Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Chính tả Lớp 4
Học chữ chính là công việc đầu tiên khi các em đến trường. Ở giai đoạn đầu (Bậc Tiểu học) trẻ tiếp tục được hoàn thiện năng lực nói tiếng mẹ đẻ. Nhàtrường xuất phát từ dạng thức nói, từ hệ thống ngữ âm tiếng mẹ đẻ để dạy trẻ học chữ. Trẻ em biết chữ mới có phương tiện để học Tiếng Việt và học các môn Khoa học tự nhiên và môn Khoa học xã hội khác. Trẻ không biết chữ, không có điều kiện tiếp xúc ngôn ngữ văn hoá, không thể tiếp thu trí thức văn hoá, khoa học một cáchbình thường được.Biết chữ là biết phân biệt hình nét các ký hiệu,biết tạo ra ký hiệu (chữ viết), biết dùng chữ ghi lời nói, biết đọc và hiểu được ý nghĩa chữ viết… Mục tiêu của chúng ta là giúp cho trẻ “Đọc thông - Viết thạo”. Trẻ đọc thông viết thạo sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn, học tốt hơn. Chính vì vậy, việc rèn kỹ năng viết đẹp và đúng chính tả cho học sinh Tiểu học có một tầm quan trọngrất lớn. Rèn cho học sinh viết đẹp không mắc lỗi chính tả còn góp phần quan trọng vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Phân môn chính tả nhằm rèn luyện kĩ năng viết, kĩ năng nghe cho học sinh. Kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn cách phát âm, củng cố nghĩa của từ, trau dồi về ngữ pháp tiếngViệt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy (nhận xét, so sánh, liên tưởng, ghi nhớ...). Bồi dưỡng một số đức tính, thái độ, tác phong cần thiết trong công việc như tính cẩn thận, tác phong làm việc chính xác, óc thẩm mĩ...
Các cụ ta từ thời xa xưa đã có câu “Nét chữ nết người” - cho chúng ta thấy vai trò của chữ viết được đánh giá cao như thế nào. Trong cuộc sống hiện đại ngày hôm nay chúng ta thấy khi làm bất cứ một công việc gì cũng đều phải cần đến văn bản, giấy tờ và những văn bản giấy tờ đó mang tính khoa học và chính xác. Phân môn Chính tả sẽ cung cấp cho chúng ta tính khoa học, chính xác, chặt chẽ cần thiết.
Chúng ta đã biết có đọc đúng thì mới viết đúng cho nên để người học đọc đúng, viết đúng thì trước tiên người thầy phải là một tấm gương. Chính vì vậy mỗi chúng ta phải cố gắng nhiều hơn nữa, phải có tinh thần học học tập không ngừng nghỉ nâng cao trình độ chuyên môn; tìm ra những phương pháp, biện pháp hữu hiệu giúp học sinh học tốt các môn học, đặc biệt là phân môn Chính tả.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên mà chúng ta phải bàn tới. Để giúp các em học sinh khắc phục và sửa được các lỗi chính tả trên đòi hỏi người thầy không những chỉ có chuyên môn mà còn phải tâm huyết nhiệt tình. Tất cả chúng ta phải nhận thức được tầm quan trọng của phân môn Chính tả; vì có học tốt phân môn này các em mới có thể học tốt tất cả các môn học khác ở nhà trường tiểu học. Đây cũng chính là cơ sở nền móng để các em học tốt các môn học ở những bậc học kế tiếp sau này.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Chính tả Lớp 4

hay đội nào đưa dấu đúng thì giáo viên tuyên dương. Hoặc cho học sinh chơi trò “Ô chữ thông minh”. Giáo viên chuẩn bị sẵn các ô gồm hàng ngang hàng dọc. Giáo viên giới thiệu ô chữ trên màn hình. Mỗi hàng ngang là một từ có dấu ngã hoặc dấu hỏi. Để tìm được từ này giáo viên sẽ đưa ra gợi ý, câu hỏi của các từ ngữ. Giáo viên đọc xong thì các em đoán xem từ đó là gì, mang dấu gì. Ngoài ra, thông qua tổ chức trò chơi, giáo viên có thêm kênh thông tin nhằm đánh giá chính xác hơn phẩm chất, năng lực và sự tiến bộ của học sinh. Cuối tiết học tôi cho các em tham gia các trò chơi nhỏ được soạn chung với bài dạy bằng PowerPoint nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức vừa học. Sau đây là một số hình ảnh về trò chơi mà tôi đã lồng ghép vào các tiết học chính tả. Trò chơi PowerPoint “Ai nhanh hơn” Trò chơi PowerPoint “Rạp xiếc vui nhộn” Trò chơi PowerPoint “Bắt bướm” Trò chơi PowerPoint “Doraemon câu cá” Trò chơi PowerPoint “Xây dựng nông trại” Trò chơi PowerPoint “Giải cứu thú cưng” 9. Biện pháp 9: Giúp học sinh viết đúng khi chữa bài Sau khi học sinh viết xong bài chính tả, tôi thường cho học sinh tự chữa lỗi của mình qua bài mẫu trên màn hình trình chiếu cụ thể và hướng dẫn kĩ để học sinh dễ nhớ. Đối với những học sinh mắc nhiều lỗi do ảnh hưởng của tiếng địa phương hoặc thói quen, tôi cần chữa bài cho các em đó, chỉ ra từng lỗi sai và cho các em viết lại các từ đã sửa trong vở luyện chữ (nộp bài qua phần mềm Azota). Nếu các em sai trên 5 lỗi thì cho chép lại toàn bài. Qua mỗi bài tập, tôi tổng kết ý kiến và chốt lại nội dung kiến thức cần ghi nhớ và kĩ năng cần rèn luyện. Quá trình chữa lỗi sai trong vở bài tập Luyện từ và câu và nhất là phân môn Tập làm văn, cần chú ý hơn vì nếu các em viết văn sai âm, vần, thanh thì nghĩa sẽ khác đi, bài văn đó sẽ không hoàn hảo và người đọc sẽ không hiểu ý bài văn viết gì. 10. Biện pháp 10: Tuyên dương, khen thưởng những học sinh có tiến bộ Học sinh Tiểu học rất thích được khen thưởng, tuyên dương. Các em rất thích được cô nhận xét những lời khen vào vở để về nhà khoe với cha mẹ. Có thể, có em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học chính tả nhưng các em rất thích được thầy cô, cha mẹ khen. Nhờ những lời khen đó mà các em vui sướng, thích đến trường; tích cực, cố gắng, tự giác hơn trong học tập. Hiểu đặc điểm, tâm lí của các em như vậy nên tôi luôn động viên, khuyến khích các em; tôi luôn theo dõi sát quá trình học tập của học sinh, dù chỉ một tiến bộ nhỏ của các em về thái độ học tập cũng như kết quả học tập, tôi đều khen ngợi kịp thời để khuyến khích. Đối với những học sinh có bài viết đúng, sạch đẹp, tôi thường ghi nhận xét vào bài qua Azota với các dòng chữ như: “Chữ viết của em đều, đẹp có sáng tạo, cô khen.” hoặc “Bài viết của em thật xuất sắc, cô rất tự hào về chữ viết của em” và biểu dương các em trước lớp. Đối với những học sinh viết sai chính tả nhiều, tôi luôn dành thời gian hướng dẫn các em soát lỗi ngay tại lớp. Cứ nửa học kì, tôi chọn ra 5 em có tiến bộ nhất để khen thưởng. Phần thưởng chỉ là hai cuốn vở có chữ kí của tôi và được tôi bao bìa, dán nhãn cẩn thận hoặc một cây viết (loại có thể thay ngòi), 11. Biện pháp 11: Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực học tập” Khi Sở giáo dục Hà Nội thực hiện Quyết định số 3952/QĐ- UBND, ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch UBND Thành phố về Kế hoạch thời gian năm học 2021 - 2022 cụ thể đối với giáo dục tiểu học: Học kỳ I: Từ ngày 6/9/2021 (trực tuyến) đến ngày 13/01/2022 (gồm 18 tuần thực học, còn lại dành cho các hoạt động khác). Học kỳ II: Từ ngày 17/01/2022 đến ngày 27/05/2022 (gồm 17 tuần thực học, còn lại dành cho các hoạt động khác). Học sinh phải học trực tuyến hết học kì 1, các bạn ở quê chưa có sách để tham gia học trực tuyến phụ huynh truy cập vào link: hanhtrangso.nxbgd.vn - hành trang số là nền tảng của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực học tập” thông qua phần mềm Zoom. Tôi nhận xét bài tập tự luận qua ứng dụng Azota. Học sinh làm bài tập lựa chọn đáp án trắc nghiệm qua phần dụng Google Forms hoặc Liveworksheet. Trên đây là một số hình ảnh tôi đã làm tại lớp tôi: + Bước 1: Tôi xây dựng và quản lý lớp học trên phần mềm Zoom, hướng dẫn các em thành thạo thao tác trên Zoom. ID lớp học Zoom lớp 4G : 229 373 6093, Mật khẩu: 888888 + Bước 2: Tôi xây dựng lớp học và quản lý lớp trên phần mềm Zoom, hướng dẫn các em thành thạo thao tác trên Zoom. Kiểm tra bài Thống kê theo tên để nắm số lượng học sinh vào học Online để nhắc nhở các em chưa vào học. Thống kê theo kết quả, thời gian hoàn thành để sàng lọc học sinh chưa hoàn thành cần có biện pháp. Xuất file khi cần thiết. + Bước 3: Tạo bài tập trắc nghiệm trên ứng dụng Google Form. Tuần 5 bài Chính tả (nghe-viết) Những hạt thóc giống (SGK TV4 tập 1 trang 46,47) Tôi tạo bài tập trắc nghiệm trực tuyến bằng ứng dụng Google Form sau đó gửi đường link vào Nhóm học sinh lớp 4G trên ứng dụng Zalo. Đường link vào làm trắc nghiệm trực tuyến: Chính tả (nghe-viết): Những hạt thóc giống. (từ Lúc ấy ông vua hiền minh.) Sau khi học sinh viết xong bài chính tả nộp qua đường link Azota để giáo viên soát lỗi và nhận xét bài chính tả. Học sinh tiếp tục làm bài tập chính tả bằng cách chọn đáp án trắc nghiệm trên ứng dụng Google Form. Học sinh làm bài tập chính tả bằng cách chọn đáp án trắc nghiệm trực tuyến trên ứng dụng Google Form. Sau khi học sinh hoàn thành xong bài tập 2 tiếp tục giải câu đố ở bài tập 3 bằng cách điền đáp án vào ô Câu trả lời của bạn. Nếu học sinh đã hoàn thành chọn đáp án cho các câu hỏi trên thì ấn vào nút gửi để gửi bài làm của mình cho giáo viên. Đây cũng là một ứng dụng hữu ích để giáo viên tạo phiếu khảo sát và giúp cho học sinh làm bài tập trực tuyến một cách dễ dàng, nhanh nhất. Tôi luôn khích lệ và biểu dương các em vào cuối buổi học hằng ngày. Cố gắng tìm ra những ưu điểm dù là nhỏ nhất của các em để khen ngợi, động viên. Nhưng bên cạnh đó tôi cũng chỉ ra những thiếu sót mà em cần khắc phục để ngày càng hoàn thiện hơn. Bởi vì, tâm lí học sinh tiểu học là các em rất thích được khen nên tôi có các hình thức khen: + Tích điểm cộng để tặng sao điểm tốt. + Tặng icon ngộ nghĩnh cho học sinh trong giờ học. + Gửi thư khen ảnh chụp hình, file word, powerpoint, xuất video mp4 Tôi hướng dẫn học sinh như sau: Sử dụng lời nói với bạn thể hiện tôn trọng, tế nhị, lịch sự trong giao tiếp.Trong từng tiết dạy, tôi cố gắng uốn nắn, sữa chữa lời nói cho học sinh . Ví dụ: Trong tiết học, khi trao đổi nội dung với bạn, tôi thường hướng dẫn các em sử dụng các từ xưng hô bằng bạn, bằng mình. “Xin mời bạn”, “Bạn hãy cho mình biết”, “Cảm ơn bạn” Tôi yêu cầu các em viết cụ thể thời gian biểu ở nhà của mình. Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh qua việc kiểm tra hoạt động ứng dụng. Hướng dẫn cha mẹ học sinh quản lý học sinh học tập ở nhà (có góc học tập ở nhà và thời gian biểu cho học sinh). Tích cực đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp với đối tượng học sinh mình phụ trách, để tăng cường tính tự học của học sinh, thường xuyên sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học để tạo hứng thú học tập cho các em. Lên kế hoạch giúp đỡ học sinh : Việc theo dõi học sinh được ghi vào sổ tay ghi chép của giáo viên về những tiến bộ và tồn tại cần khắc phục của học sinh để có hướng giúp đỡ kịp thời. Khuyến khích học sinh thi đua học tập qua trò chơi, ứng dụng hỗ trợ giảng dạy trực tuyến Tâm lí học sinh tiểu học là các em nhìn những hình ngộ nghĩnh, màu sắc sinh động sẽ thu hút các em nên mỗi bài học tôi đều có các trò chơi thu hút các em tham gia thông qua các bài giảng điện tử PowerPoint. Trong giờ giải lao tôi có thể hướng dẫn các em vận động nhẹ theo nhạc + Ví dụ: Các em đứng vận động theo bài hát Lớp chúng ta đoàn kết. Link video bài hát: + Sau khi học sinh hoàn thành các bài tập tự luận hay bài viết chính tả, học sinh sẽ vào link bài tập qua ứng dụng Azota chụp hình gửi bài cho giao viên để giáo viên nhận xét bài làm của học sinh. Bài viết chính tả được giáo viên nhận xét qua phần mềm Azota Chương 3: Kết quả Từ lúc áp dụng các biện pháp trong sáng kiến đến nay thì kết quả mà lớp tôi đạt được có khả quan hơn so với đầu năm học. Nhờ áp dụng các biện pháp trên mà chất lượng học sinh viết đúng chính tả ở lớp tôi đã có chuyển biến rõ rệt. Tỉ lệ học sinh mắc từ 5, 6 lỗi đã giảm xuống từ 13 học sinh thì nay còn khoảng 6 học sinh. Những học sinh trước kia thường xuyên viết sai 9, 10 lỗi thì nay chỉ sai khoảng 4, 5 lỗi. Tuy rằng các kết quả mà học sinh đạt được không thật sự cao nhưng tôi rất vui mừng và tự tin vì các biện pháp mà tôi áp dụng thật sự có hiệu quả. Mặc dù trong kết quả đạt được nhưng vẫn còn những hạn chế. Chữ viết của nhiều em có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều em mắc những lỗi truyền thống như: (r/d; l/n; g/gh; tr/ch; iêc/iêt; ăn/ăng; ac/at;). Với việc áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy học sinh đã có tiến bộ khá rõ rệt; Hình thành ở học sinh năng lực và thói quen viết đúng chính tả và viết chữ đẹp. Chất lượng dạy và học chính tả được nâng lên rõ rệt. Không những học sinh yêu thích luyện chữ viết mà còn linh hoạt, chủ động trong khi viết chính tả và cũng rất tự tin khi học các môn khác. Nhận thức về chính tả và chữ viết của các em học sinh được nâng lên. Tuy rằng đây mới chỉ là kết quả hết sức khiêm tốn và việc “giúp học sinh giảm bớt lỗi chính tả” là một quá trình lâu dài. Song với những giải pháp trên, nếu tiếp tục rèn luyện các em sẽ có kỹ năng viết đúng và viết đẹp đạt yêu cầu. Kết quả được cụ thể qua bảng so sánh chất lượng môn Chính tả của lớp 4E năm học 2020-2021 khi chưa áp dụng sáng kiến. Sĩ số Xếp loại Đầu năm Giữa HKI Cuối HKI Giữa HKII Cuối HKII 46 Hoàn thành tốt 13 18 22 23 26 Hoàn thành 33 27 24 23 20 Chưa hoàn thành 0 0 0 0 0 Kết quả được cụ thể qua bảng so sánh chất lượng của lớp 4G năm học 2021-2022 Sĩ số Xếp loại Đầu năm Giữa HKI Cuối HKI Giữa HKII Cuối HKII 56 Hoàn thành tốt 20 23 23 25 Hoàn thành 36 33 33 31 Chưa hoàn thành 0 0 0 0 Bài học kinh nghiệm Qua quá trình nghiên cứu, bản thân tôi rút ra những kinh nghiệm sau: Ngay đầu năm, giáo viên nên tổ chức khảo sát chất lượng học tập của học sinh để biết em nào còn yếu chính tả mà có hướng bồi dưỡng kịp thời. Mỗi em phải có một quyển vở riêng để viết chính tả ở nhà. Đồng thời họp phụ huynh học sinh đầu năm để trao đổi về việc học tập của các em. Tôi thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh để trao đổi về việc học của các em để có biện pháp giáo dục, rèn luyện kịp thời. Trong giảng dạy, tôi luôn kết hợp nhiều phương pháp làm sao cho lớp học sinh động, gây hứng thú học tập, thì các em mới có kết quả tốt, nhất là trong lớp học trực tuyến. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu và vận dụng trong quá trình giảng dạy thực tế của lớp mình. Tuy kết quả bước đầu chưa cao lắm, nhưng với sự nhiệt tình và nỗ lực theo khả năng, tôi cũng đã tích lũy được một số kinh nghiệm thực tiễn. Với kết quả trên, tôi chỉ xin nêu một số kinh nghiệm ít ỏi của cá nhân tôi tích luỹ được trong quá trình giảng dạy, mong muốn được cùng chia sẻ với các đồng nghiệp. Để đạt hiệu quả cao trong công tác rèn chính tả và chữ viết cho học sinh, người giáo viên tiểu học cần phải xác định luyện viết đúng, đẹp cho học sinh là một trong những vấn đề quan trọng và thiết thực để nâng cao hiệu quả học tập. Giáo viên thường xuyên chấm chữa ghi nhận xét thật cụ thể, rõ ràng; tận tình dạy bảo, ân cần hướng dẫn và giúp đỡ những học sinh yếu; thường xuyên kiểm tra vở, nhắc nhở các em cách trình bày, cách sửa lỗi trong vở; động viên, tuyên dương và khen thưởng những học sinh có nhiều tiến bộ. Giúp học sinh viết đúng chính tả là quá trình rèn luyện đòi hỏi sự nhẫn nại, đầu tư về thời gian, tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của giáo viên đồng thời cần kiên nhẫn khắc phục khó khăn, cố gắng liên tục của học sinh. Sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Chính tả lớp 4” đã thể hiện phần nào đặc trưng về phương pháp dạy chính tả ở bậc tiểu học. Khi học sinh tiểu học học tốt phân môn Chính tả, các em đọc thông, viết thạo tiếng Việt thì đó sẽ là cơ sở vững chắc giúp các em viết đúng chính tả ở những cấp học sau và viết chính xác tiếng Việt trong suốt cuộc đời. 2. Khuyến nghị * Đối với nhà trường: - Đầu tư thêm về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại. - Tổ chức các cuộc giao lưu cho học sinh các lớp. * Đối với giáo viên - Cần quan tâm, sát sao từng học sinh, động viên, khuyến khích học sinh kịp thời, kích thích sự sáng tạo của từng học sinh. - Thường xuyên chấm chữa ghi nhận xét thật cụ thể, rõ ràng; tận tình dạy bảo, ân cần hướng dẫn và giúp đỡ những học sinh yếu. - Thường xuyên kiểm tra vở, nhắc nhở các em cách trình bày, cách sửa lỗi trong vở. Trên đây là “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn chính tả lớp 4” mà tôi đúc rút kinh nghiệm qua quá trình giảng dạy cùng với sự hợp tác giúp đỡ của đồng nghiệp để hoàn thành sáng kiến. Do thời gian nghiên cứu và năng lực có phần còn hạn chế nên sáng kiến kinh nghiệm của tôi không tránh được những thiếu sót. Rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, góp ý của Hội đồng khoa học các cấp để tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Liên Ninh, ngày 22 tháng 4 năm 2022 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Vũ Thị Huyên TÀI LIỆU THAM KHẢO TT Tên sách Tên tác giả 1 Sách Tiếng Việt lớp 4, tập 1+ 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo 2 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4, tập 1+ 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo 3 Để học tốt Tiếng Việt 4 tập 1 Ngô Trần Ái, Nguyễn Qúy Thao 4 Bồi dưỡng học Văn - Tiếng Việt tiểu học Nguyễn Kim Dung – Hồ Thị Vân Anh 5 Bài tập thực hành trắc nghiệm Tiếng Việt 4, tập 1, 2 Đinh Ngọc Bảo 6 Sổ tay chính tả Tiếng Việt tiểu học Nguyễn Đình Cao 7 Dạy và học Chính tả ở tiểu học Hoàng Văn Thung- Đỗ Văn Thảo 8 Chữa lỗi chính tả cho học sinh Phan Ngọc 9 Giúp em luyện chữ đẹp lớp 4, tập 1 Nhà xuất bản Giáo Dục MỤC LỤC Tên nội dung Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Thời gian thực hiện 3 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn 4 1. Cơ sở lí luận 4 2. Cơ sở thực tiễn 4 3. Thực trạng 4 Chương 2: Một số biện pháp 8 1. Biện pháp 1: Phân loại đối tượng học sinh 8 2. Biện pháp 2: Chuẩn bị kĩ bài soạn, đồ dùng dạy học 9 3. Biện pháp 3: Tích cực luyện phát âm cho đúng chuẩn trên cơ sở đó viết đúng chính tả 11 4. Biện pháp 4: Phân biệt chính tả bằng phân tích, so sánh 12 5. Biện pháp 5: Phân biệt bằng nghĩa của từ 12 6. Biện pháp 6: Cung cấp cho học sinh một số mẹo, luật chính tả 13 7. Biện pháp 7: Vận dụng, củng cố bằng các bài tập chính tả 14 8. Biện pháp 8: Sử dụng trò chơi học tập 17 9. Biện pháp 9: Giúp học sinh viết đúng khi chữa bài 20 10. Biện pháp 10: Tuyên dương, khen thưởng những học sinh có tiến bộ 21 11. Biện pháp 11: Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực học tập” 21 Chương 3: Kết quả 28 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 30 1. Kết luận 30 2. Khuyến nghị 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.docx