Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 3
Những yêu cầu cơ bản của việc dạy tập viết
Về kiến thức: Củng cố, hoàn thiện biểu tượng về các chữ cái viết thường, chữ số, nắmvững quy trình viết chữ cái, chữ số. Yêu cầu cơ bản ở lớp 3 là học sinh nắm được hình dáng và viết đúng các chữ viết hoa, đồng thời nâng cao kĩ năng viết liền mạch giữa các chữ cái viết thường với nhau và giữa chữ viết hoa với chữ viết thường.
Về kĩ năng: Viết đúng mẫu chữ cái viết hoa, thể hiện rõ đặc điểm thống nhất ở cơ bản trong từng nhóm chữ viết hoa. Kĩ thuật viết liền mạch ở giữa các chữ cái được thể hiện rõ, đều. Học sinh biết điều chỉnh về khoảng cách khi viết các chữ cái đứng sau chữ viết hoa không có nét móc.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 3

chữ số, nắm vững quy trình viết chữ cái, chữ số. Yêu cầu cơ bản ở lớp 3 là học sinh nắm được hình dáng và viết đúng các chữ viết hoa, đồng thời nâng cao kĩ năng viết liền mạch giữa các chữ cái viết thường với nhau và giữa chữ viết hoa với chữ viết thường. Về kĩ năng: Viết đúng mẫu chữ cái viết hoa, thể hiện rõ đặc điểm thống nhất ở cơ bản trong từng nhóm chữ viết hoa. Kĩ thuật viết liền mạch ở giữa các chữ cái được thể hiện rõ, đều. Học sinh biết điều chỉnh về khoảng cách khi viết các chữ cái đứng sau chữ viết hoa không có nét móc. Thực trạng Thuận lợi Cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo cho quá trình dạy học Tập viết: Bảng có kẻ ô li, mỗi giáo viên tiểu học đều được trang bị bộ chữ dạy Tập viết. Bàn ghế, ánh sáng phòng học đảm bảo yêu cầu. Nhiều giáo viên có chuyên môn, năng lực dạy học tốt, viết chữ đẹp và nắm rõ các phương pháp dạy học cũng như tiến trình dạy học các môn nói chung và phân môn Tập viết nói riêng. Hàng ngày, các em đều được luyện chữ trên bảng con, bảng lớp, vở ô ly, vở tập viết Nội dung các bài tập viết rõ ràng, phù hợp và cụ thể. Khó khăn Do học sinh chưa nắm chắc các nét cơ bản và cấu tạo các chữ, quy trình viết chữ cái, quy trình nối các nét trong chữ cái, nối các chữ cái trong chữ ghi tiếng nên chữ viết mới sai độ cao, độ rộng, các nét rời rạc, không đều. Các nét chữ còn cứng, chưa có sự mềm mại. Do đặc thù tâm sinh lí lứa tuổi, các em ở các lớp đầu cấp chóng nhớ nhưng mau quên, mới đầu năm học các em chưa quen nề nếp, nếu không luyện tập nhiều thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến chữ viết. Một số em học sinh có tư thế ngồi viết và cách cầm bút sai: các em ngồi cúi mặt vào sát vở, có học sinh ngồi vai thấp vai cao, rất nhiều học sinh cầm bút không đúng cách gây khó khăn trong quá trình viết, viết chậm, chữ viết không đẹp. Do một số phụ huynh chưa coi trọng việc tập viết, chưa xem việc viết chữ đẹp cũng là một phương pháp hình thành các đức tính cho học sinh để phối hợp giáo dục. Nguyên nhân Đối với giáo viên: Có những giáo viên còn viết theo thói quen của mình, chưa đúng mẫu chữ. Việc chuẩn bị cho một giờ dạy Tập viết đôi khi chưa kỹ càng, chu đáo. Trong môn Tiếng Việt, chưa thực sự coi trọng phân môn Tập viết như các phân môn khác. Vì thế, chưa tạo được sự hứng thú cho các em khi dạy và học phân môn này. Đối với phụ huynh: Nhiều phụ huynh chưa đầu tư nhiều thời gian quan tâm đến việc học của con cũng như phối hợp với nhà trường và giáo viên trong việc hướng dẫn trẻ tự học. Nhiều phụ huynh cho rằng các em chỉ cần viết đúng chính tả, đọc thông viết thạo là được. Đối với học sinh: Ở lớp 3 các em còn phải viết cả câu ứng dụng theo nội dung từng bài. Điều đó rất mới mẻ và cũng rất khó khăn cho các em nên trong các tiết Tập viết đầu năm giáo viên thì rất vất vả. Khả năng tập trung chú ý của các em trong giờ tập viết chưa cao, các em hầu như viết ngoáy cho xong. Ngoài ra không có môi trường cho các em giao lưu, học hỏi nên các em hầu như còn xa lạ với việc rèn chữ đẹp. Nhiều em do thói quen cầm bút sai nên chóng mỏi tay và khó điều khiển bút theo mong muốn nên tốc độ viết của các em chẳng những chậm mà còn không đẹp, không đúng. Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 Trong quá trình giảng dạy những năm học trước, bản thân tôi đã thực hiện một số giải pháp để rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 như sau: Biện pháp 1: Giáo viên nắm vững kiến thức của phân môn tập viết, viết đúng mẫu chữ quy định: Với những học sinh viết sai mẫu chữ, nét chữ còn rung, chữ chưa thẳng, thiếu nét tôi cho các em tập viết lại các nét cơ bản đã học. Những chữ viết đều được tạo thành bởi các nét cơ bản này. Vì vậy luyện viết những nét cơ bản rất quan trọng giúp các em viết đúng, viết đẹp. Một số chữ cái được viết với độ cao 1 ô li: o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, i, c, e, ê, n, m. Chữ cái được viết với độ cao 1,5 ô li: t. Các chữ cái được viết với độ cao 2 ô li: d, đ, q, p. Một số chữ cái được viết với độ cao 2,5 ô li: b, l, h, k, g, y. Hai chữ cái được viết với độ cao 1,25 ô li: r, s. Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh 0,5 ô li, đặt ở giữa ghi âm chính. Mẫu chữ cái viết hoa được viết với độ cao 2,5 ô li, riêng 2 chữ cái được viết với độ cao 4 ô li là: Y, G Mẫu chữ số được viết với độ cao 2 ô li. Ngoài ra chữ viết giáo viên còn phải viết đúng ô li, viết đẹp để học sinh bắt chước, tập viết theo và nhắc nhở thường xuyên các độ cao của con chữ trong từng giờ học chính tả, tập viết Biện pháp 2: Giáo viên phân loại chữ viết theo nhóm cho học sinh nắm rõ Để thuận tiện cho công việc giảng dạy và học sinh dễ dàng hơn trong lúc tập viết, tôi đã phân loại chữ cái theo các nhóm chữ có nét tương đồng sau: Chữ thường có thể chia làm 4 nhóm Nhóm 1: nét móc: i, t, ư, n, m, p Nhóm 2: nét thắt: r, s, v Nhóm 3: nét cong: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, c, e, ê, x Nhóm 4: nét khuyết: l, b, h, k, g, y Cần chú ý khi dạy các chữ thường là phân tích kĩ chữ đầu tiên của nhóm. Dựa vào nét chữ đồng dạng với đầu nhóm, giáo viên cho học sinh tự rèn các chữ còn lại chú ý nhắc học sinh rèn kĩ các nét cơ bản. Chữ hoa: Dựa và các nét chữ đồng dạng ta chia chữ cái viết hoa thành các nhóm như sau: Nhóm 1: A, Ă, Â, N, M; Nhóm 2: P, B, R, D, D; Nhóm 3: C, G, S, L, E, Ê, T; Nhóm 4: I, K, V, H; Nhóm 5: O, Ô, Ơ, Q; Nhóm 6: U, Ư, Y, X. Tương tự khi dạy chữ viết hoa, chúng ta cũng cần chú ý cho học sinh phân tích kĩ chữ đầu tiên của nhóm, tập viết thật kĩ chữ đầu tiên của nhóm cho thật đẹp, từ đó học sinh có thể dễ dàng phân tích và tự rèn các chữ còn lại. Việc chia nhóm như vậy giúp học sinh so sánh được cách viết các con chữ, tìm ra điểm giống nhau và khác nhau, độ cao, Từ đó học sinh nắm chắc cách viết và các em sẽ viết được chuẩn hơn. Vì vậy tôi thường cho các em luyện thêm cách viết trong các tiết học. Khi học sinh viết các con chữ đúng mẫu, thì việc hướng dẫn các em viết nối nét cũng rất quan trọng. Học sinh biết cách nối nét thì bài viết mới rõ ràng và đẹp hơn, mới đảm bảo tốc độ viết ở những lớp trên. Biện pháp 3: Quy định về loại vở và đồ dùng học tập có liên quan đến phân môn tập viết Vở: Chọn loại vở 5 ô li, có kẻ ngang và kẻ dọc rõ ràng. Loại giấy phải trắng, dày. Tấm lót giữ vở: Để khi viết, vở luôn được giữ sạch sẽ không quăn góc, rách bìa. Bút mực: Học sinh nên dùng loại bút kim Zero màu xanh, mực viết rõ ràng hoặc bút xóa được nhưng phải đều màu mực, không nhạt quá hoặc bút mực có nét thanh nét đậm. Bảng con: Chọn loại bảng kẻ 4 ô li có các dòng kẻ rõ ràng, bề mặt bảng có độ nhám vừa phải để học sinh dễ dàng viết phấn và xóa bảng. Phấn: Chọn loại phấn không bụi an toàn cho các em. Khăn lau: Một cái khăn dùng lau bảng con, một cái khăn dùng để lau mồ hôi tay trong lúc viết. Biện pháp 4: Dạy học sinh có tư thế ngồi viết và cách cầm bút đúng Giáo viên cần hướng dẫn, nhắc lại luyện cho học sinh có tư thế ngồi viết đúng, ôn lại tư thế ngồi viết và cầm bút đã học ở lớp 1. Để các em tránh được một số bệnh học đường trong trường học như: Bệnh cong vẹo cột sống, bệnh cận thị, Mỗi tiết học, trước khi viết bài hay trong khi viết tôi yêu cầu cả lớp nhắc lại tư thế ngồi viết, tư thế cầm bút để các em nhớ chỉnh lại tư thế ngồi và cầm bút cho đúng. Biện pháp 5: Thường xuyên chấm và nhận xét bài viết của học sinh, tạo sự gần gũi, thân thiện giữa cô và trò Giáo viên phải thực sự gương mẫu trong việc rèn chữ viết thể hiện qua cách trình bày bảng, lời nhận xét trong vở, sổ liên lạc học sinh. Giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế đó. Chính vì vậy, người giáo viên phải có đức tính kiên trì, tận tình. Sự nhiệt tâm chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công của giờ dạy Tập viết. Trong quá trình học sinh viết tôi thường đi quan sát từng em để hướng dẫn các em có cách viết đúng. Đối với một số học sinh viết chưa đúng: Tôi cầm tay, hướng dẫn kĩ để các em viết đúng. Đối với những học sinh viết đúng, đẹp: Tôi tuyên dương và khen trước lớp, cho cả lớp xem bài các em. Tôi viết nhận xét vào vở khi cần thiết dùng lời ngắn gọn, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo tính động viên, khích lệ học sinh. Ví dụ: Đối với bài viết đúng: Bài viết tốt. Khen em!, Cô khen em!, Đáng khen!... Đối với bài viết cần chú ý viết cẩn thận hơn: Chữ viết em khá đều. Tuy nhiên em cần chú ý nét cong của các con chữ,.. Em còn viết sai lỗi chính tả, cần phân biệt âm cuối Em cần cố gắng hơn khi ghi các nét khuyết nhé Trong tiết học, tôi luôn động viên học sinh dù tiến bộ đó là rất nhỏ. Nhưng tôi tin, nhờ những lời động viên này sẽ giúp các em tự tin hơn vào bản thân hơn khi viết. Giáo viên thường xuyên giáo dục học sinh nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của chữ viết qua các hình thức như: tổ chức các cuộc thi viết chữ đẹp qua các vòng tổ, lớp,theo từng tháng rồi treo cuối lớp. Tôi còn chấm điểm giữ vở sạch – viết chữ đẹp theo dõi vào sổ chủ nhiệm để có hướng điều chỉnh hay lưu ý đến từng em. Ngoài ra tôi còn giới thiệu các bài viết chữ đẹp cho học sinh tham khảo ở trên mạng. Kể cho học sinh nghe gương rèn chữ viết của các bậc danh nhân như Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, các câu chuyện “Thần Siêu luyện chữ”, “Bàn chân kì diệu” cho các em nghe và học tập. Từ đó giáo dục các em sự tin tưởng, lòng say mê, ham thích viết chữ đẹp. Biện pháp 6: Quan tâm rèn chữ viết cho học sinh ở tất cả các môn còn lại như Toán, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Giáo viên thường xuyên kiểm tra, tuyên dương những học sinh viết chữ đẹp trong các môn học, nhắc nhở học sinh từng li từng tí khi trình bày vở và viết chữ. Với những em yếu hơn, tôi còn thường xuyên “cầm tay chỉ việc” hướng dẫn trực tiếp để các em nhớ và khắc sâu hơn; khuyến khích, động viên học sinh, uốn nắn, sửa sai những học sinh còn sai sót khi viết. Bên cạnh đó cần trao đổi với phụ huynh và giáo viên các bộ môn về những mặc tồn tại trong chữ viết của các em để phụ huynh và giáo viên bộ môn cùng chú ý rèn luyện cho các em. Tổ chức cho học sinh thi đua giữa các nhóm, đôi bạn cùng tiến. Tổ chức thi viết chữ đẹp vòng quanh lớp. Biện pháp 7: Xây dựng phong trào “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” ngay từ đầu năm học và tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ học sinh để xây dựng phong trào Vào đầu năm học tôi tiến hành kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh, hướng dẫn học sinh nên dùng loại vở nào, dùng loại bút nào (học sinh có điều kiện chứ không bắt buộc) để luyện viết, hướng dẫn các em các tiêu chuẩn cần phấn đấu để đạt danh hiệu “Vở sạch - chữ đẹp” và phân loại học sinh ngay từ đầu năm để có định hướng kèm cặp những học sinh còn viết chữ xấu. Đối với học sinh có năng khiếu và chữ viết khá đẹp, giáo viên phải có định hướng từ đầu và phải luôn chú ý theo dõi, kèm cặp nhắc nhở để học sinh luôn ghi nhớ, cố gắng thường xuyên ra bài cho các em. Phối hợp với phụ huynh quan tâm học sinh hàng ngày để uốn nắn, nhắc nhở kịp thời. Lưu giữ và cho các em xem một số bài viết của các bạn cùng tuổi viết chữ đẹp để các em phấn đấu. Giáo viên tuyên truyền cho cha mẹ học sinh biết về vai trò quan trọng của “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”, hướng dẫn họ trong việc mua sắm sách vở, bút viết, bao bìa sách vở,; phổ biến các tiêu chuẩn cụ thể khi xếp loại vở sạch chữ đẹp hàng tháng. Hàng tháng, từng học kỳ, giáo viên chủ nhiệm sẽ thông báo tình hình học tập và rèn luyện chữ viết của học sinh qua sổ liên lạc gia đình để phụ huynh có kế hoạch kèm cặp thêm ở nhà. Hiệu quả của biện pháp Hiểu được tầm quan trọng của phân môn Tập viết nên những việc làm trên đã được tôi tiến hành một cách thường xuyên trong các giờ dạy tập viết cũng như các giờ học khác. Những năm học qua, nếu so với đầu năm nhiều em còn viết xấu, lệch dòng kẻ, sai cỡ chữ, không biết giữ vở thì đến cuối năm học chữ viết của học sinh lớp tôi giảng dạy có tiến triển: bài viết sạch hơn, tốc độ viết của học sinh đã nhanh hơn, biết giữ vở sạch không quăn góc, tỉ lệ viết đúng, viết đẹp của học sinh cũng nâng lên hơn so với đầu năm học. Cụ thể là: Một số em thời gian đầu chữ còn chưa đều, trình bày vở bẩn nhưng cuối năm đã khá hơn. Chữ viết của các em tương đối thẳng hàng, đa số đạt được tốc độ yêu cầu đối với học sinh theo từng giai đoạn. Vở viết của học sinh không nhàu nát, bài viết cẩn thận hơn. Với việc làm này cùng với sự chỉ bảo của giáo viên trên lớp, tôi tin chắc rằng những em viết chữ chưa đẹp của lớp tôi đang giảng dạy hiện nay đến cuối năm học sẽ tiến bộ hơn rất nhiều. KẾT LUẬN Muốn thành công trong việc rèn chữ viết cho học sinh, đòi hỏi mỗi giáo viên phải thực sự yêu nghề, mến trẻ. Giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu, phải thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với học sinh. Mỗi giáo viên luôn có ý thức rèn luyện và tận tâm trong giảng dạy thì chắc chắn các em sẽ có những bài viết đẹp, sạch sẽ. Sau này, các em sẽ trở thành con người có tính cẩn thận, kiên trì, làm việc có khoa học, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước. Bài học kinh nghiệm Qua thực tế giảng dạy với biện pháp và kết quả nêu trên, tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau: Giáo viên phải nắm chắc kiến thức, quy trình kĩ thuật, viết chữ để dạy cho học sinh, có chữ viết đúng, đẹp để học sinh viết theo. Khi hướng dẫn học sinh cần phải rõ ràng từng thao tác từ đơn giản đến phức tạp. Động viên, tuyên dương học sinh dù đó là tiến bộ rất ít. Thường xuyên nhắc nhở và điều chỉnh tư thế ngồi viết, kiểm tra, nhận xét sửa sai, uốn nắn chữ viết cho học sinh. Tìm ra nguyên nhân học sinh viết chưa đẹp để có những giải pháp phối hợp với phụ huynh để giúp đỡ kịp thời cho các em. Kiến nghị, đề xuất Đối với giáo viên Thường xuyên rèn luyện để có chữ viết mẫu chuẩn đẹp. Chuẩn bị đồ dùng dạy học một cách cẩn thận, có chọn lọc và sáng tạo. Phải thật kiên trì, bền bỉ trong việc rèn chữ cho các em. Luôn tạo húng thú cho các em trong các giờ học bằng nhiều hình thức như: sưu tầm tranh ảnh, chữ mẫu đẹp để phục vụ bài học. Tuyên dương khen thưởng kịp thời những em có nhiều cố gắng, có tiến bộ trong việc “Rèn chữ - Giữ vở”. Đối với phụ huynh Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để có những biện pháp rèn chữ viết cho học sinh kịp thời khi ở nhà. Quan tâm đến việc học và rèn chữ viết cho các em. Mua đầy đủ đồ dùng học tập, kiểm tra sách, vở, bút viết trước khi đến lớp cho học sinh. Đối với nhà trường Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, các trường có phong trào “Vở sạch – Chữ đẹp” tiêu biểu. Đẩy mạnh phong trào “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp”. Nhà trường nên thường xuyên tổ chức cuộc thi viết chữ đẹp theo từng học kì hoặc giao lưu trưng bày các bài viết chữ đẹp theo từng tháng, lưu lại những bài viết chữ đẹp để các lớp học sinh sau được xem và học tập. Thành lập CLB viết chữ đẹp hoặc dạy viết chữ đẹp ở các buổi 2. Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết trong quá trình dạy học nhiều năm qua. Tôi tin rằng không chỉ ở lớp 3, mà các lớp học khác cũng sẽ áp dụng được và tạo nên hiệu quả cho việc rèn chữ ở học sinh trường chúng ta. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là đề tài mang tính cá nhân không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự góp ý, bổ sung của Ban giám khảo và các thầy cô để báo cáo này được hoàn thiện hơn. Người thực hiện Bùi Thị Đào
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_chu_viet_cho_hoc.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 3.pdf