Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy biện pháp so sánh cho học sinh Lớp 3
Trong chương trình Luyện từ và câu lớp 3 học sinh được học một số loại bài cơ bản sau:
* Mở rộng, hệ thống hoá, tích cực hoá vốn từ:
- Bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm.
- Bài tập phân loại, hệ thống hoá vốn từ.
- Bài tập về nghĩa của từ.
- Bài tập sử dụng từ.
* Làm quen với một số biện pháp tu từ:
- Bài tập nhận biết, nhận diện biện pháp tu từ so sánh.
- Bài tập vận dụng, sử dụng biện pháp tu từ so sánh vào việc dùng từ, đặt câu.
- Bài tập nhận biết biện pháp tu từ nhân hoá.
- Bài tập vận dụng biện pháp tu từ nhân hoá.
* Bài tập về kiểu câu và các thành phần của câu:
- Về kiểu câu, luyên đặt câu theo mô hình cấu tạo đã được học ở lớp 2: Ai - là gì? ( Danh từ - là danh từ ), Ai - làm gì? ( Danh từ - động từ ), Ai - thế nào? (Danh từ – tính từ).
- Về thành phần câu, học sinh biết đặt câu hỏi cho bộ phận câu và mở rộng câu bằng trạng ngữ của câu, phụ ngữ của cụm từ.
* Ôn luyện về một số dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than (đã được học ở lớp 2); học thêm dấu hai chấm.
Qua nhiều năm giảng dạy Luyện từ và câu ở lớp 3, tôi thấy để dạy cho học sinh nhận biết chính xác biện pháp tu từ so sánh và vận dụng hiệu quả biện pháp này là tương đối khó khăn. Nhiều học sinh trong giờ học không tích cực học tập, suy nghĩ. Do đó xây dựng hình ảnh còn vụng, nhận biết hình ảnh còn nhầm lẫn.
Những khó khăn trên đây là cơ sở để tôi tìm ra các biện pháp khắc phục giúp các em húng thú hơn khi học phân môn Luyện từ và câu. Từ đó các kĩ năng nhận biết và vận dụng biện pháp tu từ so sánh được nâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tốt môn này nói riêng và Tiếng Việt nói chung.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy biện pháp so sánh cho học sinh Lớp 3

Lần thứ 5: Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến lá nhọn dài, trông xa như........... Đội 1: Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến lá nhọn dài, trông xa như một bàn tay vẫy. Đội 2: Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiênứ lá nhọn dài, trông xa như mặt trời. Việc học tập dưới hình thức chơi trò chơi như thế này giúp HS tiếp thu kiến thức một cách chủ động, phát huy tính sáng tạo của các em. 2.5. Dạy vận dụng hình ảnh so sánh trong nguyên tắc tích hợp với phân môn Tập làm văn. Nếu GV dạy tốt phân môn Luyện từ và câu thì chắc chắn rằng các em sẽ học tốt phân môn Tập làm văn bởi vì môn Luyện từ và câu mở rộng cho HS vốn từ ngữ, củng cố cho các em một số mẫu câu đơn giản, hướng dẫn cách sử dụng dấu câu, đặc biệt nó giúp HS viết được những câu văn giàu hình ảnh, gợi tả nhờ bước đầu làm quen với biện pháp tu từ so sánh. Chính vì vậy ta có thể nói 2 phân môn này có quan hệ tương đối chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn: Khi dạy bài Tập làm văn tuần 11 yêu cầu HS “ Nói về quê hương” qua bài tập số 2, tôi hướng dẫn cấc em như sau: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Các con hãy nói những suy nghĩ của mình về quê hương qua bài tập số 2? - Cô mời 1 bạn đọc giúp cô yêu cầu bài tập số 2 - Mở bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi gợi ý - Hãy nói cho cô và các bạn biết quê hương con ở đâu? - Con yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương? - Con thấy cánh đồng lúa như thế nào? - Vì sao con thích dòng sông quê hương? - Luỹ tre, con đê có gì làm con thích thú đến vậy? - Đường phố, nhà cửa của quê hương con có gì hay, hãy nói cho cô và các bạn cùng biết? - Tình cảm của con với quê hương như thế nào? - Bây giờ chúng mình cùng kể cho nhau nghe về quê mình - gọi HS kể về Hà Nội - Bạn đã kể cảnh vật ở đâu? - Trong bài, bạn đã nhắc đến cảnh vật gì? - GV ghi lên bảng một số từ ngữ gợi tả ( đường phố: đông vui, huyên náo, hồ Hoàn Kiếm như tấm gương.. ) - Gọi 1 HS kể về nông thôn - Bài của bạn kể về những cảnh ở vùng nào? - GV ghi bảng những từ ngữ gợi tả, các hình ảnh đẹp (cánh đồng như một tấm thảm ) - Gọi 1 HS khác cũng nói về nông thôn - Bài của bạn nhắc đến những cảnh vật nào khác với các bạn trước? - GV ghi bảng (tươi thắm, xanh ngắt) - Con thích nhất hình ảnh nào trong bài của bạn? - Gọi 1 HS khác nói về vùng biển - Quê bạn ở đâu? - Ở vùng biển cảnh vật có gì khác vùng đồng bằng? - Bạn tả sóng biển như thế nào? - Như vậy cô và các con, chúng mình đã cùng nhau tới thăm quê hương của một số bạn với những cảnh đẹp rất đặc trưng cho từng vùng. Qua đây chúng ta thấy quê hương của các bạn thật là đẹp phải không? Cô khen nhiều bạn chuẩn bị bài tốt, kể được nhiều cảnh vật nổi bật của quê hương mình đặc biệt có rất nhiều bạn đã sử dụng tốt biện pháp so sánh khi miêu tả cảnh vật ở quê hương, làm cho cảnh vật ấy thêm đẹp, thêm sinh động và đáng yêu, các con hãy cố gắng phát huy ưu điểm này ở các bài văn sau. - Quê em ở đâu? Em yêu nhất cảnh vậy gì ở quê hương em? Cảnh vật đó có gì đáng nhớ? Tình cảm của em đối với quê hương như thế nào? - 3 - 4 em nói: Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định.. - Nhiều HS kể tên các cảnh vật khác nhau - HS1: Cánh đồng lúa - Vào mùa sắp thu hoạch, cánh đồng lúa trải rộng trông như một tấm thảm màu vàng. - HS2: Con thích dòng sông - Dòng sông Hồng uốn lượn như một dải lụa, quanh năm đỏ nặng phù sa - HS3: Con thích luỹ tre, con đê - Rặng tre bao bọc quanh làng cao vút, khi có gió nó đu đưa tạo ra âm thanh rì rầm như tiếng ai đang trò chuyện, con đê dài tưởng chừng như vô tận. - HS4: Con thích đường phố, nhà cửa - Đường phố ban ngày người và xe đi lại đông như mắc cửi, nhà cửa ở đó mọc lên san sát. - yêu quý, tự hào,. - Hà Nội - Ban ngày đường phố đông vui, huyên náo, xe cộ đi lại như mắc cửi. Ban đêm, đèn điện sáng như sao sa. Hồ Hoàn Kiếm có mặt nước trong xanh phẳng lặng như một tấm gương bầu dục khổng lồ. - Nông thôn - Cánh đồng lúa đang thì con gái như một tấm thảm màu xanh trải rộng. - Cánh đồng rau xanh ngắt, những ruộng hoa đang đua nhau khoe sắc. - Con đường làng mềm như một dải lụa. - Vùng biển - Có rừng thông, sóng biển - Từng đợt sóng biển xô vào bờ cát hệt như đám trẻ con đang chơi trò đuổi nhau Trên đây là một giờ học Tập làm văn mà trong bài giảng có sự tích hợp với việc dạy HS vận dụng biện pháp tu từ so sánh. Việc dạy HS vận dụng biện pháp tu từ so sánh trong nguyên tắc tích hợp phân môn Tập làm văn được tôi chú ý trong các tiết đặc biệt là các tiết có dạng bài như trên. Bởi vì đây chính là phân môn giúp HS rèn luyện tốt nhất, hiệu quả nhất biện pháp tu từ so sánh đồng thời nó rèn luyện cho các em khả năng tư duy, bồi dưỡng trí tưởng tượng phong phú, bồi dưỡng tình yêu cái đẹp, giúp HS cảm thụ vẻ đẹp trong văn học, trong tiếng Việt. Từ đó giúp các em hứng thú với môn Tiếng Việt nói chung, Phân môn Luyện từ và câu nói riêng. CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU BÀI : SO SÁNH - DẤU CHẤM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết thêm phép so sánh mới âm thanh với âm thanh - Luyện tập cách sử dụng dấu chấm trong một đoạn văn 2. Kĩ năng: - Có ý thức sử dụng biện pháp tu từ so sánh khi nói và viết 3. Thái độ: - Thấy được vẻ đẹp của các câu thơ, văn khi sử dụng biện pháp tu từ so sánh II. Đồ dùng dạy học: - Máy tính, phấn màu III. Các hoạt động dạy học: Thời gian Nội dung các hoạt động Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng Đồ dùng 5, 30 , 1.KTBC: tiết ôn tập 2. Bài mới: a, Giới thiệu bài: b, Giảng bài: Phần 1: Tìm hiểu về so sánh - Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi - Bài 2: Hãy tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, câu văn dưới đây: Phần 2: Dấu chấm - Bài 3: Ngắt đoạn dưới đây thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả: 3. Củng cố – dặn dò: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Tìm sự vật được so sánh với nhau trong câu văn sau: - Cầu Thê Húc màu son cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. - Nhận xét bài làm của bạn? - Cô cũng nhất trí với ý kiến của các con & đây chính là đáp án của bài. 2. Điền từ ngữ thích hợp để tạo câu văn có hình ảnh so sánh: - Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như........ - Hãy nhận xét bài làm của bạn? Vì sao con đồng ý với bạn? - Ngoài cách điền của bạn ra con còn có cách điền nào khác? - Nhận xét phần kiểm tra bài cũ. - Trong các tiết học trước các con đã được làm quen với biện pháp tu từ so sánh. Trong tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về so sánh – sâu đó luyện tập sử dụng dấu chấm vào đoạn văn. - GV ghi đầu bài lên bảng Cô mời 1 bạn đọc yêu cầu bài tập số 1 - Bài có mấy yêu cầu? Đó là những yêu cầu nào? - Cô mời 1 bạn đọc thật hay cho cô khổ thơ - 1 bạn đọc câu hỏi - Thảo luận nhóm đôi trong thời gian 2 phút - Cô muốn biết kết quả thảo luận của các nhóm. Cô mời nhóm..... * Cô cũng đồng ý với các con & đây chính là đáp án của bài GV chỉ trên đoạn băng và giới thiệu về rừng cọ - Trong đoạn thơ trên, tác giả đã dùng từ nào để chỉ sự so sánh? * Tiếng mưa, tiếng thác, tiếng gió ... là những từ chỉ âm thanh. Bạn nào giỏi hãy cho cô biết hôm nay cô dạy phép so sánh gì? Chuyển: Phép so sánh này được sử dụng nhiều trong các câu thơ, câu văn. Những âm thanh nào được so sánh với nhau, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài 2 - Bài 2 yêu cầu con điều gì? - Thảo luận nhóm đôi trong thời gian 2 phút, các con dùng bút chì gạch chân dưới những âm thanh được so sánh với nhau từ chỉ sự so sánh khoanh tròn. - Cô khen các nhóm hoạt động rất sôi nổi, bây giờ các con hãy báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình cho cô và các bạn cùng nghe nào. Cô mời đại diện nhóm... - GV chốt kết quả bài và đưa ra đáp án - Hãy nhắc lại cho cô trong phần a những âm thanh nào được so sánh với nhau? * Các con thấy Nguyễn Trãi đã so sánh tiếng suối Côn Sơn chảy với tiếng đàn cầm. Hai âm thanh này có nét giống nhau đều chỉ âm thanh liên tục, đều đều và rất êm tai. Nó giúp chúng ta hình dung ngay một thiếu nữ yểu điệu đang ngồi đánh đàn với những ngón tay thon nhỏ làm ngân vang thanh âm êm ái, quyến rũ. Cũng là tả tiếng suối nhưng Bác Hồ lại so sánh tiếng suối với tiếng hát xa. Sự so sánh này giúp con hình dung âm thanh của tiếng suối như thế nào? Còn phần c, nhà văn Đoàn Giỏi tả tiếng chim kêu trong khu rừng Năm Can với tiếng sóc những rổ tiền đồng. GV cho HS nghe tiếng chim trong khu rừng Năm Can qua đoạn băng sau đó GV dùng rổ tiền xu xóc cho các em nghe. Vậy con hình dung tiếng chim kêu như thế nào? - Các hình ảnh so sánh trên thuộc phép so sánh nào? - Để viết câu văn có hình ảnh so sánh âm thanh với âm thanh con cần lưu ý gì? - Các hình ảnh so sánh hôm nay học có gì khác hình ảnh so sánh tiết trước ở điểm nào? * Phép so sánh âm thanh với âm thanh giúp chúng ta hình dung được cụ thể âm thanh mà tác giả cần miêu tả. Khi viết câu văn nếu các con biết sử dụng phép so sánh này thì câu văn sẽ hay hơn, sinh động hơn, có sức gợi cảm trong lòng người nghe. - Đặt cho cô 1 câu trong đó có sử dụng phép so sánh âm thanh với âm thanh. * Các con đã học bài tập đọc “ Cuộc họp của chữ viết” và thấy bạn Hoàng vì đặt sai dấu chấm làm sai lệch nội dung khiến câu và đoạn văn trở lên buồn cười. Để giúp các con đặt dấu chấm đúng khi viết cô mời 1 bạn đọc yêu cầu bài 3. - Bài có mấy yêu cầu? Đó là những yêu cầu nào? - Dùng bút chì gạch chéo ngắt đoạn văn thành 5 câu vào trong SGK sau đó viết vào vở. - Lấy vở của HS chữa bài - Nhận xét bài làm của bạn? - GV đưa ra đáp án - Để làm được bài tập trên con cần lưu ý gì? - Khi đọc gặp dấu chấm con đọc như thế nào? - Các câu văn trên thuộc mẫu câu gì? - Ai là từ chỉ gì? - “ Làm gì” là từ chỉ gì? - Cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh – Ai đúng” - Cô mời 1 bạn đọc yêu cầu trò chơi - Thảo luận nhóm ba - Cho 2 nhóm lên thi tiếp sức – GV phổ biến luật chơi ( lưu ý các em chỉ cần viết chẳng hạn : a - 1....) và ra hiệu lệnh cho các em chơi: “ Nào chúng mình cùng bắt đầu chơi nhé! ” - Cô mời con đọc câu sau khi con đã chọn - Nhận xét các câu bạn vừa điền? - Cho HS phỏng vấn nhau: + Bạn hãy cho tôi biết vì sao bạn điền “ Tiếng ve kêu râm ran như một dàn nhạc giao hưởng.”? - Cô cũng nhất trí với phần nhận xét của nhóm bạn? - GV chúc mừng đội chiến thắng - Các hình ảnh so sánh trên thuộc phép so sánh nào? - Khi viết câu có hình ảnh so sánh âm thanh với âm thanh con cần lưu ý gì? - Khi nào con sử dụng dấu chấm? - Nhận xét giờ học. - HS làm miệng: Cầu Thê Húc- con tôm - HS làm miệng - 2 sự vật đó có nét giống nhau - lưỡi liềm - HS ghi vở - 1 HS đọc - có 2 yêu cầu - đọc và trả lời câu hỏi - 1 HS đọc - HS đọc - HS thảo luận nhóm đôi - từ như - âm thanh - âm thanh - 1 HS đọc - tìm những âm thanh được so sánh với nhau - Thảo luận nhóm đôi - Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận - tiếng suối chảy- tiếng đàn cầm - trong trẻo và ngân vang xa - tiếng chim kêu vang và ta hình dung được đàn chim rất đông đúc - âm thanh - âm thanh - có 2 âm thanh - 2 âm thanh đó có nét giống nhau - thường có từ so sánh - HS trả lời miệng 2 HS đặt câu - 1 HS đọc - 2 yêu cầu – ngắt đoạn văn thành 5 câu – chép lại cho đúng chính tả - Đọc kĩ đoạn văn nhiều lần, lưu ý những chỗ ngắt giọng tự nhiên - Xem câu đó có diễn đạt trọn vẹn một ý chưa? - Khi viết cần viết hoa chữ cái đầu, đặt dấu chấm gần sát chữ bên trái - con phải nghỉ hơi - Ai làm gì? - là từ chỉ người - là từ chỉ hoạt động - Chọn các từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ chấm để tạo thành các câu văn có hình ảnh so sánh: a, Tiếng ve kêu râm ran như..... b, Tiếng gió thổi vi vu như.... c, .....ríu rít như tiếng chim. ( 1. Tiếng chuyện trò của bầy trẻ 2. một dàn nhạc giao hưởng 3. tiếng sáo ) - âm thanh tiếng ve kêu giống như âm thanh phát ra từ dàn nhạc - âm thanh - âm thanh - diễn đạt trọn vẹn một ý Slide2 Slide3 - HS khá Slide4 Slide5 Slide6 Slide7 - HS giỏi Slide8 Slide9 - HS khá Slide10 - HS giỏi - HS TB - HS giỏi Slide11 - HS giỏi Slide12 Slide13 Slide14 -HSTB Slide15 Slide16 Slide17 Slide18 Slide19 Slide20 Slide21 Slide22 Slide23 Bài khảo sát cuối giờ: Bài 1: Hãy tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong các câu dưới đây: - Tiếng vịt ăn ở mảnh ruộng mới gặt xong nghe rào rào như tiếng mưa rơi. - Gió trước còn hiu hiu mát mẻ, sau bỗng ào ào kéo đến như tiếng thác chảy nghe tận đằng xa. - Thì thào như đánh bạc giả. Bài 2: Hãy đặt 1 câu trong đó có sử dụng phép so sánh âm thanh với âm thanh IV: KẾT QUẢ Sau khi tổ chức dạy thực nghiệm cho giáo án trên đây và cho làm bài kiểm tra tôi thu được kết quả như sau: 30% HS vận dụng tốt 70% HS biết vận dụng Cho đến nay nhờ sự kiên trì vận dụng và có kế hoạch bồi dưỡng từng bước cho các em nên HS lớp tôi đã có thói quen sử dụng hợp lí, có hiệu quả biện pháp tu từ so sánh. Không khí giờ học sôi nổi, HS mạnh dạn dần trong giao tiếp, tích cực, chủ động trong học tập, kết quả HS dần dần được nâng lên thể hiện rõ qua các bài kiểm tra Tiếng Việt các đợt: C.KẾT LUẬN Phân môn Luyện từ và câu đóng góp một vai trò quan trọng trong việc giúp HS sử dụng tiếng Việt để nói và viết. Với tính chất thực hành, sáng tạo nó dòi hỏi HS phải tích cực tư duy, huy động vốn kiến thức về nhiều mặt. Do đó rèn kĩ năng nhận biết và vận dụng hình ảnh so sánh được coi là một nhiện vụ tương đối quan trọng trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3. Tuy nhiên qua thực tế giảng dạy và tham khảo ý kiến đồng nghiệp tôi thấy việc dạy cho HS nhận biết và vận dụng hình ảnh so sánh còn gặp khó khăn. Sỡ dĩ là do câc em nắm cấu trúc của hình ảnh so sánh còn chưa chắc, thường hay nhận biết hình ảnh so sánh thông qua các dấu hiệu thông thường mà không tính đến các trường hợp đặc biệt, ít chịu đọc, ngại vận dụng, ngại tư duy Vì vậy qua nhiều năm giảng dạy ở khối lớp 3, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhằm giúp HS nâng cao hiệu quả nhận biết và vân dụng biện pháp tu từ so sánh cho HS lớp 3 là: - Nghiên cứu kĩ bài dạy để thấy trọng tâm kiến thức cần truyền đạt, từ đó lựa chọn câu hỏi gọn, dễ hiểu giúp các em phát hiện kiến thức một cách tự nhiên. - Qua mỗi bài tập GV phải khắc sâu cho các em kiến thức cần ghi nhớ. - Thường xuyên cho các em vận dụng biện pháp tu từ so sánh trong tất cả các môn học khi nói và viết. - Sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí đặc biệt là các phương tiện dạy học hiện đại. Mặc dù còn có hạn chế song tôi hi vọng với kinh nghiệm “ Rèn kĩ năng nhận biết và vân dụng biện pháp tu từ so sánh cho HS lớp 3” sẽ góp phần thiết thực giúp các em học tốt môn học này.Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục quận Long Biên nói riêng và thủ đô Hà Nội nói chung. Xin chân thành cảm ơn. TÀI LIÊỤ THAM KHẢO SGK và SGV Tiếng Việt 3 ( nguyễn Minh Thuyết – chủ biên – Hoàng Hoà bình – Trần Mạnh Hưởng – Lê Thị Tuyết Mai – Trịnh Mạnh ) Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học (Trần Mạnh Hưởng) 3. Hỏi - đáp về dạy học Tiễng Việt 3 (Nguyễn Minh Thuyết - chủ biên – Hoàng Hoà Bình – Trần Mạnh Hưởng – Trịnh Mạnh Đào Ngọc – Trần Thị Minh Phương – Lê hữu Tỉnh – Nguyễn Trí ) 4.Vở bài tập Tiếng Việt 3 – Tập 1 – ( Nguyễn Minh Thuyết – chủ biên – Hoàng Hòa Bình – Trần Mạnh Hưởng – Lê Thị Tuyết Mai – Trịnh Mạnh )
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qu.docx