Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 phát hiện và sửa lỗi để viết đúng, viết đẹp
1) Cơ sơ lí luận:
- Nhân cách con người được hình thành “Bằng hoạt động” và “ Thông qua hoạt động”
- Thông qua các hoạt động học tập, lao động, vui chơi quá trình nhận thức của các em được phát triển theo các mức độ khác nhau
- Mục đích của phương pháp dạy học môn Tiếng viêt (Viết) cũng như các môn khoa học khác nói chung là tổ chức sự phát triển kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh. Chuẩn bị cho các em hành trang đi vào cuộc sống, lao động xã hội mới. Do đó mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục đề ra là phát triển trí tuệ, hình thành thế giới khoa học phát triển tư duy sáng tạo thông qua các kĩ năng và kĩ xảo cho học sinh. Giúp các em có năng lực và thói quen viết đúng và viết đẹp chữ tiếng Việt văn hoá, tiếng Việt chuẩn mực lớp 3.
2) Cơ sở thực tiễn:
- Về phía giáo viên: Chữ viết mẫu chưa đẹp đồng đều, do đó khi giảng dạy và rèn chữ viết cho học sinh có chất lượng và hiệu quả chưa cao, phần luyện tập thực hành còn ít, giáo viên chưa uốn nắn, sửa sai cách viết, chữ viết trong giờ viết cho học sinh một cách triệt để.
- Việc rèn chữ viết đúng và viết đẹp cho học sinh phải có một quá trình rèn rũa lâu dài, không phải đến lớp 5 mới được hình thành và rèn luyện mà đã được dạy ngay từ lớp 1. Khi lên lớp 2, lớp 3 các em đã đọc thông, viết thạo, có nhiều em đã viết nhanh nhưng viết ngoáy, viết cẩu thả, viết sai kích thước các con chữ, nên đòi hỏi giáo viên cần rèn cho học sinh viết chữ đúng và viết đẹp là điều mà không chỉ có phụ huynh học sinh và nhà trường quan tâm mà xã hội và cả ngành giáo dục đều quan tâm một cách đặc biệt .
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 phát hiện và sửa lỗi để viết đúng, viết đẹp

quy luật sau : Vần ang - láy với vần ênh ; an - thì không Ví dụ: chếnh choáng, lênh láng, mênh mang, thêng thang,... Vần ang - láy với vần ơ ; an - thì không . Ví dụ : dở dang , mở mang , ngỡ ngàng , rõ ràng , ... ang - láy với ac . Ví dụ : khang khác , oang oác , quang quác , ... ang - láy với at . Ví dụ : chan chat , san sát , man mát , ... ac - láy với ơ . Ví dụ : xơ xác, gỡ gạc ... ac- cũng láy với êch . Ví dụ : lệch lạc, nhếch nhác , nghệch ngoạc , ... * Về dấu thanh + Phân biệt thanh hỏi / ngã ( ? ) / ( ~ ) Ngoài biện pháp dựa vào nghĩa của từ để xác định viết với dấu hỏi (? ) hoặc dấu ( ~ ) , còn có một số “mẹo“ để nhớ sửa lỗi này trong từ láy và từ Hán Việt : * Thanh điệu thuôc về hai nhóm sau : + Sắc - hỏi - ngang; Huyền - ngã - nặng Dựa vào hai nhóm thanh này ta có thể viết đúng dấu hỏi – dấu ngã- có nghĩa là gặp một từ láy có một tiếng, ta băn khoăn không biết viết dấu hỏi hay dấu ngã thì nhìn ở tiếng đi cùng : nếu tiếng này có dấu huyền , dấu ngã hoặc dấu nặng thì cứ viết là dấu ngã ; nếu có dấu sắc , dấu hỏi , hoặc không có dấu thì cứ viết là dấu hỏi Ví dụ : Nghĩ ngơi/Nghỉ ngơi Mở màng/Mỡ màng * Về chữ hoa Trong các quy định về viết , có cả quy định về viết chữ hoa. Ngoài việc viết chữ hoa ở đầu mỗi câu, mỗi dòng thơ, còn có hai trường hợp nữa : -Viết hoa tên riêng của mỗi người, vật, đất nước, sông núi, cơ quan. - Viết hoa một danh từ chung, một đại từ để tỏ lòng tôn kính . Ngoài nội dung và phương pháp giảng dạy và yêu cầu học sinh phải nắm vững, theo tôi để nâng cao năng lực phát âm “chuẩn” và viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học, thì chúng ta nên tăng cường hoạt động ngoại khoá để rèn cho học sinh có kĩ năng đọc - viết - nghe - nói, làm cơ sở để phát triển tư duy cho học sinh, giúp các em sử dụng tốt Tiếng Việt trong giao tiếp. 3. Dạy Tiếng Việt( Viết) trong nhà trường tiểu học - Tiếng việt (Viết) là một trong các phân môn của chương trình Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học, có nhiệm vụ chủ yếu rèn cho học sinh nắm được các qui tắc và thói quen viết đúng với chuẩn chính tả Tiếng Việt. Cùng với các phân môn khác, viết giúp học sinh chiếm lĩnh được Tiếng Việt công cụ để giao tiếp, tư duy, học tập và trau dồi kiến thức. - Tiếng Việt ( viết) là môn rèn luyện kỹ năng trình bày văn bản dưới dạng viết. Ở lớp 3 mỗi tuần 1 tiết .(nghe viết, nhớ viết.) Mục đích đều hướng tới các yêu cầu cơ bản của phân môn viêt như viết đúng kiểu chữ, mẫu chữ, qui định viết, có khả năng trình bày bài viết, biết tự sửa chữa các bài viết. - Nhiều người cho rằng luyện cho học sinh phát âm đúng chuẩn, tức đúng chính âm làm cơ sở cho học sinh viết đúng . Bởi lẻ cho rằng: "đọc đúng là tự khắc viết đúng" và ngược lại, cũng có người cho rằng :" việc thống nhất chính tả sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dần dần thống nhất chính âm". Vì vậy, muốn viết đúng cần phải nắm được các qui tắc và có khả năng áp dụng thành thạo các qui tắc ấy. - Do hình thức tư duy của học sinh tiểu học là tư duy trực quan cụ thể, do vốn sống và vốn kinh nghiệm chưa nhiều nên vốn từ của các em chưa phong phú, các em thường hiểu nghĩa của từ gắn liền với nội dung cụ thể của bài và chưa hoàn toàn nắm được nghĩa của từ, nghe hiểu còn rất hạn chế, từ chỗ không hiểu nghĩa của từ học sinh sẽ dễ viết sai. - Do học sinh phải học nhiều môn nên thời gian dành cho môn Tiếng Việt( Viết ) chưa nhiều . - Ngoài ra còn có một số em học sinh không quan tâm phải viết thế nào cho đúng , các em thích sao viết vậy. - Ngoài các lỗi các em mắc phải tôi còn luôn nhắc nhở các em viết đúng khoảng cách các chữ. Cách trình bày văn bản.. Độ cao, độ rộng các con chữ.Cách để vở, cầm bút. Tư thế ngồi viết sao cho thoải mái. 5. Một số biện pháp khác. Kết hợp Gia đình- Nhà trường – Xã hội. a) Về phía gia đình học sinh. Trong mỗi buổi họp phụ huynh học sinh và mỗi lần trao đổi với bố mẹ các em giáo viên luôn nhấn mạnh đến việc rèn chữ viết của học sinh. Kính mong bố mẹ và gia đình các em tích cực rèn con ở nhà bằng bàn ghế ngồi học đúng quy cách và góc học tập riêng cho các em ở nơi yên tĩnh và đầy đủ ánh sáng, có bóng điện để chếch phía bên trái bàn học ( không để bóng điện cao quá, không để bóng điện chiếu sáng thẳng vào đầu ). b) Về phía giáo viên. Bản thân tôi luôn chú ý tới chữ viết của mình đều là chữ mẫu mực để các em học tập như ghi lời nhận xét ở vở của các em. Khi trả bài cho các em nhận xét kĩ những ưu điểm, khuyết điểm về chữ viết của học sinh và cách sửa lỗi sai đó ( lỗi sai độ cao, lỗi sai độ rộng, khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ, khoảng cách giữa các chữ với nhau Mỗi tháng chấm điểm vở sạch chữ đẹp một lần vào cuối tháng và trả vở cho gia đình học sinh xem rồi ghi ý kiến của cha mẹ học sinh vào trang cuối vở để giáo viên biết thông tin ngược của gia đình các em. - Tôi còn xây dựng phong trào “Đôi bạn cùng tiến” thi đu viết chữ đúng , đẹp. Tôi phân công những em viết chữ đúng , đẹp kèm hướng dẫn những em còn viết sai , chưa đẹp bằng cách viết vào bảng con, giấy nháp vào những giờ ra chơi hoặc giờ tự học , để các em có ý thức tự học, tự rèn. - Những học sinh viết đẹp sẽ được tuyên dương, được tặng dang hiệu“ Cây bút vàng lớp 3A6” nên các em rất phấn khởi hào hứng thi đua rèn và tiến bộ nhanh. Bên cạnh đó tôi nêu nhiều tấm gương rèn luyện chữ của người xưa như :Ông Cao Bá Quát, ông Vương Hi Chi, Đồng thời cho học sinh quan sát vở của tôi, của những anh chị cùng trường đã được giải viết chữ đẹp của huyện được lưu bài viết trong sổ truyền thống của Nhà trường như chữ viết của chị: Giàng Phương Chi. Hoài An . Qua những câu chuyện về thực tế chữ viết của các bạn trước khi được rèn chữ và sau khi được rèn chữ viết giúp các em thêm tin tưởng và quyết tâm rèn luyện chữ viết của mình cho đẹp. Mặt khác, tôi giúp học sinh hiểu được câu nói “ Nét chữ , nết người”. Người viết chữ đẹp là người có nhiều đức tính tốt, người viết chữ đẹp được người đọc yêu quý tôn trọng. Nếu rèn luyện để học sinh có chữ viết đẹp sẽ giúp các em có tính kiên trì, cẩn thận ,hỗ trợ cho chính những bài thi của các em. c) Về phía nhà trường và xã hội. Về phía nhà trường : Đảm bảo cơ sở vật chất, 100% bảng chống loá có kẻ ô rất thuận lợi cho việc rèn chữ của các em. Thường xuyên mở các cuộc thi vở sạch chữ đẹp. Chọn giáo viên, học sinh viết chữ đẹp 3 vòng vào cuối học kỳ 1 và giữa học kỳ 2 có trao giải và khen thưởng kịp thời các học sinh viết chữ đẹp. Động viên các học sinh còn chưa được công nhận nỗ lực kiên trì rèn chữ để có mặt ở các cuộc thi viết chữ đẹp năm học sau. CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG Sau một thời gian nghiên cứu, bổ sung cho phương pháp dạy học mới, tôi thấy chữ viết của học sinh tôi tiến bộ rất nhiều, phần nào khắc phục được lỗi chính âm- chính tả và đặc biệt kinh nghiệm này được tổ khối tôi áp dụng cũng thu được kết quả đáng mừng. Số học sinh mắc lỗi nhiều đã giảm đi rõ rệt, các lỗi viết sai trước lập đi, lập lại nhiều, lần này đã giảm; đặc biệt là các tiếng có phụ âm l-n; s-x, tr/ch Khi áp dụng các giải pháp, biện pháp vào thực tế giảng dạy mà tôi đã nêu trên, qua bài kiểm tra Tiếng Việt ( Viết) chất lượng bài làm của học sinh đã có tiến bộ rõ rệt. Kết quả khảo sát là bằng chứng cho các biện pháp trên có hiệu quả. Cụ thể: Lớp 3A6 do tôi chủ nhiệm đã có nhiều tiến bộ rõ rệt về chữ viết và đạt được những thành tích đáng kể. Xếp các loại vở sạch chữ đẹp các tháng của lớp 3A6 trong năm học 2022 – 2023: BẢNG KẾT QUẢ SỐ LIỆU KHẢO SÁT ĐỐI CHỨNG TSHS 34 THÁNG 9 THÁNG 10 THÁNG 11 THÁNG 12 THÁNG 1 THÁNG 2 THÁNG 3 THÁNG 4 LOẠI A 8 23,5% 9 26,4% 11 32,3% 13 38,2% 17 50% 20 58,8% 27 79,4% 29 85,3% LOẠI B 16 47% 17 50,1% 19 56,0% 20 61,5% 17 50% 14 41,2% 7 20,6% 5 14,7% LOẠI C 10 29,5% 8 23,5% 4 11,7% 1 0,3% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% Cuối năm học này vở Viết của học sinh lớp 3A6 được xếp loại như sau: Loại TSHS: 34 A B C SL 29 5 0 TL % 85,3% 14,7% 0 % * Qua giao lưu Viết chữ đẹp cấp Trường học sinh lớp 3A6 đạt được kết quả đáng khen: - Có 4 em học sinh đạt giải cuộc thi viết chữ đẹp cấp Trường trong đó đạt: 2 giải Khuyến khích , 2 giải Công nhận. Các em thật là đáng khen. Trên đây là một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình giảng dạy của bản thân tôi,tôi giúp học sinh lớp 3 không những rèn chữ viết đúng và đẹp có hiệu quả tốt mà còn có tính sáng tạo,biết cách vận dụng tốt vào các môn học khác. PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Học sinh viết chữ đúng, chữ đẹp là biểu hiện hoàn thiện và góp phần làm trong sạch Tiếng Việt. Vì vậy để sửa lỗi cho học sinh tốt thì trước tiên người giáo viên phải nhận thấy được tầm quan trọng của việc viết đúng,viết đẹp. Từ đó thấy được việc sửa lỗi cho học sinh là một yêu cầu tất yếu . Muốn học sinh viết đúng, viết đẹp thì giáo viên phải phát âm đúng, viết chuẩn trong giao tiếp cũng như trong giảng dạy; đồng thời giáo viên phải có tâm huyết với nghề nghiệp, tính kiên trì trong giảng dạy, chú ý phát huy tính tích cực, tự giác rèn luyện và sửa lỗi khi viết của các em. Từ đó rèn cho các em thói quen, hứng thú trong việc sửa lỗi sai mà học sinh mắc phải . Giáo viên cần phải đầu tư thời gian, có kế hoạch rèn chữ cụ thể cho học sinh thường xuyên, theo dõi phát hiện các hiện tượng mắc lỗi chính âm, lỗi sai ở học sinh để tìm ra biện pháp sửa chữa kịp thời. Giáo viên phải thường xuyên chú ý tự bồi dưỡng văn hoá viết cho bản thân, lập sổ tay viết đúng \, viết đẹp cho học sinh. Thường xuyên kiểm tra đánh giá, động viên các em học sinh có tiến bộ trong quá trình học tập. Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần cung cấp cho học sinh một số quy tắc viết chuẩn mực phù hợp, cần đưa ra một số phụ âm dễ lẫn trong khi viết để học sinh so sánh, phân biệt, làm chỗ dựa trên các quy tắc viết nào mà học sinh mắc nhiều thì phải đầu tư nhiều thời gian, công sức để luyện tập nhiều, lỗi nào mắc ít ta có thể luyện tập ít hoặc thay thế bằng hình thức bài tập khác, lỗi khác. Có như vậy thì giờ học mới thực sự nhẹ nhàng và có kết quả. Bên cạnh đó giáo viên phải học hỏi kinh nghiệm của các bạn động nghiệp để bổ sung cho vốn kinh nghiệm của bản thân. 2. Qua quá trình điều tra và nghiên cứu về lỗi chính âm lỗi viết sai ở học sinh lớp 3, để giúp học sinh nói đúng chính âm, viết đúng thì giáo viên cần phải nắm vững một số điều cơ bản sau: - Nắm vững hệ thống ngữ âm học Tiếng Việt, nắm vững ngữ nghĩa của các từ để giải thích chính xác, nắm vững mục đích, yêu cầu của bài dạy. - Nắm được lỗi viết sai phổ biến của từng học sinh - Dạy Tiếng Việt ( viết) phải phù hợp với tâm sinh lý học sinh, phải gắn chặt với phương ngữ . - Có phương pháp lên lớp tốt, linh hoạt, sáng tạo gây hứng thú học tập. Do khả năng cũng còn hạn chế, nên những kinh nghiệm trên đây của tôi chưa có thể coi là đầy đủ và có tính chất kết luận, mà mới chỉ là suy nghĩ bước đầu để góp phần hình thành và phát triển 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết cho học sinh tiểu học. Vì vậy chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót, tôi rất mong quí thầy cô góp ý, xây dựng để tôi được học hỏi nhiều hơn và hoàn thành tốt nhiệm vụ "trồng người" của mình sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tản Lĩnh, ngày 10 tháng 4 năm 2023 Tác giả Lê Thị Lương Sơn HÌNH ẢNH MINH HỌA TRƯỚC KHI RÈN VIẾT Bài của em: Phạm Thị Mai Bài của em: Nguyễn Ngọc Anh Bài làm của em: Nguyễn Thị Diệp Bài của em: Phạm Thị Mai HÌNH ẢNH MINH HỌA SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Bài viết của em:Nguyễn Khánh Ngọc Bài viết của em: Nguyễn Khánh Ngọc Bài làm của em: Nguyễn Minh Châu. Bài làm của em: Nguyễn Khánh Ngọc Một số hình ảnh bài dự thi cấp trường đạt giải của khối 3 Năm học 2022-2023. Bài giải Nhất. Bài giải Nhì. Bài giải Ba MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục đích nghiên cứu 1 III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 IV. Thời gian nghiên cứu 2 PHẦN THỨ HAI. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 I. Cơ sở lý luận 3 II. Cơ sở thực trạng trước khi thực hiện đề tài 4 III. Những biện pháp thực hiện 7 IV. Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng 15 PHẦN THỨ BA. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 16 TÀI LỆU THAM KHẢO 1) Tác giả Mai Ngọc Chừ. Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt . Nhà xuất bản giáo dục - 2003 . 2) Tác giả Lê Hữu Tĩnh - Trần Mạnh Hưởng . Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở tiểu học . Nhà xuất bản giáo dục - 2004 . 3) Tác giả Phan Ngọc. Chữa lỗi Chính tả cho học sinh . Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội - 1982 . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng khoa học Trường Tiểu học Tản Lĩnh - Hội đồng khoa học UBND huyện Ba Vì - Hội đồng khoa học Phòng GDĐT huyện Ba Vì Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tên sáng kiến Lê Thị Lương Sơn 06/07/1971 Trường Tiểu học Tản Lĩnh Giáo dục Đại học “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 phát hiện và sửa lỗi để viết đúng, viết đẹp” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nội dung sáng kiến đưa ra Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 phát hiện và sửa lỗi để viết đúng, viết đẹp - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ngày 5/9/2022. * Mô tả bản chất của sáng kiến: 1) Nhóm nghiên cứu lý luận: - Đọc và thu thập tài liệu. - Xây dựng đề cương. - Viết bản nháp. - Hoàn thành đề tài. 2) Nhóm nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực tế. Dự giờ đồng nghiệp. Thực nghiệm sư phạm. Thống kê số liệu. 3) Phương pháp bổ trợ: - Thống kê Toán học. - Các bảng biểu, sơ đồ. 4) Phương pháp khảo sát: Tôi đã vận dụng phương pháp này để tìm hiểu và rà soát kĩ năng viết ở lớp 3. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là đúng sợ thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tản Lĩnh, ngày 10 tháng 4 năm 2023 Người làm đơn Lê Thị Lương Sơn UBND HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC TẢN LĨNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ - Họ tên tác giả: Lê Thị Lương Sơn - Tên đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 phát hiện và sửa lỗi để viết đúng, viết đẹp” - Môn: Tiếng Việt STT Tiêu chuẩn Điểm tối đa 1 Sáng kiến có tính mới 1.1 Hoàn toàn mới, được áp dụng đầu tiên 1.2 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ khá 1.3 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình 1.4 Không có tính mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã có trước đây Nhận xét: 2 Sáng kiến có tính áp dụng 2.1 Có khả năng áp dụng trong phạm vi toàn ngành hoặc rộng hơn 2.2 Có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể nhân ra một số đơn vị có cùng điều kiện 2.3 Có khả năng áp dụng trong đơn vị 2.4 Không có khả năng áp dụng trong đơn vị Nhận xét: 3 Sáng kiến có tính hiệu quả 3.1 Có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội, có tính lan tỏa 3.2 Có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội 3.3 Có hiệu quả, lợi ích phù hợp với mức độ phù hợp tại đơn vị 3.4 Không có hiệu quả cụ thể Nhận xét: 4 Điểm trình bày 4.1 Trình bày khoa học, hợp lý 4.2 Trình bày chưa khoa học, chưa hợp lý Nhận xét: Tổng cộng: Đánh giá: □ Đạt (>70 điểm) □ Không đạt CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CƠ SỞ Vũ Thị Bằng
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_p.doc