Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết đúng và đẹp trong các tiết Tập viết cho học sinh Lớp 3

1) Cơ sơ lí luận:

1.1. Cơ sở tâm lý:

Tâm lí học và giáo dục học nêu rất rõ “ Quá trình hình thành nhân cách cho học sinh qua các hoạt động để từng bước phát triển nhận thức cho học sinh”

Các hoạt động ấy được tổ chức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.

- Nhân cách được hình thành “ Bằng hoạt động” và “ Thông qua hoạt động”

- Thông qua các hoạt động học tập, lao động, vui chơi quá trình nhận thức của các em được phát triển theo các mức độ:

Mức 1: Hình thành tri thức kĩ năng.

Mức 2: Hình thành kĩ năng, kĩ xảo và thói quen. Đây chính là cụ thể hoá mục tiêu giáo dục: Giáo dục đại trà và giáo dục học sinh năng khiếu.

1.2. Cơ sở giáo dục:

Giáo dục nói chung, lí luận dạy học từng môn học nói riêng cung cấp cho phương pháp dạy học tiếng Việt cũng như dạy phân môn Tập viết, những hiểu biết về nguyên tắc, quy luật của việc dạy môn học. Mục đích của phương pháp dạy học phân môn Tập viết cũng như các môn khoa học khác nói chung là tổ chức sự phát triển kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh. Chuẩn bị cho các em hành trang đi vào cuộc sống, lao động xã hội mới. Do đó mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục đề ra là phát triển trí tuệ, hình thành thế giới khoa học phát triển tư duy sáng tạo thông qua các kĩ năng và kĩ xảo cho học sinh. Giúp các em có năng lực và thói quen viết đúng và viết đẹp chữ tiếng Việt văn hoá, tiếng Việt chuẩn mực lớp 3.

doc 24 trang Thu Nga 19/03/2025 170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết đúng và đẹp trong các tiết Tập viết cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết đúng và đẹp trong các tiết Tập viết cho học sinh Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết đúng và đẹp trong các tiết Tập viết cho học sinh Lớp 3
hướng dẫn cho.
d)Đánh giá:
Khi thực hiện biện pháp này cần đề cao tính tự giác của cả thầy và trò, chuẩn bị tốt đồng nghĩa với việc giáo viên lường trước được các tình huống sư phạm có thể xảy ra. Từ đó giúp giáo viên tự tin hơn và thành công hơn trong giờ dạy.
4.1.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh mua vở, chọn bút:
a) Nhiệm vụ:
- Giáo viên nhận lớp và ngay trong buổi họp Hội cha mẹ học sinh trước khi khai giảng đã đưa ra yêu cầu gia đình học sinh mua thống nhất một loại bút máy và cùng sử dụng mực viết màu đen để tiện cho việc rèn chữ có hiệu quả.
- Quy định học sinh cùng một loại vở viết.
b) Khó khăn gặp phải: 
- Gia đình học sinh đi họp không đầy đủ.
- Một số gia đình học sinh còn nghèo,nhận thức về vấn đề rèn chữ viết cho học sinh không đồng đều nên khó đi đến thống nhất ngay được.
- Học sinh tận dụng bút cũ đang sử dụng từ năm học trước.
c) Biện pháp khắc phục: 
- Tôi hướng dẫn cho học sinh chọn vở có dòng kẻ rõ ràng, viết không nhoè mực; khuyến khích học sinh dùng bút máy ( không nên dùng bút kim, bút bi ). 
- Tôi chú ý đặc biết đến tư thề ngồi viết đúng cho học sinh, đặt vở hơi chếch khoảng 9 đến 10 độ, cầm bút bằng ba ngón tay 
d) Đánh giá: 
 Sau khi sử dụng biện pháp trên tôi thấy chữ viết của học sinh lớp 3A4 của tôi có tiến bộ rõ rệt. Chữ viết của các em có cùng màu mực đen, viết chữ vào vở rất dễ căn độ rộng và độ cao nên chữ viết đúng quy định theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
4.1.3.Biện pháp 3: Rèn chữ viết qua các bài Tập viết:
a) Đối với tiết Tập viết chữ đứng: 
- Bài viết mẫu trên bảng của giáo viên cần đúng, đẹp và được coi như bài viết trong vở của học sinh phóng to.
- Trước khi viết bài yêu cầu học sinh đọc nhiều lần theo hình thức khác nhau:
 + Đọc cá nhân.
 + Đọc theo nhóm đôi.
 + Đọc theo nhóm lớn.
 + Đọc đồng thanh.
 + Ghi nhớ các quy tắc viết các chữ, các chữ viết hoa, câu ứng dụng.
Yêu cầu học sinh hiểu được nội dung viết.
Quan sát một số bài viết tập viết của các bạn học sinh các năm trước .
- Cho học sinh viết bảng con các chữ và câu ứng dụng 
- Cho học sinh quan sát bài viết mẫu của giáo viên rồi viết nắn nót vào vở.
- Giáo viên đọc cho học sinh soát lỗi .
- Cho học sinh đổi vở chéo để kiểm tra lẫn nhau .
b) Đối với dạng bài viết chữ nghiêng: 
 Đây là dạng bài viết sáng tạo của học sinh trong chương trình của lớp 3. dạng bài này được sắp xếp trải khắp trên các tuần học. Muốn dạy bài viết dạng này đạt kết quả cao giáo viên cần tuân thủ đầy đủ các bước của bài dạy và nhấn mạnh được cách trình bày bài viết:
* Đặc biệt lưu ý:
- Cần quan sát kĩ bài đó và ghi nhớ cách viết danh từ riêng trong bài.
- Giáo viên cần hướng dẫn rõ ràng, mạch lạc,các cụm từ giúp học sinh dễ nhớ và thay đổi cách viết phù hợp và giúp học sinh viết đầy đủ và chính xác.
 Kết hợp giữa việc dạy, giáo viên cần đi khắp lớp quan sát chữ viết của từng học sinh để giúp đỡ, chỉ bảo các em sửa lỗi sai kịp thời từ đó tỉ lệ học sinh viết sai sẽ không còn, hạn chế sự viết ẩu của học sinh. Sau mỗi tiết học chữ viết của học sinh sẽ tiến bộ rõ rệt. Đồng thời ý thức của học sinh khi bước vào giờ học Tập viết thấy thoải mái và ham thích được rèn chữ viết. Từ đó, tính cẩn thận, lòng kiên trì và nhân cách tốt đẹp của các em được hình thành và phát triển.
4.1.4.Biện pháp 4: Rèn cho học sinh viết đúng cỡ chữ:
a) Rèn viết chữ thường:
 Trên thực tế để học sinh viết đúng, viết đẹp ngay tất cả các con chữ là điều rất khó. Do vậy, tôi định ra mỗi ngày rèn cho học sinh một số con chữ, tôi lựa chọn những con chữ có đặc điểm gần giống nhau và sắp xếp theo thứ tự để học sinh rèn luyện. Đầu tiên tôi rèn cho học sinh các con chữ o, ô, ơ . Những con chữ này tưởng rất đơn giản nhưng nhiều học sinh vẫn sai về kích thước chữ, điểm đặt bút. Khi dạy viết các con chữ này tôi kẻ ô vuông lên bảng, chấm điểm đặt bút bằng phấn màu và viết mẫu kết hợp hướng dẫn cho học sinh tiện quan sát. Sau đó yêu cầu học sinh nhận xét và nêu lại quy trình viết chữ và điểm tiếp xúc của chữ “ o” với các cạnh của hình vuông. Tôi giúp cho học sinh hình dung cách viết chữ “ o” thông qua hình ảnh trực quan, nếu điểm đặt bút ở vị trí tai phải của các em, từ vị trí này ta vòng qua đỉnh đầu qua tai trái vòng qua cằm và dừng bút vào tai phải 
( trùng với điểm đặt bút ). Viết được chữ “ o” học sinh sẽ dễ dàng viết được các con chữ ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g vì tất cả các con chữ này đều có nét cong tròn khép kín và các con cũng dễ dàng viết được chữ: c, x, e, ê, s.
- Tiếp theo tôi rèn cho học sinh viết các con chữ: m, n, i, u, ư, v, r, t. Khi rèn viết các chữ này tôi chú trọng luyện viết nét móc: móc ngược, móc xuôi, móc hai đầu. Viết được các chữ này học sinh dễ dàng viết được các chữ l, b, h, k, y. Các chữ: l, b, h, k, y đều giống nhau ở một nét cơ bản là nét khuyết.
b) Rèn chữ viết hoa:
 Để viết đúng, đẹp các con chữ theo mẫu chữ viết thường đã là khó nhưng để viết đúng và đẹp các chữ hoa đối với học sinh còn khó hơn. Căn cứ vào sự cấu tạo nét giống nhau của các chữ, tôi chia các chữ hoa thành các nhóm sau để học sinh thuận lợi hơn trong việc rèn chữ:
Nhóm 1: Các chữ có nét khuyết trên.
Nhóm 2: Các chữ có nét khuyết dưới.
Nhóm 3: Các chữ có nét cong tròn khép kín.
Nhóm 4:Các chữ có cùng nét móc ngược,móc xuôi,móc hai đầu.
Nhóm 5: Các chữ có nét móc xoắn.
Nhóm 6: Các chữ có nét thắt.
 Khi dạy học sinh chữ theo nhóm giáo viên cho học sinh quan sát nhận xét tìm ra những nét giống nhau của các chữ để vận dụng viết chữ cho đẹp.
c)Rèn cho học sinh viết các nét nối giữa các con chữ:
 Học sinh thường gặp khó khăn khi viết nét nối giữa các con chữ. Các lỗi thường gặp là: khoảng cách giữa các con chữ thưa ( hoặc dày) quá, nét nối vụng về, nét nối đứt đoạn, 
 Tôi đã phân loại các nét nối để rèn chữ viết cho học sinh và hướng dẫn từng nét nhỏ một,viết như thế nào? Đó là câu hỏi,việc làm thiết thực của tôi:
 Ví dụ: 
- Nhóm nét móc nối với nét móc: nu, nư
- Nhóm nét cong nối với nét cong: co, ca,
- Nhóm nét khuyết nối với nét khuyết: kh, 
- Nhóm nét móc nối với nét khuyết: nh, ng,
4.1.5. Biện pháp 5: Rèn cho học sinh kĩ năng viết liền mạch:
 Một số học sinh viết chậm nguyên nhân là các em viết xong một con chữ lại nhấc bút rồi mới đặt bút để viết con chữ tiếp theo, các nét chữ không liền mạch, bị rời rạc, không có sự liên kết trong cả một chữ viết. Viết như vậy dễ dẫn đến sai cả độ rộng các con chữ trong một chữ, tốc độ viết cũng bị chậm. Do yêu cầu viết đúng và tốc độ tôi đã rèn cho học sinh lớp tôi viết liền mạch.
Ví dụ: Khi viết chữ “ trường” tôi hướng dẫn học sinh viết như sau:
Bước 1:Tôi hướng dẫn học sinh viết chữ tr trước chữ tr được viết bởi chữ t nối liền với chữ r như sau
Bước 2:Tôi hướng dẫn các em viết nối tiếp vần ương không nhấc bút.
Bước 3:Cuối cùng tôi hướng dẫn cách viết dấu thanh trên đầu âm chính ta viết được chữ “ trường”
4.1.6.Biện pháp 6: Biện pháp hỗ trợ: 
 Trên thực tế nhiều học sinh có viết từng chữ đẹp song nhìn cả bài viết chưa hài hoà do khoảng cách giữa các nét chữ chưa hợp lí. Tôi hướng dẫn học sinh khoảng cách giữa các chữ có độ rộng bằng một con chữ “ o” , khi viết một chữ học sinh viết một chữ “ o” tưởng tượng rồi viết tiếp theo.
4.2 . Đối với phần luyện viết:
a) Đối với phần luyện viết chữ hoa:
 - Yêu cầu đầu tiên đối với các giáo viên là phải phát âm thật chuẩn.
 - Yếu tố gia đình cũng rất quan trọng vì ngay từ khi mới tập nói ở gia đình đã dạy các em nói. Mà cổ nhân đã có câu :
 “ Uốn cây từ thuở còn non
 Dạy con từ thuở con còn trẻ thơ ”
 - Cung cấp lại cho các em các quy tắc chính tả mà các em đã bị quên hoặc nhớ không chính xác.
 - Từ việc trẻ phát âm chuẩn tiếng Việt yêu cầu học sinh phân biệt các cặp phụ âm dễ lẫn sẽ trở thành đơn giản và nhanh chóng tìm ra đáp án đúng.
i
u - ư
k,
 gh, ngh
c
e - ê
a - ă - â
iê
o - ô - ơ
q
 VD: Ghép với “q” là “u” ( không bao giờ âm “ o” đứng sau phụ âm “ q” ).
u
 b) Đối với phần luyện viết chữ thường:
- Giáo viên khai thác triệt để kênh hình và phát âm thật chuẩn các từ cần viết.
- Cuối mỗi tiết dạy với cách dạy như trên tôi thấy hiệu quả rất cao: 100% học sinh viết đẹp và viết đúng.
4.3. Một số biện pháp khác: 
a) Về phía giáo viên:
 Bản thân tôi luôn chú ý tới chữ viết của mình sao cho mỗi chữ viết cho học sinh đều là chữ mẫu mực để các em học tập như ghi lời nhận xét ở vở của các em.
 Khi trả bài cho các em nhận xét kĩ những ưu điểm, khuyết điểm về chữ viết của học sinh và cách sửa lỗi sai đó ( lỗi sai độ cao, lỗi sai độ rộng, khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ, khoảng cách giữa các chữ với nhau,)Khi trả bài cho các em nhận xét kĩ những ưu điểm, khuyết điểm về chữ viết của học sinh và cách sửa lỗi sai đó ( lỗi sai độ cao, lỗi sai độ rộng, khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ, khoảng cách giữa các chữ với nhau,)
Các chữ có vần gồm 2 nguyên âm mà có dấu thanh khi phát âm trọng âm dồn vào nguyên âm nào ta viết dấu thanh đó ở trên ( hoặc ở dưới) âm đó.
Ví dụ: quà, quả : trọng âm dồn vào nguyên âm “ a” nên khi viết từ “ quà” , 
“ quả” ta ghi dấu thanh trên chữ “ a”.
+ Khi phát âm tiếng “ quạ” trọng ân dồn vào nguyên âm “ a” nên khi viết từ 
“ quạ” ta ghi dấu nặng dưới chữ “ a”.
Ví dụ: 
 + Khi phát âm tiếng : “của” , “lụa”, “vừa”, “lửa”, “lụa” trọng âm dồn vào âm “ u”, “ ư” nên khi viết ta ghi dấu thanh trên ( dưới) chữ “ u”, “ ư”.
Đối với các chữ có vần gồm 3 chữ cái, có nguyên âm đôi “ iê”, “ yê” “ ươ” hoặc “ uô” mà có dấu thanh thì dấu thanh được ghi vào trên ( hoặc dưới ) chữ cái cuối của nguyên âm đôi.
Ví dụ: biển, miến, triển, yểng, yêng, chước, quốc, luộc,
Mỗi tháng chấm điểm vở sạch chữ đẹp một lần vào cuối tháng và trả vở cho gia đình học sinh xem rồi ghi ý kiến của cha mẹ học sinh vào trang cuối vở để giáo viên biết thông tin ngược của gia đình các em
b) Về phía gia đình học sinh:
 Trong mỗi buổi họp phụ huynh học sinh và mỗi lần trao đổi với bố mẹ các em giáo viên luôn nhấn mạnh đến việc rèn chữ viết của học sinh. Kính mong bố mẹ và gia đình các em tích cực rèn con ở nhà bằng bàn ghế ngồi học đúng quy cách và góc học tập riêng cho các em ở nơi yên tĩnh và đầy đủ ánh sáng, có bóng điện để chếch phía bên trái bàn học ( không để bóng điện cao quá, không để bóng điện chiếu sáng thẳng vào đầu ).
c) Về phía nhà trường và xã hội:
 Về phía nhà trường : Phòng học các lớp 3 nói chung ở trường tôi và lớp 3A4 do tôi chủ nhiệm đã có đủ bàn ghế 2 chỗ ngồi đúng cách cho học sinh và có đủ ánh sáng vào mùa đông,quạt mát về mùa hè và 100% bảng chống loá có kẻ ô rất thuận lợi cho việc rèn chữ của các em. 
- Nhà trường thường xuyên mở các cuộc thi vở sạch chữ đẹp. Chọn giáo viên, học sinh viết chữ đẹp 3 vòng vào cuối học kỳ 1 và giữa học kỳ 2 có trao giải và khen thưởng kịp thời các học sinh viết chữ đẹp.
 Động viên các học sinh còn chưa được công nhận nỗ lực kiên trì rèn chữ để có mặt ở các cuộc thi viết chữ đẹp năm học sau.
 Hoà chung với không khí thi viết “ Những dòng chữ đẹp hàng tháng ” của Nhà trường , tôi còn tổ chức cho học sinh lớp tôi thi đua viết “Những dòng chữ đẹp hàng tuần” của lớp.
 Những học sinh viết đẹp sẽ được tuyên dương, được tặng dang hiệu
 “ Cây bút vàng lớp 3A4” nên các em rất phấn khởi hào hứng thi đua rèn và tiến bộ nhanh.
V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG:
 Bằng sự kế thừa kinh nghiệm quý báu của các đồng nghiệp và sự tìm tòi nghiên cứu của bản thân, sự nỗ lực rèn luyện của các em học sinh trong thời gian qua, lớp 3A4 do tôi chủ nhiệm đã có nhiều tiến bộ rõ rệt về chữ viết và đạt được những thành tích đáng kể. Xếp các loại vở sạch chữ đẹp các tháng của lớp 3A4 trong năm học 2020 – 2021:
 BẢNG KẾT QUẢ SỐ LIỆU KHẢO SÁT ĐỐI CHỨNG
TSHS
43
THÁNG 9
THÁNG
10
THÁNG
11
THÁNG
12
THÁNG
1
THÁNG
5
THÁNG
6
THÁNG
7
LOẠI A
6
14%
11
25,6%
19
44,2%
25
58,1%
26
60,5%
29
67,5%
35
81,3%
38
83,4%
LOẠI B
19
44,2%
28
65,1%
23
53,4%
18
41,9%
17
39,5%
14
32,5%
8
18,7%
5
11,6%
LOẠI C
18
41,2%
4
9,3%
1
2,4%
0
0%
0
0%
0
0%
0
0%
0
0%

 Cuối năm học này vở Tập Viết của học sinh lớp 3A4 được xếp loại như sau: 
 Loại
TSHS: 43 
A
B
C
SL
40
3
0
TL %
93 %
7%
 0 %

 * Qua giao lưu Viết chữ đẹp cấp Trường học sinh lớp 3A4 đạt được kết quả đáng khen:
- Có 4 em học sinh đạt giải cuộc thi viết chữ đẹp cấp Trường trong đó đạt: 2 giải Khuyến khích , 2 giải Công nhận. Các em thật là đáng khen.
 Trên đây là một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình giảng dạy của bản thân tôi,tôi giúp học sinh lớp 3 không những rèn chữ viết đúng và đẹp có hiệu quả tốt mà còn có tính sáng tạo,biết cách vận dụng tốt vào các môn học khác. 
VI. PHƯƠNG HƯỚNG TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU:
 Một số hạn chế của sáng kiến đã được nêu trên cũng như những bất cập trong quá trình nghiên cứu,tôi sẽ nghiên cứu và phát triển ở các năm học sau có nhiều bài viết hơn, sáng tạo hơn.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I . KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
 Sau quá trình thực hiện sáng kiến này tôi có một số ý kiến nhỏ sau:
1) Về phía Phòng Giáo dục và Đào tạo:
 Phòng Giáo dục và Đào tạo nên tổ chức thường xuyên các buổi chuyên đề cho giáo viên các trường về vấn đề rèn chữ viết đẹp cho học sinh.
2) Về phía các nhà trường Tiểu học:
- Các Nhà trường nên tổ chức các buổi toạ đàm và tổ chức các buổi giao lưu về vấn đề rèn chữ viết đẹp cho học sinh. Các thầy cô giáo viết chữ đẹp trong trường sẽ nêu ra các biện pháp rèn chữ đẹp hiệu quả để bạn bè đồng nghiệp học tập nâng cao chuyên môn.
Các Nhà trường nên thực sự quan tâm đến việc rèn chữ cho học sinh trường mình bằng cách thắp sáng cho học sinh kết hợp cả hai loại bóng đèn tròn và đèn tuýp.
3) Về phía giáo viên:
Mỗi giáo viên cần rèn chữ viết của bản thân thực sự trở thành chữ mẫu chuẩn để học sinh học tập.
Ngay từ đầu năm học mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp nên hướng dẫn học sinh lớp mình cách chọn vở, mua bút máy và quy định cả lớp viết cùng một màu mực.
4)Về phía gia đình học sinh:
Các gia đình cần quan tâm thực sự và thường xuyên đến việc rèn chữ viết của con em mình.
II . LỜI KẾT:
 Với thời gian thực hiện đề tài trong một năm học và phạm vi lớp 3A4 gồm 43 học sinh nên không thể tránh khỏi những hạn chế. 
 Kính mong Hội Đồng khoa học của nhà trường và các Hội Đồng khoa học cấp trên đóng góp thêm cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn và tôi có được các kinh nghiệm dạy Tập Viết ,bồi dưỡng học sinh ngày càng tốt hơn,xứng đáng với ý nghĩa:
 “ Mỗi chữ viết là một bông hoa đẹp
 Mỗi trang vở là một vườn hoa tươi”. 
 Tôi xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và có trách nhiệm của các đồng chí ở tổ 2 nói riêng, các bạn đồng nghiệp nói chung và đặc biệt là Ban giám hiệu nhà trường để tôi thực hiện được thành công đề tài này.
 Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn ! 
 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi tự viết, không sao chép nội dung của người khác. 
 Tác giả
 Nguyễn Thị Thanh 
 Tôi xin giới thiệu đây là một số bài viết khảo sát minh họa của học sinh lớp tôi trước khi tôi đưa ra biện pháp khắc phục.
Họ và tên học sinh 1: Nguyễn Bảo Ngọc
Lớp : 3A4
Họ và tên học sinh 2: Trịnh Ngọc Vân.
Lớp : 3A4
Họ và tên học sinh 3: Nguyễn Thị Tố Uyên.
Lớp : 3A4
 Đây là một số bài viết của học sinh sau khi tôi đưa ra các phương pháp rèn luyện:

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_chu_viet_dung_va.doc