Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 đạt kết quả cao khi làm văn miêu tả
Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Đây là môn học tổng hợp các kiến thức, kĩ năng từ Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu,... để viết nên một bài Tập làm văn. Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn là cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau. Như vậy, muốn dạy- học có hiệu quả Tập làm văn miêu tả (tả cảnh, tả người) nhất thiết người giáo viên phải dạy tốt Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Vì trong các bài đọc, trong câu chuyện, trong các bài tập luyện từ- câu thường xuất hiện các đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả rất rõ về cảnh vật, thiên nhiên, con người,...
Tập làm văn là một phân môn khá quan trọng trong bộ môn Tiếng Việt, với thời lượng học tập ở lớp 5 là 2 trong tổng số 8 tiết/tuần. Phân môn này giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng nói và viết phù hợp với hoạt động giao tiếp trong cuộc sống. Nó cùng với các môn học khác góp phần phát triển ngôn ngữ, nhân cách con người, rèn luyện tư duy và óc sáng tạo của học sinh.
Ở học sinh lớp 5, khả năng nhận thức và tư duy của các em đã bắt đầu phát triển. Các em bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, dễ xúc động và bắt đầu biết mơ ước, có trí tưởng tượng phong phú, thích ghi lại cảm xúc của bản thân trước những điều mà mình đã quan sát được. Song vốn từ ngữ chưa phong phú, sắp xếp ý chưa hợp lí và diễn đạt còn thiếu mạch lạc, gãy gọn. Nhiệm vụ của người thầy là giúp các em biết biến những điều đã học được qua các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu...thành những ý tưởng và có thể trình bày những ý tưởng đó dưới dạng một đoạn văn, bài văn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 đạt kết quả cao khi làm văn miêu tả

, câu văn Khi dạy các tiết “Luyện tập xây dựng đoạn văn”, tôi thường cho các em tìm hiểu, phân tích các câu thơ, câu văn có hình ảnh so sánh. Giúp các em tìm ra những hình ảnh được so sánh với nhau và cho biết giữa những sự vật đó có sự tương đồng gì? Từ đó, tôi hướng các em trả lời câu hỏi: So sánh như vậy giúp các em cảm nhận được điều gì mới mẻ của sự vật? Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Dạng bài này khá khó đối với học sinh bởi không phải học sinh nào cũng cảm nhận được cái đẹp, cái mới mẻ trong đoạn văn, mà đa phần các em chỉ tìm ra được các hình ảnh so sánh. Giáo viên sẽ hướng dẫn, gợi ý để học sinh đều có thể nhận ra và cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái mới mẻ của sự vật nhờ cách so sánh được sử dụng. Dạng 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu văn có hình ảnh so sánh gợi tả Mục đích: Giúp học sinh lựa chọn từ ngữ so sánh phù hợp để viết được câu văn hay, giàu hình ảnh. Tôi có thể đưa ra cho các em các ví dụ: Nhìn từ xa, cây bàng một chiếc ô xanh khổng lồ. Những trái chuối cong cong vầng trăng khuyết. Những chiếc gai những chú lính đứng trang nghiêm gác cho nàng công chúa hoa hồng. Việc lựa chọn từ ngữ phù hợp điền vào các câu này không phải là một việc làm khó, hầu hết các em đều có thể làm được khi các em đã nắm chắc cấu trúc của một hình ảnh so sánh, các em chỉ cần thêm vào yếu tố còn thiếu để hoàn chỉnh hình ảnh so sánh. Ở những ví dụ trên, yếu tố còn thiếu là từ so sánh. Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn từ so sánh phù hợp. Chẳng hạn: Nhìn từ xa, cây bàng giống như (như, tựa như) một chiếc ô xanh khổng lồ. Dạng 3: Thêm từ ngữ để được hình ảnh so sánh thích hợp để mỗi dòng dưới đây trở thành câu văn có ý nghĩa mới mẻ, sinh động Đây là dạng bài tập yêu cầu ở mức độ cao hơn, khó hơn hẳn so với hai dạng bài tập trước. Nó đòi hỏi ở học sinh một sự liên tưởng phong phú và khả năng tư duy lô-gic tốt. Tôi đưa ra những câu văn chưa hoàn chỉnh và yêu cầu các em hãy dùng trí liên tưởng phong phú của mình để tìm ra những hình ảnh tương đồng với hình ảnh đã cho để câu văn có ý nghĩa mới mẻ, sinh động hơn. Ví dụ: Trong câu sau: Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như . Từ hình ảnh lá cọ học sinh có thể liên tưởng ngay tới bàn tay vẫy hoặc mặt trời mới mọc. Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như (bàn tay vẫy hoặc một mặt trời mới mọc) Đôi cánh của gà mẹ xoè ra như (hai mái nhà hoặc chiếc ô dù vững chãi) che chở cho các chú gà con. Ánh mắt dịu hiền của mẹ là (ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời con hoặc ngôi sao) dẫn đường cho con đi lên phía trước. Nụ hồng trông giống hệt những (chiếc tháp hoặc ngon lửa hồng) bé bé, xinh xinh Búp bàng như những (ngọn lửa màu xanh hoặc như hai bàn tay em bé úp vào nhau) lấp ló dưới tán cây to. Với dạng bài này, tôi thường xuyên cho học sinh luyện tập chọn từ ngữ điền thoải mái, không áp đặt. Sau đó cho các em chia sẻ trước lớp và nhận xét, góp ý, tìm ra những từ ngữ hay nhất, câu văn hay nhất và khen học sinh đã có những ý tưởng hay, những câu văn hay để tạo cho học sinh sự hứng thú trong giờ học. Dạng 4: Tập so sánh Nếu như dạng bài thứ ba đã đưa ra yêu cầu cao đối với học sinh thì ở dạng thứ tư này mức độ yêu cầu lại được nâng cao hơn một bậc nữa. Tôi yêu cầu các em dựa vào các sự vật cho sẵn, tìm hình ảnh so sánh và tự diễn đạt câu văn của mình. Tôi đưa ra những sự vật sau và yêu cầu học sinh hãy viết những câu văn nói về sự vật này trong đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: mặt hồ, đồng lúa, bãi cỏ Ví dụ: Mặt hồ phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ soi bóng mây trời. Đồng lúa chín y như tấm thảm vàng rực rỡ. Bãi cỏ như một tấm thảm khổng lồ xanh mơn mởn. Để làm được bài tập dạng này, đòi hỏi mỗi học sinh có trí tưởng tượng phong phú và kĩ năng diễn đạt mới có thể tạo ra những câu văn hay. Sau khi cho các em tự đặt câu, chia sẻ trước lớp và tìm ra câu văn hay nhất, tôi thường đưa ra những câu tham khảo để các em có thể tích luỹ để làm tư liệu. Ví dụ: Lá non lớn nhanh, đứng thẳng và cao chừng gang tay, cuộn tròn như những chiếc tai thỏ. Bông hướng dương như vầng mặt trời tỏa những tia nắng vàng rực rỡ. Cứ như vậy, qua nhiều lần luyện tập thực hành với nhiều sự vật khác nhau thì trí tưởng tượng của học sinh sẽ ngày một phong phú, khả năng diễn đạt câu văn cũng ngày càng một nâng cao. Từ đó, việc đưa các biện pháp mô tả vào để so sánh trong bài làm của các em là một việc làm trở nên đơn giản hơn, dễ chịu hơn so với trước đây. * Biện pháp nhân hóa Bên cạnh biện pháp nghệ thật so sánh thì nhân hóa cũng là một biện pháp được sử dụng khá phổ biến. Các em được tiếp xúc với biện pháp này từ khi còn nằm trong nôi, qua những lời ru của bà, của mẹ. Qua những câu chuyện cổ tích của bà, của cô giáo, các em đã được đưa vào thế giới của những loài vật, cỏ cây đã được nhân hoá. Nhân hóa là gì?Khi dạy đến phần này, giáo viên vẫn nên cho học sinh nhắc lại thế nào là nhân hóa và các cách nhân hóa để các em nắm được. Giáo viên chỉ cần giới thiệu, gợi ý, học sinh sẽ nhanh chóng nắm bắt được ngay. (Hơn nữa, kiến thức về nhân hóa các em cũng được học ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3). Ví dụ: Để giúp học sinh thấy rõ được vai trò, tác dụng của biện pháp nghệ thuật này, tôi đã cho các em so sánh các cặp ví dụ cụ thể sau: Cặp câu thứ nhất Thân chuối màu đen khô ráp vì nắng gió. Chị chuối thật giản dị trong bộ áo đen khô ráp vì nắng gió. Chúng ta có thể gọi các con vật, đồ vật, cây cối... bằng những từ ngữ dùng để gọi người: Giáo viên đưa ra những sự vật và yêu cầu học sinh hãy nhân hóa các sự vật đó theo cách nhân hóa thứ nhất. Ví dụ: cô Trăng, chị Gió, ông Mặt Trời, anh Gà Trống, chị Mái Mơ, bác Mèo Mướp, chị Chuối Tiêu... Cặp câu thứ hai Gà Mái Mơ nuôi con rất khéo. Chị gà Mái Mơ chăm sóc con thật khéo léo. Cặp câu thứ ba Những con gà chạy tung tăng khắp nơi. Những bé gà hiếu động tung tăng chạy khắp nơi. Cặp câu thứ tư Gốc hồng màu đen xám. Gốc hồng như một người mẹ già đi trong bộ áo xám đen nhường sắc non xanh cho hoa, cho lá. Cặp câu thứ năm Bông hồng nhung vươn cao. Cô hồng nhung kiêu hãnh vươn cao, hình như nó rất tự hào với sắc đẹp của mình. Tôi yêu cầu các em hãy tìm ra câu văn nào hay hơn trong mỗi cặp các câu văn vừa nêu trên. Không khó khăn cho học sinh trong việc lựa chọn, tất cả đều có chung một câu trả lời: Câu văn thứ hai hay hơn câu văn thứ nhất. Khi học sinh đưa ra sự lựa chọn của mình, tôi có thể hỏi tiếp: “Nó hay hơn vì sao?” Nhiều học sinh lúng túng trước câu hỏi này. Tôi nghĩ giáo viên cần lí giải: Câu thứ hai hay hơn vì đã sử dụng biện pháp nhân hóa. Các con vật, sự vật như gà Mái Mơ, cây chuối, con gà, bông hồng nhung trở nên sinh động, đáng yêu vì đã được gọi và có những suy nghĩ, tính cách giống như con người. Sau khi các em thấy được tác dụng của biện pháp này, tôi cho các em nhắc lại các cách nhân hoá sự vật. Cách thứ nhất: Gọi sự vật bằng những từ ngữ để gọi con người Chúng ta có thể gọi các con vật, đồ vật, cây cối... bằng những từ ngữ dùng để gọi người: Giáo viên đưa ra những sự vật và yêu cầu học sinh hãy nhân hóa các sự vật đó theo cách nhân hóa thứ nhất. Ví dụ: cô Trăng, chị Gió, ông Mặt Trời, anh Gà Trống, chị Mái Mơ, bác Mèo Mướp, chị Chuối Tiêu... Cách thứ hai: Miêu tả sự vật bằng những từ ngữ miêu tả con người Bình thường, sự vật quanh ta vốn chỉ là những sự vật vô tri vô giác. Nhưng với biện pháp nghệ thuật này, ta hoàn toàn có thể biến chúng thành những sự vật có suy nghĩ, hành động, tính cách giống như con người. Tương tự như vậy tôi sẽ đưa ra một số sự vật và yêu cầu học sinh tập nhân hóa các sự vật theo cách thứ hai. Chẳng hạn: Gió vui đùa cùng lá. Mai vàng rực rỡ đón xuân. Bác trâu cần cù. Những bé gà ngơ ngác. Ánh nắng nhảy nhót trên ngọn cây. Trăng tinh nghịch nhòm qua cửa sổ. Song song với việc giới thiệu, tôi thường dành thời gian đọc cho các em nghe những câu chuyện có sử dụng nhiều biện pháp nhân hoá như: “Dế Mèn phiêu lưu kí”, “Võ sĩ Bọ Ngựa”, “Hai con ngỗng” của nhà văn Tô Hoài (tiến hành vào tiết Sinh hoạt tập thể, Kể chuyện hoặc cho các em đọc trong thư viện nhà trường vào các giờ ra chơi); nhắc học sinh liên tưởng đến các câu chuyện cổ tích có các con vật đáng yêu, thông minh, tinh nghịch; lấy đó làm những câu mẫu để các em tập và học tập cách sử dụng biện pháp nghệ thuật này. Cách thứ ba: Nói với sự vật thân mật như nói với con người Các sự vật vốn vô tri vô giác nhưng nhờ có cách nhân hóa này khiến chúng trở nên thân quen, gần gũi như những người bạn của con người vậy. Tôi lấy cho học sinh một số ví dụ để các em hiểu rõ hơn về cách nhân hóa này. Ví dụ: “Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta!” GV phân tích: tác giả nói chuyện với trâu thân mật như nói với một người bạn. Sau đó tôi yêu cầu học sinh hãy nêu một vài ví dụ trước lớp. Ví dụ: Chị Mây vừa kéo đến Trăng sao trốn cả rồi Đất nóng lòng chờ đợi Xuống đi nào mưa ơi! (Ông trời bật lửa – SGK Tiếng Việt 3, tập 2) Tác giả gọi mưa thân mật như gọi người bạn thân thiết của mình. Khi các em đã có được sự hiểu biết rõ ràng về biện pháp nghệ thuật này, tôi cho các em luyện tập ngay một số bài tập Dựa vào những kiến thức đã học, những kinh nghiệm thực tế và qua phim ảnh thì những bài tập trên không quá khó đối với học sinh. Tuy nhiên, giáo viên cần lưu ý chủ đề viết. Có thể gợi ý học sinh như sau: Ông Mặt Trời toả ánh nắng ban mai hồng tươi. Chị Gió tinh nghịch nô đùa cùng đám lá. Cô Gà Mái đảm đang dẫn đàn con đi kiếm mồi. Chị Chim Sâu chăm chỉ lách chách chuyền cành. Hồng nhung lộng lẫy trong chiếc áo đỏ thắm mịn màng. Cúc vàng ủ rũ nhìn các bạn đi hội xuân. Nó không còn bộ quần áo nào lành lặn cả... Việc làm quen và thực hành tốt các bài tập này sẽ giúp cho việc vận dụng biện pháp nhân hoá vào bài văn sẽ có sự tiến bộ rõ rệt. Trên đây là các bước tạo tiền đề giúp các em có vốn từ ngữ nhất định phục vụ cho viết văn. Tuy nhiên các em sử dụng các “viên gạch” đó xây nền các “ngôi nhà” như thế nào mới quan trọng. Kết quả đạt được Sau hơn 1 học kì áp dụng các biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt văn miêu tả, tôi thu được kết quả đối chứng chất lượng làm văn miêu tả trước và sau khi áp dụng giải pháp như sau: Kết quả đối chứng trước và sau khi áp dụng: “Biện pháp giúp học sinh lớp 5 đạt kết quả cao khi làm văn miêu tả ’’ của lớp 5A11 Khảo sát Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Trước khi áp dụng 38 8 28 2 Sau khi áp dụng 38 21 17 0 Với những biện pháp đưa ra trong giải pháp, qua thực tế áp dụng tại lớp 5A11 mà tôi trực tiếp giảng dạy, tôi đã thu được những kết quả rất đáng mừng.1 học sinh đạt giải Nhì trạng nguyên tiếng việt cập Huyện .Nhiều học sinh viết văn đạt kết quả cao khi thi học kì. Vốn từ của học sinh được làm giàu lên, chất lượng dùng từ, đặt câu, viết văn được nâng cao rõ rệt. Học sinh hào hứng học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng, tiến bộ trong giao tiếp. Ngoài những bài văn miêu tả hay giàu hình ảnh cảm xúc, một số em còn viết được các bài thuyết trình lôi cuốn, những bản kịch ngắn đầy ý nghĩa và các em tự tin trình bày trước lớp, trước toàn trường. Qua đây một số em bộc lộ khả năng có năng khiếu về văn học. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận Thông qua các giải pháp tôi đã áp dụng tại lớp và kết quả đạt được, tôi rút ra 1 số kết luận sau: Để dạy tốt văn miêu tả thì trước hết giáo viên phải năm chắc nội dung chương trình, yêu cầu các dạng bài văn miêu tả trong chương trình học. Giáo viên linh hoạt điều chỉnh phương pháp phù hợp với thực trạng địa phương. Chuẩn bị bài trước khi lên lớp. Hướng dẫn học sinh phân tích và lập dàn ý chi tiết cho mỗi đề văn Giáo viên cần lấy sự tiến bộ mỗi ngày làm động lực khích lệ các em cố gắng. Đổi mới cách đánh giá, nhận xét bài cho học sinh. Giáo viên có nhận thức đúng hơn về vị trí, vai trò của phân môn Tập làm văn -phân môn rất quan trọng trong dạy - học Tiếng Việt. Từ đó, giáo viên luôn quan tâm và ý thức về vấn đề làm thế nào để giúp học sinh viết bài tập làm văn đạt hiệu quả cao. Với những biện pháp đề tài đưa ra luôn đòi hỏi giáo viên phải có sự tích hợp giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt, giữa các môn học khác với môn Tiếng Việt, giữa các khối nên giáo viên phải có sự chú trọng hơn trong việc dạy cụ thể, kĩ càng các phân môn trong môn tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung. Giáo viên từ quan tâm, am hiểu đến yêu thích và nhiệt huyết, giáo viên sẽ áp dụng linh hoạt các biện pháp trong giải pháp vào thực tiễn giảng dạy của mình. Từ đó có thể có thêm những biện pháp khác để nâng cao hiệu quả viết văn cho học sinh. Giáo viên áp dụng những biện pháp này sẽ giúp các em thực hành từ ngữ chính xác, vốn từ được làm giàu, nâng cao khả năng giải nghĩa từ, biết cách hệ thống hóa vốn từ theo chủ điểm, hoàn thiện kĩ năng nói, viết câu chuẩn và hay. Những biện pháp này giúp các em thực hành từ ngữ từ đó, làm phong phú vốn từ, mở rộng vốn từ, nâng cao khả năng giải nghĩa từ, biết cách hệ thống hóa vốn từ theo chủ điểm, hoàn thiện kỹ năng viết câu đúng, yêu thích môn học, tiến bộ trong giao tiếp. Tôi tin rằng nếu các giải pháp này được áp dụng xuyên suốt với đầy đủ điều kiện cần thiết thì chắc chắn sẽ khắc phục được tình trạng học sinh yếu phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung, góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục ngày một đi lên. Giải pháp này khi triển khai trong tổ chuyên môn được tập thể giáo viên đón nhận, hưởng ứng nhiệt tình, đánh giá cao. Các giáo viên đều có nhận xét là giải pháp hay và có thể áp dụng rộng rãi trong toàn huyện. Khuyến nghị * Đối với nhà trường : Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học một cách linh hoạt với thực tế địa phương và thực trạng lớp học. Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề bàn luận về việc giúp học sinh viết văn miêu tả. Trang bị điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng, thiết bị dạy học. * Đối với giáo viên: Học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh . Xin chân thành cảm ơn! Trên đây là SKKN tôi đã tích lũy được trong thực tế giảng dạy, không sao chép của người khác.Tôi xin cam kết và chịu trách nhiệm về đề tài của mình . Vạn Thắng , ngày 28 tháng 3 năm 2023 Tác giả Phùng Thị Lan MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH CHỨNG TÀI LIỆU THAM KHẢO “Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học” của Phó tiến sĩ Lê Phương Nga – Đỗ Xuân Hảo- Lê Hữu Tĩnh . Tài liệu “ Bồi dưỡng thường xuyên” cho giáo viên chu kì III - Tập II của Bộ Giáo Dục & ĐT- Vụ Giáo Dục tiểu học. “Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học” theo chương trình mới của Tiến sĩ Nguyễn Trí . Tài liệu “ Bồi dưỡng giáo viên” SGK lớp 5 theo chương trình tiểu học mới của Đặng Huỳnh Mai. Sách giáo khoa, Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu “Để có một giờ dạy nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, chất lượng hơn và hiệu quả hơn” của Nguyễn Hữu Du - Sở Giáo dục và Đào tạo Vũng Tàu.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_d.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 đạt kết quả cao khi làm văn miêu tả.pdf