Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 rèn kĩ năng giao tiếp trong học môn Tiếng Việt

* Về phía nhà trường:

- Nhà trường có cơ sở vật chất khá khang trang, hiện đại.

- Nhà trường và tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức các chuyên đề để trao đổi kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy để giáo viên có điều kiện học hỏi và trau dồi kinh nghiệm.

* Về phía giáo viên:

- Nhận thức được trách nhiệm của mình đối với học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước, nên tôi luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm để làm tốt công tác giảng dạy và giáo dục học sinh, đặc biệt là công tác giáo dục kĩ năng giao tiếp ngày càng có chiều sâu và hiệu quả.

- Đa số giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết và có lòng yêu nghề, không ngừng tìm tòi, nghiên cứu tìm ra các phương pháp tốt nhất để truyền đạt kiến thức cho học sinh.

* Về phía học sinh:

- Tuy mỗi em có một hoàn cảnh, điều kiện sống khác nhau nhưng đa số các em đều ngoan ngoãn và có ý thức trong học tập.

* Về phía phụ huynh học sinh:

- Chi hội Cha mẹ học sinh nhiệt tình, tích cực phối hợp, chăm lo đến các hoạt động của trường, của lớp.

docx 29 trang Thu Nga 19/03/2025 170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 rèn kĩ năng giao tiếp trong học môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 rèn kĩ năng giao tiếp trong học môn Tiếng Việt

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 rèn kĩ năng giao tiếp trong học môn Tiếng Việt
ọc sinh khả năng giao tiếp, hợp tác, thích ứng và độc lập suy nghĩ. vì vậy, trong nhiều giờ học, với mục tiêu rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh, tôi đã vận dụng rất nhiều hình thức này. Thảo luận nhóm cũng có thể rất linh hoạt, lúc là nhóm nhỏ như nhóm đôi hoặc nhóm lớn hơn như nhóm 4, nhóm 6... tùy mức độ khó của yêu cầu cần đạt.
Trước khi tham gia hoạt động nhóm, các em phải làm việc cá nhân để tự lĩnh hội kiến thức mới, chuẩn bị cho hoạt động nhóm. Trong quá trình hoạt động nhóm, nếu gặp khó khăn, học sinh có thể nhờ sự trợ giúp từ bạn bè cùng nhóm và ngược lại nếu bạn cần sự giúp đỡ thì các em sẽ sẵn sàng trợ giúp cho bạn. Nếu nhóm mình không giải quyết được thì sẽ nhờ sự giúp đỡ từ các bạn nhóm khác hoặc thầy cô giáo. Hoạt động nhóm giúp học sinh có sự chuẩn bị và phân chia công việc rõ ràng, qua đó giúp các em hiểu được trách nhiệm của bản thân. Đồng thời các em cũng được nói và chia sẻ ý kiến, cách làm để thể hiện năng lực của mình.
Dưới đây là 1 số hình ảnh học sinh lớp tôi trong quá trình thảo luận nhóm. Các em học sinh rất hào hứng và tích cực khi được chia sẻ ý kiến của mình với các bạn.
Trò chơi học tập là hình thức học tập rất có hiệu quả với học sinh mà đặc biệt là các em nhút nhát, ngại giao tiếp. Thông qua các trò chơi, không khí lớp học được vui vẻ, thoải mái hơn, các em học sinh được luyện tập, được làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm hoặc cả lớp theo sự phân công với tinh thần hợp tác và giúp các em hứng thú hơn trong học tập.
Cũng giống như phần thảo luận nhóm thì trò chơi học tập cũng được sử dụng rất linh hoạt. Nó có thể được sử dụng đầu giờ, giữa giờ hoặc cuối mỗi giờ học.
Trong khi chơi trò chơi và thảo luận nhóm, các em đã được nói và chia sẻ những suy nghĩ của mình với các bạn ở phạm vi hẹp như trong nhóm hay rộng hơn là trong cả lớp. Qua đó giúp các em mạnh dạn và tự tin hơn khi nói, phát biểu trước tập thể. Ví dụ như trong các tiết nói và nghe của phân môn Tiếng Việt, các em có thể lên đóng vai để kể lại câu chuyện hoặc tự tin nói trước lớp về những điều mình biết về 1 vấn đề nào đó. 
Giáo viên cần khuyến khích cho các em được phát biểu và chia sẻ với bạn, chia sẻ với cả lớp trong các tiết học khác của môn Tiếng Việt cũng như ở các môn học khác hoặc trong các hoạt động tập thể của lớp và của nhà trường. 
2.2.3. Rèn và khuyến khích các em giao tiếp qua nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ.
Mục tiêu: Giúp tăng thêm hiệu quả giao tiếp cho học sinh khi tiếp xúc với mọi người xung quanh. 
Cách thực hiện: 
Trong giao tiếp cách nói chuyện rất quan trọng, thứ nhất là lời nói diễn đạt cho mọi người hiểu ý mình muốn trao đổi. Tuy nhiên khi nói ta cần biểu lộ cử chỉ, ánh mắt.... và đặc biệt là nụ cười sẽ làm cho đối tượng giao tiếp của mình càng thêm chú ý. Không những thế, giao tiếp phi ngôn ngữ còn có thể thay thế ngôn ngữ nói, nó là một cách để những người không có khả năng nói vẫn có thể giao tiếp với cuộc sống bên ngoài. 
Ánh mắt và nụ cười thậm chí là cử động cơ thể là tài sản vô cùng quý giá trên của mỗi con người. Trong giảng dạy hoặc giao tiếp với học sinh hay với mọi người xung quanh giáo viên cần sử dụng nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ như nụ cười và ánh mắt, cử chỉ và tư thế... đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ học sinh sử dụng chúng một cách hợp lí. Một nụ cười thân thiện, một ánh mắt trìu mến sẽ tăng thêm hiệu quả về cuộc đối thoại giữa mọi người trong quá trình giao tiếp. 
Chính vì lẽ đó, khi rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho các em, song song với việc rèn kĩ năng nói và phát biểu, giáo viên cũng cần chú ý đến biểu cảm trên gương mặt và cử chỉ của các em để điều chỉnh cho phù hợp.
Ví dụ minh họa tiết dạy có sử dụng các biện pháp đã nêu:
* Tiết dạy Nói và nghe: “ Ngôi trường của em” ( SGK Tiếng Việt 2 tập 1 bộ Kết nối tri thức và cuộc sống trang 50) 
Đầu tiên, tôi sẽ cho học sinh đọc trước và chuẩn bị trước bài ở nhà với sự hướng dẫn của các bậc phụ huynh và người thân của các em.
Khi vào giờ học, để tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ cho học sinh trước khi vào bài, tôi cho học sinh chơi 1 trò chơi khởi động, mời 1 học sinh lên bảng điều khiển các bạn chơi. ( Giao tiếp với tập thể)
Sau khi các em tham gia trò chơi, giáo viên mời học sinh đọc yêu cầu của bài học. Sau đó cho các em thảo luận nhóm 4 chía sẻ với nhau phần mà các em đã chuẩn bị ở nhà ( Giao tiếp với các bạn trong nhóm).
Tiếp theo, giáo viên gọi nhiều học sinh lên chia sẻ trước lớp: Nói về ngôi trường của em ( Giao tiếp với tập thể). Giáo viên và các bạn học sinh khác sẽ quan sát và chỉnh sửa lời nói cũng như phong thái của bạn. Tuyên dương sự chuẩn bị và cố gắng của học sinh, khích lệ các em tiếp tục phát huy trong các tiết học tới....
* Tiết dạy Đọc “ Cái trống trường em” ( SGK Tiếng Việt 2 tập 1 bộ Kết nối tri thức và cuộc sống trang 48), tôi cũng cho học sinh luyện đọc và tìm hiểu trước bài ở nhà.
Khi vào phần luyện đọc theo khổ thơ, tôi cho các em thảo luận nhóm 4, tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm và luyện đọc ( Giao tiếp trong nhóm). Sau đó các nhóm sẽ chia sẻ với nhau phần luyện đọc theo khổ thơ và nhận xét các bạn đọc như thế nào ( Giao tiếp với tập thể)
Khi vào phần tìm hiểu nội dung bài, tôi tiếp tục cho các em thảo luận nhóm để giúp đỡ nhau. Tiếp đến, tôi mời 1 học sinh lên điều hành cả lớp tìm hiểu bài 
( có sự giúp đỡ của giáo viên) ....
2.3. Biện pháp 3: Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Mục tiêu: Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các môi trường gần gũi với học sinh, giúp các em được tăng cường khả năng giao tiếp ở mọi nơi và mọi lúc.
Cách thực hiện: 
Ngoài thời gian ở trường thì trẻ cũng có mối liên hệ chặt chẽ với gia đình và xã hội. Chính vì thế, tôi thấy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
 Gia đình là môi trường ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách cũng như kĩ năng giao tiếp của các em, đây là ngôi trường đầu tiên mà bố mẹ chính là người thầy của các em. Vai trò của phụ huynh và những người thân trong gia đình là vô cùng quan trọng. Giáo viên cần hường xuyên liên hệ với phụ huynh để phụ huynh cũng như các người thân khác trong gia đình phối kết hợp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh, chỉnh sửa cho các em từng lời ăn tiếng nói, tạo điều kiện cho các em được giao tiếp với thế giới bên ngoài nhiều hơn thay vì suốt ngày ở nhà chơi điện thoại hoặc xem ti vi, giúp các em mạnh dạn thể hiện bản thân hơn. 
Thông qua các buổi họp, tiếp xúc với phụ huynh, tôi sẽ cùng phụ huynh tọa đàm, định hướng giúp các em có thể giao tiếp đúng, phù hợp với các ngữ cảnh trong cuộc sống.
Ở các buổi họp hay những buổi gặp gỡ, tiếp xúc và nói chuyện cùng phụ huynh. tôi giúp phụ huynh hiểu: Giao tiếp đóng vai trò cực kì quan trọng trong đời sống hàng ngày và trong học tập của học sinh. Qua giao tiếp bộc lộ tính cách của mỗi con người. Trong trường học không phải học sinh nào cũng có khả năng giao tiếp tốt nhưng không có em nào không có khả năng giao tiếp. Tôi sẽ thống kê cho phụ huynh xem 1 số bài văn của học sinh , thống kê một số các câu hoặc đoạn hội thoại trong giao tiếp hàng ngày của các em khi ở trường mà tôi đã ghi âm được ở hai mức độ: mức độ đạt yêu cầu và mức độ chưa đạt cần cố gằng trong thời gian tới. Đồng thời khẳng định đây là thực trang mà học sinh đang gặp phải, nhấn mạnh việc nhà trường cùng gia đình cần phối hợp uốn nắn cho các em kịp thời.
Thông thường khi ở nhà, các em thường mắc lỗi trong giao tiếp đơn giản như: Bố mẹ hỏi: “ Con ăn cơm chưa?”, thì hs trả lời: “ rồi ” hay “ ăn rồi ”. hoặc khi có khách đến nhà chơi, các em hay ngại chào hoặc chào: “ Chào ông(bà....)”...Như vậy là câu trả lời hay câu chào của các em về mặt ngữ pháp thì thiếu chủ ngữ, về mặt lễ nghĩa thì thiếu lịch sự. Trẻ giao tiếp như vậy một phần là do cha mẹ chưa sát sao đến xưng hô của các em hàng ngày, các em xưng hô chưa chuẩn cũng không uốn nắn và sửa chữa ngay. Vì thế, khi các em giao tiếp xung quanh, cha mẹ cần hướng cho các em giao tiếp đúng ngôi, thứ. Những câu giao tiếp dù rất đơn giản nhưng hầu hết các em đều chưa nói đúng. 
Mặt khác, cha mẹ cũng phải giúp các em nâng cao kĩ năng giao tiếp không chỉ dừng lại ở kĩ năng hỏi đáp mà mức độ cao hơn là thể hiện sự tế nhị và lịch sự. Kĩ năng này nhà trường rất quan tâm nhưng gia đình hầu như còn rất thờ ơ, một phần do cha mẹ bận rộn lo toan kinh tế ít có thòi gian quan tâm đến lời ăn tiếng nói của các em. Vì vậy, tôi tư vấn cho phụ huynh, đưa ra một số bài giao tiếp, 1 số tình huống giao tiếp luyện nói của học sinh tiểu học mà tôi đã ghi âm, ghi hình, sưu tầm được để phụ huynh xem, nghe và trao đổi lẫn nhau. Từ đó phụ huynh tự nhận biết xem con em mình đã giao tiếp được như vậy hay chưa. Từ đó suy nghĩ xem mình phải làm gì, về nhà bồi dưỡng con như thế nào mới đạt hiệu quả.
Cha mẹ, người lớn trước hết phải là tấm gương sáng cho trẻ, có những câu giao tiếp chuẩn mực, đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngắn gọn, dễ hiểu để các em học tập noi theo. Tuyệt đối, không được nói những lời khiếm nhã, thiếu văn hóa trước trẻ. Cha mẹ, người lớn thường xuyên theo dõi các em, đặc biệt khi chơi cùng bạn bè, khi gặp người lớn và các em nhỏ,... kiên trì uốn nắn, điều chỉnh kịp thời nếu như các em xưng hô, nói năng chưa đúng chuẩn mực. Đồng thời, cha mẹ cũng sẽ khen ngợi, động viên khi con em có tiến bộ.
Quá trình rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho các em, tôi lưu ý phụ huynh là một quá trình liên tục, thường xuyên và cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh, nếu không các em sẽ rất dễ trở lại thói quen như ban đầu.
Chương 3: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN
 Bản thân tôi đã trực tiếp thực nghiệm với 29 học sinh lớp 2G năm học 
2022 – 2023 tại trường Tiểu học Nhân Hòa tôi đang công tác.
Sau quá trình thực nghiệm, tôi nhận thấy kết quả đạt được như sau:
Xếp loại học sinh lớp 2G về kĩ năng giao tiếp 
 Năm học 2022 – 2023
(Sĩ số: 29 học sinh)
Thời điểm
TỐT
ĐẠT
CẦN CỐ GẮNG
Số lượng (hs)
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
(hs)
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
(hs)
Tỉ lệ
(%)
Đầu năm học
6
21%
10
34%
13
45%
Cuối học kì 1
10
34%
11
38%
8
28%
Cuối năm học
14
49%
12
41%
3
10%

 Nhóm 1: Nhóm học sinh có kĩ năng giao tiếp tốt
 Nhóm 2: Nhóm học sinh có kĩ năng giao tiếp khá
 Nhóm 3: Nhóm học sinh có kĩ năng giao tiếp còn hạn chế
Qua bảng khảo sát trên, chúng ta rõ ràng thấy được các em đã có tiến bộ rõ rệt về kĩ năng giao tiếp. Hầu hết các em được nâng cao được khả năng giao tiếp của bản thân. Các em nhận thức được là cần phải lễ phép với mọi người, biết xưng hô đúng cách, biết nói lời cảm ơn xin lỗi và các em gần như không còn ngại tiếp xúc, ngại giao tiếp nữa mà đã tự tin mạnh dạn thể hiện bản thân hơn. Chính vì vậy nên các em hứng thú, say mê học tập hơn, học tập có hiệu quả hơn nên thành tích học tập cũng được cải thiện dần.
Năm học này, năm học 2023 – 2024, tôi vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp trên vào lớp 2G tôi đang chủ nhiệm và cũng đang có các tín hiệu rất tích cực. Điều đó góp phần khẳng định: Nếu các biện pháp trên tiếp tục được thực hiện lâu dài trong các năm học tiếp theo thì tôi tin rằng dần dần sẽ có rất ít hoặc không còn học sinh gặp trở ngại về giao tiếp nữa.
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của SK:
Qua các giải pháp được đề cập trong sáng kiến, học sinh sẽ được nâng cao kĩ năng giao tiếp của mình. Các em biết giao tiếp tế nhị, nói đầy đủ câu, biết thưa gửi, mạnh dạn trình bày ý kiến, biết cách kết hợp nét mặt, cử chỉ, điệu bộ và tư thế phù hợp với từng tình huống giao tiếp, trau dồi vốn từ qua việc thảo luận, chia sẻ với bạn bè, thầy cô và mọi người xung quanh.
Sáng kiến cũng đưa ra những giải pháp thiết thực, gần gũi và dễ thực hiện mà đem lại lợi ích cao như rèn kĩ năng giao tiếp qua các hình thức học trên lớp, qua các hoạt động hàng ngày, phối hợp cùng gia đình để rèn kĩ năng giao tiếp cho các em bởi giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh đặc biệt học sinh lớp 2 là một quá trình lâu dài và gian khó. Giáo dục kĩ năng giao tiếp không thể hình thành trong “ngày một ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả một quá trình nhận thức – hình thành thái độ - thay đổi hành vi.
Trong trường Tiểu học, việc rèn luyện cho học sinh những tri thức và kỹ năng giao tiếp là điều hết sức cần thiết. Để việc giao tiếp giữa thầy và trò có hiệu quả, cần có sự góp sức của các thầy cô giáo tích hợp giữa các kiến thức và kỹ năng về các thành phần khác nhau tạo nên năng lực giao tiếp theo tiêu chí “Hiệu quả trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể” ở từng bài học và chương trình đào tạo bậc tiểu học.
Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 là một trong những nhiệm vụ quan trọng để giúp học sinh phát triển toàn diện về nhân cách. Qua thực tế giảng dạy và giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh tôi đã áp dụng một số biện pháp bước đầu có hiệu quả. 
Tóm lại, giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của giáo dục trong giai đoạn đất nước ta đang tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi giáo viên và những người làm công tác giáo dục cần nhận thức rõ tầm quan trọng cũng như nội dung, về chuẩn mực lời nói, cử chỉ hành vi cho học sinh để đáp ứng được mục tiêu giáo dục. Đó là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, những con người năng động sáng tạo, tự tin thích ứng với nhu cầu của xã hội.
2. Hiệu quả thiết thực của SK: 
Sáng kiến MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP TRONG HỌC MÔN TIẾNG VIỆT có tính khả thi và có thể triển khai áp dụng ở hầu hết các trường Tiểu học nói chung và ở các lớp 2 nói riêng theo định hướng phát huy tính tích cực của học sinh, góp phần đạt được mục tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra là giáo dục phải được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, dân chủ và hòa nhập quốc tế, chất lượng giáo dục phải được nâng cao một cách toàn diện như: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành đặc biệt là chất lượng giáo dục, văn hóa, đạo đức, kĩ năng sống,
3. Kiến nghị, đề xuất:
* Đối với tổ/ nhóm chuyên môn:
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp trong đội ngũ giáo viên
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm trang bị cho giáo viên các kiến thức bồi dưỡng về kĩ năng giao tiếp, để mỗi giáo viên là 1 tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
* Đối với Lãnh đạo nhà trường:
- Tổ chức các buổi hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp ... và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được tham gia các hoạt động đó.
- Đầu tư các tài liệu tham khảo cho giáo viên để nâng cao kĩ năng giao tiếp.
- Tham mưu đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng dạy học.
* Đối với Phòng GD & ĐT, Sở GD & ĐT:
- Tổ chức các buổi hội thảo, các buổi họp chuyên môn để trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị với nhau.
- Đầu tư các trang thiết bị dạy học đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy và học.
Phần IV. PHỤ LỤC
1. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Sách giáo khoa Tiếng việt lớp 2 bộ Kết nối tri thức và cuộc sống.
- Sách giáo viên Tiếng việt lớp 2 bộ Kết nối tri thức và cuộc sống.
- Sách Rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh của NXB tác giả Trần Đại Vy.
- Sách Rèn kĩ năng sống dành cho học sinh (kĩ năng giao tiếp) của tác giả
Nguyễn Khánh Hà.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_r.docx