Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt kiểu bài văn miêu tả cây cối

Tập làm văn là một trong những phân môn quan trọng trong 6 phân môn của bộ môn Tiếng Việt được dạy trong trường Tiểu học. Do đó, việc dạy học Tập làm văn ở Tiểu học có vị trí, tầm quan trọng rất lớn. Nó góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, tạo điều kiện thuận lợi cho các em giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày và học tốt các môn học khác. Nếu như các môn học khác và phân môn khác của bộ môn Tiếng Việt cung cấp cho các em một hệ thống các kiến thức, kĩ năng thì phân môn Tập làm văn tạo điều kiện cho các em thể hiện các kiến thức rèn luyện các kĩ năng đó một cách linh hoạt,trên thực tế và có hệ thống hơn. Chính các văn bản nói, viết mà các em có được từ phân môn Tập làm văn theo các nghi thức lời nói, các bài làm văn, các báo cáo thuyết trình đã thể hiện rõ các hiểu biết thực tế, những kĩ năng sử dụng tiếng Việt mà các em đã học ở các phân môn Tiếng Việt và các môn học khác.

Vai trò của phân môn Tập làm văn là thế nhưng hiện nay việc dạy các môn học nói chung và dạy Tập làm văn ở tiểu học nói riêng còn có nhiều hạn chế và chưa đạt được kết quả như mong muốn. Lí do của hiện tượng này là do đa số giáo viên chưa định hướng được phương pháp giảng dạy cũng như trình tự tiến hành một bài tập làm văn như thế nào cho phù hợp với mục đích và nội dung bài học đặt ra. Mặt khác, học sinh tiểu học là đối tượng mà năng lực tư duy còn hạn chế, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của các em chưa cao. Từ thực tế trên, đặt ra vấn đề phải làm sao nâng cao chất lượng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung dạy Tập làm văn nói riêng cho phù hợp với đối tượng học sinh để đạt kết quả cao nhất. Đây là vấn đề rất có ý nghĩa đối với bất cứ ai quan tâm đến chất lượng giáo dục đặc biệt là đối với người giáo viên trực tiếp đứng lớp.

doc 46 trang Thu Nga 19/03/2025 230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt kiểu bài văn miêu tả cây cối", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt kiểu bài văn miêu tả cây cối

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt kiểu bài văn miêu tả cây cối
n, lá sen để các em được quan sát. Nếu là mùa có hoa sen, tôi mang đến lớp cho học sinh được quan sát trực tiếp vật thật là hoa, lá để các em quan sát. Sau khi học sinh đã quan sát, tìm ý, xây dựng dàn ý, tôi tổ chức cho học sinh triển khai thành bài bám vào các phương pháp đã trình bày ở trên.
4.7.Biện pháp 7: Dùng sơ đồ để khái quát
	Sau khi đã hướng dẫn học sinh đi đủ các bước ở trên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh khái quát bằng sơ đồ, thông qua sơ đồ này giúp các em cái nhìn tổng quát về các phần, các bước, nội dung của bài văn miêu tả cây cối.
TẢ CÂY CỐI
ĐỐI TƯỢNG
NỘI DUNG
CÁCH THỨC
CÂY CỐI GẦN GŨI VỚI HỌC TRÒ
HÌNH
DÁNG
ĐẶC ĐIỂM
LỢI ÍCH
TẢ NÉT RIÊNG TỪNG LOẠI CÂY
NHỮNG NÉT RIÊNG
SỰ PHÁT TRIỂN THEO THỜI GIAN
CUNG CẤP SẢN VẬT
TẢ TỪNG BỘ PHẬN CỦA CÂY
TẢ THEO THỜI KÌ PHÁT TRIỂN
KÍCH CỠ
MÀU SẮC
HOA TRÁI HƯƠNG VỊ
VỪA TẢ VỪA PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ
4.8. Biện pháp 8. Dạy tốt tiết trả bài trong dạng văn miêu tả cây côi
 	Thực tế dạy học cho thấy tiết dạy văn trả bài có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tiết dạy Tập làm văn. Bởi qua những tiết trả bài này học sinh sẽ rút ra được những ưu điểm, nhược điểm trong bài làm của mình và tự rút ra được cách sửa chữa để bài văn được hay hơn. Vậy khi dạy tiết trả bài cho học sinh giáo viên cần chú ý các vấn đề sau:
4.8.1.Phân tích, nhận xét ưu điểm
	Trong giờ trả bài, giáo viên nêu ra và biểu dương thích đáng các ưu điểm về nội dung và hình thức của bài làm, nhằm khuyến khích động viên các em.Trong các ưu điểm ấy cần chú ý những suy nghĩ riêng, những cảm xúc hồn nhiên, tế nhị, sâu sắc, nhưng cách vận dụng kiến thức khéo léo, những nhận xét mới mẻ, những đoạn văn hay, những bài làm có bố cục sáng tạo, những cách đặt câu, dùng từ hay.
4.8.2. Phân tích sửa các loại lỗi
- Về nội dung bài tập làm văn, giáo viên nêu những điểm không chính xác, những hiểu biết lệch lạc trong cách miêu tả, trong các chi tiết có phân tích để học sinh rút kinh nghiệm.
VD: Có học sinh tả vải ra hoa vào mùa hè, phượng nở hoa vào tháng hai, mùa đông nhưng lại tả cây bàng xanh tốt... (thể hiện kĩ năng quan sát và hiểu biết thực tế còn yếu).
-Về kĩ năng, giáo viên nêu các lỗi về cả hai loại kĩ năng: kĩ năng xây dựng văn bản và kĩ năng sử dụng từ ngữ, đặt câu.
a) Chữa lỗi về kĩ năng xây dựng văn bản
Qua điều tra thực tế ở phần này học sinh thường mắc các lỗi như dàn ý thiếu cân đối (ý quá dài hoặc quá ngắn), không làm nổi bật trọng tâm của bài miêu tả, dàn ý không chặt chẽ, không nhất quán (loại bài làm đầu Ngô mình Sở..). Giáo viên đưa ra phân tích chữa lỗi ở từng phần của bài làm.
Với phần mở bài, các em thường gặp khó khăn trong cách mở bài gián tiếp, học sinh hiểu mở bài gián tiếp là nói đến vấn đề liên quan rồi mới giới thiệu vấn đề định tả.Tuy nhiên phần khó khăn của các em chính là không biết cây bàng, cây phượng, cây cam mà mình định tả liên quan đến cái gì dẫn đến các em mở bài nặng nề, vòng vo hoặc đi theo một lối mòn liệt kê (Nhà em trồng rất nhiều cây như bưởi, cam, táo... trong đó em thích nhất là cây cam..). Để giải quyết được khó khăn này, giáo viên cần gợi dẫn cho học sinh thấy đối tượng mà em định tả có ở đâu? Do ai trồng? Vì sao em biết nó? Em muốn tả nó?...để từ đó học sinh tìm được mối liên quan và sửa được cách đúng và sáng tạo hơn.( Ngay từ khi còn bé, em đã thấy ông nội có sở thích trồng và chăm sóc cây ăn quả. Em để ý thấy ông đặc biệt quan tâm chăm sóc cây cam ở góc vườn, hỏi ra thì mới biết đó là một giống cam quý ông được người bạn tặng từ hơn chục năm trước..).
Cũng như mở bài, phần kết bài các em thường mắc các lỗi như kết luận vụng về, cộc lốc hoặc nặng nề, dài dòng không đúng với nội dung của bài.Ví dụ cùng viết về cây xà cừ, nhưng hai học sinh có hai cách kết luận khác nhau:
Học sinh thứ nhất: Em rất yêu cây xà cừ và khuyên các bạn không trèo cây, bẻ cành mà nên tưới cây.
Học sinh thứ hai: Em rất yêu cây xà cừ trường em. Trong những buổi trưa hè, cây tỏa bóng mát cho bọn em chơi đùa. Cây còn đem đến một lợi ích vô cùng to lớn là giúp cho bầu không khí thêm trong lành,làm cho quang cảnh ngôi trường thêm xanh, sạch, đẹp hơn.
Từ việc đưa ra hai cách viết trên giáo viên cho học sinh phát hiện cách viết nào sát thực tế hơn, ở mỗi cách viết có ưu nhược điểm gì và cần sửa chữa lại như thế nào cho tốt hơn.Với cách làm này, tôi thấy khả năng viết của các em có tiến bộ hơn.
Trong phần thân bài: Học sinh thường mắc lỗi trong phần trình tự miêu tả, cách sắp các chi tiết. Đặc biệt là học sinh trung bình và yếu, các em không có khả năng khái quát theo cách miêu tả bao quát rồi đến tả chi tiết, tả những cái chính, cái riêng nổi bật của cây, vừa tả vừa phải bộc lộ cảm xúc của người viết. Các em viết theo kiểu nghĩ gì viết đấy: nghĩ lá tả lá, nghĩ quả tả quả, có khi tả chán rồi mới quay lại giới thiệu cây trồng khoảng bao lâu? Thậm chí, có học sinh cả phần thân bài các em chỉ viết được vài dòng (Em nhìn thấy một quả ổi đang chín, vặt xuống em cắn một miếng thì ngon tuyệt. Bên trong có hạt bé tí, màu đỏ chót. Bên ngoài màu xanh nhạt. Có ai đến chơi bố em thường hái ổi mời ăn). Với đề bài tả cây ăn quả mà em thích mà cả phần thân bài học sinh chỉ tả được như trên, giáo viên cần tổ chức cho cả lớp phát hiện phần còn thiếu trong thân bài của bạn như chưa tả được các đặc điểm của cây( hoa, lá, thân cây, đặc điểm phát triển của cây, của quả từ khi còn là một cái hoa cho đến khi thành một quả chín...), sau đó cho học sinh viết lại.
b) Chữa các lỗi về cách dùng từ
	Học sinh thường mắc các lỗi về dùng từ sai nghĩa (có học sinh đã tả cành cây, lá cây như sau: Cành cây trông rất mạnh khỏe, lá cây bàng ngoằn ngoèo..).; lỗi lặp từ (Khi nhãn ra hoa, hoa nhãn màu trắng. Khi quả chín có màu nâu, khi em ăn thấy rất ngọt) .Cách chữa: kẻ bảng thành hai cột (một cột ghi toàn bộ câu dùng từ sai, một cột ghi câu có từ đã chữa). Khi chữa, giáo viên yêu cầu học sinh tìm từ dùng sai, xác định nội dung của câu và phân tích lỗi của việc dùng từ, tìm từ thay thế.
c) Chữa các lỗi về câu
	Đây là loại lỗi phổ biến khi học sinh viết văn. Các loại lỗi thường gặp là: câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ;câu què; câu chỉ có thành phần phụ chỉ địa điểm hoặc thời gian, nguyên nhân, kết quả.. thiếu thành phần chính (Khi mùa hè đến.Cây ra hoa; Nhân dịp năm mới.Bố mua về một cây mai.; Biết tính yêu hoa,ông cho một cây hoa,). Câu có nhiều từ ngữ thừa, rườm rà và lủng củng, câu không sử dụng đúng dấu câu (Hàng ngày em chăm sóc và tưới nước cho cây nhãn, cây đã lớn hôm nào em cũng tưới nước cho cây..). Cách chữa: kẻ bảng thành 3 cột, cột thứ nhất ghi câu sai, cột thứ hai ghi lỗi ngữ pháp, cột thứ ba ghi câu đã được sửa chữa thành câu đúng. Sau đó, ghi câu sai lên bảng, hướng dẫn học sinh phân tích để xác định lỗi, chữa câu sai thành câu đúng.
Câu sai
Lỗi ngữ pháp
Câu đúng
Nhân dịp năm mới. Bố mua về một cây mai rất đẹp.
Câu thứ nhất thiếu thành phần chính chủ ngữ và vị ngữ do dùng dấu câu sai.
Có hai cách sửa:
-Nhân dịp năm mới, bố mua về một cây mai rất đẹp.
- Nhân dịp năm mới, em được đi chợ cùng bố mẹ. hôm đó, bố đã mua về một cây mai rất đẹp.
Biết tính yêu hoa, ông cho một cây hoa.
Câu không rõ nghĩa do thiếu từ bổ sung ý nghĩa cho động từ cho và danh từ tính.
Cách 1: Thêm từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ tính(thêm định ngữ)
Biết tính em yêu hoa, ông cho một cây hoa.
Cách 2: Thêm từ bổ sung ý nghĩa cho tính và cho (thêm định ngữ và bổ ngữ).
Biết tính em yêu hoa, ông cho em một cây hoa hồng.
Hàng ngày em chăm sóc và tưới nước cho cây nhãn, cây đã lớn hôm nào em cũng tưới nước cho cây.

- Câu sử dụng sai dấu câu, rườm rà, lủng củng về nghĩa.
- Lặp từ chỉ thời gian: hàng ngày, hôm nào

Hàng ngày, em chăm sóc và tưới nước cho cây nên cây luôn xanh tốt.
Những tia nắng xuyên qua kẽ lá.
Câu chưa hình ảnh
Những tia nắng tinh nghịch vạch từng kẽ lá, ghé mắt nhìn chúng em.
d) Chữa các lỗi về chính tả
Có nhiều loại lỗi chính tả, tuy nhiên học sinh của ta thường mắc các lỗi mang tính vùng miền như lẫn lộn giữa l/n, s/x, tr/ch........hoặc lỗi viết sai một số vần khó( ngoằn ngoèo, khỏe). Để khắc phục tình trạng viết sai chính tả, giáo viên tập trung sửa các lỗi phổ biến của địa phương, tích cực hưởng ứng cuộc vận động phòng chống phát âm lệch chuẩn l/n, sửa chính tả cho các em trong tất cả các tiết học chứ không chỉ trong dạy Chính tả, dạy Tập làm văn. Cách chữa kẻ bảng thành hai cột (một bên ghi lỗi chính tả, một bên gi cách viết chính tả đúng) ghi lỗi lên bảng và yêu cầu học sinh tìm cách sửa.
 Ví dụ: 
Cách viết sai
Cách viết đúng
 sà cừ, chèo cây
xà cừ, trèo cây
sù sì, ngoằn ngèo
xù xì, ngoằn ngoèo
sum suê, chồi lên, trồi non
xum xuê, trồi lên, chồi non
xum xê
sum sê
 4.8.3. Hướng dẫn học sinh tự chữa lỗi trong bài
	Sau khi cùng cả lớp chữa chung một số lỗi, mỗi học sinh tự chữ lỗi trong bài của mình dựa theo nhận xét, ghi chú của giáo viên khi chấm bài.Với lỗi chính tả, dùng từ sai các em viết ngay sang lề bên.Với lỗi về câu các em viết lại xuống dưới bài làm hoặc viết ra vở bài tập trong tiết trả bài, gạch chân phần đã chữa.Với lỗi bố cục, lỗi viết đoạn các em phải viết và sắp xếp lại.
 4.8.4. Hướng dẫn học sinh học tập những bài văn hay
 - Giáo viên có thể giới thiệu những bài văn viết tốt của học sinh trong lớp. Ví dụ một số bài văn: 
- Yêu cầu học sinh đọc, nêu cảm nhận, chỉ rõ ưu điểm của bài, những hình ảnh đẹp, biện pháp nghệ thuật,  đoạn mà con thích và nêu rõ lí do vì sao thích.
- Cho học sinh đối chiếu lại với các câu văn cũ trong bài của mình.
- Yêu cầu học sinh tự chọn một đoạn trong bài để viết lại.
5. KẾT QUẢ
 Qua việc áp dụng một số biện pháp dạy văn tả cây cối cho học sinh lớp 4, tôi thấy kết quả thu được như sau:
- Học sinh nắm rõ phương pháp làm một bài văn.
- Biết cách quan sát và chọn chi tiết để quan sát phù hợp với yêu cầu.
- Biết xây dựng dàn ý sau khi quan sát, tổ chức viết đoạn, liên kết đoạn để tạo thành bài văn.Trong quá trình viết văn, biết sử dụng câu, từ chính xác hơn, biết kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật để bài văn sinh động, hấp dẫn hơn.
- Tự tin, không còn sợ học tập làm văn.
 Tôi đã triển khai những kinh nghiệm dạy văn miêu tả cây cối trên đến các đồng nghiệp trong tổ, trong trường, một số đồng nghiệp đã ứng dụng vào việc dạy cho học sinh lớp mình và phản hồi lại kết quả có tiến bộ hơn rất nhiều khi chưa áp dụng.
 Sau khi áp dụng một số biện pháp dạy học nêu trên để dạy kiểu bài văn miêu tả cây cối đối với sinh học của 2 lớp 4B, 4C thì kết quả thu được như sau:
Lớp
Sĩ số
Bài viết đủ bố cục, quan sát tỉ mỉ, diễn đạt tốt, câu văn giàu hình ảnh
Bài viết đủ bố cục, quan sát tương đối tỉ mỉ, diễn đạt tốt
Bài viết đủ bố cục, nội dung còn sơ sài, diễn đạt kém.
Bài viết chưa đủ bố cục.
4B
36
18
13
5
0
4C
39
20
17
2
0
	
	Nhìn vào kết quả trên, tôi thấy chứng tỏ việc áp dụng phương pháp giảng dạy trên vào dạy văn miêu tả cây cối của tôi là có hiệu quả.
Phần 3: KẾT LUẬN
1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
	Để đạt được kết quả cao trong dạy học trong Tập làm văn nói riêng và dạy tiếng Việt nói chung giáo viên cần làm được những việc sau:
- Trong quá trình dạy học, mỗi giáo viên nên có một cuốn sổ tay để ghi lại các tình huống nảy sinh, những lỗi cơ bản mà học sinh hay mắc phải khi dạy ở một nội dung nào đó. Từ đó tìm biện pháp khắc phục.
- Mỗi giáo viên phải lập một bảng thứ tự các kiến thức lí thuyết về từ và câu, các thể loại tập làm văn được dạy ở Tiểu học, nội dung của chúng để có một cái nhìn tổng quát, chính xác và có mức độ.
- Hơn ai hết người giáo viên đứng lớp phải nắm thật chắc nội dung dạy học về văn miêu tả. Biết lựa chọn cung cấp kiến thức phù hợp với các đối tượng học sinh. Nắm rõ khó khăn của các em khi học văn miêu tả và tìm hướng khắc phục.
- Coi trọng việc dạy Tiếng Việt, dạy các em giao tiếp và sử dụng tiếng Việt ở mọi lúc, mọi nơi.
- Trong mọi tình huống giáo viên luôn phải nhiệt tình với công việc, quan tâm tới các em học sinh, cần có lòng kiên trì và tin vào sự tiến bộ của các em.
- Giáo viên động viên, khen thưởng kịp thời những học sinh có chuyển biến tích cực trong học tập.Trong quá trình dạy văn phải biết kích thích trí tưởng tượng của học sinh, tạo cho học sinh giỏi có điều kiện phát triển trong học văn.
- Chuẩn bị chu đáo cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học.
2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
	Để việc dạy học ngày một đạt hiệu quả cao hơn đáp ứng nhu cầu của xã hội, các kinh nghiệm hay trong dạy học được áp dụng triệt để, tôi xin có một số kiến nghị sau:
2.1. Đối với giáo viên
Luôn phải có ý thức tự học hỏi, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Nhiệt tình, tận tụy với nghề, luôn vui mừng trước những tiến bộ dù nhỏ của các em và trăn trở với những khó khăn, hạn chế của học sinh.
2.2. Đối với học sinh
 Cần thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh, tích cực tìm tòi, tự chiếm lĩnh kiến thức.
2.3. Đối với nhà trường
- Cần cung cấp đầy đủ tài liệu, cơ sở vật chất để học sinh và giáo viên yên tâm dạy và học.
- Cần tổ chức các chuyên đề mà cả giáo viên và học sinh còn gặp khó khăn khi dạy học. Có kế hoạch dạy học theo đối tuợng học sinh để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài kịp thời.
2.4. Đối với Phòng giáo dục
- Cần tổ chức nhiều buổi chuyên đề, hội thảo, hội giảng hơn nữa để giáo viên có thể trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
- Với những Sáng kiến kinh nghiệm viết tốt đạt giải cao trong các kì thi các cấp cần phổ biến nội dung đó kịp thời đến các giáo viên nhằm phổ biến kinh nghiệm.
	Trong quá trình xây dựng đề tài, tôi đã tham khảo tài liệu về ngữ pháp Tiếng Việt, phương pháp dạy Tập làm văn trong trường tiểu học của một số tác giả, về kinh nghiệm dạy học văn miêu tả của một số đồng nghiệp. Tuy nhiên do thời gian có hạn, tài liệu phục vụ việc nghiên cứu chưa phong phú nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy tôi kính mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, lãnh đạo và hội đồng khoa học để nội dung nghiên cứu này của tôi được hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cơ sở Tiếng Việt
Hữu Đạt- Trần Trí Dõi- Đào Thành Lan
Nhà xuất bản Giáo Dục
2. Ngữ Pháp Tiếng Việt
Tiến sĩ ngôn ngữ học Nguyễn Hữu Quỳnh
Nhà xuất bản Từ điển bách khoa
3. Giáo trình Tiếng Việt 3
Lê A- Đinh Trọng Lạc- Hoàng Văn Thung
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội
4. Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học
Lê Hữu Tỉnh- Trần Mạnh Hưởng
Nhà xuất bản Giáo dục
5. Phương pháp dạy Tiếng Việt ở Tiểu học
Lê Phương Nga- Nguyễn Kim Nga
Nhà xuất bản Giáo dục
6. Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở Tiểu học
Lê Phương Nga
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
7. Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới
TS Nguyễn Trí- Nhà xuất bản Giáo dục
8. Bộ sách giáo khoa và sách giáo viên Tiếng Việt 4
Nhà xuất bản Giáo dục
9. Một số bài viết về từ loại, phương pháp dạy từ loại trên tạp chí Ngôn ngữ
10.Luyện viết văn miêu tả ở Tiểu học
Vũ Khắc Tuân-Nhà xuất bản Giáo dục
11.Dạy học Tập làm văn ở tiểu học
PGS.TS.Nguyễn Trí- Nhà xuất bản Giáo dục
12. Một số sáng kiến kinh nghiệm về từ loại của đồng nghiệp
PHÒNG GD & ĐT LONG BIÊN
 Mã SKKN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HOC SINH LỚP 4 
HỌC TỐT KIỂU BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
Môn: Tiếng Việt
Cấp học: Tiểu học
Năm học 2015 – 2016

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_h.doc