Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu Lớp Một

Nắm bắt thực trạng, tình hình học sinh qua khảo sát điều tra kiến thức đầu năm.

- Tìm hiểu để biết rõ số học sinh trong lớp đi học Mẫu giáo và số học sinh không đi học Mẫu giáo, hoặc đi học không đều. Chương trình giáo dục mầm non không bắt buộc dạy chữ cái, nên các trường chỉ lướt qua loa.

- Kiểm tra sự nắm bắt, nhận diện chữ cái các em đã học ở Mẫu giáo và kết quả điều tra năm thu được như sau:

Tình hình học sinh: lớp 1C sĩ số: 31 học sinh

Kết quả khảo sát nhận diện chữ cái:

+ Học sinh không biết chữ cái nào : 10 em

+ Biết 10-15 chữ cái : 12 em

+ Nhận biết hết bảng chữ cái : 9 em

+ Nhận biết âm hai chữ cái : 9 em

Như vậy tỉ lệ học sinh nhận diện một cách chắc chắn chính xác bảng chữ cái còn thấp dẫn đến kết quả học tập còn chưa cao.

- Một trong những lý do dễ thấy là vì các em còn quá nhỏ, các buổi học thường là các hoạt động vui chơi. Vì vậy giáo viên chúng ta phải biết được đặc điểm tình hình của từng đối tượng, khả năng tiếp thu của từng em để phát huy tính tích cực ham học cho học sinh. Tổ chức tiết dạy sao cho các em luôn cảm thấy nhẹ nhàng, vui tươi và các em sẽ thích học.

- Biệp pháp tác động giáo dục:

+ Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành họp phụ huynh học sinh đầu năm học. Phân loại các đối tượng học sinh.

+ Yêu cầu phụ huynh thường xuyên nhắc nhở việc học bài đọc bài ở nhà của con em mình (đặc biệt là các em học chậm), đồng thời hướng dẫn phụ huynh cơ bản về cách đọc, các phát âm chữ cái, cách đánh vần vần, đánh vần tiếng…

+ Tham mưu với nhà trường để giáo viên có đủ tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học, tự làm thêm tranh ảnh mô hình, sưu tầm thêm những mô hình vật thật để tiết dạy vui, sinh động. Đồng thời tăng cường vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, qua những hình ảnh động cũng góp phần gây hứng thú giúp các em hưng phấn trong luyện đọc .

+ Xây dựng đôi bạn học giỏi – yếu kèm cặp nhau.

+ Bồi dưỡng, luyện tập cho học sinh sau khi phân loại học sinh ngay từ đầu năm.

doc 23 trang Thu Nga 25/06/2025 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu Lớp Một", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu Lớp Một

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu Lớp Một
- Đọc trơn vần: /ay/
- Tương tự với vần /ây/.
Với cách dạy phân tích, nhận diện như thế, nếu được áp dụng thường xuyên cho mỗi tiết học vần chúng ta sẽ tạo cho các em kỹ năng phân tích, nhận diện dẫn đến đánh vần, đọc trơn vần một cách dễ dàng và thành thạo giúp các em học phần vần đạt hiệu quả tốt. Hàng ngày tôi luôn đưa ra cho học sinh so sánh vần đã học với vần hôm nay học để học sinh so sánh. Dạy vần /ay/ cho học sinh so sánh với vần /ai/, từ đây học sinh tìm ra giống nhau âm nào, khác nhau âm nào? Rồi so sánh cả hai vần trong bài học: /ay/, /ây/. Từ đây giúp các em có kỹ năng so sánh đối chiếu và khắc sâu các vần.
Việc 2: 
Tôi chọn viết những từ khó, hay nhầm lẫn lên bảng lớp để học sinh đọc. Tôi đọc mẫu, học sinh đọc theo cả 4 mức độ (to, nhỏ, nhẩm, thầm). Đọc cá nhân, tổ, đồng thanh. Nếu cá nhân nào đọc không được tôi hướng dẫn đọc theo cơ chế tách đôi.
Đọc bài trong sách giáo khoa tôi thực hiện theo quy trình sau:
+ Học sinh đọc thầm cả trang một lượt.
+ Giáo viên đọc mẫu cả trang một lượt (phát âm thật chuẩn, to, rõ ràng) từ trên xuống dưới, từ trái sang phải.
+ Gọi học sinh đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh (khi đọc cá nhân các học sinh khác chỉ tay theo dõi bài bạn đọc. Giáo viên có thể gọi bất kì học sinh khác đọc nối tiếp để kiểm soát sự chú ý của học sinh.)
+ Giáo viên nghe, uốn nắn, sửa chữa học sinh kịp thời.
Trong các bài dạy vần, sách giáo khoa Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục có kèm theo các từ khóa, từ ứng dụng và các câu thơ, câu văn ngắn để học sinh luyện đọc. Muốn cho học sinh đọc được các từ và câu ứng dụng trong bài giáo viên cho học sinh nắm chắc các vần, sau đó cho các em ghép chữ cái đầu với vần vừa học để đọc tiếng, đọc từ của bài. Và áp dụng xuyên suốt quy trình đọc và cách hướng dẫn học sinh đọc tôi nghĩ học sinh sẽ đọc rất tốt.
Việc 3: Tôi áp dụng như ở phần dạy âm.
Biện pháp thứ ba: Giúp học sinh hiểu nghĩa từ – ghi nhớ từ. 
 Đây là biện pháp mà tôi tâm đắc nhất trong các biện pháp mà tôi nghiên cứu. Đặc biệt khi tiến hành thực hiện dạy chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018, khi sử dụng biện pháp này tôi đã cảm nhật được hết cái hay, cái mới trong chương trình sách giáo khoa mới. Nhờ biện pháp này, tôi có thể phát huy tối đa năng lực học tập của mỗi học sinh. Ngay từ các bài học vần, tôi luôn giải nghĩa từ khoá từ áp dụng trong các bài học vần qua tranh ảnh mô hình, lời giải thích giúp học sinh hiểu nghĩa từ, hiểu câu, đồng thời tôi đưa từ, câu văn vào văn cảnh cụ thể để học sinh dễ dàng hiểu từ, hiểu câu và hiểu sâu hơn ( Phần luyện nói, đoạn ứng dụng ), từ đó có cách đọc đúng, viết đúng.
Vd: Khi dạy vần ôi có từ ngôi sao
Tôi đã khai thác được những hiểu biết của các em về thực tiễn cuộc sống qua các câu hỏi gợi mở: Em biết gì về ngôi sao, hãy nói cho các bạn nghe? ( Học sinh nêu rất phong phú: Ngôi sao rất sáng. Em thấy trên trời có nhiều ngôi sao. Em thấy ngôi sao mọc vào buổi tối,...
Sau đó tôi yêu cầu các em đặt câu với từ ngôi sao,...
- Việc hiểu nghĩa của từ, câu sẽ giúp các em nắm được nội dung của bài học, hiểu được nghĩa của câu từ trong mỗi bài học, các em sẽ thấy cái hay cái đẹp thông qua câu chữ. Từ đó các em thêm yêu Tiếng mẹ để, yêu đời, yêu cuộc sống.
Biện pháp thứ tư: Giáo viên đọc mẫu 
	Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em luôn xem thầy cô giáo của mình là thần tượng, là chuẩn mực. Đặc điểm tâm lí của học sinh ở lứa tuổi này là hay bắt chước, hay làm theo. Các em thích mình giống như thầy cô và người lớn. Các em thường “bắt chước” cô từ cách ăn mặc, đi đứng, cho đến lời nói, cử chỉ, chữ viết Học sinh lớp 1 hằng ngày đến lớp chủ yếu được nghe giọng của giáo viên. Vì vậy giáo viên cố gắng cho học sinh nghe đúng, nghe hay thì việc học sinh đọc sai, viết sai từng bước được khắc phục. Muốn học sinh phát âm tốt thì giáo viên phải phát âm chuẩn xác. 
Tuy vậy, nếu sử dụng phương pháp làm mẫu không khéo léo, sẽ dẫn đến tình trạng “lạm dụng”, tiết học sẽ trở nên nhàm chán và không phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Vì thế, tôi chỉ nên sử dụng phương pháp này khi thấy thật cần thiết, đó là khi các em học sinh dù qua hướng dẫn mà không thể tự mình phát âm đúng. Khi vận dụng phương pháp đọc mẫu cho học sinh tôi cần rèn luyện cho các em biết kết hợp cả kĩ năng nghe và nhìn (nghe tiếng phát âm và quan sát môi, miệng, lưỡi của cô). Như thế học sinh sẽ phát âm đúng và dễ dàng hơn. Người giáo viên khi đọc mẫu, không đơn giản chỉ là phát ra âm tiết mà cần biết phối hợp với thuật “hình môi” nhằm hướng dẫn các em phát âm chuẩn xác hơn. Học sinh nếu chỉ nghe mà không nhìn miệng cô đọc thì việc phát âm sẽ không đạt hiệu quả cao, vì trong môn Tiếng Việt 1 việc quan sát môi cô khi phát âm âm mới là rất quan trọng.
Ngoài việc đọc chuẩn tôi còn phải quy ước các kí hiệu giữa giáo viên và học sinh. Rèn luyện các kí hiệu giữa giáo viên và học sinh một cách thành thạo, nhịp nhàng là góp phần giúp tiết học nhẹ nhàng đạt hiệu quả cao.
Ví dụ: Kí hiệu: B (bảng con)
	 S (sách giáo khoa)
 	 V (vở em tập viết)
 v (vở chính tả) 
Giáo viên chỉ cần chỉ vào các kí hiệu thì học sinh sẽ làm theo, làm đúng và giờ học nhẹ nhàng không mất thời gian.
	Biện pháp thứ năm: Giúp học sinh nhận xét, điều chỉnh lẫn nhau.
	Trong môn Tiếng Việt 1 hoạt động trọng tâm là “thầy thiết kế - trò thi công”. Trong quá trình rèn kỹ năng đọc cho học sinh, giáo viên luôn đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ tương tác giữa học sinh với học sinh. Giáo viên cần chú trọng việc rèn cho các em có kỹ năng nghe – nhận xét – sửa sai giúp bạn và tự sửa sai cho mình. Khi giúp học sinh sử dụng kĩ năng này chính là giúp các em biết bộc lộ y kiến cá nhân của mình trước lớp. Các em sử dụng các kỹ năng ấy thường xuyên trong các tiết học trở thành một thói quen, tạo nề nếp học tập tốt. Qua quá trình nghe để nhận xét, sửa sai giúp bạn, sẽ giúp học sinh tự điều chỉnh, sửa sai cho mình. Đồng thời còn rèn luyện cho các em tác phong mạnh dạn, tự tin trong góp ý, trao đổi, trình bày ý kiến, góp phần hình thành năng lực- phẩm chất cho các em
Ví dụ: Em có nhận xét gì về cách đọc của bạn?
- Bạn đọc to, rõ nhưng chưa ngừng nghỉ đúng chỗ.
- Bạn đọc trôi chảy nhưng bạn đọc chưa phân biệt rõ âm /ch/, /tr/...
	Biện pháp thứ sáu: Giúp học sinh kiên trì trong giờ luyện đọc.
	Trong giờ luyện đọc cho học sinh, khi các em đọc chưa đúng, phải điều chỉnh nhiều lần mà vẫn chưa đạt yêu cầu, các em sẽ dễ chán nản, không muốn luyện tập. Khi ấy, giáo viên cần kiên trì hướng dẫn, làm mẫu, yêu cầu học sinh đọc nhiều lần, thường xuyên động viên khích lệ học sinh bằng những lời khen “Em đã đọc tốt hơn rồi, em cố gắng thêm tí nữa nhé!”, “Em đã đọc được rồi đấy, em cố gắng lên nhé!”được động viên như vậy, học sinh sẽ không nản lòng vì nghĩ rằng mình sẽ làm được, sắp làm được, bạn làm được thì mình cũng sẽ làm đượctừ đó học sinh sẽ quyết tâm hơn. Trong số những học sinh phát âm sai, có một phần nhỏ học sinh do lười biếng, không muốn rèn luyện mình nên chỉ phát âm một cách nhanh chóng, đại khái cho xong, dần dần thành quen nên phát âm không chuẩn xác. Với những đối tượng này, giáo viên phải thật nghiêm khắc, khen – động viên đúng mực để các em thấy rằng mình có khả năng học tập rất tốt, mình cần phải thể hiện hết khả năng của mình.
	Đối với các em đọc yếu, tôi kiên trì luyện đọc cho các em. Giúp các em nhớ chắc bài hôm nay mới chuyển qua bài kế tiếp, có thể không theo tiến độ bài học của cả lóp.
	Biện pháp thứ bảy: Rèn luyện đọc cho học sinh ở mọi nơi, mọi lúc
	Để giúp học sinh đọc tốt, tôi không chỉ hướng dẫn, sửa sai cho các em trong giờ học môn Tiếng Việt mà còn luôn theo dõi, uốn nắn cho các em cả trong các tiết học khác, trong giờ chơi, trong hoạt động tập thể Bởi vì những lúc vui chơi là lúc các em sử dụng lời nói một cách tự nhiên nhất. Người giáo viên cần chú ý quan sát để phát hiện những lỗi khi nói của các em và kịp thời sửa chữa, đồng thời tạo cho học sinh thói quen đọc tốt dù ở bất cứ nơi đâu.
	Biện pháp thứ tám: Tác động giáo dục.
Từ đầu năm, trong cuộc họp phụ huynh học sinh, tôi đã đề nghị và yêu cầu thống nhất trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng cần thiết phục vụ cho môn học. Hướng dẫn với phụ huynh thống nhất đọc một số âm mới, cách đánh vần mới, hướng dẫn với phụ huynh thống nhất đọc một số âm mới như /c/, /k/, /q/ đọc là “cờ”, cách đọc nguyên âm đôi /ia/, /ua/, /ưa/, cách đánh vần mới để tạo điều kiện cho phụ huynh rèn luyện đọc cho các em khi ở nhà.
	Biện pháp thứ chín: Sử dụng linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học
Có rất nhiều phương pháp và hình thức để áp dụng cho một tiết dạy nhằm đạt được một kết quả tốt cho giờ học. Tuy nhiên không một phương pháp nào được coi là vạn năng, giáo viên nên sử dụng linh hoạt và đồng loạt nhiều phương pháp để giúp học sinh của mình đọc ngày càng tốt hơn. Sau đây là một số phương pháp thường được áp dụng trong giờ học :
* Phương pháp trực quan 
Phương pháp này đòi hỏi học sinh được quan sát vật thật, tranh ảnh tự nhiên, hay việc làm mẫu của giáo viên như cho các em nghe cô phát âm mẫu, đánh vần mẫu, đọc mẫu .
Ví dụ : Khi dạy học sinh học âm l, giáo viên phải phát âm mẫu và cho học sinh quan sát khuôn miệng để các em “bắt chước” phát âm mới đúng được.
* Phương pháp đàm thoại, vấn đáp.
 	Giáo viên đưa ra nhiều câu hỏi để học sinh trả lời nhằm phát hiện sự hiểu biết của các em hoặc để gợi mở giúp các em phát hiện cách đọc.
VD: - Chữ này là chữ gì? ( chữ a, o,b,c, d.)
 - Âm ch đứng trước, vần anh đứng sau, em đánh vần thế nào?( chờ- anh- chanh). Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên nên dùng ngôn ngữ dễ nghe, nhẹ nhàng, tránh cáu gắt khi các em chậm nhớ, chậm hiểu. Hãy ôn tồn dẫn dắt học sinh từng bước một để dạy các em đọc từng chữ, từng tiếng, từng câu trong mỗi ngày.
* Phương pháp quan sát, động viên khen thưởng học sinh.
Trong tiết dạy tôi thường chú ý đến học sinh ít nói, thụ động, học sinh đọc chậm, đọc yếu để gọi các em thường xuyên đọc bài. Đối với học sinh giỏi – khá tôi thường khích lệ, khen ngợi để các em phấn khởi hơn. Còn đối với học sinh trung bình – yếu tôi nhẹ nhàng an ủi động viên: “Cố lên, rồi các em sẽ đọc tốt như các bạn nếu các em cố gắng đọc bài nhiều ở lớp cũng như ở nhà.” Trong tiết dạy tập đọc, sau khi cho cả lớp đọc xong, tôi mời các em đọc yếu, trung bình lên bàn giáo viên để cùng đọc bài với cô. Tôi giành nhiều thời gian cho đối tượng này hơn. Cùng đọc bài với các em trong giờ ra chơi (nhưng vẫn để cho các em có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi). Khi các em có biểu hiện tiến bộ tôi thường khen thưởng các em bằng những phần quà nhỏ như cuốn vở, viên phấn màu, cây bút đẹp vv để các em thích thú và cố gắng hơn.
* Phương pháp học nhóm
Ngay từ đầu năm học qua khảo sát, phân loại học sinh trong lớp tôi bố trí cho học sinh giỏi kèm học sinh yếu, em giỏi ngồi gần em yếu để giúp bạn học tập, ưu tiên những học sinh yếu được ngồi ở dãy bàn thứ nhất và thứ hai trong lớp. Trong từng giờ học lúc nào tôi cũng gọi các em đọc bài nhiều hơn những bạn học sinh khác, gọi đọc theo nhóm đôi (trong cùng bàn) để học sinh yếu đọc theo học sinh giỏi ,và học sinh yếu cũng được luyện tập nhiều hơn .
	* Phương pháp tổ chức các trò chơi
Trong giờ học vần, tôi hay lồng ghép các trò chơi nhỏ để cả lớp cùng tham gia. 
VD Trò chơi Đọc nhanh – Đọc đúng: Giáo viên ghi một số từ vào bảng con và đưa ra cho học sinh đọc. Bạn nào đọc nhanh, đọc đúng 3 từ liên tiếp sẽ được cả lớp khen là giỏi và tôi thường hay chọn các học sinh trung bình, yếu để đọc nhiều hơn nhằm giúp các em cố gắng đọc để thi đua và tạo cho các em khả năng đọc nhanh, đọc đúng.
Hay trò chơi Chỉ nhanh – Chỉ đùng: Tôi gọi một nhóm 3 học sinh lên bảng 1 em (là học sinh khá, giỏi ) đọc cho hai học sinh yếu chỉ vào âm, vần , tiếng , từ do bạn đọc. Trò chơi này học sinh rất thích và lớp học cũng sôi nổi .
* Phương pháp nhận xét nêu gương.
Để nâng dần chất lượng học sinh trong lớp, muốn cho trình độ học sinh đồng đều vào cuối năm học, tôi thường trò chuyện với học sinh trung bình – yếu để giúp các em cố gắng hơn cho kịp bằng các bạn. Tôi cho các em nhận xét các bạn giỏi trong lớp.
VD: Bạn Vy bạn Trân đọc giỏi, học giỏi vì các bạn ấy rất chăm chỉ đọc bài và đọc rất nhiều ở nhà. Ở lớp các bạn cũng rất cố gắng đọc bài và luyện tập thêm để ngày càng đọc tốt đọc hay hơn. Các bạn luôn thi đua với nhau xem ai đọc nhiều hơn, ai đọc đúng hơn và ai đọc hay hơn. Các em cũng sẽ đọc giỏi như các bạn ấy nếu có cố gắng đọc nhiều, như các bạn: đọc chưa thông, đọc chưa nhanh thì đánh vần, đọc nhẩm, nhẩm xong đọc to lên và cứ thế mà đọc mãi, đọc đi đọc lại, đọc đến khi nào nhìn vào chữ là đọc được ngay mới thôi.
Và tôi đã đọc với các bạn nhỏ trung bình – yếu ấy, nhằm giúp đỡ khả năng đọc bài, cũng như giúp các em phân tích tiếng, cách đọc một tiếng, cách đọc sao cho nhanh như: nhẩm âm đầu → nhẩm vần → ghép âm đầu với vần → ghép dấu thanh thành tiếng vv
	4. Phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến
	4.1. Việc áp dụng hoặc áp dụng thử: Giáo viên và học sinh lớp 1C năm học 2019-2020, 2021-2022 trường Tiểu học Phạm Ngũ Lão.
	4.2. Hiệu quả áp dụng: 
Năm học 2019-2020, hết phần học âm (chữ) 96% học sinh yếu lớp tôi dạy đều nắm vững chữ, âm và đọc được tiếng, từ một cách chắc chắn. 
Đến phần vần: Học sinh nắm vần khá tốt. 
- Xây dựng tiếng, từ mới rất phong phú và dần dần đọc được các đoạn văn hay bài văn dài. 
- Cuối học kì I số học sinh yếu bước đầu đã đọc trơn được. Song cũng còn 3-4 học sinh đôi lúc còn phải đánh vần .
- Cuối học kì II 93% học sinh lớp tôi hoàn thành chương trình lớp học.
- Trong mỗi tiết học vần, tập đọc, các em hào hứng tham gia luyện đọc. Các em học sinh yếu đã mạnh dạn, tự tin đọc cá nhân trước lớp một cách rõ ràng, mạch lạc. Các em biết cảm nhận nội dung của bài học, từ đó các em yêu thích môn học hơn.
	4.3. Phạm vi ảnh hưởng công nhận: 
- Với đề tài nghiên cứu được, tôi tự tin mình có thể áp dụng được cho tất cả giáo viên đang giảng dạy khối lớp 1 ở tất cả các trường Tiểu học. Đây là những biện pháp thiết thực, gần gũi với công việc giảng dạy hàng ngày của người giáo viên nên khả năng áp dụng các biện pháp để mang lại hiệu quả khi dạy tập đọc học sinh tương đối tốt. 
- Với những gì đạt được trong năm học trước tôi đã và đang tiếp tục áp dụng các biện pháp luyện đọc cho học sinh trong năm học 2021- 2022, để tiếp tục đúc rút kinh nghiệm luyện đọc cho học sinh góp phần làm cho đề tài phát triển rộng rãi hơn. Thông qua một vài kinh nghiệm nhỏ, tôi mong rằng sẽ được quí thầy cô đóng góp thêm một số kinh nghiệm để đưa ra những biện pháp giáo dục đúng đắn nhất, tối ưu nhất, nhằm góp phần nâng cao chất lượng của việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1, giúp bản thân giáo viên có thể tự hoàn thiện mình. Đồng thời tạo sự say mê hứng thú cho học sinh trong học tập.
 Người viết
 Biện Thị Hồng Thanh
Tài liệu tham khảo
1/ Để học tốt, dạy tốt môn tiếng việt lớp Một – NXB TP Hồ Chí Minh 
2/ Phương pháp dạy Tiếng Việt 1: Lê Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh, Đặng Kim Nga. 
3/ Phương pháp dạy Tiếng Việt 2: Lê Phương Nga, đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh, Đặng Kim Nga. 
4/ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Tập 1. 
5/ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Tập 2.
6/ Vở bài tập Tiếng Việt lớp 1 Tập 2.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_doc_cho_hoc_sinh.doc