Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp trong môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 2
Năng lực giao tiếp là một trong những năng lực quan trọng của con người trong xã hội hiện nay. Không chỉ là cầu nối gắn kết mối quan hệ với mọi người mà năng lực giao tiếp còn là chìa khoá dẫn lối thành công trong mọi lĩnh vực. Giao tiếp tốt sẽ giúp chúng ta đạt được thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Để đạt được những mục tiêu trên, môn Tiếng Việt đã đóng một vai trò rất quan trọng. Khi học môn Tiếng Việt giúp cho các em hình thành và phát triển các kĩ năng (đọc, viết, nói và nghe) để học tập tốt các môn học khác và tham gia giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi đồng thời rèn luyện các thao tác tư duy. Thông qua môn Tiếng Việt, học sinh sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác, phù hợp trong mối quan hệ với người thân, cộng đồng, môi trường tự nhiên, biết sống tích cực, yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp. Dạy môn Tiếng Việt không có nghĩa là chỉ dạy các em kĩ năng đọc, viết, nghe mà dạy các em biết sử dụng những lời nói biểu cảm trong giao tiếp, hợp tác hằng ngày.
Trong những năm qua bên cạnh những học sinh mạnh dạn trong giao tiếp với bạn bè, với mọi người xung quanh thì vẫn còn không ít học sinh chưa biết giao tiếp theo những quy tắc tối thiểu trong gia đình, nhà trường và xã hội. Nhiều học sinh thiếu tự tin trong giao tiếp; lúng túng trước thầy cô, bạn bè. Nhiều em vốn từ còn hạn chế, chưa biết nói một câu trọn vẹn, đủ ý. Chính vì điều đó mà tôi muốn hướng tới mục đích là giáo dục các em trở thành con người mạnh dạn, tự tin, làm chủ trong giao tiếp với mọi người xung quanh
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp trong môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 2

và lắng nghe ý kiến của các bạn khác qua đó năng lực giao tiếp được phát huy và mở rộng. Ví dụ: Khi dạy bài: Viết đoạn văn tả một đồ vật - Tiếng Việt 2/ tập 2-trang 15. Bài tập 1: Quan sát các hình ảnh dưới đây. GV cho HS thảo luận nhóm kể tên các đồ vật có trong SGK và nêu được đặc điểm, công dụng của chúng trong đời sống hằng ngày. HS quan sát, chia sẻ những hiểu biết của mình về những đồ vật đó. Nón có hình chóp được dùng để che mưa, che nắng; mũ được đan bằng len dùng để đội đầu vào mùa lạnh ; Áo mưa thường được làm bằng ni lon có khả năng chống nước vô cùng hiệu quả. Bảo vệ cơ thể an toàn trước những hôm thời tiết xấu, mưa lớn , Từ kết quả thảo luận trên HS dễ dàng làm được bài tập 2: Viết 3-5 câu tả một đồ vật em cần dùng để tránh nắng hoặc tránh mưa. Ví dụ 2: Khi dạy bài: Mở rộng vốn từ giao tiếp, kết nối. Dấu chấm, dấu phẩy (Tiếng Việt 2/ tập 2- trang 89). Bài tập1: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi bạn nhỏ trong tranh. GV cho HS quan sát từng tranh và thảo luận hỏi - đáp theo nhóm bàn về hoạt động của các bạn theo từng tranh Mẫu: - Bạn nhỏ đang làm gì? - Bạn nhỏ đang đọc thư. . Thông qua hoạt động này, học sinh được tự nêu ý kiến của mình, mở rộng vốn từ và kĩ năng giao tiếp. Bài tập 2: Nói tiếp để hoàn thành câu nêu công dụng của đồ vật. Nhờ có điện thoại, em có thể (...). Nhờ có máy tính, em có thể (...). Nhờ có ti vi, em có thể (...). GV cho HS thảo luận nhóm 4 về công dụng của điện thoại, máy tính, ti vi. Sau đó cho HS chia sẻ ý kiến của mình trước lớp Mẫu: Nhờ có điện thoại, em có thể nói chuyện với bà nội ở quê. Bài tập 3: Chọn dấu câu thích hợp cho mỗi ô vuông trong đoạn văn sau. HS làm bài cá nhân, phiếu bài tập. HS chia sẻ bài của mình, các bạn khác nhận xét (bổ sung). HS nêu tác dụng của dấu phẩy, dấu chấm. GV nhận xét chốt lại. Qua các tiết học này các em đã được cung cấp thêm một vốn từ nhất định. HS được giao tiếp, chia sẻ ý kiến của mình trước lớp. Từ đó giúp HS tự tin nói trước đám đông kĩ năng giao tiếp được phát triến. Ví dụ 3: Khi dạy bài: Từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm; Câu nêu đặc điểm -Tiếng Việt 2/ tập 1- trang 100. Bài tập 2: Sắp xếp từ ngữ thành câu và viết câu vào vở. rất, mềm mại, chú gấu bông sặc sỡ, có nhiều màu sắc, đồ chơi lê-gô xinh xắn, bạn búp bê, và dễ thương Sau khi học sinh xác định được yêu cầu của bài, Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi. Giáo viên cho các nhóm hỏi - đáp lẫn nhau: Nhóm bạn sắp xếp các câu đó đã đúng chưa? Hình thức trình bày một câu đã chính xác chưa? Vì sao? Các câu trên là câu nêu đặc điểm, câu giới hiệu, câu nêu hoạt động? Vì sao các câu trên đều là câu nêu đặc điểm? Dựa vào dấu hiệu nào mà nhóm bạn biết được đó là các câu nêu đặc điểm? Sau đó, giáo viên chốt lại, cho học sinh làm vào vở. Qua hoạt động đó, học sinh được rèn kĩ năng giao tiếp, phát huy tính tích cực của mình để nắm chắc kiến thức bài học. Minh chứng về hiệu quả của biện pháp: Sau khi áp dụng các biện pháp vào trong giảng dạy tôi thu được kết quả như sau: Biểu đồ so sánh năng lực giao tiếp 14 12 14 12 11 10 9 8 8 7 [VALUE] 6 4 3 2 0 Nói mạch lạc diễn đạt tốt Nói đủ ý Nói chưa đủ ý Nhút nhát, ít phát biểu Đầu năm học Cuối HK II Sĩ số: 35 học sinh Nếu như trước đây khi chưa áp dụng các biện pháp này học sinh còn rất nhút nhát, rụt rè, chưa biết cách giao tiếp phù hợp. Sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên, tôi nhận thấy học sinh học tập tích cực, hứng thú, sôi nổi, hăng hái với các hoạt động học tập. So sánh kết quả đầu năm học và cuối học kì II, nhìn vào bảng số liệu thấy rõ số lượng học sinh nói mạch lạc diễn đạt tốt, nói đủ câu đủ ý đọc đúng ở thời điểm cuối học kì II đã tăng đáng kể so với thời điểm đầu năm học. Hiệu quả của sáng kiến : Trước khi áp dụng sáng kiến nhiều học sinh chưa mạnh dạn trong giao tiếp, sợ làm việc nhóm và thảo luận nhóm nên chưa thể hiện được tình đoàn kết, chưa thể hiện được tính chủ động, sáng tạo và tự chiếm lĩnh tri thức còn mang tính hình thức. Gia đình phụ huynh lo lắng, không yên tâm lao động sản xuất. Sáng kiến sau khi áp dụng đã đem lại hiệu quả rõ rệt, cụ thể như sau: Hiệu quả về khoa học Học sinh có sự sáng tạo, tự tin hợp tác, giao tiếp học hỏi lẫn nhau, tự tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức. Các em nhút nhát sẽ tự tin hơn. Học sinh hứng thú, vui vẻ tích cực trong học tập, tiết dạy sinh động và hiệu quả, lớp học trở nên thân thiện. Học sinh có sự đoàn kết, sự thông cảm, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ nhau giữa các đối tượng học sinh trong lớp. Học sinh phát triển năng lực tư duy. Tự phát hiện tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới. Hiệu quả về kinh tế Học sinh học tập tiếp thu bài tốt, làm ít sai sót không phải làm lại nhiều lần, không tốn giấy vở, bút viết, tiết kiệm tiền bạc cho gia đình , tham gia thi các cuộc thi sẽ có phần thưởng. Khi thấy con em mình học tập tiến bộ, phụ huynh yên tâm làm việc hơn sẽ nâng cao thu nhập kinh tế cho gia đình. Hiệu quả về xã hội Học sinh yêu quý trường, lớp sẽ không trốn học hạn chế các tệ nạn xã hội. Học sinh học tập tốt, thích chia sẻ những điều mình biết với người thân. Phụ huynh phấn khởi gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Tính khả thi của sáng kiến : - Từ kết quả trên đã cho thấy sáng kiến mà tôi đưa ra có hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên điều quan trọng là người giáo viên phải biết lựa chọn, vận dụng các sáng kiến linh hoạt hài hòa, hợp lý thì quá trình giảng dạy sẽ đạt hiệu quả cao. Trong suốt quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt, tôi thấy đây là biện pháp mới phù hợp với học sinh lớp 2, có thể được áp dụng rộng rãi trong các nhà trường nâng cao chất lượng dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh để đạt được mục tiêu giáo dục chương trình phổ thông mới. Thời gian thực hiện sáng kiến : - Từ ngày 6 tháng 9 năm 2023 đến ngày 16 tháng 4 năm 2024 Kinh phí thực hiện sáng kiến : Làm dụng cụ đóng vai, phô tô phiếu bài tập, phiếu khảo sát, in sáng kiến : 250.000 đồng PHẦN THỨ BA: KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT Đối với tổ chuyên môn: Nên xây dựng, tổ chức thêm nhiều tiết chuyên đề môn Tiếng Việt để học sinh có nhiều cơ hội học tập, phát triển năng lực giao tiếp. Đối với Lãnh đạo nhà trường: Tạo điều kiện về thời gian, về cơ sở vật chất, để giáo viên và học sinh có thể học tập, nâng cao kiến thức trong và ngoài dạy học tạo cho các em những sân chơi để các em có điều kiện thể hiện năng lực giao tiếp của bản thân. Trên đây là “Biện pháp phát triển năng lực giao tiếp trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 2” được tôi áp dụng hiệu quả cho học sinh tại lớp 2A1 Trường tiểu học Vân Hòa Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực Xác nhận của cơ quan Vân Hòa, ngày 06 tháng 05 năm 2024 Giáo viên Nguyễn Thị Thuận TÀI LIỆU THAM KHẢO SGV, SGK - Tiếng Việt 2 (Tập 1, tập 2 – Bộ sách KNTT) Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Dạy học phát triển năng lực môn Tiếng Việt Tiểu học - Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội Hướng dẫn dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 - Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội Giúp em học tốt Tiếng Việt 2 - Nhà xuất bản Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học- Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HỌA Thứ Hai, ngày 23 tháng 10 năm 2023 TIẾNG VIỆT Tiết 71. ĐỌC: CUỐN SÁCH CỦA EM (Tiết 1) HỌC Ở THƯ VIỆN A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Đọc đúng rõ ràng một văn bản thông tin ngắn, đặc điểm của văn bản thông tin. Hiểu nội dung bài: Các đơn vị xuất bản sách thiếu nhi, cấu trúc một cuốn sách, các công đoạn để tạo ra một cuốn sách. HS xuống thư viện để tìm hiểu thêm một số truyện, sách báo. Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác. Biết giữ gìn sách vở gọn gàng, ngăn nắp. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. HS: SGK CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Tiết 1 Hoạt động của HS Khởi động: Cho HS xuống thư viện HS hát bài “Trang sách yêu em” - tác giả Lê Vinh Phúc. GV dẫn dắt, giới thiệu bài. Hình thành kiến thức mới: *Hoạt động 1: Đọc văn bản. GV đọc mẫu: ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. Luyện đọc câu dài: Tên sách/ là hàng chữ lớn ở khoảng giữa bìa sách,/ thường chứa đựng/ rất nhiều ý nghĩa.// Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: nhà xuất bản, mục lục. HDHS chia đoạn: (3 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến viết về điều gì. + Đoạn 2: Tiếp cho đến phía dưới bìa sách. HS xuống thư viện HS khởi động cùng bài hát. Cả lớp đọc thầm. HS đọc câu dài Phát hiện từ khó đọc và đọc. 2-3 HS đọc. + Đoạn 3: Từ phần lớn các cuốn sách đến hết. Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn (nhóm đôi). GV tuyên dương HS đọc tiến bộ. *Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi GV chiếu yêu cầu lên bảng GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.64. GV HDHS trả lời từng câu hỏi . GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. GV chốt câu trả lời đúng. Nhận xét, tuyên dương HS. * Thư viện: GV chia lớp làm 4 nhóm. Giao nhiệm vụ cho các nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu 1-3 cuốn sách với nội dung sau: Tên sách, tác giả, nhà xuất bản, mục lục. + Nhóm 1: Tìm sách ở vị trí khu A. + Nhóm 2: Tìm sách ở vị trí khu B + Nhóm 3: Tìm sách ở vị trí khu C + Nhóm 4: Tìm sách ở vị trí khu D Nhóm em đã tìm hiểu cuốn sách nào? Tên những cuốn sách đó là gì? GV nhận xét, tuyên dương nhóm thực hiện tốt, Khích lệ một số em có tiến bộ. HS tìm hiểu thêm tên sách, tên tác giả các cuốn sách khác trong thư viện. 4. Vận dụng, trải nghiệm: - Hôm nay em học bài gì? HS chia đoạn HS đọc nối tiếp đoạn. 2-3 HS luyện đọc. HS lần lượt đọc các câu hỏi. HS chia sẻ ý kiến HS các nhóm thực hiện nhiệm di chuyển về khu vực theo yêu cầu. HS chia sẻ một bạn hỏi, một bạn trả lời. VD: Hỏi: Tên tác giả được đặt ở đâu? Trả lời: Tên sách được đặt ở phía trên bìa sách. Hỏi: Cuốn sách của bạn mang tên nhà Xuất bản nào? Trả lời: Cuốn sách của tớ mang tên nhà Xuất bản Kim Đồng. HS thực hiện Hưởng ứng tuần lễ: “Học tập suốt đời” các con hãy chăm chỉ đọc sách. Đọc sách là cách tốt nhất giúp các con có nhiều kiến thức. GV nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau HS trả lời HS thực hiện ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (Nếu có) . ..... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CỘNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Hội đồng Khoa học chấm sáng kiến ngành GDTH huyện Ba Vì. - Hội đồng Khoa học xét duyệt SKKN Trường Tiểu học Vân Hòa. Họ và tên Ngày sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tên sáng kiến Biện pháp phát triển Nguyễn Thị Thuận 24/09/1979 Trường Tiểu học Vân Hòa Giáo viên Đại học năng lực giao tiếp trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt lớp 2 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 6/9/2023 Mô tả bản chất của sáng kiến: Sáng kiến này đã chỉ ra được những giải pháp mới và áp dụng vào phát triển năng lực giao tiếp trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 2. Các giải pháp này đã phát huy được tính tự chủ, năng lực ngôn ngữ trong giao tiếp của tất cả các đối tượng học sinh trong lớp. Nâng cao chất lượng cho học sinh trong dạy học. Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng trình bày kết quả nhận thức của mình bằng lời nói, hành động, cử chỉ,. Hình thành ở các em sự tự tin giao tiếp trước đám đông, nhờ đó các em mạnh dạn khi chia sẻ ý kiến của mình. Từ đó giúp các em mở rộng thêm vốn từ ngữ hoàn chỉnh câu nói của mình tốt hơn. Những thông tin cần bảo mật: Không Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Để sáng kiến được áp dụng có hiệu quả, cần có sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, Tổ chuyên môn và sự nỗ lực, sáng tạo, tình yêu nghề, yêu thương học sinh của Giáo viên. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sau một thời gian áp dụng các Biện pháp phát triển năng lực giao tiếp trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 tôi đã giúp HS phát triển khả năng giao tếp cũng như vốn từ ngữ. Nhờ đó phong trào học tập tiến bộ rất nhiều. Trong các giờ học các em tập trung rất cao, thảo luận sôi nổi, tích cực tham gia trò chơi và các em cũng ham tìm tòi đọc sách, đọc truyện. Một số em còn trở nên mạnh dạn, thường tự đưa ra thắc mắc hỏi thầy cô, bạn bè hoặc tự tìm tòi tài liệu để hỏi đố bạn, tạo tinh thần học tập sinh động, tích cực hơn. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu hoặc áp dụng thử nếu có: Không Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Không Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Xác nhận của cơ quan Vân Hòa, ngày 06 tháng 05 năm 2024 Người nộp đơn Nguyễn Thị Thuận UBND HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC VÂN HÒA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ Họ tên tác giả : Nguyễn Thị Thuận Tên đề tài: Biện pháp phát triển năng lực giao tiếp trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 Lĩnh vực: Giảng dạy môn Tiếng Việt STT Tiêu chuẩn Điểm tối đa 1 Sáng kiến có tính mới 1.1 Hoàn toàn mới, được áp dụng đầu tiên 1.2 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ khá 1.3 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình 1.4 Không có tính mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã có trước Nhận xét: . ....................................................................................................................................... .. 2 Sáng kiến có tính áp dụng 2.1 Có khả năng áp dụng trong phạm vi toàn ngành hoặc rộng hơn 2.2 Có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể nhân ra một số đơn vị có cùng điều kiện 2.3 Có khả năng áp dụng trong đơn vị 2.4 Không có khả năng áp dụng trong đơn vị Nhận xét: . ....................................................................................................................................... .. 3 Sáng kiến có tính hiệu quả 3.1 Có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội, có tính lan tỏa 3.2 Có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội 3.3 Có hiệu quả, lợi ích phù hợp với mức độ phù hợp tại đơn vị 3.4 Không có hiệu quả cụ thể Nhận xét: . ....................................................................................................................................... 4 Điểm trình bày 4.1 Trình bày khoa học, hợp lý 4.2 Trình bày chưa khoa học, chưa hợp lý Nhận xét: . Tổng cộng: Đánh giá: □ Đạt (>70 điểm) □ Không đạt CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CƠ SỞ MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 III KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2 IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 V PHẠM VI – GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 2 B. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG 2 I CƠ SỞ LÍ LUẬN 2 II THỰC TRẠNG 2 III NỘI DUNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 4 IV MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP 15 V HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN 15 VI TÍNH KHẢ THI CỦA SÁNG KIẾN 16 VII THỜI GIAN THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 16 VIII KINH PHÍ THỰC HIỆN SANG KIẾN 16 C. PHẦN THỨ BA: KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 17
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_nang_luc_g.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp trong môn Tiếng Việt cho học si.pdf