Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3B, 3D trường Tiểu học Phạm Hùng viết đúng chính tả
- Để hướng dẫn các em có khả năng viết chính tả trước hết giáo viên phải tự mình nắm vững nội dung yêu cầu của những khối lớp, cần tuân thủ các nguyên tắc như: dạy học chính tả theo khu vực, nguyên tắc kết hợp chính tả ở ý thức và chính tả không có ý thức, nguyên tắc xây dựng cái đúng và loại bỏ cái sai.
- Nguyên tắc dạy học theo khu vực là quá trình dạy học chính tả giáo viên cần linh hoạt, cần soạn thảo những bài tập dạy học chính tả cho phù hợp với tình hình địa phương, phù hợp với học sinh lớp mình dạy. Những em hay bị sai khi phát âm phụ âm đầu, hoặc vần hoặc dấu thanh giáo viên cần có biện pháp với từng em. Giáo viên có thể trò chuyện để sửa lỗi khi nói, cần cho các em viết bảng nhiều lần những từ hay sai. Cần nắm được đối tượng cụ thể hay sai để kịp thời uốn nắn, sửa sai ngay. Đặc biệt giáo viên phải là người mẫu mực trong cách nói và viết. Nghĩa là giáo viên nói chuẩn, chữ viết đúng mẫu, đẹp. Và phải rèn chữ viết cho các em ở tất cả các môn học. Có như vậy các em mới quen tay và nhớ được mẫu chữ, hiểu được tầm quan trọng của việc rèn chữ.
- Viết đúng chính tả có ý nghĩa rất to lớn đối với học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học. Viết đúng chính tả giúp các em chiếm lĩnh và sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt thành thạo và chính xác. Đó cũng là một khả năng không thể thiếu của con người Việt Nam trong thời đại văn minh. Nếu học sinh viết sai chính tả thì người đọc sẽ không hiểu và hiểu sai ý muốn diễn đạt.
- Chính tả còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt và chữ viết của Tiếng Việt nhằm mục tiêu đào tạo những chủ nhân tương lai năng động, sáng tạo phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.
- Chính tả là phân môn rèn cho học sinh kĩ năng và thói quen viết đúng. Nếu học sinh được rèn tốt kĩ năng và thói quen đó thì các em sẽ tự tin, hứng thú và có niềm vui đối với môn học, điều đó cũng tạo đà thuận lợi cho việc học tốt các môn khác. Vì vậy cần có giải pháp thích hợp để hỗ trợ học sinh lớp 3B, 3D vượt qua mọi thách thức và nỗ lực hơn trong học tập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3B, 3D trường Tiểu học Phạm Hùng viết đúng chính tả

am). a) Có hai tiếng cùng bắt đầu bằng: . Chữ ch M: chăm chỉ . Chữ tr M: trồng trọt Chứa tiếng có: . Thanh hỏi M: khỏe khoắn . Thanh ngã M: mạnh mẽ - Chọn tiếng đúng trong ngoặc đơn: (Bài tập 3a, b Tiếng Việt 3 Tập 1 – sách Chân trời sáng tạo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) a) (rải, dải, giải): . lụa, . thưởng, . sỏi (rao, dao, giao): tiếng ., . hàng, đồng . b) (vành, dành, giành): .. nón, . dụm, . chiến thắng (vang, dang, giang): . sơn, .. dội, . tay Từ đó, củng cố kiến thức vầ âm đầu r/d/gi; s/x; ch/tr,. Hoặc giúp học sinh phân biệt vần ưc/ưt, iêc/iêt.như: Tìm từ ngữ chưa đúng chính tả và viết lại vào vở cho đúng: khẳng khiu miu trí phụng phịu lưu giữ chắt chiu hoa lịu phấn khởi chuyên cần bân khuâng vâng lời múa lâng trong ngần * Bài tập phân biệt d/gi (Bài tập 2 Tiếng Việt 3 Tập 1- trang 112) Tìm từ ngữ chứ tiếng bắt đầu bằng chữ d hoặc gi, có nghĩa: Cố gắng dùng sức lực để đạt được, để lấy về được cho mình. Làm dính vào nhau bằng keo, hồ, Làm cho ai việc gì đó. Giữ kín, không muốn cho người khác biết. Tìm nhanh các từ ngữ: + Chứa tiếng có vần iêt M: viết, mải miết + Chứa tiếng có vần iêc M: việc, xanh biếc Hay để phân biệt dấu thanh hỏi, ngã: chúng tôi dựa vào một số bài tập để luyện cho học sinh. * Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã? Lê Quý Đôn sống vào thời Lê. Từ nho, ông đa nôi tiếng thông minh. Năm 26 tuôi, ông đô tiến si. Ông đọc nhiều, hiêu rộng, làm việc rất cần mân. nhờ vậy ông viết được hàng chục cuốn sách nghiên cứu về lịch sư, địa lý, văn học., sáng tác ca thơ lân văn xuôi ông được coi là nhà bác học lớn nhất cua nước ta thời xưa. Đáp án: Lê Quý Đôn sống vào thời Lê. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh. Năm 26 tuổi, ông đỗ tiến sĩ. Ông đọc nhiều, hiểu rộng, làm việc rất cần mẫn. nhờ vậy ông viết được hàng chục cuốn sách nghiên cứu về lịch sữ, địa lý, văn học., sáng tác cả thơ lẫn văn xuôi ông được coi là nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa. Ngoài ra để củng cố sau bài học, chúng tôi còn cho học sinh tham gia trò chơi ghép âm thành tiếng, từ quen thuộc. Tên trò chơi: Vua Tiếng Việt 1. Sắp xếp các âm sau thành từ có nghĩa: V/ n / iê / ấ / n / ph 2. Sắp xếp các âm sau thành từ có nghĩa: th / ả / i / Gi / ng / ưở Đáp án: 1. Từ: Viên phấn 2. Từ: Giải thưởng Qua đó, giúp học sinh nâng cao kĩ năng viết chính tả cho học sinh giúp các em phát hiện được âm, vần hoặc thanh cần điền đúng vào yêu cầu của bài tập. 3.2.3. Rèn kĩ năng nghe – viết đúng chính tả thông qua hoạt động giao tiếp và các môn học khác: Đây là một hoạt động không thể thiếu trong tiết học với hoạt động giao tiếp của dạng ngôn ngữ nói và viết. Thông qua đó giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh nhưng cần lưu ý uốn nắn kĩ năng dùng từ đặt câu khi phát biểu ý kiến xây dựng bày hay trình bày ý kiến cá nhân. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần liên hệ những nội dung, kiến thức có liên quan giúp học sinh phát âm đúng khi trả lời câu hỏi trong bài khi học các môn: Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, hoạt động đọc, viết sáng tạo, viết đúng câu lời giải trong khi giải toán có lời văn và lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp đối tượng học sinh, phù hợp với nội dung của từng bài tập nhằm tạo hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Từ đó, học sinh sẽ có thêm kiến thức, không phải bỡ ngỡ khi gặp phải những từ ngữ mới chưa được luyện tập trên lớp và có khả viết đúng, chính xác từ vựng, câu, đoạn trong bài. Quan sát đôn đốc, phát hiện những lỗi mắc phải, tổ chức cho học sinh nhận xét và sửa chữa. Giáo viên tổng kết ý kiến và chốt lại nội dung kiến thức cần ghi nhớ. 3.2.4. Rèn kĩ năng nghe – viết đúng chính tả thông qua và động viên, khuyến khích: Kỹ năng viết đúng chính tả của học sinh, cùng với những tri thức do các em tiếp thu được còn tùy thuộc từng học sinh có được trong quá trình học tập. Với học sinh thường xuyên viết sai nhiều lỗi cần nhẹ nhàng nhận xét và uốn nắn để cho các em tự sửa sai lỗi chính tả của mình. Hơn nữa, để việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả đạt hiệu quả cao chúng tôi cần khuyến khích các em luyện đọc, viết nhiều hơn; giúp các em có kĩ năng phân biệt về thanh, về phụ âm đầu, về vần và âm cuối qua các bài tập chính tả khi vận dụng các kiến thức đã học. Đồng thời, chúng tôi cũng khuyến khích và động viên các em cố gắng rèn luyện chữ viết của mình cẩn thận hơn, tuyên dương kịp thời các em viết chính xác và có tiến bộ dù rất nhỏ nhằm tạo hứng thú cho các em say mê học tập. 3.3 Kết quả so sánh, phân tích số liệu trước và sau khi thực hiện sáng kiến Sau khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy, so với khảo sát đầu năm, sau mỗi thời điểm học sinh có tiến bộ rõ rệt. Các em viết ít sai lỗi chính tả hơn so với đầu năm học và đảm bảo được tốc độ viết theo yêu cầu, cụ thể sau: Thời điểm Tổng số học sinh Viết đạt yêu cầu Các lỗi chính tả thường gặp Âm đầu Vần Thanh Chữ hoa SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Đầu năm 74/34 46 62,2% 8 10,8% 8 10,8% 6 8,1% 6 8,1% Cuối HKI 74/34 51 68,9% 6 8,1% 7 9,4% 5 6,8% 5 6,8% Tháng 2/2023 74/34 55 74,3% 5 6,8% 6 8,1% 4 5,4% 4 5,4% 4. Tính mới của sáng kiến: Sáng kiến “Biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả trong môn Tiếng Việt lớp 3B, 3D theo mô hình trường học mới” là giải pháp hoàn toàn mới. Sáng kiến đã đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của lớp 3B, 3D. Các giải pháp giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả. Hình thành kỹ năng viết đúng, viết đẹp, tốc độ viết nhanh hơn, trình bày bài viết sạch đẹp hơn. Khắc phục được những lỗi chính tả mà các em mắc phải. Ngoài ra còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mĩ nhằm giúp chất lượng chính tả nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung có chuyển biến tích cực. 5. Kết quả, hiệu quả mang lại: Sáng kiến được áp dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả, giúp chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao, cụ thể: - Học sinh có ý thức hơn trong học tập. Trong giờ chính tả nói riêng, trong học tập nói chung các em viết chữ đẹp hơn, bài viết sạch đẹp hơn, không còn tình trạng tẩy xóa. - Học sinh biết trình bày các thể loại văn bản khi viết bài. Các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống. - Nhờ áp dụng các biện pháp trên, nên chất lượng viết chính tả so với đầu năm có nhiều tiến bộ rất rõ nét như: Các em nắm được quy tắc chính tả, tạo thành thói quen và viết đúng chính tả một cách có ý thức. Tốc độ viết nhanh hơn, trình bày đúng theo yêu cầu của bài chính tả. Hơn nữa các em cũng ý thức hơn khi viết bài, nên bài viết của các em đạt kết quả rất khả quan. - Nhờ thực hiện sáng kiến mà hai lớp 3B, 3D đạt được 2 giải hội thi ‘‘Viết chữ đẹp’’ cấp huyện, trong đó có một em tiếp tục đi thi cấp tỉnh vào tháng 4/ 2023. III. KẾT LUẬN 1. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: Sáng kiến này được áp dụng không chỉ nâng cao chất lượng viết Chính tả mà còn giúp các em học tốt các môn khác. Các em mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức mới. Từ đó các em hình thành dần phương pháp tự học và biết vận dụng những điều đã học vào giải quyết những tình huống trong quá trình học tập. Sáng kiến này được áp dụng trong khối 3 và khối 4, 5 của trường. Đồng thời nhân rộng với một số trường trong huyện, tỉnh. 2. Bài học kinh nghiệm: Qua một số biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả, viết không sai lỗi chính tả nữa thì người giáo viên phải ứng dụng tốt những kinh nghiệm dạy học, cách tổ chức các hoạt động vào việc giúp học sinh nghe – viết đúng chính tả. Chúng tôi nhận thấy số học sinh học tốt của bốn lớp có tăng lên, học sinh học chậm của lớp có giảm nhiều so với trước. Vì vậy, bản thân chúng tôi tự rút ra một số kinh nghiệm sau: - Để dạy học tốt nghe viết đúng chính tả thì trước hết người giáo viên phải nắm được nội dung, chương trình, nắm vững về kiến thức, kĩ năng thực hành Tiếng Việt. Bên cạnh đó, giáo viên tổ chức tiết học sao cho mọi học sinh đều hoạt động một cách chủ động trong mọi khâu, nhất là hình thức dạy học để đạt kết quả cao. Đối với học sinh viết chậm, thì giáo viên cần có sự giúp đỡ riêng để học sinh đó tiến bộ hơn trong học tập. Đối với học sinh học viết tốt cần có kế hoạch bồi dưỡng thêm để giúp các em bộc lộ hết năng lực của mình. Điều quan trọng nhất là cần phát huy tối đa các hình thức học tập trên lớp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh góp phần nâng cao hiệu quả tiết dạy. - Rèn cho học sinh viết đúng viết nhanh là một trách nhiệm lớn nhất của người giáo viên trong nhà trường nói riêng và của ngành nói chung vì thế người giáo viên phải chú ý: + Rèn phát âm đúng, chuẩn cho học sinh có phát âm đúng thì các em mới viết đúng được. + Rèn viết đẹp đúng chính tả trong tất cả các môn học. Giúp các em nắm được quy tắc chính tả để viết đúng. + Khen ngợi, tuyên dương kịp thời với những em có sự tiến bộ trong môn học. Như vậy nhằm động viên và giúp các em phấn khởi, hứng thú học tập hơn. Không nên trách phạt, chê bai các em trước lớp gây cho các em sự mặc cảm, tự ti với các bạn trong lớp. + Mỗi giờ chính tả chỉ đạt hiệu quả cao khi học sinh được thực hành dưới sự dẫn dắt của người giáo viên. + Phải quan tâm luyện cho học sinh cả bốn kĩ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Muốn đạt được như vậy người giáo viên phải là một tấm gương cho học sinh nói theo, ngoài ra giáo viên còn phải gần gũi với học sinh, tạo cho học sinh một cảm giác được cô yêu thương. Giáo viên nên phối hợp cùng với gia đình để tạo điều kiện tốt nhất cho các em trong học tập. + Phải có phương pháp biện pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh không chung chung rập khuôn, máy móc, mà cần phải quan tâm giúp đỡ học sinh chưa đạt chuẩn kỹ năng kiến thức. + Phải kiên nhẫn bền bỉ và liên tục không buông lơi. Dạy học sinh nghe – viết đúng chính tả ở lớp là công việc dễ nhưng khó. Tuy nhiên, qua quá trình rèn luyện cho học sinh nhờ sự khéo léo và vận dụng phương pháp tích hợp mà hiệu quả đào tạo được nâng lên. Đó là niềm mong mỏi của giáo viên, của mỗi học sinh và toàn xã hội. Đây chính là phần thưởng quý giá cho mỗi chúng ta, nhằm góp phần giảm thiểu học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học. - Khi áp dụng các biện pháp trên vào giảng dạy ở hoạt động viết đúng chính tả, cũng như qua kiểm tra dự giờ, chúng tôi nhận thấy các em không ngại học hoạt động này nữa vì bản thân các em đã được đóng vai trò chủ đạo trong tiết học. Hầu hết các em mạnh dạn hẳn lên, nói và viết chính xác hơn, kỹ năng giao tiếp phát triển. Điều này cũng góp một phần không nhỏ giúp các em học tốt hoạt động nghe viết đúng chính tả môn Tiếng Việt và các môn học khác trong nhà trường. Đặc biệt, các em yêu thích và hứng thú hơn khi nghe viết đúng chính tả. Điều này sẽ tạo cho các em niềm tin, ý chí vươn lên trong học tập; viết đạt yêu cầu theo chuẩn kiến thức kỹ năng đề ra. Hơn nữa, một số em còn bộc lộ được khả năng sáng tạo của mình với dòng ngôn ngữ viết. - Để đạt được các yêu cầu trên đòi hỏi chúng tôi phải có trình độ nhất định về kiến thức, phải linh hoạt sáng tạo trong việc dạy học, kết hợp tổ chức trò chơi, chơi mà học. Ngoài ra một điều kiện không thể thiếu đó là lòng nhiệt tình, sự tận tâm với nghề, đức tính chịu khó kiên trì, đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu tài liệu, học liệu phục vụ bài dạy của mỗi giáo viên. Bên cạnh đó, chúng tôi mạnh dạn giao việc cho học sinh dưới mọi hình thức thích hợp. Giáo viên chỉ là người tổ chức - hướng dẫn, còn học sinh tự lĩnh hội kiến thức. - Chúng tôi thường xuyên kiểm tra bài của học sinh. Trao đổi liên hệ với gia đình học sinh để phụ huynh kiểm tra nhắc nhở, động viên các em cố gắng học tập. - Chúng tôi nghĩ rằng với biệp pháp trên, không chỉ áp dụng ở lớp Ba mà các khối lớp khác đều áp dụng được. Nếu người giáo viên biết vận dụng các biện pháp trên để dạy trong tiết học thì chúng tôi nghĩ rằng chất lượng và hiệu quả giáo dục của môn Tiếng Việt cụ thể là nghe - viết đúng chính tả sẽ đạt được những thành tích khả quan. 3. Hướng nghiên cứu tiếp: Bên cạnh các kết quả đạt được nêu trên, đôi khi học sinh vẫn còn viết sai lỗi chính tả. Do đó, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiện cứu hoàn thiện hơn nữa sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3B, 3D trường Tiểu học Phạm Hùng nghe - viết đúng chính tả” nhằm giúp cho các em học thật tốt nghe – viết đúng chính tả trong những năm học tới. Trên đây là một số biện pháp mà chúng tôi đã nghiên cứu vận dụng trong quá trình giảng dạy thực tế của lớp mình. Để giúp cho việc giảng dạy môn Chính tả trong trường ngày càng nâng cao hơn, hiệu quả hơn, giúp học sinh viết tốt hơn. Trong quá trình nghiên cứu do thời gian và năng lực có hạn không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự góp ý của các thành viên trong Hội đồng sáng kiến các cấp, để sau này chúng tôi rút ra được những kinh nghiệm tốt hơn trong công tác giảng dạy. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô. Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe ! IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Sách Tiếng Việt lớp 3 tập 1, tập 2 2. Sách giáo viên lớp 3 tập 1, tập 2 3. Các văn bản chỉ đạo của ngành: - Thông tư 27/2020/ TT-BGDĐT ngày 04 tháng 09 năm 2020: Thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học - Công văn 2345/ BGDĐT – GDTH ngày 07 tháng 06 năm 2021 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học. - Công văn 2507/ SGDĐT – GDTH ngày 22 tháng 07 năm 2021 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học. - Quyết định 1709 /QĐ - UBND ngày 12 tháng 08 năm 2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2022 – 2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tây Ninh - Công văn số 3079/ SGDĐT -GDTH ngày 14 tháng 09 năm 2022 của Sở giáo dục và đào tạo Tây Ninh về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm học 2022 - 2023 - Hướng dẫn số 342/ HD PGDĐT ngày 08 tháng 09 năm 2022 của Phòng giáo dục và Đào tạo Thị xã Hòa Thành về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Cấp tiểu học năm học 2022 - 2023 4. Giáo trình trình Tiếng Việt thực hành – NXB Đại học Huế. 5.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho Giáo dục thời đại và các trang Web Giáo dục. 6. Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kỹ năng dạy học ở Tiểu học lớp 3 – NXB Giáo dục. V. MỤC LỤC TÓM TẮT SÁNG KIẾN trang 1 I. MỞ ĐẦU trang 4 1. Tên sáng kiến trang 4 2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến trang 4 3. Đối tượng nghiên cứu trang 4 4. Phạm vi nghiên cứu trang 4 5. Phương pháp nghiên cứu trang 5 II. NỘI DUNG trang 7 1. Cơ sở lí luận trang 7 2. Cơ sở thực tiển trang 8 3. Nội dung vấn đề trang 10 4. Tính mới của sáng kiến ...................trang 21 5. Kết quả, hiệu quả mang lại trang 21 6. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trang 22 III. KẾT LUẬN trang 23 1.Bài học kinh nghiệm trang 23 2. Hướng nghiên cứu tiếp sáng kiến trang 24 VI. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA: 1. Hội đồng sáng kiến đơn vị, trường học: * Nhận xét: * Xếp loại: Trường Tây, ngày 15 tháng 3 năm 2023 TM HĐSK Trường Tiểu học Phạm Hùng 2. Hội đồng sáng kiến phòng GD-ĐT: * Nhận xét: * Xếp loại: .., ngày.thángnăm 2023 TM HĐSK Phòng GD - ĐT
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3b.doc