Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1

Tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập – âm tiết tính. Trong hệ thống các đơn vị ngữ âm tiếng Việt, âm tiết có vị trí đặc biệt quan trọng. Âm tiết biểu hiện tập trung nhất, đầy đủ nhất những đặc điểm của tiếng Việt về mặt ngữ âm. Đồng thời, âm tiết là đơn vị cơ bản trên bình diện biểu hiện của hệ thống các đơn vị ngữ pháp và hệ thống các đơn vị từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt. Âm tiết tiếng Việt có thể trực tiếp mang nghĩa và có kích thước giới hạn trùng với kích thước giới hạn của các đơn vị từ vựng và ngữ pháp: hình vị, từ, câu, …Ở Tiểu học, âm tiết còn được gọi là tiếng, đơn vị quen thuộc với các em học sinh.

Như vậy, chính tả tiếng Việt về cơ bản là chính tả âm tiết. Viết đúng chính tả tiếng Việt chủ yếu là biết viết đúng các tổ hợp chữ cái ghi âm tiết. Do đó việc lựa chọn chữ âm – tiết làm đơn vị để dạy trong quá trình dạy tiếng Việt nói chung, dạy các bài tập Tiếng Việt nói riêng, cần được coi là vấn đề hiển nhiên và rõ ràng.

Chữ Quốc ngữ được xây dựng trên cơ sở của bộ chữ cái La tinh gồm 26 kí hiệu cơ bản. Mỗi kí hiệu biểu hiện một âm vị tương ứng trong ngôn ngữ. Vì thế, chữ viết tiếng Việt là một chữ được ghi âm tương đối hợp lí. Ở cấp độ âm tiết, nói chung có sự đối ứng một - một giữa âm và chữ “phát âm thế nào thì viết thế ấy”. Đối với người Việt Nam, có một số lượng lớn âm tiết mà ai cũng có thể viết đúng chính tả dễ dàng. Như vậy, về cơ bản, chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau. Trong tiết bài tập hay tập chép hoặc nghe - viết, học sinh sẽ xác định được cách viết đúng (đúng chính tả) bằng việc tiếp nhận chính xác âm thanh.

Chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm nhưng trong thực tế muốn viết đúng chính tả, việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa từ là một trong những cơ sở giúp người học viết đúng chính tả. Vì vậy, việc đặt một hình thức ngữ âm nào đó trong từ (mỗi từ gắn với một nghĩa xác định) sẽ giúp học sinh dễ dàng viết đúng chính tả.

docx 28 trang Thu Nga 15/04/2025 130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1
 đúng với nguyên âm, vần tạo thành các từ, tiếng có nghĩa, từ đó rèn được kĩ năng viết đúng. 
b) Chuẩn bị: Các ngôi nhà được cắt bằng giấy có chữ còn thiếu các phụ âm đầu mà HS dễ lẫn cần rèn để viết đúng. Các thẻ chữ là các phụ âm đó. 
c) Cách tiến hành GV lựa chọn 2 đội tham gia chơi (số người phù hợp với số thẻ, số ngôi nhà đã chuẩn bị), các đội tự đặt tên, mỗi đội từ 3 đến 4 em, quy định thời gian chơi. GV gắn lên bảng những hình vẽ ngôi nhà có chữ còn thiếu các âm đầu và các thẻ chữ còn chứa các phụ âm đó. Hai đội chơi thi đua gắn đúng thẻ chữ vào ngôi nhà thích hợp. Kết thúc trò chơi đội nào nhanh, đúng nhiều hơn sẽ thắng cuộc. Đội nhanh nhưng sai nhiều hơn vẫn bị thua. 
d) Ứng dụng trò chơi này trong một số bài sau:
 Tập chép: Con mèo mà trèo cây cau (để rèn kĩ năng viết đúng ng/ngh). 
Tập chép: Chim sâu (để rèn kĩ năng phân biệt c/k).
 Tập chép: Rùa con đi chợ (để rèn kĩ năng phân biệt ng/ngh).
 Tập chép: Dàn đồng ca mùa hạ (để rèn kĩ năng phân biệt g/gh).
 Nghe – viết: Cô giáo với mùa thu (phân biệt g/gh).
e) Minh họa
 Ứng dụng trò chơi tìm nhà cho chữ trong bài tập chép: Rùa con đi chợ, phân biệt ng/ngh, danh sách HS tổ 1 và tổ 2 lớp 1B” để HS rèn kĩ năng viết đúng 2 phụ âm đầu dễ lẫn ngh và ng. 
..ỉ hè
ng
Chuẩn bị: GV chuẩn bị 10 thẻ chữ ngh/ngh. 10 thẻ chữ có chứa các từ hoặc tiếng còn thiếu âm ng/ngh. 
Tre .à
ngh
..ệ sĩ
ng
ngh
ủ say
ngh
..é ọ
ng
Cá .ừ
Cách chơi: GV chọn ra 2 đội tham gia chơi, mỗi đội 3 em các em còn lại theo dõi cổ vũ. GV tiến hành gắn lên bảng những hình vẽ ngôi nhà có chữ còn thiếu âm ng/ngh. Học sinh thi đua gắn thẻ chữ ng/ngh sao cho thích hợp.
Kết thúc trò chơi đội nào nhanh, đúng sẽ thắng. Đội nhanh nhưng đúng ít hơn đội kia cũng bị thua. GV tiến hành nhận xét quá trình tham gia của HS, nêu lại quy tắc kết hợp của ngh/ng với các âm vần để tạo thành các từ, tiếng đúng chính tả và có nghĩa (trước i, e, ê viết ngh; còn những trường hợp khác viết ng). Chỉ trực tiếp với các từ trong trò chơi để học sinh nhớ.
 Chú ý: Khi tổ chức trò chơi này, GV phải có kĩ năng bao quát lớp không để HS gây ồn. Tổ chức cho HS tham gia chơi theo thứ tự, không để các em chen lấn nhau. Kết thúc trò chơi GV nên cho HS nhắc lại hoặc hình thành quy tắc chính tả. 
	3.3.2. Trò chơi áp dụng cho dạng bài chính tả sửa lỗi phần vần
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Tìm trong bài đọc “Thầy giáo” và viết lại:
1 tiếng có vần ai.
2 tiếng có vần ay.
M: lại, may - quay.
	(Tiếng Việt 1 – tập 2)
Bài tập 2: Tìm trong bài đọc “Cuộc thi không thành” và viết lại:
1 tiếng có vần uôi.
1 tiếng có vần uây.
M: đuôi, nguẩy.
 (Tiếng Việt 1 – tập 2)
Bài tập dùng để tổ chức trò chơi là bài tập được sử dụng rất phổ biến trong các bài tập Tiếng Việt. Bài tập này được sử dụng ở giữa hoặc cuối tiết học nhằm thu hút học sinh tham gia hoạt động, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi. Các bài tập trên có tác dụng củng cố cho học sinh các quy tắc chính tả, rèn kỹ năng nghe, nói đọc viết. Từ đó giúp các em đọc thông viết thạo các từ ngữ theo đúng chính tả. Còn loại bài tập giải câu đố, thường đó là những câu có câu trả lời chứa các hiện tượng chính tả mà học sinh cần học. Loại bài tập giải câu đố đòi hỏi học sinh có tư duy logic, có hiểu biết về cuộc sống xung quanh nhiều hơn  Việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới. Quy trình thực hiện một trò chơi: 
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.
Bước 2: Hướng dẫn chơi, bước này bao gồm những việc làm sau:
Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài.
Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ)
Cách chơi: từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm
Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi (nếu có).
Bước 3: Thực hiện trò chơi.
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi:
Giáo viên hoặc trọng tài là học sinh nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm. Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải. Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện. Trò chơi phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
+ Mục đích của trò chơi phải hướng vào việc củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng ở từng bài, từng nhóm bài, từng phần của chương trình.
+ Nội dung chơi là một đơn vị kiến thức, một số thao tác của một kỹ năng hay của nhiều đơn vị kiến thức.
+ Hình thức của trò chơi phải đa dạng giúp cho học sinh luôn được thay đổi cách thức hoạt động trong lớp, phối hợp được nhiều cơ quan vận động và các giác quan tham gia hoạt động cùng một lúc để các em học tập một cách linh hoạt và hứng thú; cách chơi cần đơn giản để học sinh dễ nhớ, dễ thực hiện. 
+ Mỗi trò chơi cần thu hút nhiều học sinh tham dự; điều kiện để tổ chức trò chơi cần đơn giản, phương tiện để chơi dễ làm, giáo viên có thể tự chuẩn bị và tự tổ chức ngay trong phòng học.
Có nhiều loại hình trò chơi để học chính tả, ví dụ:
Bài tập 1: Tìm trong bài đọc “Thầy giáo” và viết lại:
1 tiếng có vần ai.
2 tiếng có vần ay.
M: lại, may - quay.
	(Tiếng Việt 1 – tập 2)
Bước 1: - Giáo viên giới thiệu tên trò chơi Ai nhanh ai thắng.
 - Mục đích của trò chơi: Tìm ra người chiến thắng để biết bạn nào có vốn từ ngữ nhiều hơn.
Bước 2: Hướng dẫn chơi, bước này bao gồm những việc làm sau:
- Tổ chức người tham gia trò chơi: 
+ Số người tham gia: 2 học sinh.
+ Số đội tham gia: 3 đội.
+ Quản trò: 1 (giáo viên). 
+ Trọng tài: 2 học sinh.
Các dụng cụ dùng để chơi: phấn, bảng.
Cách chơi: 3 đội xếp thành 3 hàng. Các thành viên lần lượt lên bảng viết các tiếng có vần ai/ay. Mỗi lượt chỉ được viết 1 từ. Mỗi từ đúng được 10 điểm. Sai không được điểm. Nếu phạm luật sẽ bị thua cuộc. Thời gian chơi là 3 phút.
Chú ý: Trọng tài cần tính điểm chính xác.
Bước 3: Thực hiện trò chơi.
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi. Trao phần thưởng cho đội thắng cuộc.
Bài tập 2: 
 Trò chơi: Ai nhanh tay.
 + Mục tiêu: Luyện kĩ năng đọc và viết từ ứng dụng. 
+ Chuẩn bị: Giáo viên có các thẻ ghi từ ứng dụng (ghi thiếu vần mà các em thường viết sai chính tả). Học sinh có bảng con. 
+ Cách tiến hành:
- Giáo viên gắn các thẻ từ lên bảng, giới thiệu luật chơi, quy định thời gian tham gia chơi của HS. Cả lớp ghi vào bảng con vần cần điền. Tổ nào có nhiều bạn chính xác và nhanh sẽ thắng. - Sau khi tiến hành nhận xét trò chơi GV nên tổ chức cho HS đọc lại các từ, tiếng.
 + Ứng dụng trò chơi trong một số bài sau: 
Tập chép: Dàn đồng ca mùa hạ (phân biệt eo/oe).
 + Minh họa: 
Ứng dụng trò chơi Ai nhanh tay trong bài “Tập chép: Dàn đồng ca mùa hạ” giúp HS rèn kĩ năng viết đúng không lẫn âm eo/oe. 
Chuẩn bị sẵn các thẻ từ ứng dụng: Thiếu vần eo: k.., k, b, b, v,  (keo, kéo, héo, bèo, béo, vèo, ) Thiếu vần oe: sức kh, l loẹt, tung t,  (sức khoẻ, loè loẹt, tung toé, ). 
Cách chơi: Giáo viên gắn các thẻ từ lên bảng, giới thiệu luật chơi, quy định thời gian tham gia chơi của HS. Cả lớp ghi vào bảng con vần cần điền theo thứ tự trên bảng. Tổ nào có nhiều bạn chính xác và nhanh sẽ thắng. Sau khi tiến hành nhận xét trò chơi, GV tổ chức cho HS đọc lại các từ, tiếng sau đó viết vào vở. 
Chú ý: 
- Không được lạm dụng phương pháp chơi để học trong dạy các bài tập rèn kĩ năng viết đúng chính tả. Tùy vào yêu cầu, nội dung của bài học mà giáo viên có thể tổ chức một hoặc hai trò chơi cho một bài học, cũng sẽ có những bài học không có trò chơi. Việc tổ chức hoạt động chơi để học trong giờ học cần được giáo viên cân nhắc kỹ để điều hòa với các hoạt động khác.
- Các từ sử dụng quen thuộc với các em. 
- Quan sát kĩ HS trong quá trình chơi tránh nhìn bài của nhau. 
	Qua đó, để giúp học sinh có thêm hứng thú với những giờ học, giáo viên nên thay đổi hình thức tổ chức sao cho mới lạ, độc đáo. Những trò chơi ấy vừa giúp học sinh khắc sâu kiến thức hiệu quả, vừa tạo không khí sôi nổi, bớt nhàm chán cho các con.
3.4. Biện pháp 4: Thực hiện nghiêm túc việc nhận xét, chấm chữa bài cho học sinh.
Để giúp HS viết đúng chính tả ngoài các biện pháp đã nêu trên thì việc thực hiện tốt việc chấm, chữa, nhận xét bài cho học sinh sau khi viết xong là vô cùng quan trọng. Để thực hiện được việc chấm chữa bài đảm bảo tôi đã tiến hành cách sau:
Sau khi học sinh viết xong bài chính tả, tôi thường cho học sinh tự chữa lỗi của mình qua bài mẫu trên bảng cụ thể và hướng dẫn kĩ để học sinh dễ nhớ. Vị trí chỗ ngồi thường 2 học sinh trong một bàn (em khá kèm em yếu) nên tôi thường hướng dẫn sửa lỗi chính tả theo nhóm đôi. Mỗi nhóm do một em khá/giỏi phụ trách dưới sự gợi ý của giáo viên, nhóm trưởng hướng dẫn bạn trong nhóm phát hiện ra lỗi chính tả trong các bài viết của bạn, cùng bàn bạc thống nhất cách chữa lỗi đó. Qua cách chữa lỗi nhóm đôi, tôi thấy có hiệu quả hơn so với cách chữa lỗi truyền thống: “Học sinh đổi vở lẫn nhau, sau đó chữa lỗi vở bạn”. (Biện pháp này chỉ hiệu quả đối với học sinh khá giỏi, còn học sinh yếu chưa phát hiện lỗi sai mặc dù nhìn bài mẫu của giáo viên để chữa lỗi). Qua mỗi bài tập, giáo viên tổng kết ý kiến và chốt lại nội dung kiến thức cần ghi nhớ và kĩ năng cần rèn luyện.
Tóm lại, việc học sinh tự sửa lỗi sai của mình hoặc của bạn cũng chính là một cách giúp học sinh nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả. 
 	 3.5. Biện pháp 5: Tăng cường khen thưởng, động viên sự tiến bộ của học sinh
         Song song với các biện pháp trên, tôi thường dùng biện pháp tổ chức cho học sinh: “Thi viết đúng, viết đẹp” các từ khó ở đầu giờ học, các em rèn viết trong bảng con, giáo viên nhận xét thưởng sao thi đua theo từng tổ, khen thưởng động viên khích lệ tinh thần học tập của học sinh. Đối với học sinh không sai lỗi trong các vở học, trình bày sạch sẽ, tôi thường khuyến khích, khen thưởng các em bằng những phần thưởng nhỏ như: cục tẩy, nhãn tên, stickco giáo viên tuyên dương trước lớp để các bạn noi gương.
Do vậy, việc khích lệ, động viên để các con có thêm động lực viết đúng chính tả trong các giờ học là vô cùng cần thiết đối với học sinh lớp 1. Việc động viên học sinh bằng những phần thưởng nhỏ chính là món quà tinh thần quý giá góp phần tạo nên sự hứng thú trong học tập, giúp các con phát huy được hết khả năng của mình.
4. Kết quả
Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng viết sai chính tả của học sinh lớp 1, đồng thời tìm ra các biện pháp khắc phục, tôi đã thực nghiệm trên chính đối tượng học sinh lớp mình.
 Kết quả khảo sát thực trạng học sinh viết chính tả giữa HK2 năm học 2022 - 2023 ở lớp 1B - lớp tôi chủ nhiệm như sau:
Dạng bài
Chính tả đoạn - bài
Chính tả âm - vần
Tổng số học sinh: 34
Học sinh viết đúng
Học sinh viết sai
Học sinh viết đúng
Học sinh 
viết sai
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Đầu HK2
20
58,8%
14
41,2%
19
55,9%
15
44,1%
Cuối HK2
29
85,3%
3
14,7%
33
97%
1
3%

Trong các tiết Chính tả viết theo phân phối chương trình, tình trạng viết sai chính tả đã giảm nhiều so với thời điểm đầu HK2. Học sinh không chỉ viết đúng chính tả các bài chính tả tập chép, nghe – viết mà khi làm bài tập dạng viết câu văn với từ cho trước, học sinh cũng viết đúng chính tả.
Tôi có tiến hành khảo sát học sinh sau khi áp dụng các phương pháp kể trên trong các tiết học chính tả. Đề bài như sau:
1. Nghe – viết đoạn văn sau:
Lá cờ
 Cờ mọc trước cửa mỗi nhà. Cờ bay trên những ngọn cây xanh lá. Cờ đậu trên tay những người đang lũ lượt đổ về chợ.
 	2. Điền vào chỗ chấm:
a) l hay n?
 .ăm .ay .ao xao 	chắc .ịch
 .ung .ay .iên .lạc 	.ảnh .ót
b) s hay x?
 .inh .ắn 	.át cánh .ôn ao
 củ .ắn 	.át gạo .iêu nước
Kết quả mà các con đạt được khiến tôi cảm thấy rất vui mừng. Các con đã khắc phục được tình trạng viết sai chính tả, tỉ lệ học sinh viết sai giảm xuống còn 3%. 
Các phương pháp để ra ở trên cũng được tôi chia sẻ với các giáo viên khác trong khối và được các giáo viên phản hồi là mang lại hiệu quả tích cực. Điều đó chính là nguồn động viên, khích lệ chúng tôi không ngừng đổi mới, sáng tạo phương pháp dạy học, khắc phục những khó khăn, tồn tại để nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
Dưới đây là bài viết của học sinh lớp tôi trong học kì 2 năm học 2022 – 2023: (phần phụ lục)
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận 
Mỗi giáo viên, ai cũng muốn học sinh của mình chăm ngoan, học giỏi, phát triển toàn diện, để sau này trở thành người có ích cho xã hội. Mỗi học sinh Tiểu học như những cây non, chúng ta cần uốn nắn, chăm chút cẩn thận, nhẹ nhàng chỉ bảo, nêu gương nhiều hơn là khiển trách để giúp học sinh tự tin vào bản thân mình và phát triển.
Đứng trước vai trò, vị trí, tầm quan trọng của một giáo viên chủ nhiệm lớp 1 tôi luôn tìm tòi, học hỏi trau dồi nhiều kinh nghiệm hơn nữa, để sao cho lớp mình chủ nhiệm luôn đạt được kết quả và thành tích cao trong mọi lĩnh vực. Chắc chắn rằng giải pháp đưa ra còn nhiều hạn chế, thiếu sót do đúc kết từ kinh nghiệm giảng dạy của cá nhân.
Tôi rất mong các cấp quản lý, bạn bè, đồng nghiệp góp ý để đề tài hoàn thiện hơn.
2. Khuyến nghị
Để nâng cao kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1, tôi có mấy điều khuyến nghị với lãnh đạo nhà trường, cụ thể như sau:
2.1. Đối với các cấp quản lý
Cần tổ chức các buổi chuyên đề, hội thảo,để đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1.
Tổ chức nhiều hơn nữa các chuyên đề chính tả để giúp giáo viên có thêm cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về việc nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả với đồng nghiệp.
2.2. Đối với Ban giám hiệu nhà trường
Tăng cường tổ chức các cuộc thi viết chữ đẹp.
Khen thưởng, động viên kịp thời các đồng chí giáo viên, các con học sinh viết chữ đẹp.
 Trên đây là “Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1” mà bản thân tôi đã áp dụng thành công trong năm học qua. Khi viết sáng kiến này, tôi mong rằng sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của các bạn đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ giảng dạy của mình.
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Thượng, ngày 25 tháng 03 năm 2023
Người viết
 Nguyễn Thị Thùy Dung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), SGK Tiếng Việt lớp 1 (Bộ Cánh diều) NXB ĐHSP TP Hồ Chí Minh.
[2].Đào Ngọc, Nguyễn Quang Ninh (1997), Rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt. NXB ĐHQG, Hà Nội. 
[3]. Đoàn Phụ Tử (1950), Một điểm của vấn đề chính tả phụ âm d, gi và r. NXB Hội Văn hoá Việt Nam, Hà Nội. 
[4]. Hoàng Phê (2001), Chính tả Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng. 
[5]. Hoàng Văn Trung, Đỗ Xuân Thảo (2003), Dạy học chính tả ở Tiểu học. NXB Giáo Dục, Hà Nội. 
[6]. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2012), Phương pháp dạy học Tiếng Việt. NXB Giáo Dục, Hà Nội. 
[7]. Lê Trung Hoa (1994), Mẹo luật chính tả. NXB Trẻ. 
[8]. Lưu Thị Tình (2013), Giáo trình Tiếng Việt (Lưu hành nội bộ). CĐSP Hà Nội, Hà Nội. 
[9]. Nguyễn Như Ý (2004), Từ điển chính tả học sinh. NXB ĐHQG Hà Nội
PHỤ LỤC VÀ CÁC MINH CHỨNG CỦA ĐỀ TÀI 
BÀI VIẾT CỦA LỚP TÔI TRONG NĂM HỌC

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_ki_nang_viet.docx