Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt thể loại văn tả cảnh
Trong chương trình Tiểu học, phân môn Tập làm văn lớp 5 nhằm mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. Quá trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết đoạn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng kiến thức về cuộc sống theo chủ điểm đã học. Việc phân tích đề bài, lập dàn ý, chia đoạn bài văn góp phần phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại cho học sinh. Tư duy trừu tượng của trẻ cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi miêu tả.
Học Tập làm văn, học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Khi phân tích đề Tập làm văn, học sinh có dịp hướng tới chân, thiện, mĩ được định hướng trong các đề bài, các bài luyện tập báo cáo thống kê, làm đơn, làm biên bản, lập chương trình hoạt động… tạo cơ hội cho học sinh thể hiện mối quan hệ với cộng đồng. Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người và việc xung quanh của trẻ nảy nở, tâm hồn, tình cảm của trẻ thêm phong phú. Đó là nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ.
Trong chương trình Tập làm văn lớp 5, văn miêu tả là thể loại chiếm tỷ lệ cao. Trong đó văn tả cảnh chiếm 20% tổng thời lượng chương trình lớp 5. Đây là thể loại văn nghệ thuật sử dụng lời văn có hình ảnh và có cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể, sinh động về sự vật, hiện tượng ... trong đời sống.
Như vậy văn tả cảnh có thể xem là một văn bản nghệ thuật có sử dụng ngôn ngữ văn chương để miêu tả sự vật hiện tượng một cách cụ thể sinh động. Bất kì một hiện tượng nào trong thực tế đời sống cũng có thể miêu tả được, tuy nhiên bằng những cảm xúc khác nhau của mỗi người, mỗi hiện tượng lại được miêu tả với cách thể hiện riêng qua việc quan sát, sử dụng từ ngữ và cách diễn đạt khác nhau.
Quá trình dạy học sinh viết văn tả cảnh sẽ mang lại kết quả khả quan nếu như thầy biết tổ chức đúng đắn và khêu gợi được những hoạt động cần thiết ở các em, vì tư duy của trẻ ở lứa tuổi tiểu học thường thiên về tính cụ thể. Ở lứa tuổi này có những yếu tố của tư duy trừu tượng nhưng còn hạn chế nhiều so với học sinh ở các lớp trên. Quá trình nhận thức của học sinh lớp 5 khi viết văn tả cảnh đều thông qua thực tiễn các em thấy gì viết nấy.Vì thế người giáo viên cần phải quan tâm đúng mức và khêu gợi để học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp khi viết văn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt thể loại văn tả cảnh

hư một vành trăng khuyết. + Lá tràm giống hệt như một vầng trăng đầu tháng màu xanh. + Lá tràm như những vầng trăng đầu tháng treo lơ lửng trên cành cây. + Mỗi chiếc lá tràm là một lưỡi liềm xanh bé xíu. Tương tự như vậy, học sinh đưa ra những suy nghĩ, nhận xét, cảm xúc của mình trước sự vật, sự việc. Bài văn sẽ không đơn giản là sự liệt kê nữa. Nó thấm đẫm suy nghĩ, cảm xúc của người viết tạo nên cái “hồn” chất văn của bài làm * Rèn luyện kỹ năng sử dụng biện pháp nghệ thuật thông qua các dạng bài tập thực hành: a) Điền vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh: Ví dụ: Em hãy tìm những hình ảnh so sánh thích hợp điền vào chỗ trống để câu văn có hình ảnh so sánh phù hợp nhất: + Tiếng ve đồng loạt cất lên như..........................(một dàn đồng ca) + Hoa chuối thập thò, hoe hoe đỏ như.................( một mầm lửa non) b) Điền vào chỗ trống để có hình ảnh nhân hóa + Mấy con chim đang ríu rít....................trên cành cây cao.( trò chuyện) + Những bông hoa đang.................trong nắng sớm.(tươi cười) c) Thay thế từ ngữ để có hình ảnh so sánh. Ví dụ: Hãy thêm từ như và thay thế các từ in nghiêng để câu văn có hình ảnh so sánh: + Đất nước mình đâu cũng đẹp. Sửa thành: Đất nước mình đẹp như một bức tranh. + Cây bàng toả bóng mát rượi. Sửa thành: Cây bàng như một chiếc ô khổng lồ toả bóng mát rượi d) Thay thế từ ngữ để có hình ảnh nhân hóa VD: + Con gà mái có bộ lông màu vàng rất đẹp. + Thay thế: Chị gà mái khoác trên mình bộ lông vàng mướt như nhung trông rất đẹp. e) Luyện viết câu văn có sử dụng biện pháp so sánh Ví dụ 1: Em hãy tìm những hình ảnh so sánh với các hình ảnh dưới đây, đặt câu với những hình ảnh so sánh đó. a, Những bông hoa bàng trắng, nhỏ li ti b, Những chùm hoa phượng đỏ c, Bầy chim sổ lồng tung cánh d, Bầy chim non đang hót trong nắng mai Ví dụ 2: Em hãy sử dụng biện pháp so sánh để diễn đạt các câu sau cho sinh động, gợi cảm hơn. a, Mỗi ngày đến lớp, em được nghe những lời giảng bài đầm ấm của cô. b, Bà của em đã già, tóc của bà bạc lắm. c, Bé Hoa vừa hát, vừa múa trông thật đẹp. Ví dụ 3: Em hãy viết hai câu văn thể hiện tình yêu của em đối với ngôi nhà, trong câu văn có hình ảnh so sánh: tiếng ríu rít của bầy chim non, bà tiên trong truyện cổ tích. g) Luyện viết câu văn có sử dụng biện pháp nhân hoá Trong tiết luyện tập thực hành tôi đưa ra một số ví dụ để học sinh thực hành: Ví dụ 1: Em hãy nhân hoá chiếc cặp sách của em, đặt câu có dùng biện pháp nhân hoá đó. Ví dụ 2: Em hãy sử dụng biện pháp nhân hoá theo cách trò chuyện để đặt câu với các sự vật sau: bảng đen, lớp học, cửa sổ. Ví dụ 3: Em hãy sử dụng biện pháp nhân hoá để diễn đạt các ý dưới đây bằng nhiều câu khác nhau. a, Vầng trăng quê em b, Luỹ tre xanh đầu xóm c, Con đường làng Ví dụ 4: Trong đoạn văn tả cảnh vật sau cơn mưa, có bạn đã viết: “Ánh nắng trải dài trên những đồng lúa xanh rờn, ánh nắng chiếu trên những hàng cây, ánh nắng chan hoà trên sông. Trong vườn, từng luống rau xanh non đón ánh nắng vàng, gà mái mơ dẫn đàn con đi kiếm mồi, đàn gà con của mái mơ đi lung tung hết chỗ nọ sang chỗ kia.” Em hãy sử dụng biện pháp nhân hoá diễn đạt lại cho đoạn văn sinh động. Ví dụ 5: Em hãy viết 2 câu văn thể hiện niềm vui của em trong ngày khai trường, trong mỗi câu văn có hình ảnh nhân hoá: hàng cây xanh rì rào đón bước chân em hoặc: cánh cổng trường dang rộng vòng tay đón chúng em. Như vậy, thông qua hệ thống bài tập sẽ giúp học sinh rèn kỹ năng sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa để viết văn miêu tả. GV dạy học sinh rèn kỹ năng từ dễ đến khó, từ hệ thống bài tập dẫn đến việc sử dụng một cách thành thạo biện pháp tu từ khi viết một bài văn hoàn chỉnh. Chúng ta khẳng định, một bài văn miêu tả hay không thể không sử dụng đến biện pháp tu từ và đó cũng là một biện pháp khi giúp học sinh viết văn miêu tả. 2.3.5. Rèn luyện kĩ năng biểu đạt tư tưởng, tình cảm trong bài văn tả cảnh. Một bài văn tả cảnh nếu chỉ làm nổi bật đặc điểm bên ngoài của cảnh vật thì sự miêu tả đó hãy còn nông và hời hợt. Nếu biết thể hiện những đặc sắc ẩn chứa bên trong cảnh vật để rồi ngụ vào đó những suy tư, tình cảm thì thật trọn vẹn biết bao. Nói cách khác, bài văn hay không thể thiếu được cảm xúc của người viết. Cảm xúc không chỉ bộc lộ ở phần kết bài mà từng câu, từng chữ phải chứa đựng những tình cảm chân thực khiến cho người đọc xúc cảm. Đây cũng là một cách để góp phần thông báo chính xác điều mà các em nói, muốn diễn tả, muốn thể hiện. Không chỉ có vậy đây là một biện pháp tạo sức nặng, sức rung động cho bài văn, muốn viết được những câu văn như thế học sinh có thể dùng nhiều cách khác nhau. Bộc lộ qua một từ ngữ nào đó có giá trị tương đương nhưng có sắc thái biến cảm. Ví dụ: Cũng là“ nhìn” ta có thể dùng các từ khác để bộc lộ thái độ khác nhau + Yêu thích: Ngắm. + Tò mò hoặc thờ ơ: Ngó, liếc. + Bình thường: Nhìn, trông. Học sinh tả có câu: “Em nhìn những cánh diều đang bay trên bầu trời”. Tôi gợi ý để các em viết lại sao cho khi đọc lên người ta thấy rõ những cánh diều ấy đẹp và em rất thích chúng. Học sinh viết lại: + Em say sưa ngắm nhìn những cánh diều đang bay lượn trên bầu trời. + Em nhìn những cánh diều đang bay trên trời lòng tràn ngập niềm vui, chính những cánh diều ấy đã nâng cánh ước mơ cho em. Thực tế trong nhiều bài văn của học sinh, tư tưởng, tình cảm chỉ được bộc lộ ở phần kết bài và bộc lộ một cách cứng nhắc, sáo rỗng và gượng ép. Ví dụ: - Tôi rất yêu trường tôi. Tôi sẽ cố gắng học tập tốt để xứng đáng với ngôi trường. - Em rất yêu quý con đường làng em. Em hứa mai sau sẽ học giỏi để giúp ích cho xã hội và xây dựng con đường làng được tươi đẹp hơn nữa. Như vậy, rèn kĩ năng biểu đạt tư tưởng, tình cảm trong bài văn cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết của giáo viên khi dạy văn miêu tả nói chung và tả cảnh nói riêng. Có rất nhiều biện pháp thực hiện nhưng đối với tôi xin đề cập 3 cách làm sau: Một là: Yêu cầu học sinh quan sát kĩ và chân thực cảnh vật. Sau đó tìm tòi và lựa chọn các từ ngữ chính xác nhất để miêu tả. Làm được điều đó chính là các em đã biểu đạt được tình cảm của mình qua từng câu, từng chữ. Bởi lẽ, có yêu nó thì mới quan sát kĩ, mới có thể nhận biết được đặc điểm riêng biệt, đặc sắc của nó để rồi dùng lời lẽ sinh động mà tả lại. Ví dụ: Hai câu văn Nắng chiều chiếu xuống bãi cát. Nắng chiều rọi xuống làm cho bãi cát lấp loáng ánh vàng. Rõ ràng với việc quan sát kĩ và lựa chọn chính xác từ ngữ “ rọi” và “ lấp loáng ánh vàng” đã giúp cho câu văn thứ hai thật gợi hình, gợi tả đồng thời cũng cho người đọc thấy được tình cảm của người viết: thật yêu, thật thích thú với cảnh bãi cát trong nắng chiều. Câu văn bộc lộ tình cảm thật kín đáo và khéo léo. Hai là: Hướng dẫn học sinh khi viết câu văn miêu tả, ngoài việc nêu lên những đặc điểm của sự vật, cần xen thêm việc nhận xét, thái độ, cảm xúc của mình trước những đặc điểm của sự vật đó. Ví dụ: Hai câu văn Mùa thu, thảm cỏ may tím biếc. Mùa thu, thảm cỏ may tím biếc đến nôn nao. Câu văn thứ nhất chỉ miêu tả đặc điểm “ tím biếc” của thảm cỏ may vào mùa thu. Nhưng câu văn thứ hai, ngoài việc miêu tả đặc điểm “ tím biếc”, người viết còn xen thêm cảm xúc “ nôn nao” của mình khi ngắm nhìn thảm cỏ may vào mùa thu. Câu văn vì thế mà giàu cảm xúc. Ba là: Gợi ý cho học sinh bộ lộ những tình cảm của mình ở phần kết bài qua những câu hỏi cụ thể. Ví dụ: Ngày nào cũng qua lại trên con đường tới trường, em có suy nghĩ gì về con đường? ( Đường giống như người bạn thân của em/ Con đường thật thuận tiện cho mọi người.) + Đứng giữa sân trường vắng vẻ trước buổi học, em có cảm giác gì? ( Là lạ, bâng khuâng) Tương tự như vậy, giáo viên cần yêu cầu học sinh đưa ra những nhận xét, cảm xúc, suy nghĩ của mình trước một cảnh vật bất kỳ và tạo điều kiện cho nhiều em được nói. Nhờ thế, bài văn của học sinh tránh được nhược điểm khô khan, gượng ép mà thấm đượm cảm xúc, suy nghĩ của người viết. Mặc dù xã hội hiện đại ngày nay là xã hội máy tính và công nghệ thông tin, nó luôn đòi hỏi và cũng mang đến cho con người những thông số chính xác và sự tiện ích, nhưng cuộc sống và xã hội vẫn cần những áng thơ văn. Văn chương mang đến cho con người niềm vui, tình yêu và lòng nhân ái. Văn chương cũng giúp con người thể hiện được những tư tưởng, tình cảm, thái độ của mình trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước. Có thể nói, văn chương nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi con người. Chính vì vậy, ngay từ bậc tiểu học, học sinh đã được tiếp xúc với văn chương và được học Tập làm văn, đặc biệt là văn miêu tả. Văn miêu tả trong đó có tả cảnh giúp học sinh nhìn nhận thế giới xung quanh một cách sâu sắc, qua đó trau dồi vốn sống của mình, giúp các em trưởng thành dần lên. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. Qua những biện pháp và giải pháp tôi đã áp dụng được nêu ở trên đã giúp cho cả giáo viên và học sinh tự tin, chủ động hơn trong các tiết học Tập làm văn (văn tả cảnh). Các giờ Tập làm văn cũng trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn. Đến cuối học kì I năm học 2023-2024, các em đã nắm được một số vốn kiến thức nhất định để học có hiệu quả phân môn Tập làm văn. Cả lớp đều ham thích môn học. Bài làm của các em đa số đã có tiến bộ, học sinh nắm được cách sắp xếp ý, bố cục chặt chẽ, dùng từ chính xác, viết câu văn trôi chảy, mạch lạc, bước đầu có hình ảnh, cảm xúc, hiểu và vận dụng khá tốt các biện pháp tu từ trong các bài tập làm văn tả cảnh của mình. Học sinh không còn lúng túng trong việc lập dàn ý cho mỗi bài văn; việc viết một đoạn văn, hay bài văn của các em trở nên dễ dàng hơn. Các em đã biết tả cảnh cụ thể theo yêu cầu đề bài, biết viết câu văn đúng ngữ pháp, rõ ý; biết sử dụng những từ ngữ sát nghĩa, có tác dụng gợi tả, gợi cảm; bước đầu biết sử dụng biện pháp tu từ đơn giản khi viết văn. Lời văn, ý văn của các em không còn nặng tính liệt kê hay kể lể, dàn trải nữa. Nhờ vậy mà chất lượng phân môn Tập làm văn sau khi áp dụng đề tài được nâng lên rõ rệt. Kết quả cụ thể cuối năm học như sau: Số HS khảo sát Nắm vững thể loại Bố cục bài văn rõ ràng Biết cách quan sát, tìm ý Năng lực sử dụng từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật Hoàn chỉnh bài văn miêu tả Sử dụng hình ảnh gợi tả, gợi cảm Biết sử dụng biện pháp tu từ 35 35 33 35 30 28 35 Từ kết quả trên cho thấy chất lượng phân môn Tập làm văn sau khi áp dụng đề tài này thật đáng phấn khởi. Chất lượng phân môn Tập làm văn đi lên rõ rệt đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt của lớp, của tổ chuyên môn và của nhà trường. Qua thực tế bài làm của học sinh, tôi thấy phần lớn học sinh có bài văn miêu tả sinh động và hấp dẫn. Đồng thời kĩ năng diễn đạt của các em cũng tốt hơn, các em đã biết sử dụng biện pháp tu từ khi miêu tả. Từ đó giúp các em tránh được lối miêu tả lộn xộn, trùng lặp, thiếu logíc, thiếu tình cảm,Các em biết kết hợp một cách nhuần nhuyễn các trình tự để quan sát và hoàn chỉnh bài văn miêu tả. Đặc biệt học sinh không còn ngại khi làm văn miêu tả. Tôi khẳng định những biện pháp tôi thực hiện đã giúp cho học sinh yêu thích môn học, thích tìm tòi đọc sách và làm tốt các bài văn miêu tả. Xây dựng trong các em một tâm hồn trong sáng và lành mạnh. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1 . Kết luận: Sau một học kì áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt thể loại văn tả cảnh” này, thành công tuy nhỏ nhoi nhưng tôi ý thức được rằng để giúp học sinh lớp 5 làm được bài văn tả cảnh sinh động, đúng kiểu bài, đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải say mê với nghề nghiệp, không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao kiến thức cũng như trình độ. Người thầy phải là chỗ dựa, là niềm tin vững chắc cho mỗi học sinh. Trong quá trình giảng dạy cần đa dạng hoá các hoạt động học tập để gây sự hứng thú trong học tập của mỗi học sinh, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách chủ động và thoải mái, không khô khan, nhàm chán. Mỗi học sinh cần phải tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức, kiên trì, không nản chí và lùi bước trước khó khăn, cần phải ôn tập, nhào nặn để biến tri thức của loài người thành của riêng mình. Có thể nói, bước đầu thành công trong việc rèn kĩ năng làm bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 là nguồn động viên rất lớn cho tôi. Tôi sẽ đem kinh nghiệm này tiếp tục áp dụng để giảng dạy phân môn Tập làm văn ở các năm sau, với mong muốn lớn nhất của tôi là giúp học sinh nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cuối cấp Tiểu học. Tuy nhiên những biện pháp mà tôi đã áp dụng trên, tuỳ đối tượng học sinh cũng cần có sự vận dụng một cách khéo léo, sáng tạo của giáo viên. Tôi nghĩ rằng nội dung đề tài này không có nhiều điểm mới, đó chỉ là nhiệm vụ hằng ngày của giáo viên mà thôi. Nhưng đồng thời tôi cũng tin rằng nếu lâu nay ta làm chưa tốt thì bây giờ ta dốc hết tâm huyết vào, tận tuỵ với học sinh, luôn quan tâm giúp đỡ học sinh, soạn giảng nghiêm túc thì chắc chắn sẽ gặt hái được thành công. Cụ thể tôi thấy khi vận dụng các phương pháp dạy học nói trên, các tiết học Tập làm văn diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Tất cả các em đều được thực hành, luyện tập nhiều. Khắc sâu nội dung kiến thức từng bài học, biết vận dụng kiến thức vào thực tế một cách linh hoạt, sáng tạo. Để dạy tốt văn tả cảnh ở lớp 5, giáo viên vừa phải giúp học sinh thực hiện được những yêu cầu làm văn miêu tả nói chung vừa phải chú ý đến những đặc điểm riêng của từng loại đối tượng để hướng dẫn học sinh miêu tả cho phù hợp. Học sinh tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc viết văn miêu tả. Đọc thêm nhiều tài liệu để tích luỹ vốn từ, vốn hiểu biết vận dụng trong quá trình làm bài. Biết quan sát kĩ các đối tượng cần miêu tả, biết sử dụng cùng một lúc các giác quan để đối tượng được miêu tả trở nên sinh động. Ghi chép những chi tiết điển hình làm cẩm nang cho các bài văn khi mình có thể bất chợt quan sát được. Có thói quen sử dụng các biện pháp tu từ trong quá trình làm bài. 3.2. Kiến nghị: * Đối với nhà trường: - Cần có đủ sách tham khảo cần thiết và các thiết bị dạy học cho bộ môn. - Tổ chức hội thảo, chuyên đề trong tổ chuyên môn để phân tích thống nhất điều chỉnh nội dung, phương pháp phù hợp với học sinh. * Đối với phòng GD&ĐT: - Tổ chức chuyên đề theo môn hoặc từng phân môn ở đối tượng phạm vi rộng hơn để giáo viên có dịp học tập và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Trong quá trình nghiên cứu và thực hành giảng dạy, bản thân tôi đã thu được những kết quả rất khả quan. Tuy nhiên kinh nghiệm của tôi vẫn còn nhiều những hạn chế, thiếu sót kính mong sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để biện pháp nêu trên của tôi có tính khả thi hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học – Lê Phương Nga, Nguyễn Trí – Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia Hà Nội. 2. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học – Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga – Nhà xuất bản giáo dục, Nhà xuất bản ĐH Sư phạm. 2. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 – Nhà xuất bản giáo dục. 3. Các chuyên đề Giáo dục Tiểu học – Nhà xuất bản giáo dục 4. Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5- Trần Mạnh Hưởng, Lê Hữu Tỉnh – Nhà xuất bàn giáo dục Việt Nam.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_h.doc