Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 viết đoạn văn kể chuyện
Văn kể chuyện phải có chuyện (cốt truyện), sự việc, nhân vật nhằm diễn tả một ý nghĩa nào đó:
Có hai yếu tố tạo nên chuyện: “Sự việc có diễn biến và ý nghĩa, điều muốn nói qua sự việc”. Như vậy kể chuyện không chỉ đơn thuần kể lại một câu chuyện bất kì nào đó mà điều quan trọng hơn cả là thông qua câu chuyện kể ta có ngụ ý gì về cuộc sống xung quanh, về phẩm chất, tính cách con người từ đó thấy cái hay cái dở của cuộc sống để thêm tin yêu, tự rèn luyện bản thân để trở thành người có ích cho xã hội. Do đó “sự việc có diễn biến” chỉ là phương tiện còn “ ý nghĩa, điều muốn nói” mới thực sự là mục đích của chuyện. Người ta có thể kể một câu chuyện có thực, cũng có thể bịa ra câu chuyện, bịa ra nhân vật dựa trên kinh nghiệm sống của mình nhưng không thể bịa ra được ý nghĩa cuộc đời. Ý nghĩa cuộc đời phải rất thật, gắn bó và thể hiện sâu sắc cách hiểu, niềm tin, lí tưởng, đạo đức,… thiêng liêng của dân tộc và thời đại. Tóm lại chuyện có hay hay không chính là ở ý nghĩa cuộc sống nó mang lại cho người đọc.
Muốn tìm được truyện hay, hấp dẫn, ta phải chịu khó quan sát, đào sâu suy nghĩ để tìm hiểu về cuộc sống xung quanh, không nên bằng lòng với một số khuôn mẫu hoặc công thức có sẵn. Có như thế ta mới có được những câu chuyện độc đáo về nội dung và lạ hóa về mặt hình thức.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 viết đoạn văn kể chuyện

ài đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn kể chuyện cho học sinh lớp 4.- Mong muốn được phổ biến kinh nghiệm, học hỏi thêm những biện pháp hiệu quả khác. - Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đó đề tài đi vào giải quyết 3 nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hướng dẫn học sinh lớp 4 xây dựng đoạn văn kể chuyện. - Đề xuất điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học sinh lớp 4 xây dựng đoạn văn kể chuyện. - Thực nghiệm dạy học. 4. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn kể chuyện cho học sinh lớp 4. 5. Phạm vi nghiên cứu Phân môn Tập làm văn Hướng dẫn xây dựng đoạn văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phân tích tổng hợp các tài liệu dạy học `Để nghiên cứu đề tài này, tôi tham khảo và nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 4. Nghiên cứu tham khảo ở sách giáo viên. Ngoài hai loại sách chính trên tôi tìm hiểu thêm ở một số sách hướng dẫn cách đọc truyện,tâm lý trẻ em, một số sách truyện cổ tích, truyện thiếu nhi. Ngoài ra tôi còn tìm mua một số băng hình về phim truyện thiếu nhi nhằm tìm hiểu them từng nhân vật thể hiện qua cách diễn xuất của từng diễn viên nhí. Những nhân vật thật trên phim sẽ có tác động rất mạnh mẽ đến trẻ em. Vì thế tôi luôn quan tâm đến tất cả các vấn đề liên quan đến việc làm sao để phát huy tối đa năng lực của từng học sinh. 6.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế Tôi đã thực hiện một số lần khảo sát, trao đổi với đồng nghiệp, học sinh về vấn đề giáo dục kể chuyện hiện nay. Đa số học sinh rất thích kể chuyện( theo số liệu tôi tham khảo trong lớp thì có 36/37 em đều thích nghe kể chuyện và xem phim truyện thiếu nhi, cũng như kịch thiếu nhi và đặc biệt là truyện cổ tích). Về phía giáo viên đồng nghiệp cũng thấy rằng học sinh rất có hứng thú với tiết kể chuyện, và chờ đợi tiết kể chuyện trong niềm háo hức và tâm trạng rất vui. Còn với phụ huynh thì cho rằng kể chuyện là cách giáo dục tốt nhất đối với trẻ em. Chúng rất tin vào những câu chuyện thần kỳ, chúng luôn luôn mong muốn có một ngày nào đó mình sẽ thành nhân vật ấy, điều đó giúp trẻ có niềm tin mãnh liệt vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Ngoài ra việc dự giờ đồng nghiệp nhằm trao đổi học hỏi kinh nghiệm cũng được tôi vận dụng. Đối với học sinh sau khi được học xong tiết kể chuyện, tôi khảo sát các em bằng cách cho sử dụng một số câu hỏi nhằm kiểm tra lại những gì các em đã được tiếp thu. Sau đó (cho các em ghi lại cảm nhận của mình về câu chuyện vừa nghe) được tôi thường xuyên vận dụng để các em có dịp bộc lộ cảm xúc của mình, nói lên những điều thích và không thích ở các nhân vật trong từng câu chuyện kể và trong thế giới tuổi thơ của các em. 6.3. Dạy thực nghiệm Phân môn: Tập làm văn Tiết : Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật (Tiếng Việt 4, tập 1, tuần 3, trang 32) 6.4. Thống kê toán học PHẦN THỨ HAI : NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Như chúng ta đã biết, văn kể chuyện là một trong những bộ phận quan trọng trong chương trình Tập làm văn ở Tiểu học. Sách giáo khoa tiếng Việt 4 cho rằng: “Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa”. Văn kể chuyện phải có chuyện (cốt truyện), sự việc, nhân vật nhằm diễn tả một ý nghĩa nào đó: Có hai yếu tố tạo nên chuyện: “Sự việc có diễn biến và ý nghĩa, điều muốn nói qua sự việc”. Như vậy kể chuyện không chỉ đơn thuần kể lại một câu chuyện bất kì nào đó mà điều quan trọng hơn cả là thông qua câu chuyện kể ta có ngụ ý gì về cuộc sống xung quanh, về phẩm chất, tính cách con người từ đó thấy cái hay cái dở của cuộc sống để thêm tin yêu, tự rèn luyện bản thân để trở thành người có ích cho xã hội. Do đó “sự việc có diễn biến” chỉ là phương tiện còn “ ý nghĩa, điều muốn nói” mới thực sự là mục đích của chuyện. Người ta có thể kể một câu chuyện có thực, cũng có thể bịa ra câu chuyện, bịa ra nhân vật dựa trên kinh nghiệm sống của mình nhưng không thể bịa ra được ý nghĩa cuộc đời. Ý nghĩa cuộc đời phải rất thật, gắn bó và thể hiện sâu sắc cách hiểu, niềm tin, lí tưởng, đạo đức, thiêng liêng của dân tộc và thời đại. Tóm lại chuyện có hay hay không chính là ở ý nghĩa cuộc sống nó mang lại cho người đọc. Muốn tìm được truyện hay, hấp dẫn, ta phải chịu khó quan sát, đào sâu suy nghĩ để tìm hiểu về cuộc sống xung quanh, không nên bằng lòng với một số khuôn mẫu hoặc công thức có sẵn. Có như thế ta mới có được những câu chuyện độc đáo về nội dung và lạ hóa về mặt hình thức. Chuyện được kể theo ngôi, có bố cục, có mở đầu, diễn biến và kết thúc Cách kể chuyện có duyên, hấp dẫn do nhiều yếu tố tạo nên: cách sắp xếp câu chuyện, cách mở đầu, kết thúc, cách thắt nút, cách lựa chọn ngôi kể, giọng kể, lựa chọn chi tiết hay, tình huống gây bất ngờ,... Muốn kể được câu chuyện, đầu tiên phải sắp xếp các sự việc trong câu chuyện theo một trình tự nhất định hay còn gọi là dàn ý. Ở nhà trường, dàn ý một câu chuyện thường có ba phần: mở chuyện, thân chuyện và kết chuyện. Trong việc sắp xếp cho dàn ý câu chuyện, điều quan trọng là các chi tiết phải tạo nên sự hợp lí. Khi có được sự sắp xếp hợp lí rồi cần chọn cách mở đầu và kết thúc chuyện cho hay. Cả cách mở đầu và kết thúc chuyện đều quan trọng. Cách mở đầu là cách mời người đọc vào sống với câu chuyện, cách kết thúc là cách tiễn người đọc ra về. Ra về mà người đọc không còn nhớ chút gì câu chuyện là người kể đã thất bại. Có nhiều cách mở đầu và kết thúc câu chuyện. Tùy vào sở thích và phong cách của mình mà họ chọn những cách mở bài và kết bài khác nhau. Những cách kết thúc hay, độc đáo thường tạo cho độc giả một sự đột ngột thú vị, một dư âm ngân nga mãi trong lòng, một sự chú ý, suy ngẫm dài lâu... Đó chính là sự thành công của câu chuyện kể. Trong văn kể chuyện, nghệ thuật là tạo ra được chỗ thắt nút, cởi nút thú vị, gợi lên suy nghĩ và gây hoang mang trong lòng người đọc. Ví dụ: Trong câu chuyện “Cửa hàng bán chó con”, điểm thắt nút là lúc cậu bé với vẻ mặt buồn buồn và nằng nặc đòi mua bằng được chú chó con tật nguyền ấy. Đây là thời điểm khiến cho người đọc tự vấn “Chú chó này có gì đặc biệt mà sao cậu bé cứ đòi mua bằng tiền mà không chịu nhận biếu không”. Lúc này mâu thuẫn đã lên đến đỉnh điểm và được tháo gỡ khi “Cậu bé khom xuống và kéo ống quần lên để lộ chân bên trái bị trẹo, quặt què, được bó bằng một thanh kim loại”. Lúc này mọi người mới vỡ lẽ ra rằng chuyện là như thế. Trong quá trình kể chuyện, người ta có thể kể theo trình tự thời gian, chuyện xảy ra trước kể trước, chuyện xảy ra sau kể sau. Người ta cũng có thể kể ngược lại, chuyện xảy ra sau kể trước, chuyện xảy ra trước kể sau. Ngoài ra còn có cách kể theo trình tự đan xen vào nhau: trước – sau, sau – trước.... Lại có chuyện kể theo lối sắp xếp song song: hai việc cùng xảy ra cùng một lúc ở hai nơi khác nhau. Riêng về ngôi kể, có thể kể theo ngôi thứ ba (lời người dẫn chuyện) hoặc cũng có thể kể ở ngôi thứ nhất (tôi, chúng tôi, em, chúng em). Ngoài ra, trong nhà trường phát triển hình thức chuyển cách kể câu chuyện đã cho từ ngôi nọ sang ngôi kia. Đặc điểm của văn kể lại sự việc được chứng kiến hoặc tham gia Học sinh phải kể lại sự việc có thật, đã xảy ra và kể lại trung thành diễn biến của sự việc theo thời gian hoặc không gian thông qua những chi tiết chọn lọc, tiêu biểu. Các sự việc học sinh được chứng kiến hoặc tham gia có thể là buổi lễ chào cờ đầu tuần, một buổi học trong lớp, một tiết thể dục ngoài sân,... Điều quan trọng là học sinh phải là người trong cuộc (tức được tham gia) hoặc được dự, được xem. Hiện nay do sự phát triển của truyền thông, học sinh có thể không cần dự trực tiếp tại chỗ mà xem qua tivi cũng coi như được chứng kiến. Trong quá trình viết đoạn văn kể chuyện, người viết có thể nhấn mạnh ở việc này, lướt qua việc kia, miêu tả cái gì, tô đậm cái gì. Điều đó còn phụ thuộc nhiều vào phong cách hành văn của mỗi người nhưng vấn đề đáng nói ở đây là phải trung thành với các sự kiện có thật. Tuyệt đối không thể bóp méo sự thật dù là một chi tiết. 2. Cơ sở thực tiễn Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là môn học khó trong các phân môn của môn Tiếng việt. Do đặc thù của môn học phải hình thành và rèn cho học sinh khả năng nói và viết một văn bản ở nhiều thể loại khác nhau. Chính vì vậy, phân môn Tập làm văn ở Tiểu học có nhiệm vụ quan trọng đối với học sinh là rèn kĩ năng nói, viết, giao tiếp,... Nói và viết hỗ trợ rất nhiều cho các môn học khác. Đặc biệt hơn nữa, Ở lớp 3, các em viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu về các chủ đề khác nhau,... Nhưng thực tế hiện nay, phần đa học sinh đều không hứng thú học phân môn Tập làm văn vì các em nghĩ rằng : Mình sẽ không biết nói gì ? viết gì ? để hoàn thành một đoạn văn ngắn theo yêu câu đề bài. Trực tiếp giảng dạy các lớp 4 qua nhiêu năm, tôi nhận thấy rằng ở tiết Tập làm văn hầu như các em không thích học, còn lúng túng khi dùng từ đặt câu, câu văn thường lặp lại, dùng sai từ, cách sử dụng dấu câu, không đầy đủ ý, trong văn kể chuyện học sinh chưa biết dùng ngôi xưng hô khi kể cho nhất quán, chuyển từ lời kể trực tiếp sang gián tiếp và ngược lại Nhiều em làm theo hình thức trả lời câu hỏi và gạch đầu dòng của phần gợi ý dẫn đến yêu cầu đề bài không đạt. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi rất băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào để kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập của học sinh và tạo hứng thú học tập cho học sinh để giúp các em nói và viết đúng cấu trúc của đoạn văn nhất là văn kể chuyện theo yêu cầu đề bài của môn học Tập làm văn. Đây là vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy phải có tay nghề vững vàng, phải biết yêu nghề, mến trẻ, tức là phải có năng lực sư phạm, phải biết chọn lựa tự tìm tòi những phương pháp, hình thức tổ chức thích hợp, biện pháp để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh đạt kết quả cao 2.1. Thuận lợi Tiếng việt nói chung là môn học quan trọng trong nhà trường nên rất được sự quan tâm của ngành. Hàng năm thường có các đợt tập huấn nhằm củng cố và nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên. Trong đó phân môn tập làm văn cũng không ngoại lệ. Ban giám hiệu cũng như tổ chuyên môn thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên dạy tốt, vận dụng kinh nghiêm vào công tác giảng dạy để nâng cao hiệu quả dạy học. Giáo viên thường xuyên dự giờ, tổ chức các chuyên đề, rút kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong quá trình công tác. Nhờ vậỵ giáo viên có thể học hỏi kinh nghiệm của nhau, phát huy điểm tích cực, hạn chế, những yếu kém trong giảng dạy. Cơ sở vật chất nhà trường được trang bị đầy đủ thiết bị dạy học hiện đại, giáo viên và học sinh tiếp cận được công nghệ thông tin trong dạy và học. - Cơ sở vật chất ở các lớp tương đối đầy đủ tiện nghi, bàn ghế, phòng học. - Đời sống của phụ huynh học sinh tương đối ổn định, nền kinh tế vững chắc nên phụ huynh rất quan tâm tạo mọi điều kiện tốt đến việc học của con em mình. - 100 % các Lớp học 2 buổi / ngày. -Cách đánh giá học sinh theo tinh thần TT 22 có tính nhân văn giúp học sinh mạnh dạn tự tin và có hứng thú học tập hơn. 2.2. Khó khăn - Hình thức, phương pháp dạy học theo hướng đổi mới làm cho nhiều giáo viên lúng túng trong quá trình lên lớp, nhiều giáo viên phụ thuộc, rập khuôn theo sách giáo khoa, hay áp đặt học sinh, - Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em tiếp thu nhanh nhưng cũng nhanh quên, mức độ tập trung học tập chưa cao. Học sinh lớp 4 vốn ngôn ngữ của các em chưa nhiều: các em còn mải chơi nhiều hơn học. Việc tiếp thu bài còn thụ động theo cách truyền tải của giáo viên nên nó ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em. - Môn Tập làm văn là một môn khó, nhiều em còn ngại học văn, lười suy nghĩ nên ở các giờ học các em còn ngại phát biểu, viết bài qua loa cho xong chuyện. Cách dùng từ đặt câu chưa đúng, viết đoạn văn còn nghèo ý. - Việc tổ chức học tập trên lớp của giáo viên chưa phát huy dược vốn ngôn ngữ vốn có của các em cũng như chưa khơi dậy ở học sinh sự mạnh dạn tự tin trong học tập. - Một số học sinh còn phụ thuộc vào bài văn mẫu, áp dụng một cách máy móc, chưa biết vận dụng bài mẫu để hình thành lối văn của riêng mình. Nhiều học sinh thiếu sự quan tâm của một số gia đình, nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của các em mà tất cả là phó mặc cho giáo viên. Dẫn đến các em không hứng thú khi học phân môn này. 3. Nội dung dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4 3.1. Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng phân môn Tập làm văn lớp 4 3.1.1. Chương trình dạy học Tập làm văn lớp 4 Chương trình dạy học TLV lớp 4 có các nội dung nói, viết theo các kiểu bài sau: - Nói, viết phục vụ cuộc sống hang ngày như trao đổi ý kiến, giới thiệu địa phương, tóm tắt tin tức, điền vào mẫu in sẵn, viết thư. - Viết bài văn kể chuyện ( 19 tiết) - Viết bài văn miêu tả ( 30 tiết), trong đó miêu tả đồ vật 10 tiết, miêu tả cây cối 10 tiết, miêu tả sự vật 10 tiết Ở lớp 4, nội dung TLV có thêm cả những kiến thức lý thuyết. Đó là những kiến thức sơ giản về văn bản, đặc điểm, phương pháp làm bài theo thể loại. Những đặc điểm chính của hai loại văn bản kể chuyện và miêu tả và một số loại văn bản thông thường được cung cấp cho HS như sau: - Văn kể chuyện: + Thế nào là văn kể chuyện? + Nhân vật trong kể chuyện. Kể lại hành động của nhân vật. Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật. + Cốt truyện + Đoạn văn trong bài văn kể chuyện. Mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện. - Văn miêu tả + Thế nào là văn miêu tả? + Quan sát để miêu tả cho sinh động + Trình tự miêu tả ( đồ vật, cây cối, con vật) - Các loại văn bản khác: Viết thư 3.1.2. Kỹ năng cần đạt đối với học sinh - Kĩ năng định hướng hoạt động giao tiếp + Nhận diện đặc điểm văn bản + Phân tích đề bài, xác định yêu cầu - Kĩ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp + Xác định dàn ý của bài văn đã cho + Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý trong bài văn kể chuyện + Quan sát đối tượng, tìm ý và sắp xếp thành dán ý trong bài văn miêu tả - Kĩ năng hiện thực hóa hoạt động giao tiếp Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt + Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt 3.2. Phương pháp dạy học Tập làm văn lớp 4 - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp quan sát - Phương pháp thảo luận - Phương pháp luyện tập thực hành - Phương pháp nhận xét đánh giá 3.3. Tìm hiểu về nội dung và phương pháp xây dựng đoạn văn kể chuyện cho học sinh lớp 4,... 4. Thực trạng rèn luyện viết đoạn văn kể chuyện 4.1. Về phía học sinh: Bảng khảo sát kết quả học tập của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Lớp Số HS Kết quả đạt được (Điểm) 9-10 7-8 5-6 Dưới 5 SL % SL % SL % SL % Thực nghiệm 75 11 14.7 34 45.3 22 29,3 8 10,7 Đối chứng 75 10 13.3 33 44 24 32 8 10.7 Qua khảo sát thực tế về sản phẩm của học sinh lớp 4 cho thấy phần lớn các em chưa biết sử dụng các phương tiện liên kết câu. Mặc dù các em cố gắng viết cho liền mạch để ra vẻ là một đoạn văn nhưng nội dung còn quá rời rạc, sự
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_v.doc