Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 làm tốt văn miêu tả
Cơ sở lí luận:
1.1.. Tất cả chúng ta đều biết muốn xây được một ngôi nhà vững chắc, to, đẹp và cao lớn thì điều trước tiên ta phải xây dựng được nền móng vững chắc. Cũng như việc xây nhà một người muốn học lên cao thì điều đầu tiên là phải nắm vững những kiến thức nền tảng.
1.2. Trong chương trình tiểu học môn Tiếng Việt cũng giữ một vị trí quan trọng không kém, bốn kĩ năng quan trọng mà bộ môn Tiếng Việt, môn học cơ bản nhất của bậc học cần đạt là: nghe, nói, đọc, viết. Trong đó kĩ năng viết văn là kĩ năng quan trọng nhất và cũng khó rèn luyện cho học sinh nhất. Để rèn kĩ năng viết cho học sinh, người dạy phải dạy tốt các phân môn như Chính tả , Luyện từ và câu, … Muốn dạy cho học sinh viết đúng và hay thì chúng ta phải đặc biệt chú ý dạy tốt hai phân môn là Luyện từ - câu và Tập làm văn. Trong hai phân môn này, nhiều giáo viên cho rằng Tập làm văn là môn khó dạy nhất, khó rèn kĩ năng cho học sinh nhất vì đòi hỏi học sinh phải có năng khiếu mới viết văn đúng và hay được.
1.3. Trường Tiểu học là nơi khởi đầu học sinh sẽ được tiếp cận môn Tiếng Việt bằng cách học vần qua phân môn Tập đọc sau đó đến Tập viết, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu và cuối cùng là Tập làm văn. Còn biết nói đúng ý của mình, nói đủ, nói rõ nghĩa thì đã là một yêu cầu khó. Nhưng để nói cho hay, nói cho cảm xúc và biết biến những lời nói của mình thành câu văn, đoạn văn, bài văn thì lại càng khó khăn hơn gấp nhiều lần. Và chính cái khó ấy lại là cái đích cuối cùng mà học sinh cần đạt được sau khi học Tập làm văn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 làm tốt văn miêu tả

trang, đỏ tươi, đồ sộ, cao vút, phần phật Toàn bộ ngôi trường được sơn màu vàng trông thật khang trang, sạch đẹp. Mái lợp ngói đỏ tươi. Từ cổng vào, ngay chính giữa của ngôi trường đồ sộ là cột cờ cao vút. Trên đỉnh cột, lá cờ đỏ sao vàng phần phật bay trước gió.... Ví dụ: Tả một người mà em yêu mến Đối tượng Từ ngữ cần dùng (đã được giáo viên và học sinh chắt lọc) Câu, đoạn văn (Học sinh hình thành) Mẹ Cao, mảnh mai, tròn đen, ngắn, hiền lành, dịu dàng, nghiêm khắc Mẹ có dáng người cao, mảnh mai, đôi mắt tròn đen, mái tóc ngắn. Mẹ hiền lành, dịu dàng nhưng rất nghiêm khắc. Em gái Tròn bầu bĩnh,tròn xoe, ngơ ngác, hồn nhiên, đậm đen tuyền, cao,to, phúng phính,ửng hồng, rạng rỡ Em có khuôn mặt tròn bầu bĩnh, đôi mắt tròn xoe như hai hòn bi ve, đôi mắt ấy luôn ngước nhìn với một vẻ ngơ ngác toát lên sự hồn nhiên, tươi vui của trẻ thơ. Điểm vào đó là cặp chân mày đậm đen tuyền. Mũi em cao và to tôi thường dùng tay vuốt cái mũi ấy để trêu em gái. Đôi má phúng phính ửng hồng. Cái miệng nhỏ xinh lúc nào cũng nở một nụ cười rạng rỡ để lộ ra mấy chiếc răng đang thay trông thật đáng yêu. Dạng bài tập 2: Hướng dẫn HS dùng cặp từ quan hệ. Các em ở giai đoạn này đã được học và đặt câu với các từ chỉ quan hệ như: nhưng, mà, tuy, song,... và đến lớp 5 các em sẽ được học tiếp các cặp quan hệ từ như: Nếu...thì; tuy... nhưng; chẳng những...mà còn...Mà những câu văn có cặp từ chỉ quan hệ có tác dụng nhấn mạnh ý định nói ở vế sau. Vì vậy khi học sinh sử dụng tốt các cặp từ chỉ quan hệ cũng là một cách để các em viết tốt bài văn miêu tả. Do đó tôi đã tiến hành cho học sinh thực hành nhiều với các dạng bài tập này. Hình thức bài tập làm như sau: - Giáo viên đưa ra câu văn có ý định tả. - Học sinh dùng từ chỉ quan hệ viết lại câu văn (có thêm ý định tả) đã cho theo ý mình. Ví dụ: Câu văn giáo viên đưa ra Câu văn học sinh hoàn chỉnh - Dòng sông quê em không rộng. -Gió giật mạnh, mưa to cây cối nghiêng ngả trong màn nước trắng xóa. - Dòng sông quê em tuy không rộng lớn nhưng lại chứa đầy cá tôm. - Gió giật càng mạnh, mưa càng to cây cối nghiêng ngả trong màn nước trắng xóa. Dạng bài tập 3: Hướng dẫn học sinh cách dùng biện pháp so sánh. Ở các lớp dưới các em đã được học là thực hành làm bài tập so sánh. Tuy nhiên, các em chưa động não liên tưởng để tìm ra hình ảnh cần so sánh, hoặc so sánh thiếu chính xác. Để rèn luyện dạng này, tôi tiến hành cho các em thực hiện các dạng bài tập sau: - Giáo viên đưa ra câu văn miêu tả. - Học sinh tìm ra hình ảnh so sánh, từ so sánh và đặt lại câu. Ví dụ: Câu văn giáo viên đưa ra Hình ảnh so sánh (HS) Câu văn, đoạn văn học sinh viết - Bàn tay em bé - Cổng trường uy nghi . Như búp măng Như người lính - Bàn tay của bé Na trông như những búp măng mới nhú. - Cổng trườn thật uy nghhi như người lính cần cù đứng canh gác cho trường. Dạng bài tập 4: Hướng dẫn học sinh dùng từ thay thế để liên kết câu. Một lí do khác khiến các em không viết được một bài văn hay nữa là do các em lặp từ quá nhiều trong bài văn, không biết cách dùng các từ thay thế. Để khắc phục lỗi này ta có thể hướng dẫn các em sử dụng các đại từ khác nhau hoặc dùng các bộ phận song song để liên kết các câu, các ý. Và muốn học sinh sử dụng thành thạo các đại từ thay thế thì người thầy giáo cần hướng dẫn các em thật kĩ ở các tiết dạy Luyện từ và câu và ở các tiết học khác có các đoạn văn có sử dụng các từ thay thế. Với hình thức giáo viên đưa ra đoạn văn, câu văn có từ ngữ lặp lại cho học sinh thay thế để tránh sự lặp lại đó. Người thầy giáo cũng có thể tổ chức thành trò chơi giữa các nhóm nhầm tăng thêm hứng thú học tập cho học sinh. Ví dụ: Tả người và tả cảnh: Câu văn, đoạn văn mẫu Câu văn, đoạn văn của học sinh viết - Chị em có vóc dáng dong dỏng cao. Chị em có mái tóc tơ mịn. Chị em có đôi mắt trong xanh . -Trường em là trường Tiểu học Văn Khê B. Trường em nằm trên một khu đất rộng và bằng phẳng giữa cánh đồng lúa rộng lớn. Trường em mới được xây cất lại trông thật khang trang. - Chị em có vóc dáng dong dỏng cao. Chị có mái tóc tơ mịn luôn cắt ngắn đến bờ vai. Đẹp nhất là đôi mắt trong xanh của chị. -Trường em là trường Tiểu học Văn Khê B. Trường nằm trên một khu đất rộng và bằng phẳng ở giữa cánh đồng lúa rộng lớn. Mới đây, ngôi trường được xây cất lại trông thật khang trang. Dạng bài tập 5: Hướng dẫn học sinh cách dùng biện pháp nhân hóa. Một bài văn hay không những phải biết tìm ra các hình ảnh so sánh đặc sắc mà còn cần người viết phải biết sử dụng các biện pháp tu từ khác như nhân hóa để có thể khiến sự vật hiện tượng được miêu tả trong bài văn trở nên sống động và có tình cảm hơn, dễ đi sâu vào lòng người hơn. Tuy nhiên, các em lại không biết hoặc có biết thì cũng sử dụng một cách rất hạn chế các hình ảnh nhân hóa trong bài. Do vậy để giúp các em thành thạo kĩ năng nhân hóa trong viết văn, giáo viên có thể cho học sinh thường xuyên thực hiện dạng bài tập tìm kiếm hình ảnh nhân hóa như sau: (giống dạng bài tập so sánh) để học sinh tìm ra cách dùng hình ảnh trong khi làm văn. Ví dụ: Câu văn của giáo viên Câu văn của học sinh (có nhân hóa) - Gió thổi qua vườn cây nghe xào xạc. - Bầy chim vành khuyên hót líu lo. - Chị gió vào vườn cây trò chuyện cùng hoa trái làm rôn rả cả một góc vườn. - Bầy chim vành khuyên chụm đầu vào nhau trò chuyện râm ran cả một khu vườn. Dạng bài tập 6: Hướng dẫn học sinh dùng phương pháp đảo ngữ Để nhấn mạnh ý của một bộ phận nào đó trong câu, ta có thể đảo vị trí của nó. Đảo ngữ còn làm cho câu văn trở nên ấn tượng. Chính vì vậy để có bài văn hay, người viết có thể cho học sinh làm quen với đảo ngữ qua bài tập như: tìm chủ ngữ, vị ngữ của các câu văn có đảo ngữ hoặc thực hành đảo ngữ các câu văn. Nhưng không phải câu văn nào đảo ngữ cũng hay, do đó GV hướng dẫn HS biết chọn lọc khi thực hành viết văn. Ví dụ: Câu văn không có đảo ngữ Câu văn đảo ngữ -Trước mắt em hiện lên một cánh đồng cò bay thẳng cánh. - Bạn ấy có sở trường là đá bóng - Một cánh đồng cò bay thẳng cánh hiện lên trước mắt em. - Sở trường của bạn ấy là đá bóng. 3.1.4. Biện pháp 4: Làm tốt giờ trả bài. Thường thì giáo viên lẫn học sinh ít quan tâm đến giờ trả bài. Tuy nhiên theo tôi việc chấm và trả bài bài tập làm văn là rất quan trọng. Chất lượng của các bài văn cũng phụ thuộc rất nhiều vào giờ trả bài. Bởi thông qua giờ trả bài các em sẽ biết mình viết hay chỗ nào, chưa hay chỗ nào. Viết sai chỗ nào về lỗi chính tả, cách dùng từ, đặt câu, cách diễn đạt... Từ đó các em tự nhận ra khuyết điểm của bản thân và tự sửa chữa, hoặc cùng các bạn sửa chữa để cùng nhau tiến bộ. 3.2. TÍNH THỰC THI VÀ HIỆU QUẢ. 3.2.1. Tính thực thi. - Giáo viên dạy phân môn tập làm văn nhẹ nhàng hơn, định hướng để các con chọn lọc từ ngữ, đặt câu chính xác. - Giáo cụ trực quan chính là cách sử dụng câu từ hàng ngày của giáo viên, kích thích được sự chú ý của học sinh, học sinh tự nêu được ý của từ, của hình ảnh, cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh. - Hệ thống câu hỏi phù hợp với trình độ nhận thức và tư duy của các em. - Các câu hỏi cảm thụ được đan xen nhẹ nhàng sau trong mỗi bài làm dàn ý, trình bày miệng dàn ý nên không quá khó đối với học sinh. Nhờ hiểu bài, hiểu cái hay, cái đẹp, trong cách dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả khi miêu tả nên các em dùng từ, viết câu văn tốt cho mỗi thể loại bài văn. 3.2.2 Tính hiệu quả. Nhờ việc nghiên cứu kĩ bài dạy, vận dụng hợp lý các biện pháp giảng dạy đã nêu nên tiết học đã đạt hiệu quả cao, học sinh làm bài tốt hơn, không sợ khi phải làm văn. Không khí học tập trong mỗi giờ tập làm văn sôi nổi, hào hứng, thu hút được sự tập trung chú ý của học sinh. 3.3. KẾT QUẢ THỤC HIỆN. Qua quá trình thực hiện, hiệu quả làm văn của lớp tôi rất khả quan. Đa số học sinh dùng từ chính xác, biết dùng từ gợi tả, viết văn giàu hình ảnh, biết vận dụng các biện pháp tu từ trong bài văn của mình. Kết quả bài tập làm văn của lớp cụ thể qua từng thời điểm sau: Giai đoạn TSHS Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL TL SL TL SL TL Đầu năm 44 4 9,1% 27 61,4% 13 29,5% KTGKI 44 10 22,7% 27 61,4% 7 15,9% KTCKI 44 15 34,1% 26 59,1% 3 6,8% KTGKII 44 19 43,2% 25 56,8% 0 0 Không riêng nội dung các bài văn miêu tả mà hầu hết phần kiến thức cơ bản của môn tập làm văn lớp 5 học sinh lớp tôi đã làm bài đảm bảo yêu cầu. Sau khi áp dụng kết quả nghiên cứu vào lớp học thì chất lượng các bài văn miêu tả (tả cảnh, tả người) của lớp tôi có sự thay đổi rõ rệt. Các em đã biết cách dùng từ, đặt câu trong miêu tả, các em biết sử dụng ngữ nghĩa rất chính xác. Các bài tập làm văn của các em không còn mang tính liệt kê, kể lể nữa. Thực sự các bài văn đã được thổi hồn vào trong. Một phần nào cũng đáp ứng được những gì mà người bản thân tôi mong đợi từ các em. CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP Qua kết quả khảo sát thống kê, tôi nhận thấy vấn đề tập làm văn trong trường tiểu học là một điều cấp bách đòi hỏi phải thực hiện nghiêm khắc và triệt để đối với việc dạy của giáo viên, cũng như việc học của học sinh. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong dạy học phân môn Tập làm văn ở tiểu học. Qua thực tế điều tra, tôi đã nắm bắt được các loại lỗi của học sinh trong đó loại lỗi dùng từ, viết câu là sai nhiều, nguyên nhân dẫn đến những sai sót đó của học sinh và đưa ra một vài ý kiến cá nhân về cách khắc phục. Khi bước chân vào ngưỡng cửa bậc tiểu học các em đã có một ít vốn liếng của Tiếng Việt, các em bắt đầu học chữ, học viết và tập phát âm đúng, chuẩn Tiếng Việt. Song học sinh rất hay quên vì những biểu trưng thị giác, âm thanh chưa phong phú và vững chắc. Biểu trưng về chữ viết chưa được xác lập rõ ràng và bền vững. Vì vậy học tập làm văn rất dễ lẫn lộn hoặc sai về nội dung. Chính vì vậy đến cuối cấp học sinh vẫn còn sai lỗi chủ đề nhiều, vì lẽ đó khi dạy tập làm văn cho học sinh giáo viên cần lưu ý: - Coi trọng tiết Tập làm miệng trong phân môn Tập làm văn, vì làm ở lớp nhiều giáo viên mới có cơ hội kiểm tra sai sót của các em. - Đối với tiết Tập làm văn, giáo viên cần phân tích rõ ràng, hướng dẫn kỹ dàn bài chi tiết, cùng với việc làm miệng ở lớp thì hiệu quả tiết học mới cao, cách khắc phục lỗi chưa đạt yêu cầu. - Cần đặc biệt chú trọng cả tiết trả bài vì tiết trả bài giúp học sinh nhận ra được nhận điều cần phải sửa và học được những ý văn hay, câu văn hay, đoạn văn hay của bạn trong lớp. Nói tóm lại, trong dạy học phân môn tập làm văn, người giáo viên nên vận dụng những biện pháp và phương pháp thích hợp, phù hợp với học sinh mình để nâng cao hiệu quả tiết Tập làm văn cho học sinh. Mặt khác giáo viên cần được trang bị đầy đủ về các kiến thức về ngôn ngữ học, cố gắng tìm tòi nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến phương pháp dạy phân môn tập làm văn, để từng bước nâng cao tay nghề của mình. Vấn đề dạy tập làm văn cho học sinh là hết sức khó khăn nhưng cũng không kém phần quan trọng. Chính vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải thật kiên trì nhẫn nại chứ không nóng vội, bởi việc dạy học không phải là một ngày, hai ngày mà tốt được. Môn tập làm văn phải có thời gian rèn luyện và đầu tư một cách nghiêm túc thì mới đem lại hiệu quả cao. Còn về phần giáo viên phải thường xuyên uốn nắn, sửa chữa những lệch lạc, giúp các em nắm kiến thức một cách vững chắc làm điểm tựa cho các lớp học cao hơn. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN. Muốn rèn cho học sinh học tốt phân môn tập làm văn giáo viên luôn cố gắng trau dồi học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ. Giáo viên phải nắm chắc đối tượng học sinh, cần tìm hiểu chắc nội dung cơ bản của chương trình. Giáo viên cần phải giàu lòng yêu nghề mến trẻ, luôn động viên khuyến khích khi các em có tiến bộ. 2. KHUYẾN NGHỊ. 2.1. Đối với phòng giáo dục. Có kế hoạch hoạt động tập huấn chuyên đề về phương pháp dạy học đối với giáo viên như chuyên đề về phương pháp dạy tập làm văn theo phương pháp đổi mới, chuyên đề bồi dưỡng giáo viên,cho từng năm học để các trường có kế hoạch tổ chức cho giáo viên tham gia theo đúng định hướng của ngành trên cơ sở thực tế của địa phương và của nhà trường 2.2. Đối với Ban giám hiệu nhà trường. Cần quan tâm sát sao đến chất lượng dạy học của từng lớp, thường xuyên kiểm tra, tìm hiểu đặc điểm thực tế của học sinh để có kế hoạch bố trí dạy – học phù hợp để nâng cao chất lượng đại trà. Cần mua sắm thêm nhiều tài liệu dạy học, tài liệu tham khảo, giúp cho giáo viên có thêm tư liệu nghiên cứu, bổ sung kiến thức cho bản thân nhằm đáp ứng được yêu cầu của giáo dục trong thời kỳ đổi mới hiện nay. 2.3. Đối với bộ phận chuyên môn. Tăng cường công tác dự giờ, thăm lớp, kiểm tra hồ sơ của giáo viên để kịp thời phát hiện những thiếu sót trong dạy học của giáo viên và học sinh, từ đó xây dựng những biện pháp tổ chức dạy học sát với thực tế, đảm bảo chất lượng giảng dạy theo chương trình đổi mới của ngành. 2.4. Đối với giáo viên. - Cần vận dụng những biện pháp và phương pháp thích hợp, phù hợp với học sinh của mình để nâng cao hiệu quả tập làm văn cho học sinh. Mặt khác giáo viên cần được trang bị đầy đủ về các kiến thức về ngôn ngữ học, cố gắng tìm tòi nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến tiếng Việt, để từng bước nâng cao tay nghề của mình. - Để dạy tốt yêu cầu của môn tập làm văn, trước hết giáo viên cần chú trọng vào việc hướng dẫn cụ thể, chi tiết cách dùng từ, viết câu của học sinh để các em nắm vững kiến thức về luyện từ và câu lúc đó viết văn đạt hiệu quả. - Giáo viên phải hết sức nhiệt tình, chịu khó, kiên nhẫn trong quá trình dạy học, quá trình thực hiện các biện pháp. + Tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của vấn đề. Tìm những biện pháp phù hợp với từng bài dạy. + Chú ý đến đến cả ba đối tượng học sinh. + Chú ý phát huy tính tích cực của học sinh. + Tạo niềm tin giúp các em học sinh học tốt, khen ngợi động viên kịp thời, đúng lúc, tôn trọng bài làm của học sinh. Trên đây là một số kinh nghiệm của cá nhân tôi. Rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý của đồng nghiệp. Qua đây, cho phép tôi gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu, các đồng chí trong hội đồng nhà trường và các em học sinh của trường đã tạo điều kiện tốt nhất, hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm do tôi viết, không sao chép. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Trường Đánh giá, xếp loại SKKN - Tổng:...(điểm) - Xếp loại:... (Kí tên, đóng dấu) Văn Khê, ngày 4 tháng 4 năm 2024 NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký, ghi rõ họ tên) Lê Thị Thanh Bình TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nhà xuất bản Giáo dục, Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học 2. Sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4 – 5. 3. Dự án phát triển giáo viên Tiểu học - Nhà xuất bản giáo dục, Dạy lớp 4 theo chương trình Tiểu học mới. 4. Dự án phát triển giáo viên Tiểu học - Nhà xuất bản giáo dục, Dạy lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới. 5. Dự án phát triển giáo viên Tiểu học - Nhà xuất bản giáo dục - Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. 6. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 – 4 của các bộ sách theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. 7. Các tài liệu tham khảo khác.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_l.docx