Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc

Hiện nay ở nhà trường tiểu học việc rèn kỹ năng đọc đạt kết quả chưa cao, có thể có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân lớn nhất là phương pháp rèn đọc chưa được coi trọng, thực tế nếu không có kỹ năng đọc tốt thì học sinh không có điền kiện học các môn khác, không thể tiếp thu nền văn minh. Chính vì vậy, việc dạy đọc cho học sinh có ý nghĩa quan trọng. Thông qua môn học này góp phần đắc lực phục vụ mục tiêu đào tạo con người, con người phát triển toàn diện, có đủ đức, đủ tài tiếp cận nền khoa học kỹ thuật tiên tiến để đưa nước nhà tiến nhanh, tiến xa hơn nữa.

Đối với học sinh lớp 2 các em bắt đầu bước sang giai đoạn đọc nhanh đọc đúng đọc lưu loát, trôi chảy, với các em học sinh lớp 3,4,5, cũng yêu cầu cao hơn đó là đọc diễn cảm, đọc phải thể hiện được nội dung, tình cảm của bài để từ đó các em bộc lộ tình cảm của mình qua mỗi bài đọc. Mỗi chúng ta phải làm thế nào để thông qua phân môn tập đọc giúp học sinh không những đạt được vấn đề đọc thạo, mà phải hiểu nội dung của văn bản.Vậy người giáo viên phải tìm phương pháp tiếp cận làm sao để cho học sinh có cảm tình với bài tập đọc, thúc đẩy học sinh biểu lộ tình cảm thái độ tự nhiên thông qua giọng đọc. Trong thực tế hiệnnay để thực hiện được vấn đề này người giáo viên phải thay đổi cách truyền thụ để các em có thể nắm bắt được tri thức, việc rèn đọc cho học sinh là hết sức cần thiết nhưng đọc như thế nào để người nghe hiểu được nguyên vẹn nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của văn bản, lôi cuốn được người nghe, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn bản. Học sinh không những đọc được nội dung văn bản, mà cũng phải đọc hay, đọc diễn cảm, đây là mục tiêu mà các thầy cô giáo dạy lớp 2 cần phải rèn và là đích để đạt tới.

docx 28 trang Thu Nga 01/05/2025 40
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc
ý của đoạn thơ là gì? Tiếp đó các em thư điền l hoặc n vào chỗ chấm xem chữ cái nào tạo ra nghĩa đúng.
Ví dụ: “tre nứa”: có nghĩa
“tre lứa”: không có nghĩa
Nhờ đó các em có thể chọn ra âm để điền sao cho đúng, cũng có thể cho các em thảo luận theo nhóm để cùng thống nhất ý kiến, giúp các em tự tin hơn với đáp án của mình.
Luyện đọc thông qua các trò chơi hoc̣ tâp̣ :
Đối vớ i trẻ em trò chơi đóng vai trò quan troṇ g trong sinh hoaṭ, bướ c vào nhà
trườ ng, trẻ em làm quen vớ i hoaṭ đôṇ g hoc̣	tâp̣	với những yêu cầu cao hơn.
Chúng ta – những nhà sư phaṃ	thấy rằng nếu biết sử duṇ g kết hơp̣ hình thứ c trò
chơi trong hoc̣ tâp̣ sẽ đaṭ hiêụ quả cao. Chính vì vâỵ trò chơi đươc̣ sử duṇ g trong
các tiết daỵ hoc̣ có tác duṇ g tích cưc̣ nhằm làm thay đổi hình thứ c hoc̣ tâp̣ . Thông
qua trò chơi không khí lớp hoc̣ trở nên thoải mái, dễ chiụ .Viêc̣ tiếp thu kiến thứ c
của hoc̣ sinh trở nên tư ̣ nhiên, nhe ̣nhàng và hiêụ quả hơn. Tuy nhiên giáo viên
cũng cần biết tổ chứ c trò chơi như thế nào cho hơp̣ lý, không nên quá laṃ	dung
trò chơi, biến tiết hoc̣ thành môṭ hoaṭ đôṇ g vui chơi vô bổ.
Trò chơi hoc̣ tâp̣ cần có yêu cầu khác vớ i trò chơi thông thườ ng.
+ Chơi để đaṭ muc̣ đich́	hoc̣ tâp̣ nào? Ngoài giải trí còn có muc̣
đích cũng cố
tri thứ c, kỹ năng hoc̣ tâp.
+ Nôị dung hoc̣ tâp̣ phải gắn với các tri thứ c và kỹ năng của môṭ
nhóm hoc̣
hoăc̣ môṭ liñ h vưc̣ tri thứ c, kỹ năng nào đó. Nói cách khác khi sáng taọ
ra trò chơi
thì người giáo viên cần dưạ vào các kiến thứ c và kỹ năng của môn hoc.
+ Trò chơi hoc̣ tâp̣ cần có luâṭ chơi rõ ràng đơn giản, dễ nhớ , dễ thưc̣ hiêṇ
không đòi hỏi thờ i gian dài. Trò chơi hoc̣ tâp̣ thường diêñ	ra thờ i gian ngắn, phù
hơp̣ với triǹ h đô ̣hoc̣ sinh.
Sau đây là môṭ số trò chơi mà bản thân tôi thườ ng sử duṇ Tâp̣ đoc:
g trong tiết daỵ
Ví du:̣ Khi daỵ
các bài tâp̣ đoc̣ đầu tuần như bài: “Tôm Càng và Cá Con” Tôi
tổ chứ c cho hoc̣
sinh trò chơi “Thi đoc̣
truyêṇ
phân vai” hoc̣
sinh đươc̣
thảo luâṇ
theo nhóm 4 – mỗi nhóm cử 3 em, môṭ em đươc̣
choṇ đoc̣ lờ i người dâñ	truyêṇ ,
môṭ em đoc̣ lời Tôm Càng, môṭ em đoc̣ lờ i của Cá Con. Sau khi hoc̣
sinh đoc̣
trong nhóm, giáo viên tổ chứ c cho	từ ng nhóm tham gia thi đoc̣ truyêṇ phân vai.
Giáo viên dành thời gian cho 2, 3 nhóm thi. Giáo viên cùng ban khảo nhâṇ xét
đánh giá chung và choṇ nhóm đoc̣ tốt để biểu dương.(Ban giám khảo do hoc̣ sinh bầu ra)
Đối với những tiết ôn tâp̣ ở từ ng giai đoaṇ ôn giữa kỳ I, kỳ II, cuối kỳ I, kỳ II
tôi thường tổ chứ c trò chơi “nghe đoc̣ đoaṇ , đoán tên bài”.
Hai nhóm tham gia chơi ngồi đối diêṇ nhau. Cử nhóm trưở ng điều hành hoaṭ
đôṇ g chung cả nhóm. Bắt thăm hoăc̣ “oẳn tù ti”̀	để choṇ nhóm đoc̣ trước. Nhóm
đoc̣ trước (A) đươc̣ mở sách giáo khoa để lưạ choṇ đoaṇ văn (trong số các câu
chuyêṇ kể do giáo viên nêu ra, nhóm A cử người đoc̣ đoaṇ cho nhóm B đoán tên
chuyêṇ , đoán tên bài tâp̣ đoc̣ sau đó nhóm B đoc̣ nhóm A đoán tên câu chuyêṇ ).
Khi đoán tên bài tâp̣ đoc̣ hoăc̣ tên chuyêṇ cả nhóm không đươc̣ mở sách giáo khoa.
Hai nhóm tham gia chơi đều đươc̣ tính điểm so sánh – nếu tổ chứ c cho cả 4
nhóm cùng chơi – khi kết thúc giáo viên choṇ nhóm giỏi nhất để khen ngơị . Nếu
điểm bằng nhau, nhóm nào đoc̣ thắng cuôc.
rõ ràng, rành mach chính xác hơn là nhóm đó
Ngài ra vớ i cách tổ chứ c trò chơi ở tâp̣ đoc̣ giáo viên có thể tổ chứ c môṭ
số trò
chơi như: Thi đoc̣ đồng thanh; biết môṭ câu, đoc̣ cả đoaṇ ; tìm nhanh- đoc̣
đúng;
nhớ nhanh, đoc̣ đúng; gheṕ	các dòng thơ thành bài; đoc̣
thơ truyền điêṇ ,...
Qua thưc̣ tế giảng daỵ viêc̣ tổ chứ c trò chơi hoc̣ tâp̣ đã taọ hứ ng thú và thu
hút nhiều hoc̣ sinh tham gia. Nếu biết sử duṇ g đúng lúc, đúng chỗ, các trò chơi
hoc̣ tâp̣ có tác duṇ g tích cưc̣ taọ chất lươṇ g cao cho bài hoc. Chúng ta cung̃	nên
tránh tổ chứ c trò chơi lăp̣ đi lăp̣ laị trong tiết không đủ hấp dâñ	để thu hút sư ̣ chú
ý của hoc̣ sinh. Theo tôi với các tiết tâp̣ đoc̣ chỉ nên sử duṇ g trò chơi vào cuối tiết
hoc, khi xuất hiêṇ yêu cầu cuñ g cố kiến thứ c, kỹ năng đã hoc. Tuỳ theo tiết hoc̣
giáo viên có thể vâṇ duṇ g linh hoaṭ tổ chứ c trò chơi cho từ ng phần bài daỵ của
mình (nếu thấy cần thiết) thì hiêụ quả giờ daỵ đaṭ chất lươṇ g cao.
7- Rèn đọc trong mọi lúc, mọi nơi
Trong các giờ luyện đọc, hướng dẫn học , hoạt động tập thể hoặc các tiết học khác, tôi luôn chú ý rèn đọc cho học sinh Không chỉ rèn đọc cho học sinh ở môn Tiếng Việt mà tôi còn rèn cho học sinh đọc ở các phân môn và ở mọi nơi mọi lúc có thể. Khi học sinh phát âm sai bao giờ tôi cũng yêu cầu học sinh sửa lại ngay để hiểu đúng nghĩa.
Ví dụ: trong môn Toán khi dạy học sinh đọc, viết số giáo viên cần hướng dẫn kĩ để học sinh đọc và viết đúng ( chữ số 5 có phụ âm đầu l – n )
Chữ số 5 đứng ở hàng cuối của mỗi lớp mà trước nó là các chữ số khác 0 thì phải viết là l:
15: Mười lăm
135: Một trăm ba mươi lăm
Chữ số 5 đứng ở hàng cuối của mỗi lớp mà trước nó là chữ số 0 thì phải đọc viết là n:
105: Một trăm linh năm
62405: Sáu mươi hai nghìn bốn trăm linh năm
Với giờ luyện đọc, hướng dẫn học tôi thường tổ chức cho học sinh ôn lại các bài đọc buổi sang hoặc trong tuần dưới hình thức đọc theo nhóm, theo cặp , sắm vai sau đó cho các nhóm thi đọc và nhận xét cho nhau. Còn trong giờ hoạt động tập thể tôi thường tổ chức cho học sinh đọc báo về một bài thơ, một mẩu chuyện ngắn và sửa sai cho các em .
Trong giao tiếp với bạn bè, với thầy cô tôi cũng chú ý rèn cho học sinh phát âm chuẩn. Nhắc nhở học sinh luôn có ý thức đọc và nói sao cho đúng, đọc chuẩn rõ ràng, lưu loát để gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt.
8. Phối kết hợp tốt giữa Gia đình - Nhà trường và Xã hội
Gia đình là cái nôi, là nơi chắp cánh cho mọi ước mơ của trẻ thơ.Nhà trường là nơi nuôi dưỡng những tâm hồn trẻ thơ, nơi cung cấp kiến thức và rèn luyện phẩm chất, nhân cách cho các em. Còn xã hội là môi trường để các em bộc lộ, phát triển và hoàn thiện mình. Việc kết hợp ba môi trường giáo dục là điều kiện không thể thiếu trong quá trình giáo dục, trong giảng dạy và nhất là trong dạy Tập đọc.
Từ thực tế giảng dạy, tôi thấy việc kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục là nền tảng vững chắc để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân vừa có phẩm chấtđạo đức tốt, vừa có kiến thức vững vàng.
Trong việc rèn đọc cho học sinh, bên cạnh việc hướng dẫn, rèn kĩ năng đọc ở trên lớp, việc đọc ở nhà giúp cho học sinh rất nhiều khi tiếp thu bài trên lớp. Vì vậy, ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã phổ biến cho phụ huynh cách hướng dẫn và kiểm tra sự chuẩn bị bài và học bài của con em họ khi ở nhà. Vận động phụ huynh mua thêm truyện thiếu nhi, báo Nhi đồng, sách tham khảo cho con đọc thêm ở nhà vừa rèn đọc vừa mở rộng và nâng cao vốn hiểu biết cho các em. Phụ huynh lớp tôi đồng tình, ủng hộ rất đông, và còn đóng góp xây dựng “Tủ sách” ở lớp. Đến nay số lượng sách báo, truyện ở tủ sách lớp tôi tương đối nhiều, góp phần nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh trong lớp.
Tóm lại: Để đạt hiệu quả cao thì người giáo viên phải biết sử dụng phối kết hợp linh hoạt những phương pháp trên một cách hợp lí vào bài dạy của mình, sao cho giờ học không bị ngắt quãng, gián đoạn. Trong giờ học giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn các em tìm ra cách đọc, luôn lấy học sinh làm trung tâm.
Trong quá trình dạy học, muốn học sinh đọc tốt giáo viên không những phải có phương pháp dạy học tốt mà còn phải có thái độ ôn hoà, cởi mở, hoà nhã với học sinh. Kiên trì uốn nắn, sửa cách đọc cho các em, để các em tiếp thu bài một cách nhanh nhất. Bên cạnh đó tôi còn khuyến khích các em đọc thêm sách báo trong thư viện, quy định các em đi đọc sách ở thư viện ít nhất mỗi tuần một lần. Hàng tuần, tôi tổ chức cho các em thi đọc thơ vào tiết sinh hoạt ngoại khoá. Tôi qui định thơ phù hợp với lứa tuổi và không nằm trong sách giáo khoa. Phần thưởng dành cho những em đọc hay có thể là một bông hoa điểm mười hay một lá cờ đỏ để cắm vào góc năng khiếu của lớp.
Với hình thức tổ chức trên, học sinh lớp tôi phụ trách , đặc biệt là những học sinh đọc chậm, đọc còn phải đánh vần cũng đã tích cực tham gia vào các hoạt
động cùng với các bạn, đã tăng cường đọc sách nhiều hơn. Nhờ đó, các em đã khích lệ nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG
Thực trạng khảo sát:
Xếp loại
Số HS
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số HS
%
Số HS
%
36
25
69,4
11
30,6

Đối chiếu kết quả
Sau một thời gian thực tế dạy thực nghiệm tại lớp 2C tôi thực hiện khảo sát chất lượng học sinh và thu được kết quả như sau:
Xếp loại
Số HS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số HS
%
Số HS
%
Số HS
%
36
16
44,4
19
52,8
1
2.8

.
Qua một thời gian kiên trì áp dụng các biện pháp giúp học sinh học phân môn Tập đọc lớp 2, tôi thấy kĩ năng đọc của học sinh lớp tôi đã tiến bộ rõ rệt so với kết quả đầu năm: Số học sinh hoàn thành tốt đã tăng lên nhiều. Học sinh chăm chỉ, chủ động với mỗi bài học, có hứng thú đọc bài. Nhiều em đọc đúng, đọc rõ ràng, lưu loát và diễn cảm hơn.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Mặc dù đạt được những kết quả nêu trên nhưng những thành công đó mới chỉ là bước đầu. Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy có một số kinh nghiệm đáng chú ý sau đây:
Giáo viên cần trang bị cho học sinh một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản của môn học.
Trong giảng dạy, giáo viên phải vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với từng dạng bài, từng đơn vị kiến thức của bài học, từng đối tượng học sinh.
Giáo viên phải biết khơi gợi học sinh sự tò mò, hứng thú học tập, không nản chí trước những khó khăn. Động viên, khuyến khích kịp thời đối với học sinh.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Trong quá trình dạy học tập đọc trước tiên giáo viên phải nắm vững đặc điểm tâm lý của các em. Vì các em học sinh tiểu học ở lứa tuổi này thích được động viên, khuyến khích, khen ngợi. Để thực hiện mỗi tiết dạy giáo viên cần hiểu rõ mục tiêu, yêu cầu của môn học đó với học sinh lớp đó mà cuối năm học phải đạt được. Trong từng chủ đề, từng bài học sinh cần đọc và hiểu được những nội dung gì? Giáo viên mới lựa chọn phương pháp phù hợp với bài đó.
Khi dạy phân môn Tập đọc lớp 2, 3 giáo viên cần chú ý các yếu tố: Đọc mẫu của giáo viên để gây xúc cảm, tạo hứng thú và tâm thế.
Để đạt được kết quả như trên thì giáo viên chủ nhiệm lớp luôn phải quan tâm tận tình với học sinh. Không những thế cần kết hợp với nhà trường, gia đình động viên các em, làm cho các em chăm chỉ tự tin và có hứng thú học tập.
Qua thực nghiệm ở lớp tôi, tôi nhận thấy rằng giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo sử dụng các phương pháp, thủ pháp dạy học thích hợp đúng lúc, đúng chỗ.
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tôi thấy người giáo viên muốn thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học phải miệt mài nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa và điều quan trọng hơn là lựa chọn phương pháp dạy học hợp lý với từng hoạt động trong tiết dạy nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức qua khai thác nội dung bài.
Qua thực tế nghiên cứu tài liệu, trao đổi với giáo viên giảng dạy và đề ra biện pháp chỉ đạo dự các giờ thực nghiệm. Việc rèn kĩ năng đọc đúng là một trong những vấn đề hết sức quan trọng trong việc khai thác nội dung kiến thức bài dạy tập đọc, giúp nhiều cho giáo viên có sự cố gắng rèn luyện nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đặc biệt là khâu tổ chức lớp học. Nếu học sinh đọc được lưu loát, rõ ràng thì mới giúp học sinh phát huy tính độc lập suy nghĩ, nắm kiến thức hiểu bài một cách lô gíc và chính xác. Để đạt được kết quả thực sự về chất lượng việc rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu cho học sinh giáo viên phải khéo léo, kết hợp hài hoà, tác động đến việc tiếp thu bài của học sinh là một vấn đề vô cùng cần thiết.
Đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết hết lòng thương yêu học sinh và hiểu học sinh. Sử dụng các phương pháp rèn kĩ năng đọc trong dạy tập đọc, cần phối hợp một cách nhịp nhàng, sẽ cuốn hút học sinh tham gia vào các hoạt động học tập tích cực. Giúp học sinh có kĩ năng thói quen nhanh nhạy bén trong việc tiếp thu bài, giáo viên cần tạo không khí lớp học sôi nổi phong phú, hấp dẫn. Mặt khác người giáo viên cần biết phối hợp các lực lượng giáo dục tạo môi trường học tập lành mạnh góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2 là một quá trình lâu dài không chỉ rèn trong phân môn tập đọc mà cho tất cả các môn học, không phải là một giờ học, một tiết học, một thời gian ngắn và phải liên tục mà ở tất cả các môn học trong nhà trường. Xây dựng được ý thức rèn kĩ năng đọc đúng. Muốn vậy người giáo viên phải thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn trong dạy học để giờ học đạt hiệu quả. Học sinh có ý thức tự khám phá chiếm
lĩnh kiến thức chính xác qua " Việc đọc đúng", phát huy được khả năng vốn có của mình phát triển một cách toàn diện về năng lực trí tuệ nhân cách... Tôi tin rằng nếu giáo viên có ý thức rèn đọc đúng cho học sinh thường xuyên, liên tục trong dạy học sẽ góp phần phát triển giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Trong quá trình thực hiện đề tài:“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc” không tránh khỏi những thiếu xót và còn nhiều hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong có sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn, giàu sức thuyết phục hơn. Từ đó giúp tôi có được phương pháp giảng dạy tốt hơn nữa để hoàn thành tốt công việc được giao.
KHUYẾN NGHỊ
Đối với giáo viên:
Mỗi giáo viên cần nắm rõ hoàn cảnh của từng học sinh. Hơn nữa cần nắm chắc chất lượng đọc của học sinh lớp mình.
Phân loại và quan tâm đến mọi đối tượng học sinh trong lớp ngay từ đầu năm học.
Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy và phương pháp đọc, giáo viên đọc mẫu phải chuẩn, hay để lôi cuốn học sinh vào bài học.
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc đọc của học sinh, ghi nhận kết quả của các em dù chỉ là một tiến bộ rất nhỏ.
Đối với phụ huynh học sinh:
Mua đủ đồ dùng học tập cho các em.
Khuyến khích các em đọc thêm sách, báo, truyện thiếu nhi vào các ngày
nghỉ.
Thường xuyên quan tâm và nhắc nhở việc học ở nhà của các em.
Đối với học sinh:
Mỗi học sinh phải có ý thức chuẩn bị kĩ bài ở nhà. Cần đọc bài trước ở nhà nhiều lần.
Tham gia tích cực các hình thức luyện đọc trên lớp.
Thường xuyên đọc sách báo ở mọi lức, mọi nơi.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các cấp, cùng các đồng nghiệp để việc giảng dạy môn Tiếng Việt đạt kết quả cao hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Ngày 4 tháng 12 năm 2017
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt tiểu học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội- 2005
Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 của Nhà xuất bản Giáo dục - 2016 3 Sách giáo viên Tiếng Việt 2

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_h.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc.pdf