọc bài ở nhà, đặc biệt là phải chuẩn bị thật tốt bài cũ và bài mới trước khi lên lớp. Thế nhưng, đối với học sinh lớp 1 nề nếp tự học của các em ở nhà còn hạn chế, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ và hướng dẫn thường xuyên của phụ huynh. Phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh bằng nhóm Zalo của lớp. Ngoài ra, phương pháp giảng dạy và học tập của môn Tiếng Việt lại có điểm mới. Vì vậy, cần thống nhất cách giảng dạy giữa nhà trường và gia đình tạo điều kiện giúp các em học tốt, cụ thể là cách đánh vần, cách đọc bài trong sách cũng như yêu cầu cần đạt của học sinh qua từng bài học. Hướng dẫn học sinh đọc, viết ngay các âm, vần vừa học trong ngày, đồng thời hướng dẫn các em chuẩn bị bài mới thật chu đáo. Để nâng cao chất lượng đọc ở lớp 1 thì giáo viên cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, chú trọng phương pháp trực quan. Cho học sinh ghi nhận âm, vần bằng con chữ qua hình ảnh trực quan, bài giảng điện tử, video sinh động gần gũi với các em học sinh. Có như vậy mới duy trì được sự chú ý của học sinh, khai thác từ vốn hiểu biết sẵn có của các em thành kiến thức. Cho nên đồ dùng trực quan phải khoa học, phù hợp nội dung và thực tế, khai thác đúng lúc, đúng chỗ. Giáo dục học sinh lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với sách cho học sinh. Mỗi tuần đọc cho các em nghe một câu chuyện. Khuyến khích các em đọc sách tại góc thư viện lớp, thư viện trường cũng giúp các em tăng vốn từ Tiếng việt. Hiệu quả Để có đánh giá sự tiến bộ của các em học sinh lớp 1B trường Tiểu học Châu Sơn, dựa vào bài kiểm tra môn Tiếng việt tại các thời điểm cuối kì 1 và giữa kì 2 năm học 2022 - 2023. Kết quả như sau: Thời điểm Hạn chế về Năng lực- phẩm chất Đầu năm 10 (43%) Cuối kì 1 4 (17 %) Giữa kì 2 1 (4%) Nhờ áp dụng các biện pháp trên nên các em học sinh còn hạn chế về Năng lực – Phẩm chất môn Tiếng Việt của lớp 1B đến thời điểm này có sự tiến bộ hơn. Tuy nhiên, còn vài em đọc phải đánh vần, nhất là các vần khó. Nhìn văn bản khoảng 30 từ để viết lại trong 15 phút các em thực hiện đảm bảo. Với các văn bản nghe giáo viên đọc, các em viết lại thì giáo viên phải đọc thật chậm các em trung bình, yếu mới viết được. Nhưng với tôi đó là kết quả đáng mừng để tôi tiếp tục nỗ lực trong thời gian tới. KẾT LUẬN Với mục đích giảng dạy Tiếng Việt nói chung và môn Tiếng Việt ở lớp 1 nói riêng, tôi đã cố gắng dựa vào các cơ sở khoa học và nhiều nhất là cơ sở thực tế của học sinh sinh lớp Một để suy nghĩ ra các biện pháp nêu trên để rèn luyện cho các em. Các biện pháp nêu trên không chỉ rèn luyện cho học kiến thức, thói quen mà đã thực sự trở thành kỹ năng cho học sinh trong các giờ học Tiếng Việt lớp tôi. Ở các biện pháp trên, giáo viên là người định hướng,điều khiển quá trình dạy học, tổ chức để học sinh chủ động, sáng tạo tự tìm ra con đường chiếm lĩnh tri thức. Trong quá trình giảng dạy, khi thực hiện các biện pháp trên, tôi nhận thấy rằng để đạt hiệu quả cao, phải trải qua một quá trình luyện tập thường xuyên và lâu dài. Ở trường Tiểu học, việc rèn đọc, viết cho học sinh phải được coi trọng ngay từ lớp 1 để làm nền tảng cho các lớp sau. Muốn giúp học sinh học tốt thì nhà trường và gia đình cần chuẩn bị những điều kiện thuận lợi ban đầu về cơ sở vật chất để giúp các em được thoải mái khi học tập, đồng thời giáo viên cần phải kết hợp và sử dụng các phương pháp một cách linh hoạt, có sự sáng tạo trong giảng dạy và một điều kiện không thể thiếu với mỗi giáo viên đó là sự kiên trì, tính cẩn thận và lòng yêu nghề mến trẻ. Kinh nghiệm rèn học sinh yếu môn Học vần chắc chắn còn những thiếu sót, rất mong sự góp ý chân thành của thầy cô để tôi có thể vận dụng vào giảng dạy có hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn! Châu Sơn, ngày 1 tháng 4 năm 2023 Người viết Nguyễn Thị Kim Lan PHỤ LỤC GẮN TRỰC TIẾP Ở BẢNG BẢNG ÂM a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q r s t u ư v x y tr th nh ch ng kh ph ng gi qu TÀI LIỆU THAM KHẢO: Phương pháp dạy môn Tiếng Việt lớp 1. Nhà xuất bản giáo dục Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học. (Nhà xuất bản giáo dục) Sách Tiếng Việt 1, tập một (Nhà xuất bản giáo dục ) Sách giáo viên Tiếng Việt 1, tập một (Nhà xuất bản giáo dục) Sách Tiếng Việt 1, tập hai (Nhà xuất bản giáo dục). Sách giáo viên Tiếng Việt 1, tập hai (Nhà xuất bản giáo dục). Mạng Internet Thời điểm Mức độ Biết đọc Chưa thuộc hết bảng chữ cái Đọc được âm, vần Đánh vần còn chậm Đánh vần thạo (Đọc trơn) Giữa kì 1 4 5 6 8 Cuối kì 1 1 3 5 14 Giữa kì 2 0 0 4 19
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_doc_hoc_sinh_con.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc học sinh còn hạn chế về năng lực, phẩm chất môn Tiếng.pdf