Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1
Muốn đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên cần hiểu rõ ý đồ của vở tập viết.Cấu trúc mỗi bài gồm phần tập viết chữ cái và từ ứng dụng.
Ở vở tập viết lớp 1 thì cứ sau bài học vần có một bài tập viết thêm để học sinh rèn luyện cách viết các chữ vừa học.
Các ký hiệu trong vở tập viết phải được học sinh nắm chắc, như: đường kẻ ngang, quy định độ cao chữ cái, dấu chấm là điểm đặt bút đầu tiên của chữ, ký hiệu luyện viết ở nhà.
Ngay từ đầu năm học giáo viên cần quy định mẫu vở (5 ô li),mẫu bảng 6 dòng kẻ, loại bút chì (2B). Tổ chức phân công cho học sinh ngồi theo đôi bạn cùng tiến,em viết chữ đẹp, cẩn thận ngồi cạnh em viết chữ chưa đẹp, cẩu thả. Các em này có thể quan tâm giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ hoặc có ảnh hưởng theo chiều hướng tích cực trong học tập.
Thường xuyên kiểm tra đánh giá sửa chữa kịp thời.Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên giúp giáo viên điều chỉnh chữ viết của học sinh, làm cho các em thấy mình đã lĩnh hội những điều vừa học đến mức độ nào, các nét nào, con chữ nào viết đẹp và chưa đẹp để phát huy và khắc phục. Giáo viên cần phải luôn quan tâm đến đối tượng viết xấu, viết chưa đẹp, chưa nhanh, viết đẹp nhưng chưa nhanh, viết nhanh nhưng chưa đẹp, chưa đúng mẫu, tìm hiểu nguyên nhân ở các đối tượng này để có biện pháp giúp đỡ kịp thời giúp các em tiến bộ. Giáo viên tuyệt đối không nóng vội khi rèn chữ viết, cần luyện viết ở mức độ vừa phải, không nên luyện viết quá nhiều trong thời gian buổi học vì như thế sẽ làm các em mỏi tay, chữ viết sẽ xấu đi.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1

, phối hợp trong việc viết chữ chưa đẹp, chưa nhánh đồng thời với việc nâng cao ý thức của giáo viên và học sinh, phối hợp việc giáo dục ở cả nhà trường và gia đình. - Nội dung giải pháp: +Khảo sát trình độ nhận biết mặt chữ, cách viết chữ của học sinh Đây là một vấn đề quan trọng bởi vì trong thực tế chúng ta muốn tiếp cận đối tượng của mình một cách thuận lợi thì trước hết phải hiểu được đối tượng mà mình muốn tiếp cận. Mặc dù mới vào lớp 1 nhưng cũng có 1 số em đã được học ở mẫu giáo, trong hè, các lớp luyện chữ.Qua khảo sát này giáo viên phân loại được đối tượng để rèn luyện vì nếu các em đã biết viết mà viết sai thì rất khó sửa chữa. + Nắm vững yêu cầu cơ bản của dạy tập viết, chính tả của lớp 1 Muốn nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, người giáo viên cần nắm vững các yêu cầu cơ bản của dạy tập viết ở lớp 1. Kiến thức: Giúp học sinh có được những hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa các chữ, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ viết thường, dấu thanh và chữ số. Kỹ năng: Viết đúng quy trình - nét, viết chữ cái và liên kết các chữ cái tạo thành chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện các kỹ năng như: tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở bài kiểm tra cuối năm là bài tập chép một đoạn trong bài tập đọc (không mắc quá 5 lỗi chính tả) + Đổi mới phương pháp giảng dạy Muốn đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên cần hiểu rõ ý đồ của vở tập viết.Cấu trúc mỗi bài gồm phần tập viết chữ cái và từ ứng dụng. Ở vở tập viết lớp 1 thì cứ sau bài học vần có một bài tập viết thêm để học sinh rèn luyện cách viết các chữ vừa học. Các ký hiệu trong vở tập viết phải được học sinh nắm chắc, như: đường kẻ ngang, quy định độ cao chữ cái, dấu chấm là điểm đặt bút đầu tiên của chữ, ký hiệu luyện viết ở nhà. Ngay từ đầu năm học giáo viên cần quy định mẫu vở (5 ô li),mẫu bảng 6 dòng kẻ, loại bút chì (2B). Tổ chức phân công cho học sinh ngồi theo đôi bạn cùng tiến,em viết chữ đẹp, cẩn thận ngồi cạnh em viết chữ chưa đẹp, cẩu thả. Các em này có thể quan tâm giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ hoặc có ảnh hưởng theo chiều hướng tích cực trong học tập. Thường xuyên kiểm tra đánh giá sửa chữa kịp thời.Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên giúp giáo viên điều chỉnh chữ viết của học sinh, làm cho các em thấy mình đã lĩnh hội những điều vừa học đến mức độ nào, các nét nào, con chữ nào viết đẹp và chưa đẹp để phát huy và khắc phục. Giáo viên cần phải luôn quan tâm đến đối tượng viết xấu, viết chưa đẹp, chưa nhanh, viết đẹp nhưng chưa nhanh, viết nhanh nhưng chưa đẹp, chưa đúng mẫu, tìm hiểu nguyên nhân ở các đối tượng này để có biện pháp giúp đỡ kịp thời giúp các em tiến bộ. Giáo viên tuyệt đối không nóng vội khi rèn chữ viết, cần luyện viết ở mức độ vừa phải, không nên luyện viết quá nhiều trong thời gian buổi học vì như thế sẽ làm các em mỏi tay, chữ viết sẽ xấu đi. Ví dụ : Theo chương trình có 2 tiết tập viết trong cùng 1 buổi, giáo viên cần chia ra dạy một tiết vào tiết 1 và một tiết vào tiết 3. Trong quá trình dạy tập viết cần có những trò chơi thư giãn giúp các em thoải mái, cần “đi tận chỗ, chỉ tận tay” để kịp thời động viên, khích lệ các em và phát hiện, điều chỉnh kịp thời những lỗi sai sót. Trong giờ dạy Tiếng Việt giáo viên cần luôn luôn sử dụng bộ mẫu chữ trong bộ chữ Tiếng việt làm đồ dùng trực quan cho học sinh quan sát. Phần viết bảng của giáo viên phải luôn luôn chuẩn mực: cách đặt dấu thanh , khoảng cách các tiếng trong từ, viết liền nét, cách trình bày bảng giáo viên luôn cần phải chú trọng về tính cẩn thận, thẩm mỹ vì điều đó ảnh hưởng rất lớn đến học sinh. +Rèn tư thế ngồi viết cho học sinh, kỹ thuật lia tay, viết trên không. Ngay từ đầu năm học phải rèn cho các em ngồi học đúng tư thế, thoải mái, tránh gò bó. Hướng dẫn kĩ càng và cho học sinh nắm chắc cầm bút, kỹ thuật viết nét nối, rê bút, viết liền mạch (Là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết. Trong trường hợp này cần viết nhẹ tay, nếu viết nặng tay nét chữ sẽ viết nhòe ra ), lia bút. (Kỹ thuật lia bút là thao tác đưa bút trên không , được dùng khi viết một chữ cái hay viết nối các chữ cái với nhau để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết , nét bút vẫn thể hiện liên tục nhưng không chạm vào giấy hoặc bảng) +Hướng dẫn học sinh nắm chắc quy ước , kí hiệu của giáo viên trong việc dạy tập viết, chính tả. Để xác định tọa độ dòng kẻ ô li để khi dạy học giáo viên sẽ dễ dạy và học sinh dễ tiếp thu. Với bản thân tôi quy định như sau; Với vở 5 ô ly mỗi đơn vị ô ly lớn có 6 dòng kẻ, vở tập viết có 5 dòng kẻ. Dòng kẻ dưới cùng là dòng kẻ thứ nhất, các dòng kẻ khác là 2,3,4,5,6 theo thứ tự tiếp theo. Tương tự cũng quy định với đường kẻ dọc như vậy, đường kẻ thứ nhất là đường kẻ đậm , các đường kẻ dọc tương tự được tính như vậy. Ở giữa 2 dòng kẻ( đường kẻ) là 1 ô li được tính theo chiều cao ( chiều rộng) và đơn vị gọi là ô li nhỏ. Cách xác định tọa độ phải dựa vào đường kẻ dọc, dòng kẻ ngang, các ô li làm định hướng. Đây là trong những điều kiện để dạy chữ viết thành một quá trình được thực hiện lần lượt bởi các thao tác mà hành vi ngòi bút đi qua. Qua quy ước này giáo viên phân tích cách viết để viết các con chữ, hướng dẫn các em xác định điểm đặt bút (điểm bắt đầu), xác định điểm kết thúc, độ cao, rộng của các con chữ. Ví dụ: Hướng dẫn viết nét khuyết trên được hướng dẫn như sau: Điểm đặt bút( điểm bắt đầu) từ dòng kẻ ngang thứ hai, trước đường kẻ dọc thứ nhất nửa ô ly nhỏ, đưa bút lên dòng kẻ ngang thứ ba (ngay tại vị trí dòng kẻ ngang thứ ba cắt với đường kẻ dọc thứ nhất) đi quá rộng 1 ô li lên đến dòng kẻ ngang thứ ba cắt với đường kẻ dọc thứ nhất và kéo xuống theo đường kẻ dọc thứ nhất đến điểm kết thúc là dòng kẻ ngang thứ nhất. Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: Nét khuyết trên cao mấy ô li và rộng mấy ô? (cao 5 ô và rộng 1 ô). Lưu ý: Cần lưu ý ở đây là tất cả các con chữ có nét móc hoặc nét xiên chiều rộng của nó không tính vào nhằm để học sinh xác định được chiều rộng ô li một cách dễ dàng. +Dạy học sinh luyện chữ theo nhóm chữ có chung cấu tạo về nét, độ cao. Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ về cách viết các chữ, sau khi học xong các âm (chữ cái) giáo viên cần phải phân nhóm chung để luyện tập cho học sinh Nhóm 1: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x.Trọng tâm rèn luyện là nét cong . Đây là nhóm chữ khó viết đẹp vì rất dễ méo, khó tròn , trên to dưới nhỏ.Trong nhóm chữ này cần xác định tọa độ dựa vào đường kẻ, điểm giữa của mảng nét cong phải đặt cân bằng chính giữa đường kẻ (tức là điểm gặp dòng kẻ ngang thứ hai và cần cho học sinh nắm chắc chiều rộng của các nét cong là 5 ô li (tức là 1 ô li rưỡi). Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc: a, ă, d, đ, g Trong nhóm này giáo viên cần lưu ý kế thừa luyện tập từ nhóm 1 và luyện tập nét móc ngược (Ở nét móc ngược này giáo viên có thể tách thành nét sổ thẳng và nét hất nếu có học sinh viết chữ thẳng ở nét móc) Nhóm 3: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u, ư, p, m, n Trong nhóm này cần lưu ý nét móc nhọn phía trước 1,5 ô li. Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong phối hợp với nét móc): l, h, k, b, y, g. Với nhóm chữ cái này nét khuyết trên đều có chiều rộng 1 ô li và lưu ý điểm gặp nhau ngay tại vị trí dòng kẻ ngang thứ ba cắt với đường kẻ dọc . Nhóm 5: Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét thắt:r,v,s . Đây là nhóm chữ khó viết đẹp nhất , đặc biệt là chữ s và r. Giáo viên cần lưu ý 2 con chữ này có độ cao là 2 ô li rưỡi và sau nét thắt con chữ r là nét xuôi hơi ngang đưa ra còn sau nét thắt cong chữ s là nét xuôi xuống đưa vào. Trong dạy học bản thân tôi thấy về độ cao các con chữ các em rất dễ nắm bắt nhưng về chiều rộng các em viết chưa đẹp vì thế khi dạy cần chú ý về chiều rộng với các em. Khi qua phần bài học vần, tiếng, giáo viên cần lưu ý các em cách viết liền nét. Ở nét liền này cần kéo dài khoảng 1,5 ô li, nếu kéo dài quá nét chữ sẽ gây phản cảm. Qua đến phần tiếng, từ cần lưu ý khoảng cách giữa các tiếng trong từ là một vòng tròn khép kín ( hay là 1 ô). + Dạy học sinh kỹ thuật viết nhanh. Để viết nhanh, trước hết học sinh cần nhớ mặt chữ, hình dáng, cấu tạo các con chữ, vị trí ghi dấu thanh trên mỗi chữ tức là các em cần đọc tốt, tưởng tượng tốt.Vì thế tôi cần chú ý đến việc rèn đọc và các biện pháp nâng cao chất lượng đọc của mỗi học sinh. Song song với việc rèn đọc, tôi chú ý rèn học sinh cách cầm bút đúng, tư thế ngồi đúng. Để học sinh ngồi viết đúng tư thế, tôi cho các em đọc và làm theo nội dung sau: “Lưng thẳng, đầu hơi cúi, ngực không tì vào bàn,. Tay phải cầm bút, tay trái giữ vở, hai chân để song song thoải mái.” Để học sinh viết nhanh, tôi hướng dẫn học sinh cách lia bút, viết liền mạch, các nét nối giữa các con chữ Ví dụ: Để viết con chữ a,học sinh viết con chữ o sau đó không nhấc bút mà viết luôn nét móc ngược. Ví dụ: Để viết, học sinh viết con chữ n không dừng bút, nhấc bút để viết g mà đẩy tiếp và viết nét cong trái tạo nét cong kín, tiếp đến lia bút để viết nét khuyết dưới.. Ví dụ: Để viết chữ ngang,học sinh viết con chữ n không dừng bút, nhấc bút để viết g mà đẩy tiếp và viết nét cong trái tạo nét cong kín, tiếp đến lia bút để viết nét khuyết dưới để tạo con chữ g, cũng không nhấc bút và lia bút lên để tạo nét cong tròn khép kín của con chữ a, tiếp tục không nhấc bút, viết tiếp con chữ n, nối con chữ g. Cách viết không nhấc bút, viết liền mạch không chỉ giúp học sinh viết nhanh mà còn tạo ra các nét đậm của các nét bút đưa xuống, nét cong trái trong một số con chữ trong chữ vì các nét cong đó được viết hai lần. + Các phương pháp giảng dạy: Trong quá trình dạy học bản thân tôi đã áp dụng những phương pháp dạy học sau: Phương pháp trực quan: Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường: kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích hình dáng, kích thước và cấu tạo theo mẫu chữ, tìm sự giống nhau và khác nhau của chữ cái đã học trước đó trong cùng một nhóm bằng thao tác so sánh tương đồng. Chữ viết mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết.Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng. Có các hình thức chữ mẫu: chữ mẫu in sẵn, chữ phóng to trên bảng hoặc trên máy chiếu hắt, chữ mẫu trong vở tập viết, hộp chữ mẫu Tiêu chuẩn cơ bản của chữ mẫu là phải đúng mẫu quy định, rõ ràng và đẹp. Chữ mẫu có tác dụng: + Chữ mẫu phóng to trên bảng hoặc trên máy chiếu sẽ giúp học sinh dễ quan sát, từ đó tạo điều kiện để các em phân tích hình dáng và các nét chữ cơ bản, cấu tạo chữ cái cần viết trong bài học. + Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng sẽ giúp học sinh nắm được thứ tự các nét chữ của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong 1 chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liền mạch, viết nhanh. + Chữ của giáo viên khi chữa bài, chấm bài cũng được quan sát như một loại chữ mẫu, vì thế giáo viên cần ý thức viết chữ đẹp, đúng mẫu, rõ ràng. Ngoài ra, để việc dạy chữ không đơn điệu, giáo viên cần coi trọng việc xử lý quan hệ giữa âm và chữ, tức là giữa đọc và viết. Do đó trong tiến trình dạy tập viết, nhất là những âm mà địa phương hay lẫn, giáo viên cần đọc mẫu. Việc viết đúng củng cố việc đọc đúng và đọc đúng đóng góp vai trò quan trọng để đảm bảo viết đúng. Phương pháp đàm thoại gợi mở: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của tiết học.Giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ cái sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi, từ việc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh nét giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học với chữ cái đã phân tích. Ví dụ: Khi dạy chữ a, giáo viên có thể đặt câu hỏi: chữ a gồm có bao nhiêu nét? là những nét nào? chữ a cao mấy ô? độ rộng của chữ là bao nhiêu? Với những câu hỏi khó, giáo viên cần định hướng cách trả lời cho các em.Vai trò của giáo viên ở đây là người tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữ cái chuẩn bị cho giai đoạn luyện tập viết ở phần sau. Phương pháp luyện tập: Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình tập viết chữ. Việc hướng dẫn học sinh luyện tập phải tiến hành từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu. Lúc đầu là việc viết đúng hình dáng, cấu tạo kích thước các cỡ chữ, sau đó là viết đúng dòng và đúng tốc độ quy định.Việc rèn luyện kỹ năng viết chữ phải được tiến hành đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, ở phân môn tập viết cũng như ở các phân môn của bộ môn Tiếng Việt và các môn học khác. Cần lưu ý các hình thức luyện tập cơ bản sau: *Tập viết chữ vào bảng con của học sinh Hình thức tập viết trên bảng có tác dụng kiểm tra sự tiếp thu cách viết và bước đầu đánh giá kỹ năng viết chữ của học sinh. Hình thức này dùng để kiểm tra bài cũ hoặc sau bước giải thích cách viết chữ, bước luyện tập viết chữ ở lớp.Từ đó, giáo viên phát hiện những chỗ sai của học sinh để uốn nắn (sai về kích cỡ, hình dáng, thứ tự các nét viết). * Luyện viết trong vở: Luyện viết trong vở tập viết: Muốn cho học sinh sử dụng có hiệu quả vở tập viết, giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kỹ năng viết của từng bài (chữ mẫu, các dấu chỉ khoảng cách giữa các chữ, dấu chỉ vị trí đặt bút, thứ tự viết nét) giúp các em viết đủ, viết đúng số dòng đầu tiên ở mỗi phần bài viết. Luyện viết trong vở ở ô li: Giáo viên cần viết mẫu cho toàn bộ học sinh trong vở cho đến khi học hết phần âm ( chữ cái). Sau khi chuyển sang phần học vần , tiếng, từ giáo viên có thể chọn 1 số em viết chưa đẹp để viết mẫu( nếu lớp quá đông) Rèn nếp viết chữ rõ ràng sạch đẹp: Sự nghiêm khắc của giáo viên về chất lượng ở tất cả các môn học là cần thiết.Có như thế, việc luyện tập viết chữ mới được củng cố đồng bộ và thường xuyên.Việc làm này yêu cầu người giáo viên ngoài những hiểu biết về chuyên môn còn cần có sự kiên trì, cẩn thận và lòng yêu nghề - mến trẻ. * Đổi mới phương pháp dạy học: Muốn cải tiến quy trình dạy tập viết, điều không thể thiếu được là phải đổi mới phương pháp dạy học, tiết tập viết càng cần phải tạo điều kiện để học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức (tự quan sát, nhận xét, ghi nhớ), tự giác luyện tập và rút kinh nghiệm qua thực hành luyện viết dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Có thể thực hiện những yêu cầu trên theo quy trình tiết tập viết như sau: A. Khởi động: - Trong phần khởi động của giờ tập viết, học sinh viết bảng con (1 - 2 em viết bảng lớp) chữ cái và từ ứng dụng ngắn gọn ở bài trước. Giáo viên hướng dẫn chữa bài trên bảng (dùng phấn màu sửa chữ viết sai hoặc chưa đúng mẫu), sau đó gợi ý để học sinh tự sửa chữ đã viết trên bảng con và giáo viên kiểm tra, uốn nắn thêm (chú ý động viên kịp thời những học sinh viết đẹp tiến bộ. B. Bài mới: Giới thiệu bài: - Nêu nội dung và yêu cầu tiết dạy. Hướng dẫn học sinh viết chữ: Giáo viên đưa chữ mẫu cho học sinh quan sát. Giáo viên gợi ý cho học sinh nhận biết, so sánh: Chữ gì? Gồm mấy nét? Nét nào đã học, giống chữ nào đã học, phần nào khác? (Có thể cho học sinh chỉ vào chữ mẫu trên bảng)
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_r.docx