Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả Lớp 5

Như chúng ta đã biết, nếu như học toán để phát triển tư duy logic thì việc học tiếng Việt sẽ giúp các em hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ. Tư duy có phát triển thì ngôn ngữ mới phát triển. Và ngược lại, ngôn ngữ càng phát triển thì càng tạo cho tư duy phát triển nhanh hơn. Ngôn ngữ càng hoàn hảo, càng giúp cho việc diễn đạt tư tưởng tình cảm thêm chính xác, giúp khả năng nhận xét thêm sâu sắc, có khả năng trình bày được rõ ràng, chính xác những ý nghĩ và tình cảm của mình. Trong chương trình tiểu học môn Tiếng Việt giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là môn học có chức năng “kép” (vừa là môn công cụ, vừa là môn khoa học). Vì vậy Tiếng Việt là môn học không thể thiếu trong hệ thống giáo dục của đất nước ta, đặc biệt đối với học sinh ở bậc Tiểu học – lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành về nhân cách và tư duy. Trong đó phân môn Tập làm văn giữ một vị trí quan trọng trong dạy và học Tiếng Việt. Chương trình Tập làm văn Tiểu học bao gồm các thể loại như miêu tả, kể chuyện, viết thư, đơn từ… trong đó kiểu bài miêu tả được học và chiếm thời gian nhiều nhất.

Mục đích của việc dạy văn miêu tả ở tiểu học, giúp học sinh có thói quen quan sát, biết phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới xung quanh; biết truyền những rung cảm của mình vào đối tượng miêu tả; biết sử dụng những từ ngữ có giá trị biểu cảm, những câu văn rõ ràng, chân thực. Một bài văn hay là một bài văn mà khi đọc, người đọc thấy hiện ra trước mắt mình: con người, cảnh vật, đồ vật,…cụ thể, sống động như nó vẫn tồn tại trong thực tế cuộc sống. Như vậy, có thể xem văn miêu tả là một bức tranh về sự vật bằng ngôn từ.

Để làm tốt một bài văn miêu tả, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học cộng với vốn sống thực tế. Đối với học sinh lớp 5, phân môn Tập làm văn quả là khó khăn. Bởi lẽ, đây là môn học đòi hỏi sự sáng tạo. Để giúp học sinh học tốt văn miêu tả điều quan trọng là làm thế nào giúp cho học sinh quan sát để tìm ý, biết lựa chọn các từ ngữ miêu tả cho sinh động, hấp dẫn, không phải đưa ra các lời nhận xét chung chung mà phải tả các sự vật, hiện tượng bằng từ ngữ cụ thể, gợi cảm. Một bài văn hay, có giá trị không ở chỗ trình bày mạch lạc dễ hiểu mà cái quan trọng hơn đó là sức truyền cảm và sự truyền cảm này có được là do tính chân thực, tính nhân bản, cao hơn nữa là cái chất văn, hơi văn.

doc 18 trang Thu Nga 19/03/2025 150
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả Lớp 5
 mình một cách tự nhiên thông qua những câu hỏi mở, sau đó cho các em nhận xét, sửa sai và chắt lọc để có được những bài kết hay.
 Ví dụ: Cây gạp có thể sống đến nghìn năm. Nó là nhân chứng thầm lặng của dòng đời. Cô giáo em nói thế. Đi học về, đứng trên bến đò, hoặc đi xa về, ngắm nhìn cây gạo, em thấy lòng bồn chồn, xôn xao. Cây gạo là hồn quê, tình quê vơi đầy.
 Văn chương không phải là sợ đúng, sai. Với làm văn đúng thôi chưa đủ mà phải thấm đượm cảm xúc của người viết. Song tình cảm là thứ không thích gò bó bắt buộc, tình cảm ấy phải chân thực, hồn nhiên, xuất phát từ chính tâm hồn các em. Bài văn không thể hay nếu thiếu cảm xúc của người viết, cảm xúc không chỉ bộc lộ ở phần kết bài mà còn thể hiện ở từng câu, từng đoạn của bài. Vì vậy, giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh cách bộc lộ cảm xúc trong bài văn một cách thường xuyên liên tục, từ tiết đầu tiên của mỗi loại bài đến những tiết luyện tập xây dựng đoạn văn, tiết viết bài và ngay cả trong tiết trả bài nữa.
* Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh sử dụng kiến thức văn học qua các phân môn khác trong Tiếng Việt để làm giàu từ ngữ khi làm văn
 Khi dạy Tập làm văn, giáo viên cần hiểu rõ tính tích hợp giữa các phân môn trong Tiếng Việt như: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết để giảng dạy và tạo đà cho học sinh học tốt phân môn Tập làm văn. Mối quan hệ này thể hiện rõ trong cấu trúc Sách giáo khoa: các bài học được biên soạn theo chủ đề, chủ điểm, hai đơn vị học xoay quanh một chủ điểm ở tất cả các phân môn. Ví dụ: Khi dạy phân môn Luyện từ và câu
 - Học về câu kể Ai là gì ? học sinh hiểu tác dụng, cấu tạo của kiểu câu này, biết nhận ra nó trong đoạn văn và từ đó học sinh biết đặt câu kể Ai là gì ? để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một con người, một vật:
Chích bông là con chim rất đáng yêu.
Hoa đào, hoa mai là bạn của mùa xuân.
Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.
 - Nội dung của bài văn có hấp dẫn, có lôi cuốn được người đọc hay không một phần phụ thuộc vào hình thức biểu hiện bên ngoài của nó, đó chính là chữ viết.Vì vậy, muốn có bài văn hấp dẫn thì giáo viên chú ý rèn kĩ năng viết cho học sinh trong các giờ chính tả. Chính tả giúp học sinh viết đúng, viết nhanh, viết đẹp và trình bày rõ ràng, sạch sẽ.
 - Nếu như tập đọc rèn kỹ năng cảm thụ cho học sinh, chính tả rèn kĩ năng viết cho học sinh thì phân môn kể chuyện rèn kỹ năng nói hay nói cách khác là kỹ năng sản sinh văn bản dưới dạng nói của học sinh. Kể chuyện vừa bổi dưỡng tình cảm, giúp học sinh biết quý trọng người tốt, phê phán cái xấu, vừa giúp học sinh học tập cách miêu tả, cách diễn đạt trong mỗi câu chuyện.
 Ví dụ: Tuần 15: Chủ điểm: “ Tiếng sáo diều”
 Tập đọc: Bài Cánh diều tuổi thơ – Tiếng việt 4 – tập 1 – trang 146
 Tác giả đã miêu tả cánh diều bằng nhiều giác quan. Mắt nhìn cánh diều mềm mại như cánh bướm, Tai nghe tiếng sáo diều vi vu....
 Chính tả: Tiếng Việt 4 – tập 1 – trang 147
 Bài tập 3: Miêu tả một trong các đồ chơi hoặc trò chơi nói ở bài tập 2
 Bài tập này học sinh có thể miêu tả chiếc ô tô, tàu hỏa, chong chóng,...
 Kể chuyện: kể chuyện đã nghe, đã đọc – Tiếng việt 4 – Tập 1 trang 148
 Bài tập 1: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được học hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em. Với đề bài này học sinh có thể kể những câu chuyện như: “ Chú lính chì dũng cảm – An đéc xen; Chú đất nung – Nguyễn Kiên,...”
 Tóm lại các phân môn của Tiếng Việt tuy mỗi phân môn có nội dung riêng, phương pháp riêng nhưng chúng không hoàn toàn độc lập với nhau mà luôn bổ sung cho nhau. Kiến thức của phân môn này hỗ trợ cho việc học của những phân môn khác. Với phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp của những phân môn khác, muốn học tốt Tập làm văn học sinh phải học tốt những phân môn còn lại của môn Tiếng Việt.
* Biện pháp 5: Thực hiện nghiêm túc tiết Trả bài Tập làm văn
	Tất cả những công việc, từ những việc làm thông thường hàng ngày đến những việc có kế hoạch rõ ràng đều cần nghiêm túc thực hiện theo một chu trình nhất định. Bắt đầu từ việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch và cuối cùng là khâu kiểm tra đánh giá lại những việc đã làm so với kế hoạch ban đầu. Trong đó khâu kiểm tra đánh giá rất quan trọng. Có kiểm tra đánh giá thì mới biết được những ưu, khuyết điểm trong công việc đã thực hiện để điều chỉnh cho những việc tiếp theo. Dạy Tập làm văn cũng không làm ngoài chu trình đó. Mỗi loại bài thường dành một tiết để kiểm tra học sinh thực hành viết văn. Quá trình thực hiện ấy cần được xem xét, đánh giá, rút kinh nghiệm thật cẩn thận, nghiêm túc thì mới có tác dugj rèn kĩ năng viết văn cho học sinh. Tổ chức rút kinh nghiệm, thực hiện trả bài chính là thực hiện khâu cuối cùng “ kiểm tra đánh giá” nhằm mục đích giúp học sinh hiểu được những nhận xét chung của giáo viên và kết quả bài viết của cả lớp để liên hệ với bài làm của mình. Từ đó, học sinh biết sửa lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt chính tả, bố cục bài của mình và của các bạn, học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn. Với mục đích như vậy thì tiết trả bài không thể làm qua loa, đại khái, càng không thể bớt xén thời lượng.
 Trong tiết trả bài, ngoài việc tiến hành các trình tự như trong sách bài soạn đã hướng dẫn giáo viên cần thay đổi hình thức hoạt động để học sinh đỡ nhàm chán. Sau phần giáo viên nhận xét chung, giáo viên cần chữa lỗi cho học sinh theo từng loại lỗ thống kê khi chấm bài và nêu các câu văn hay, đoạn văn hay đã chuẩn bị trước. Sau đó giáo viên có thể cho học sinh thảo luận nhóm bàn để các em có thể trao đổi với bạn về cách làm bài của mình, đọc cho nhau nghe các câu hoặc sửa lỗi cho nhau trong bài làm. Nhờ vậy, học sinh sẽ thấy rõ ưu, nhược điểm trong bài làm của mình và bạn, tránh được những lỗi không đáng có trong bài văn sau. 
* Biện pháp 6: Chuẩn bị chu đáo kế hoạch bài khi dạy tập làm văn lớp 4 – thể loại văn miêu tả theo hướng đổi mới.
 Trong bất kỳ hoạt động nào việc chuẩn bị cũng hết sức quan trọng, chuẩn bị cũng chính là kế hoạch cho công việc mình định làm. Soạn bài là việc làm đầu tiên và tất yếu của người giáo viên. Bài soạn chính là bản kế hoạch của giờ lên lớp, ngày nay được gọi là kế hoạch bài dạy.
 Để có được kế hoạch bài dạy cụ thể, rõ ràng, có chất lượng, có tác dụng thiết thực, đem lại hiệu quả cao, người giáo viên phải huy động tối đa tất cả năng lực, phẩm chất của mình như năng lực hiểu biết và chế biến tài liệu, năng lực hiểu biết và chế biến tài liệu, năng lực hiểu học sinh, năng lực ngôn ngữ....lòng yêu nghề, niềm tin và sự nhiệt tình. Kế hoạch bài day có chất lượng phải chuyển hóa được những kiến thức của sách vở đến với học sinh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhất giúp học sinh hiểu bài tốt hơn.
 Qua nghiên cứu thực tế, tôi mạnh dạn đưa ra quy trình tiết dạy Tập làm văn lớp 4 – văn miêu tả theo hướng đổi mới như sau:
 I. Yêu cầu cần đạt:
 - Nêu những điều học sinh cần đạt được sau khi kết thúc tiết học.
 II. Đồ dùng dạy học;
 - GV chuẩn bị đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung, yêu cầu cần đạt.
 - HS chuẩn bị theo dặn dò của giáo viên.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Hoạt động mở đầu: Tổ chức hình thức phù hợp (trò chơi,hát,...) giúp học sinh ôn lại kiến thức và tạo hứng thú trước khi vào tiết học.
 2. Khám phá kiến thức mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Hoạt động 2: ( Đối với loại bài lý thuyết) Hình thành khái niệm:
 - Phân tích ngữ liệu:
 + Học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập
 + Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập
 + Giáo viên tổng kết ý kiến và kết luận
 - Ghi nhớ kiến thức: HS nêu lại phần ghi nhớ trong SGK
 3. Thực hành - luyện tập
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành một số bài tập trong tiết học nhằm củng cố kiến thức đã học.
 4. Vận dụng:
 - Từ những kiến thức đã học giáo viên đưa ra các câu hỏi, bài tập gắn liền với thực tế.
 - Giáo viên chốt lại những kiến thức cơ bản đã học
 - Nhận xét tiết học.
 * Đối với loại bài thực hành: Giáo viên giới thiệu bài rồi hướng dẫn học sinh thực hành rồi củng cố.
 Tóm lại: Dạy như sách đã khó nhưng dạy để sách trở thành vốn tri thức phát triển của học sinh lại càng khó hơn.Với tập làm văn, người dạy phải gửi cả tâm hồn mình vào bài dạy, thầy trò cùng phải đắm mình vào đối tượng miêu tả theo một dòng cảm xúc, cùng hòa chung tình cảm để cùng tìm hiểu về cảm nhận với niềm say mê, thích thú. Muốn vậy, người giáo viên phải có sự chuẩn bị kĩ càng trước khi lên lớp. Chuẩn bị đầy đủ về tâm thế, về nội dung, phương pháp, đồ dùng, phương tiện dạy học, mục tiêu, ý nghĩa giáo dục, khả năng, trình độ của học sinh. Phải tìm tòi, nghiên cứu để có được những câu hỏi gợi mở phù hợp với trình độ học sinh, chuẩn bị cả những từ ngữ, những câu văn thích hợp để sửa sai hoặc để làm mẫu cho học sinh. Nó đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực sáng tạo trong suốt quá trình dạy học. Chỉ có nghiên cứu sáng tạo mới cho giáo viên có được những giờ dạy văn miêu tả mới mẻ, hiệu quả cao.
3. KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
	Sau quá trình thực hiện các biện pháp dạy học văn miêu tả lớp 5, giữa học kì II tôi thực hiện khảo sát để kiểm tra hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp trên vào thực tế, kết quả như sau:
Kết quả đối chứng khi chưa áp dụng và khi áp dụng đề tài tại lớp 4B
trong năm học 2023 - 2024
Nội dung cần đạt
Thời điểm khảo sát/Số học sinh đạt
Khi chưa áp dụng đề tài
Giữa học kì II
Cuối học kì II
SL
TL
SL
TL

- Còn nhiều lúng túng khi lập dàn bài và viết bài văn đơn giản
9
25.7%
3
8,5%
1 = 2,8%
- Biết lập dàn bài, viết bài văn đủ 3 phần.
18
51.4%
18
51,4%
15=42,8%
-Viết được bài văn hay, biết bám vào các hình ảnh, kết hợp sự sáng tạo, sử dụng biện pháp tu từ đơn giản của cá nhân 
5
14.2%
8
22,8%
10=28,5%
 Hứng thú học tập
3
8.5%
6
17,1%
9=25,7%
 Thành công bước đầu đã được đồng nghiệp của tôi ghi nhận và tiếp tục thực hiện ở năm học sau. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm về các phương pháp đổi mới dạy học, tạo niềm yêu thích viết văn cho học sinh lớp 4 nói riêng và cho học sinh Tiểu học nói chung.
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
 4.1. Hiệu quả về khoa học: 
Khi áp dụng giải pháp vào giảng dạy, các giáo viên đã tham gia áp dụng lần đầu đều có những đánh giá tốt về giải pháp. Cụ thể:
Học sinh làm văn tốt hơn.
Cách dùng từ đặt câu hay hơn.
Các lỗi hay gặp giảm (còn không đáng kể).
Khắc phục được tình trạng các em dùng từ không hợp lí, viết câu văn lủng củng, chưa chuẩn khi sử dụng biện pháp nhân hóa hay so sánh,...
 4.2. Hiệu quả về kinh tế:
 Góp phần đào tạo ra những thế hệ học sinh có trí thức văn hóa là nhân tài cho đất nước. Yếu tố con người chính là quan trọng nhất để phát triển nền kinh tế vững mạnh.
 4.3. Hiệu quả về xã hội
 Sáng kiến góp phần phát triển tư duy suy luộn logic, học sinh say mê tìm tòi, khám phá tri thức mới. Nhờ đó, chất lượng dạy và học của nhà trường ngày càng đi lên, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
5. TÍNH KHẢ THI CỦA SÁNG KIẾN:
 Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các phương pháp mà sáng kiến kinh nghiệm đã nghiên cứu đúc rút từ thực tế giảng dạy. Học sinh lớp 5C năm học 2023– 2024 (lớp thực nghiệm) làm bài có chất lượng tốt hơn bởi vì khi gặp mpột đề văn miêu tả các em đã biết cách quan sát, chọn lọc từ ngữ tả và tránh được một số lỗi dùng từ, viết câu thường gặp. 
 Sáng kiến phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Có thể áp dụng sáng kiến từ khi các con lên lớp 2, bắt đầu làm quen với việc viết câu văn cho đến khi học hết lớp 5 ở phân môn Tập làm văn.
6. THỜI GIANTHỰC HIỆN SÁNG KIẾN: 
 Từ tháng 10/2023 đến tháng 03/2024
7. KINH PHÍ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN: 
 Không đáng kể.
PHẦN III: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
1.KIẾN NGHỊ:
	Sau quá trình thực hiện và đưa vào thực tế trong phạm vi đề tài ở tiết Tập làm văn miêu tả lớp 5, tôi nhận thấy các em học sinh của lớp mình có nhiều tiến bộ. Tình trạng học sinh làm lạc đề, sai lỗi về chính tả, dùng từ đặt câu... đã giảm rõ rệt. Nhiều học sinh biết cách sử dụng những biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa làm cho bài văn trở nên sinh động và giàu hình ảnh. Bên cạnh đó các em còn biết làm văn có cảm xúc hơn, từ việc ngại viết văn các em đã hứng thú làm văn hơn, đặc biệt với văn miêu tả. Và một ý nghĩa quan trọng hơn nữa là đã bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, giúp tâm hồn các em ngày thêm trong sáng.
	Tôi thiết nghĩ để quá trình dạy tập làm văn đạt hiệu quả bản thân cũng như mỗi giáo viên phải không ngừng học hỏi, nâng cao tay nghề, luôn sáng tạo, cải tiến cách dạy tìm ra phương pháp dạy đạt hiệu quả cao nhất, phù hợp điều kiện học sinh, trường mình giúp các em vững vàng tự tin đưa văn học vào đời sống, vào bài văn của mình một cách sinh động, hấp dẫn, chân thực. Nó đòi hỏi người giáo viên như một con ong kiên trì, cần mẫn.
	Là người hướng dẫn, tôi không gò ép các em theo các khuôn mẫu, để các em được tùy ý sáng tạo, trình bày với những tư liệu mình đã quan sát, cảm nhận được. Và mọi suy nghĩ, cách nhìn của các em đều được tôn trọng. Chính điều đó đã giúp các em tự tin hơn vào những cảm nhận và đánh giá cá nhân của mình.
 2 . ĐỀ XUẤT:
 Theo tôi mỗi giáo viên khi muốn bắt tay vào việc dạy dạy Tập làm văn cần rút cho mình bài học kinh nghiệm sau:
 + Đối với mỗi giáo viên đòi hỏi đầu tiên đó là sự tận tâm, nhiệt tình, yêu thương con trẻ. Trong mỗi giờ dạy, người giáo viên phải tạo được sự say mê cho bản thân
 mình cũng như hứng thú cho học sinh.
 + Thường xuyên rèn luyện để viết những bài văn có hồn, có cảm xúc ,ngoài ra chúng cũng nên sưu tầm những bài viết hay của các học sinh đạt gải để học sinh tham khảo (vì tư duy của trẻ chủ yếu là trực quan và rất thích bắt chước).
 + Chuẩn bị đồ dùng dạy học phong phú trong mỗi tiết dạy.
 + Luôn tạo hứng thú cho các em trong các giờ học, sưu tầm vật mẫu đẹp để phục vụ bài học.
 + Tuyên dương khen thưởng kịp thời những em có nhiều cố gắng, có tiến bộ trong việc viết văn.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng vào giảng dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4. Tuy các giải pháp đưa ra chưa thật sự đầy đủ nhưng bước đầu đã có hiệu quả thiết thực trong dạy học phân môn Tập làm văn nói chung, dạy học viết văn miêu tả nói riêng. Rất mong nhận được sự góp ý để những nội dung mà tôi đã trình bày được đầy đủ hơn. 
Xin chân thành cảm ơn!
 Ba Vi ,ngày 15 tháng 3 năm 2024
 XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN	 Người viết
 Phùng Thị Hải Yến
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả - Tô Hoài – NXB Giáo dục
2. Những bài văn hay chọn lọc lớp 5 – NXB Giáo dục
3. Cảm thụ văn học – Tạ Đức Hiền, Nguyễn Việt Nga, Trần Đức Minh – NXB Giáo dục
4. Một số biện pháp cải tiến đổi mới việc dạy Tập làm văn Tiểu học – NXB Giáo dục
5. Phương pháp dạy học các môn Tiểu học – Nhà xuất bản Giáo dục 
6. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 1,2 – NXB Giáo dục
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến.	
1
2. Mục tiêu nghiên cứu
2
3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
2
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN

1. Hiện trạng vấn đề
3
1.1 Thực trạng
3
1.2 Nguyên nhân hạn chế
4
2. Mô tả sáng kiến
5
3.Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến
13
4. Hiệu quả của sáng kiến
13
5. Tính khả thi 
14
6. Thời gian thực hiện sáng kiến
14
7. Kinh phí thực hiện sáng kiến
14
PHẦN III: KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
14
Tài liệu tham khảo
16

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc