Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp rèn viết đúng, viết đẹp cho học sinh Lớp 2A Trường Tiểu học Vĩnh Lâm
Trong những năm gần đây vấn đề chữ viết của các em ngày một đi xuống, xấu và sai lỗi chính tả rất nhiều, thiết nghĩ việc chữ viết của Tiếng Việt mà bị mai một đi không thể bỏ qua trách nhiệm của nhà giáo, mà nhà giáo đặc biệt phải chấn chỉnh ngay việc rèn chữ cho học sinh. Từ ngày xưa đến nay chữ viết có ảnh hưởng nhiều đến tính cách của con người. Người xưa đã có câu nói: “nét chữ nết người” là hàm ý hai vấn đề: Thứ nhất, nét chữ thể hiện tính cách con người; thông qua rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người. Thứ hai, phong trào “vở sạch –chữ đẹp” vừa là mục đích, vừa là phương tiện trong quá trình rèn luyện học sinh viết đúng, dẫn tới việc viết đẹp cho học sinh, nó góp một phần vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh ngay từ lớp 1.
Ngoài ra học sinh viết đúng mẫu, viết rõ ràng, viết đẹp thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập sẽ tốt hơn.
Là giáo viên dạy lớp 2 đã nhiều năm, tôi luôn trăn trở suy nghĩ một câu hỏi: ở lớp 2 có nên tiến hành dạy các em viết đẹp ngay không? Sau nhiều năm đúc rút qua việc giảng dạy môn TậpViết tôi nhận thấy rằng đối với học sinh lớp 2 nếu cùng một lúc đòi hỏi các em viết đúng, viết đẹp ngay là một vấn đề khó. Do vậy đối với từng lớp, giáo viên cần lựa chọn mục tiêu trọng tâm của môn học phù hợp với lứa tuổi để học sinh tiếp thu bài một cách vững chắc nên tôi đã xác định muốn viết chữ đẹp thì việc đầu tiên cần làm ở lớp 2 là rèn cho trẻ có nề nếp và kĩ thuật viết chữ đúng thì mới có cơ sở để viết chữ đẹp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp rèn viết đúng, viết đẹp cho học sinh Lớp 2A Trường Tiểu học Vĩnh Lâm

ng pháp so sánh, đối chiếu. Điều tra thực trạng Trong quá trình dạy và học - Học sinh lớp 2 viết chữ theo quy định. Có nhiều học sinh viết bài sạch sẽ, trình bày đẹp. Song bên cạnh đó, giáo viên và học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong giờ viết. Cụ thể: + Học sinh còn viết sai nhiều về độ cao các con chữ (đặc biệt là ở những bài viết đầu tiên), nét chữ chưa chuẩn, sai cách ghi dấu thanh, khoảng cách giữa các con chữ. + Một số học sinh chưa nắm chắc quy tắc chính tả: ng -ngh, g - gh, c- k nên khi gặp bài chính tả nghe viết học sinh dễ viết sai. + Học sinh chưa nắm chắc cách trình bày một bài viết chính tả (đoạn văn, đoạn thơ hay bài thơ). Do đó, viết đúng chính tả là việc cần thiết trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ viết. Việc hình thành cho học sinh kĩ năng viết đúng là vấn đề bức xúc và khó khăn. Nguyên nhân của thực trạng Qua thời gian dạy học và tìm hiểu thực tế tôi thấy: + Gia đình các em rất quan tâm đến việc học tập của các em. Đầu năm học, phụ huynh đã mua đầy đủ đồ dùng sách vở học tập cho các em. Nhiều phụ huynh đã dành thời gian để kèm cặp thêm cho các em trong thời học tập ở nhà. + Nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. + Giáo viên có chuyên môn vững vàng, có lòng yêu nghề, giáo viên và học sinh luôn coi trọng công tác vở sạch, chữ đẹp. + Về phía học sinh: nhìn chung các em chăm ngoan học tập, luôn chú ý đến chữ viết, biết giữ gìn sách vở của mình. Vậy tại sao vẫn còn những học sinh viết mắc lỗi chính tả và chưa đúng như vậy? Ở đây tôi mạnh dạn đưa ra một số nguyên nhân như sau: Nguyên nhân trước hết là phải nói đến do bản thân học sinh: đúng. + Một số học sinh tư thế ngồi viết và cách cầm bút chưa + Đôi lúc các em còn viết ngoáy, ý thức chưa cao, chưa tự giác rèn chữ viết. + Khối lượng kiến thức của lớp 2 so với lớp 1 nhiều hơn nên học sinh phải tăng tốc độ viết trong giờ học, giờ làm bài nên chữ viết thường không nắn nót, không viết đúng quy cách, sai kích cỡ, khoảng cách giữa các chữ không đều. Hiện tượng viết sai nét, sai cỡ chữ, hở nét, thừa nét, thiếu dấu hoặc đánh dấu không đúng vị trí của học sinh diễn ra thường xuyên. + Bản thân một số phụ huynh còn viết sai chính tả. Cụ thể khi trao đổi với giáo viên chủ nhiệm qua Zalo. Vậy khi học sinh nói sai, viết sai không được sửa, và khi nhìn thấy phụ huynh viết sai thì các em cho đó là đúng, đâu có biết như vậy là sai. Chỉ có phần ít là các em biết phát hiện đúng sai, do đó các em cứ theo cái sai đó dẫn đến các em sẽ viết sai. + Học sinh lớp 2 vừa ở lớp 1 lên các em mới bắt đầu viết chữ một ly từ tuần 25, như vậy mới được 13 tuần là các em lại nghỉ hè 3 tháng. Trong thời gian nghỉ hè hầu như là các em chỉ ôn lại bài đọc mà không chú ý đến viết chính tả và luyện chữ nên khi vào năm học mới, lên lớp 2 bài viết đầu tiên các em viết sai nhiều và không đúng cỡ chữ. Về phía giáo viên: + Giáo viên luôn quan tâm chấm chữa bài cho học sinh thường xuyên. Song khi chấm bài cho học sinh, học sinh viết sai lỗi chính tả thì giáo viên chỉ gạch chân, ít sửa sai cho các em. Giáo viên mới chú trọng đến chữ viết đúng nên khi học sinh viết sai chữ thì giáo viên gạch chân lỗi sai, còn khi học sinh viết sai nét, giáo viên đều bỏ qua. Vì vậy, khi giáo viên nhận xét, đánh giá bài viết của các em, các em không biết phải sửa thế nào cho đúng, cho đẹp. + Bản thân một số giáo viên còn sửa qua loa. + Trong các giờ viết, giáo viên chưa thực sự tổ chức tiết học sôi nổi, chưa có sự đổi mới phương pháp, hình thức dạy học thực sự mà còn mang tính hình thức. * Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng chất lượng chữ viết của học sinh lớp 2. Trước một thực trạng như vậy, người giáo viên không thể không suy nghĩ: “ Phải làm gì để thay đổi thực trạng này?” và “ Nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 bằng cách nào?” Trước vấn đề này, tôi đã tìm hiểu, suy nghĩ kết hợp với sự tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp, cuối cùng tôi xin đưa ra ý kiến của mình về “ “Một số biện pháp giúp rèn viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 2” mà tôi đã thục hiện và cảm thấy có hiệu quả. III. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phương pháp điều tra. Phương pháp phân tích tổng hợp. Phương pháp luyện tập thực hành. Phương pháp so sánh, đối chiếu. IV. Các biện pháp Giúp học sinh hiểu nghĩa từ, ghi nhớ từ. Đối với đối tượng là học sinh lớp 2 mà đề tài đang nghiên cứu, cách phát âm đôi khi chưa thống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm vững nghĩa của từ khó Ví dụ: Học sinh đọc “suy nghĩ’’nhưng viết “suy nghỉ’’ nên giáo viên giúp học sinh cần hiểu “nghỉ” có nghĩ là hoạt động bị dùng lại, còn “nghĩ” là tính toán điều gì đó. Vì vậy phải viết là “ suy nghĩ”. Tiết viết lớp 2 phần lớn là viết lại một phần nội dung bài tập đọc đã học. Trước khi viết bài, giáo viên gợi ý, hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài viết, như vậy khi viết chính tả, học sinh bắt đầu có vốn từ, nắm được nội dung bài, học sinh sẽ tự đọc, phân tích, viết đúng, đặc biệt là những tiếng, từ viết khó, hạn chế sự mắc lỗi. Giáo viên có thể cho học sinh đọc chú giải, đặt câu, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, tranh ảnh,với những từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó bài văn cụ thể để giải thích nghĩa từ. * Về âm chính: + ao / au / âu: lao bàn + oe / eo: mạnh khỏe + iu êu / iêu: chìu chuộng + ip / iêp: liên típ + ui / uôi: đầu đui + um / uôm / ươm: cánh bướm * Về âm cuối: Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây: + at/ ac: đồ đạt + an/ ang: cây đàng + ăt/ ăc: mặt quần áo + ăn/ ăng: khăng quàng + ân/ âng: cái câng + êt/ êch: chênh lệt Các em khó phân biệt các vần có âm cuối n / ng / nh; t / c / ch. Mặt khác còn lẫn lộn giữa các chữ ghi âm đầu ch / tr; s/ x; d/ gi; v/ d, phát âm không phân biệt được thanh hỏi, thanh ngã. Dạy học sinh viết, trình bày bài viết. a.Giới thiệu chữ viết thường cỡ nhỏ. + Ở lớp 1 học sinh đã nắm được cấu tạo con chữ, độ cao, độ rộng của từng con chữ cũng như kĩ thuật viết từng con chữ cỡ vừa. Trong quá trình học viết chữ hoa khi hướng dẫn học sinh viết câu ứng dụng, tôi giới thiệu với học sinh các con chữ trong bài học hôm đó . Ví dụ con chữ “ ă, â” , viết theo cỡ chữ nhỏ có độ cao 1 đơn vị, con chữ “ t” có độ cao 1,5 đơn vị. Khi viết bài có các con chữ đó theo cỡ chữ nhỏ thì học sinh sẽ biết ngay. Làm như vậy, học sinh vừa nắm chắc cấu tạo ,vừa viết đúng. Các chữ viết thường có các độ cao là vị trí trên khuông kẻ như sau: 1 đơn vị: a,ă,â,c,e,ê,m,o,ô,u,ư,v,x. 1,25 đơn vị: r,s 1,5 đơn vị : t ( Các chữ 1 đơn vị, 1,25 đơn vị, 1,5 đơn vị trên đều viết trên dòng chuẩn) 2 đơn vị: d,đ ( với 2 đơn vị trên dòng chuẩn) p,q ( với 1 đơn vị trên và 1 đơn vị dưới dòng chuẩn) 2,5 đơn vị: b, h,k ,l ( với 2,5 đơn vị trên dòng chuẩn) g,y ( với 1 đơn vị trên và 1,5 đơn vị dưới dòng chuẩn) + Các chữ hoa đều có độ cao 2,5 đơn vị trên dòng chuẩn trừ g và y có độ cao 4 đơn vị , với 2,5 đơn vị ở trên và 1,5 đơn vị ở dưới dòng chuẩn. b.Viết bài: Nhìn chung hầu hết các em đều viết và trình bày tốt nhưng cũng không thể tránh khỏi một số trường hợp học sinh viết không đúng cỡ chữ, chữ chưa đều, chưa đẹp. Với những trường hợp này giáo viên cần phải hướng dẫn tỉ mỉ để các em viết đúng mẫu, có biện pháp để giúp các em khắc phục nhược điểm. Với những học sinh yếu, tôi đã áp dụng việc viết mẫu trong một số bài chính tả của những tuần đầu ở mỗi bài chính tả tôi viết mẫu cho các em một vài chữ hoặc một câu. Viết thật ngay ngắn và đẹp cho các em quan sát. Đến khi viết bài tôi yêu cầu các em nhìn theo mẫu rồi viết. Đặc điểm của học sinh Tiểu học là rất hay bắt chước và bắt chước cũng rất nhanh. c.Hướng dẫn trình bày bài viết: Việc trình bày bài viết của học sinh những bài đầu khó khăn. Đó là học sinh không biết cách trình bày như thế nào cho đúng chứ chưa nói gì trình bày cho đẹp, từ cách ghi tên bài viết rồi đến trình bày nội dung bài viết. Chúng ta đã biết, học sinh Tiểu học, đặc biệt là đối với học sinh lớp 2 các em rất hay bắt chước và thậm chí bắt chước một cách máy móc do các em không hiểu bản chất của vấn đề, Ví dụ về hiện tượng học sinh mắc lỗi trình bày xuống dòng như tôi đã trình bày ở phần thực trạng. Dạy theo nhóm đối tượng học sinh, kết hợp sử dụng một số “mẹo luật” chính tả. Bên cạnh đó cho thấy quy ước của chữ quốc ngữ rất phức tạp, một âm có thể ghi bằng hai ba dạng như: ngờ nghi bằng ng/ ngh... Từ những lỗi sai đó cộng với sự phức tạp của chữ quốc ngữ nếu chúng ta không có biện pháp uốn nắn kịp thời dẫn đến sẽ hình thành thói quen không tốt cho học sinh. Vì vậy để giúp học sinh có kỹ năng viết đúng, đẹp nên tôi đã đi sâu nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp các em viết đúng tiết viết. Ngay từ lớp 1, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như: Các âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với âm i, e, ê. Ngoài ra giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như sau : Để phân biệt âm đầu s/ x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s : si, sồi, sả, sứ, sắn, sung, sao, sim, sậy, sấu, sến, sam, sán, sầu riêng, so đũasáo, sâu, sên, sò, sóc, sói, sứa, sáo sậu, sư tử Để phân biệt âm đầu tr/ ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày, chén, chum, chạn, chõ, chĩnh, chuông, chiêng chuột, chó, chí, chồn, chuồn chuồn, chào mào, châu chấu, chiền chiện, chẫu chàng, chèo bẻo, chìa vôi * Luật hỏi- ngã Nếu cấu tạo giống nhau về phụ âm đầu, yếu tố đứng trước mang thanh huyền, nặng, ngã thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã. Nếu yếu tố đứng trước mang thanh ngang, sắc, hỏi thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh hỏi (hoặc ngược lại). Ví dụ: Huyền + ngã : sẵn sàng, vững vàng Nặng + ngã : mạnh mẽ, vội vã Ngã + ngã : nhõng nhẽo, dễ dãi Ngang + hỏi : vui vẻ, trong trẻo Sắc + hỏi : mát mẻ, vất vả Hỏi + hỏi : lỏng lẻo, thủ thỉ Giáo viên đọc cho học sinh viết cần rõ ràng, tốc độ đọc vừa phải. Giáo viên chấm bài của học sinh để phân ra các nhóm như : viết chậm, viết không cẩn thận, viết đẹp để nhận xét, lưu ý đến học sinh viết sai nhiều, giáo viên yêu cầu rút kinh nghiệm cho các bài sau. Những em viết sai cần sửa lại cho đúng ở cuối bài. Điều này giáo viên phải nhắc nhở thực hiện liên tục, thường xuyên để khắc phục lỗi chính tả. Ngoài viết đúng học sinh còn phải viết đẹp, đúng mẫu. Giáo viên có thể kết hợp với môn tập viết. Như vậy mỗi học sinh phải có 1 cuốn vở để luyện viết. Bài tập chính tả: Có rất nhiều dạng bài tập chính tả khác nhau để giúp học sinh tập tận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp các em rút ra các qui tắc chính tả để ghi nhớ. Ví dụ: a/ Bài tập lựa chọ n: Giáo viên có thể đưa ra các dạng bài tập chính tả khác nhau để giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể: Bài tập trắc nghiệm: a / Khoăn tròn vào những chữ cái đặ t trước những chữ viết đúng chính tả: A. Cái bàn C. Cái bàng B. khuôn mặt D. Khuôn mặc E. Nghỉ ngơi G. Nghĩ ngơi b / Bài tập điền khuy ết: Điền vào chỗ trống cho phù hợp: d, r hoặc gi : án cá, .ễ.ãi, trang ....ấy, ...ậy sớm s hoặc x :.ào .ạc,.a.ôi,., đơn.ơ. ươn hoặc ương : smù,cá ,vấn v. ât hoặc âc : gió b.., thứ nh,quả g.., ph cờ Ngoài ra giáo viên phải kết hợp cho học sinh biết xây dựng cái đúng, loại bỏ cái sai. Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập nhằm hình thành các kĩ xảo chính tả. Tổ chức dạy học: Giáo viên cần lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp đối tượng học sinh và phù hợp với nội dung của từng bài tập nhằm tạo hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Thiết kế bài giảng lôi cuốn học sinh bằng cách lồng ghép âm thanh, hình ảnh trong tiết dạy. Trong quá trình học sinh làm bài, giáo viên quan sát đôn đốc, phát hiện những bài làm sai để tổ chức cho học sinh nhận xét và sửa chữa. Giáo viên tổng kết ý kiến và chốt lại nội dung kiến thức cần ghi nhớ. - Giáo viên nên tuyên dương, khen thưởng động viên kịp thời tạo hứng thú cho các em say mê học tập. C.KẾT LUẬN Bài học kinh nghiệm: Để việc dạy tiết viết đạt hiệu quả ngay từ khi các em mới bắt đầu “làm quen” với Tiếng Việt giáo viên cần hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc kết hợp từ, quy tắc ghi âm chữ quốc ngữ.tránh trường hợp học sinh vì thiếu hiểu biết dẫn đến sai sót. Để dạy tốt mỗi giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu, có kiến thức cơ bản về ngữ âm học, từ vựng học, ngữ nghĩa học có liên quan đến chính tả. Nắm vững phương pháp giảng dạy sao cho linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh. Đồng thời dùng nhiều hình thức rèn luyện, khen thưởng tuyên dương khuyến khích học sinh kịp thời, tránh mắng phạt, chê các em trước lớp làm cho các em có mặc cảm với bạn bè. Bên cạnh đó giáo viên cũng phải có tính kiên trì, bền bỉ không nôn nóng. Vì để giúp các em học tốt chính tả là cả một quá trình lâu dài càng đặc biệt hơn là tình hình hiện nay. Bởi có những em có tiến bộ rất chậm. Do vậy nếu giáo viên không có hướng dẫn hợp lí, sự kiên trì thì kết quả sẽ không cao. Giáo viên phải thường xuyên chấm chữa bài để nắm được lỗi mà học sinh mắc phải để sửa chữa uốn nắn kịp thời. Giáo viên phải thường xuyên phối hợp với gia đình học sinh để nhắc nhở, đôn đốc các em rèn thêm ở nhà. Kết quả: Giúp học sinh hiểu và viết đúng chính tả. Giáo viên luôn xác định đúng vai trò, chức năng của môn học, và giáo dục cho học sinh hiểu được tầm quan trọng khi tham gia học viết. Do đó có hướng thực hiện đúng và đạt hiệu quả cao. Trong quá trình giảng dạy giáo viên luôn xác định chính xác năng lực của học sinh. Trong mỗi tiết học viên quan tâm tới từng đối tượng học sinh. Việc áp dụng các biện pháp hướng dẫn học sinh tham gia viết đúng chính tả thực hiện một cách nghiêm túc, thường xuyên. Các bậc phụ huynh cũng quan tâm tới việc rèn luyện viết đúng của con em hơn. Tham gia viết một cách nghiêm túc, tích cực và tương đối chủ động. Bước đầu học sinh hình thành có kỹ năng viết đúng chính tả. Hướng nghiên cứu tiếp sáng kiến: -Thông qua việc nghiên cứu này, bản thân tôi đã tìm hiểu và đề ra những biện pháp rèn học sinh viết đúng chính tả ở trường tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng. Từ đó tôi rút ra những bài học kinh nghiệm như sau: Phải hướng dẫn học sinh thật kĩ những qui tắc cơ bản. Giáo viên phải phát âm một cách chuẩn và chính xác. Đối với học sinh: các em cần phải tư duy và vận dụng thực tiễn để áp dụng vào bài viết của mình. -Chính tả trong trường tiểu học rất quan trọng. Giúp các em nói và viết chuẩn xác Tiếng Việt và là tiền đề để học lên các bậc học tiếp theo. -Ứng dụng vào dạy lớp 2 và các lớp khác trong các trường Tiểu học. -Trên đây là sáng kiến mà tôi đã vận dụng các biện pháp rèn học sinh viết đúng chính tả và đạt được những kết quả như trên. Tôi đã mạnh dạn áp dụng và thu được những thành công nhất định. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài, không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí, bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Lâm, ngày 15 tháng 10 năm 2022 Vĩnh Người thực hiện Trần Thị Linh
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_ren_viet_dung_vi.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp rèn viết đúng, viết đẹp cho học sinh Lớp 2A Trường Tiểu.pdf