Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt văn miêu tả
Phân môn Tập làm văn ở chương trình mới có rất nhiều thay đổi nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh, lấy nguyên tắc giao tiếp làm định hướng cơ bản, tạo ra một trường giao tiếp có chọn lọc để học sinh tự thực hành và khám phá tri thức. Hiện nay trong các nhà trường Tiểu học,việc dạy phân môn Tập làm văn đã có nhiều tiến bộ, đã có nhiều đổi mới theo hướng tích cực hơn. Song bên cạnh đó cũng còn không ít tồn tại, thiếu sót. Kiến thức Tập làm văn ở Tiểu học tập trung nhiều trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 với nhiều kiểu bài như: Viết thư, Trao đổi ý kiến, Tóm tắt tin tức, Kể chuyện, Miêu tả… Trong đó khó nhất với học sinh là văn miêu tả. Qua quá trình giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh tôi nhận thấy trong quá trình học tập, năng lực viết văn của các em còn có rất nhiều hạn chế. Qua quá trình nhìn nhận thực trạng trên với trách nhiệm của những người giáo viên trực tiếp đứng trên bục giảng, tôi không tránh khỏi những băn khoăn và lo lắng. Chính vì vậy mà nhiều câu hỏi và tình huống đặt ra cho tôi là làm thế nào để giúp các em học tốt môn tập làm văn nói chung và phần Tập làm văn miêu tả nói riêng?
Từ nhận thức đó tôi thấy cần phải tìm hiểu kĩ thực trạng trên, sau đó cùng nhau xây dựng biện pháp khắc phục.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt văn miêu tả

so sánh, nhân hóa để víết câu. 7.3. Các bài tập sử dụng từ láy, tính từ, các biện pháp so sánh, nhân hóa để viết câu . Ví dụ : Em hãy viết lại câu sau để có hình ảnh so sánh: Bác nông dân ấy khoẻ, nước da rám nắng. Bên cạnh các dạng bài tập trên để giúp học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp của thơ văn từ đó biết vận dụng vào bài văn của mình tôi đã hướng dẫn các em một số dạng bài tập có tính chất phát hiện cái hay cái đẹp của văn thơ. Các dạng bài tập này chủ yếu dành cho những em học sinh có chút năng khiếu văn, yêu thích học văn. 8. Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn, liên kết các đoạn văn. Sau các dạng bài tập dùng từ đặt câu, sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh....thì bài tập yêu cầu viết đoạn văn là dạng bài tập quan trọng nhất, nó tổng hợp các dạng bài tập trên. Tôi lưu ý học sinh, viết đoạn văn nội dung phải có những điểm mới lạ, sinh động hoặc nội dung quen thuộc nhưng diễn tả một cách hấp dẫn, không giống mọi người do cách nghĩ, cách cảm nhận chân thật, mang đậm dấu ấn cá nhân. Khi viết đoạn văn các câu văn phải được sắp xếp hợp lí theo mạch suy nghĩ riêng của cá nhân, trong đoạn văn có những từ ngữ "đắt", có những câu văn hấp dẫn. Khi hướng dẫn học sinh viết đoạn văn tôi hướng dẫn từng bước một. Trước hết viết câu chủ đề của đoạn văn hay chính là câu mở đoạn. Tôi lưu ý học sinh câu chủ đề là câu chủ hướng của trong cả đoạn, đây là trung tâm ngữ nghĩa của đoạn. Các câu khác trong đoạn đều hướng về nó, góp phần làm rõ nghĩa một khía cạnh nào đó cho câu chủ đề( câu mở đoạn). Câu chủ đề phần lớn được viết cô đọng, ngắn gọn giúp người đọc dễ dàng nắm bắt nội dung của đoạn. Đầu tiên khi cho các em tìm hiểu về câu chủ đề, hiểu rõ về câu chủ đề, tôi đưa một số đoạn văn và yêu cầu các em tìm câu chủ đề( câu mở đoạn) của đoạn văn đó. Sau đó tôi đưa một số đoạn văn không có câu mở đoạn, yêu cầu học sinh tìm câu mở đoạn thích hợp với đoạn văn đã cho và cao hơn nữa tìm câu mở đoạn vừa thích hợp vừa hay có cảm xúc. Ví dụ: Em hãy viết câu mở đoạn cho đoạn văn sau: " .......Cây cối đâm châm chồi nảy lộc. Bạn đã từng thốt lên kinh ngạc khi bắt gặp sự non xanh của những mầm non mới nhú chưa? Nếu bạn là người yêu mùa xuân, bạn sẽ thấy mùa xuân đáng yêu, xinh đẹp. Xuân mang đến niềm vui phơi phới. Những làn gió xuân nhè nhẹ như ru hồn ta vào cõi mộng. Đẹp quá! Mùa xuân ơi!". Sau khi hướng dẫn viết câu mở đoạn, tôi cho các em viết phần thân đoạn. Phần thân đoạn gồm các câu văn phát triển ý cho câu mở đoạn đã viết. Câu mở đoạn giới thiệu gì thì phần thân đoạn viết phát triển ý đó. Phần thân đoạn là quan trọng nhất, để viết được các em phải vận dụng các kiến thức đã học. Các em vận dụng kiến thức dùng từ đặt câu, sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá để làm bài. Các câu trong đoạn văn phải đảm bảo sự thống nhất với nhau, tránh lan man không trọng tâm, cùng theo một chủ hướng nhất định. Đoạn văn mở bài chỉ giới thiệu đối tượng được miêu tả bằng cách trực tiếp hay gián tiếp. Đoạn văn tả hình dáng của người, con vật...thì chỉ tả vấn đề được nêu trong câu mở đoạn, tránh nói sang vấn đề khác. Chỉ trừ khi học sinh chọn cách viết tổng hợp trong một đoạn văn thì không nên hướng dẫn các em viết theo cách trên mà có cách gợi mở khác. Nhưng đối với đối tượng học sinh trung bình, khá tôi thường hướng dẫn theo cách viết trên để các em dễ viết. Khi hướng dẫn học sinh viết thần phân đoạn, đầu tiên tôi thường cho các em câu mở đoạn sau đó viết tiếp để hoàn chỉnh đoạn văn. Ví dụ: Dựa vào các câu mở đầu dưới đây để tạo một đoạn văn: " Chú Miu nhà tôi quả là đẹp."; " Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô che rợp một khoảng trống trên sân trường."; " Thế rồi hình ảnh cô giáo tuyệt đẹp và đáng kính hiện dần lên trong đầu em."; " Buổi sáng trên quê hương em thật trong lành, mát mẻ."; " Mùa xuân xinh đẹp đã về!"....Trước hết, tôi cho các em đọc câu mở đoạn sau đó hỏi: " Câu mở đoạn yêu cầu tả gì? Viết gì?" Từ đó hình thành cho các em các câu văn tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn văn. Khi dạy cách viết đoạn cho học sinh, tôi hướng dẫn chi tiết ở các tiết luyện ngoài ra khi dạy trên lớp gặp dạng bài viết đoạn, tôi hướng dẫn các em cụ thể hơn để từ đó các em hình thành cách viết cho các bài sau. Nếu câu mở đoạn như một lời mời thì câu kết đoạn lại như một lời chào tạm biệt. Câu mở đoạn ngắn gọn, cô đọng thì câu kết đoạn cần bộc lộ cảm xúc chân thành, đằm thắm với đối tượng được tả. Chính vì lí do như vậy mà tôi hướng dẫn học sinh viết câu kết đoạn tự nhiên, chân thành với cảm xúc của mình. Khi viết câu kết đoạn không nên gượng ép, gò bó quá mà mất tự nhiên gây phản cảm cho người đọc. Một bài văn gồm nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau. Đoạn mở bài, đoạn thân bài ( trong đoạn thân bài gồm nhiều đoạn văn) và đoạn kết bài. Khi viết đoạn văn, học sinh cần nắm được cách liên kết các đoạn văn trong bài để hoàn chỉnh bài văn. Khi học sinh viết bài văn miêu tả, tôi lưu ý các em phần thân bài nên viết thành các đoạn. Mỗi đoạn miêu tả một phần của bài văn.như: đoạn tả từng bộ phận của cây, đoạn tả hoạt động của chim chóc, ong bướm quanh cây đối với bài văn tả cây cối; đoạn tả hình dáng, hoạt động đối với bài văn tả người... Để liên kết đoạn thành bài văn , tôi hướng dẫn học sinh sử dụng các quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như: tuy nhiên, nhưng, cuối cùng, thậm chí, đồng thời..... 9. Phương pháp dạy tiết trả bài có hiệu quả. + Bước chuẩn bị của giáo viên. - Bước chuẩn bị của giáo viên là rất quan trọng. Muốn tiết trả bài đạt hiệu quả tốt người giáo viên phải chấm bài làm văn của học sinh thật kỹ, cận thận nhằm phát hiện những ưu điểm, nhược điểm của bài văn sau đó ghi ra theo trình tự sau để làm cơ sở cho việc chữa bài và giáo viên cần có sổ ghi lỗi mắc phải của học sinh. * Bài văn của em nào diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật miêu tả so sánh nhân hoá... Bài văn nào có câu văn hay, ý hay, dùng từ sáng tạo, hình ảnh bố cục chặt chẽ * Ghi những lỗi phổ biến các em thường mắc phải như: chính tả, dùng từ chưa chính xác, câu văn chưa hoàn chỉnh, thiếu hoặc thừa thành phần chủ - vị, chưa rõ nghĩa, lặp từ, lặp ý hoặc thừa thành phần không cần thiết. * Ghi ra một số bài tiêu biểu nhất của lớp để đọc cho các em nghe và tham khảo. + Quá trình thực hiện tiết dạy. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại đề và giúp học sinh xác định lại trọng tâm của đề. - Đánh giá nhận xét chung ưu khuyết điểm của bài làm lần này. Trả bài cho học sinh trước khi chữa lỗi. + Chữa lỗi sai : Đây là khâu quan trọng hàng đầu của tiết dạy, học sinh có thể nhận được cái sai, cái chưa được, có tìm được cách sửa chữa lỗi hợp lý không chính là ở khâu này. Vì vậy đòi hỏi cao ở người giáo viên về nhiều mặt, chẳng những về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, mà còn cả kiến thức văn hóa, vốn kiến thức Tiếng Việt và đặc biệt là năng lực sư phạm (Thông qua hệ thống câu hỏi dẫn dắt, gợi mở - xử lý tình huống sư phạm) giúp học sinh tự phát hiện và cùng nhau sữa chữa đúng. * Chữa lỗi về chính tả: Giáo viên ghi các lỗi chính tả mà học sinh hay mắc yêu cầu học sinh đọc lại sau đó tự sửa lỗi. Lỗi chính tả là lỗi học sinh hay mắc nhất trong một bài làm văn. Từ chỗ sai chính tả đẫn đến sai ý của câu, sai nghĩa của từ mà các em sử dụng trong bài văn. * Chữa lỗi về dùng từ : Giáo viên ghi câu văn học sinh dùng từ thiếu chính xác. Học sinh đọc câu văn và nhận xét. * Chữa lỗi câu: Lỗi về câu có rất nhiều dạng, song khi chữa giáo viên không thể chữa dàn trải vì thời gian có hạn. Cần chọn lựa từng loại sai để sửa, lỗi khác dành vào tiết sau, có kế hoạch từng bước chắc chắn. Giao viên phải giúp học sinh biết sửa lỗi liên kết câu thành đoạn, liên kết đoạn thành bài văn trôi chảy. Điều này cũng hết sức quan trọng khi trình bày một bài tập làm văn miêu tả.Trong tiết trả bài học sinh biết phát hiện và chữa lỗi bài làm của mình, vấn đề học sinh chữa bài cần được kiểm tra bằng cách cho một số học sinh đọc lại câu sai, từ sai đã được sửa chữa của mình cho lớp nhận xét, đánh giá. Sau khi trả bài, sửa lỗi, giáo viên chọn những bài văn hay (đoạn văn hay trong phần thân bài) của chính học sinh trong lớp (hoặc học sinh năm trước) cho học sinh tham khảo. Nếu có thể, giáo viên lựa chọn một số đoạn văn của nhà văn mang cách cảm, cách nghĩ, cách viết hồn nhiên của lứa tuổi các em đọc cho các em tham khảo. 10. Tư vấn cho phụ huynh trong công tác học tập của con em mình. Việc định hướng cho học sinh học tập ở nhà, các bậc phụ huynh cần tạo những điều kiện gì cho học sinh, để các em đạt hiệu quả tốt trong học tập? Tôi nhận thấy vấn đề này không dễ gì để nhiều bậc phụ huynh có thể nhận ra. Chính vì vậy mà qua các buổi họp phụ huynh, tôi đã tư vấn và yêu cầu phụ huynh phải cố gắng tạo mọi điều kiện cho con em về đồ dùng học tập cũng như các điều kiện học tập ở nhà một cách tốt nhất như: (việc bố trí góc học tập, thời gian biểu học tập của các em. Các sinh hoạt của các thành viên trong gia đình nên thế nào là hợp lí mà không ảnh hưởng đến việc học tập của các em) Ví dụ : Tạo tâm lí học tập cho các em thì bố mẹ có thể cùng thức chưa nên đi ngủ sớm lúc con em mình đang ngồi học bài. Qua một quá trình tư vấn tôi nhận thấy nhận thức của rất nhiều bậc phụ huynh đã thay đổi và đặc biệt hơn cả là hiệu quả học tập ở nhà của học sinh được nâng lên một cách rõ rệt. Tóm lại : Khi dạy Tập làm văn miêu tả ngoài việc chú trọng từng tiết dạy cụ thể của thể loại (Quan sát - tìm ý; lập dàn ý; luyện tập viết đoạn; liên kết đoạn thành bài hay tiết trả bài). Thì chúng ta cũng cần quan tâm đến các vấn đề khác như các biện pháp đề tài đã triển khai. Không chỉ có phương pháp giảng dạy của thầy tốt mà phải chú trọng đến phương pháp học tập của học sinh, có như vậy chúng ta mới phát huy hết khả năng các tố chất sẵn có của học trò. C. KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC * Về học sinh: Trong quá trình nghiên cứu và việc dạy thực nghiệm theo các biện pháp trên, cùng với việc đánh giá thường xuyên cũng như khảo sát chất lượng cụ thể, tôi nhận thấy các biện pháp đưa ra có tính hiệu quả cao và tương đối rõ rệt, cụ thể : - Chất lượng khảo sát qua các lần kiểm tra đề nhà trường ra cũng như giáo viên ra trong tiết kiểm tra viết: Lần 1: Đề kiểm tra lần 1 do giáo viên ra. Đề bài: Em hãy tả một đồ chơi mà em thích Lần 2: Đề tập làm văn kiểm tra cuối học kì I do nhà trường ra như sau: Đề bài: Em hãy tả một đồ vật mà em thích (MINH CHỨNG BẢNG 2) Qua các lần làm bài kiểm tra trên kết quả làm bài của các em tăng lên rõ rệt. Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy và áp dụng đề tài vào giảng dạy tôi thật sự thấy các em ngày càng tiến bộ khi viết văn. * Về giáo viên: - Bản thân tôi có một hệ thống thiết kế bài dạy hết sức cụ thể, chi tiết có tính hiệu quả trong dạy học, điều này đã được tổ nhóm chuyên môn đánh giá có chất lượng - Hiệu quả dạy học của tôi ngày một tiến bộ rõ rệt, phương pháp truyền thụ cũng trở nên linh hoạt và có chiều sâu hơn. - Bản thân tôi rút ra cho mình một cách nhìn rõ nét hơn, chính xác hơn về đối tượng học sinh của mình, điều này hết sức thuận lợi trong việc tổ chức hoạt động học cho học sinh. II. KẾT LUẬN: Trong dạy học, có rất nhiều biện pháp khác nhau và hiệu quả khác nhau, mỗi biện pháp đều có tính ưu việt và khả năng phù hợp với từng bài dạy, từng đối tượng học sinh. Với những biện pháp tôi đã đề xuất ở trên, theo đánh giá chủ quan của mình, tôi nhận thấy chúng đều có những điểm mạnh cơ bản và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Muốn các em học tốt văn miêu tả thì phải dạy - học tốt các môn học khác, tích hợp các môn học trong giảng dạy để các em biết vận dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tế, tránh sáo mòn theo những tài liệu tham khảo. Mọi biện pháp đều hướng tới cái đích cuối cùng đó là chất lượng dạy học theo mục tiêu đề ra, hướng học sinh tới chân - thiện - mĩ III. ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và góp phần rèn luyện kỹ năng viết văn miêu tả nói riêng, tôi xin có một số đề xuất sau đây: 1. Đối với nhà trường - Tăng cường đầu tư nhiều loại sách tham khảo, sách nghiệp vụ để giáo viên có điều kiện nghiên cứu học tập chuyên môn, nghiệp vụ. - Duy trì và thực hiện tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn có chất lượng và hiệu quả cao. 2. Đối với tổ chuyên môn: Thường xuyên tổ chức các chuyên đề “Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học” 3. Đối với giáo viên: Phải có kiến thức vững vàng, nắm vững mục tiêu bài học, nội dung cần truyền đạt của từng bài. Thường xuyên trau dồi kinh nghiệm, nhiệt tình, năng động, tâm huyết với nghề. - Thực hiện thường xuyên và nghiêm túc việc đánh giá kết quả học tập của học sinh để có kế hoạch dạy học cho phù hợp. Trên đây là toàn bộ nội dung của " Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt văn miêu tả" tôi đã dày công xây dựng. Vẫn biết rằng một số biện pháp tôi đưa ra tuy có nhiều điểm mới có tác dụng cho quá trình dạy học nhưng cũng không tránh khỏi thiếu sót. Vậy tôi rất mong muốn hội đồng khoa học cấp trên và các độc giả tìm hiểu và góp ý xây dựng để " Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt văn miêu tả" có hiệu quả thiết thực hơn. Xin trân trọng cảm ơn! CÁC MINH CHỨNG BẢNG 1 BẢNG SỐ LIỆU ĐIỀU TRA TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Tổng số học sinh Số học sinh hoàn thành tốt Số học sinh hoàn thành 42 SL % SL % 11 26,2% 31 73,8% BẢNG 2 BẢNG SỐ LIỆU SO SÁNH ĐỐI CHIẾU LẦN 1 VÀ SAU KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Năm học 2022- 2023 Tổng số học sinh Học sinh hoàn thành tốt Học sinh hoàn thành Kết quả khảo sát 42 SL % SL % 11 26,2% 31 73,8% Kết quả bài kiểm tra lần 1 42 15 35,7% 27 64,3% Kết quả bài kiểm tra lần 2 42 18 42,8% 24 57,2% TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4. - Dạy văn miêu tả cho học sinh Tiểu học ( Hoàng Hoà Bình - Nhà xuất bản Giáo dục) - Một số kinh nghiêm viết văn miêu tả ( Tô Hoài - Nhà xuất bản Giáo dục) - Văn miêu tả và kể chuyện ( Vũ Tú Nam - Phạm Hổ - Bùi Hiển - Nguyễn Quang Sáng - Nhà xuất bản giáo dục) - Hiểu văn - Dạy văn ( Nguyễn Thanh Hùng - Nhà xuất bản Giáo dục) - Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt( Lê Phương Nga Nhà xuất bản Đại học Sư phạm) - 35 đề ôn luyện Tiếng Việt 4. ( Tác giả Lê Phương Nga) MỤC LỤC NỘI DUNG Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I . Lý do chọn đề tài 1 II . Mục đích nghiên cứu 2 III. Thời gian nghiên cứu 2 IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 V. Phương pháp nghiên cứu 2 PHẦN NỘI DUNG 2 I . Cơ sở lý luận 2 II. Thực trạng dạy và học 3 III . Các biện pháp tiến hành. 4 1. Giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả. 4 2. Làm giàu vốn từ và bổ trợ kiến thức tập làm văn cho học sinh qua các môn học. 9 3. Hướng dẫn học sinh phân tích đề 16 4. Luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, tìm ý của sự vật, hiện tượng nhằm bồi dưỡng vốn sống thực tế cho các em. 5. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý 6. Giúp học sinh làm giàu thêm trí tưởng tượng. 7. Giúp học sinh khai thác và sự dụng biện pháp nghệ thuật hợp lý trong văn miêu tả. 8. Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn, liên kết các đoạn văn. C.PHẦN KẾT LUẬN 19 I.Kết quả đạt được 19 II.Kết luận 19 III.Đề xuất và khuyến nghị 20
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_h.doc