Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tiếng Việt 1
Đọc-viết-nói và nghe tốt giúp học sinh vận dụng đúng những kiến thức, kĩ năng đã đọc, đã học ở trường để áp dụng vào cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Một trong những nhiệm vụ cơ bản của việc việc dạy học môn Tiếng Việt 1 hiện nay là: Trang bị cho các em đầy đủ những kiến thức, kỹ năng của môn học nhằm mục đích giúp các em hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực, học tốt tất cả các môn học khác và chuẩn bị cho việc học Tiếng Việt các lớp sau này.
Theotinh thần đổi mớiphương pháp dạy và học, môn Tiếng Việt là môn học rất cần phải tạo điều kiện cho học sinh tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Thực hiện việc dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình giảng dạy Tiếng Việt góp phần vào việc giáo dục học sinh yêu nước, chăm chỉ, nhân ái, trung thực, trách nhiệm; năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác. Phát năng lực ngôn ngữ ở cả bốn kĩ năng đọc - viết - nói và nghe cho học sinh lớp 1 là một việc làm thiết thực, rất cần thiết đối với mỗi giáo viên tiểu học. Môn Tiếng Việt chiếm nhiều thời lượng giờ dạy nhất bởi nó đặc biệt quan trọng với các em lớp 1.Bản thân tôi và đồng nghiệp của tôi thông qua việc giảng dạy học sinh Tiểu học nhiều năm đều băn khoăn, trăn trở: Làm thế nào để có nhiều học sinh yêu thích học phân môn Tiếng Việt? Làm thế nào để có nhiều học sinh học tốt môn Tiếng Việt? Làm thế nào để phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh thông qua dạy học môn Tiếng Việt? Đây là một việc làm, một sáng kiến hết sức cần thiết, là vấn đề lý thú và cần được giải đáp, bổ sung trong giảng dạy môn Tiếng Việt 1.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tiếng Việt 1

quan trọng trong việc dạy tiếng Việt để học sinh có khả năng thực hành giao tiếp, phát triển phẩm chất, năng lực. Học sinh lớp 1 nhìn chung còn yếu kỹ năng nói này do nhiều nguyên nhân khác nhau như: vốn từ của các em còn hạn chế, tâm lý ngượng ngùng, dè dặt, ngại các bạn cười khi mình nói sai; do lớp học đông, giáo viên ít có thời gian rèn luyện kỹ năng cho mỗi học sinh. Mới vào đầu năm học, các em còn bỡ ngỡ, chưa quen việc nói và nghe trong nhóm, nói và nghe trước lớp vì vậy giáo viên cần giúp HS, tạo được nhu cầu hội thoại, hoàn cảnh giao tiếp cho học sinh, ở những dạng bài hỏi – đáp, giáo viên cần khuyến khích HS hỏi được càng nhiều câu hỏi càng tốt. Ví dụ: Khi dạy bài Giờ ra chơi. Ở hoạt động khởi động: Yêu cầu HS hỏi- đáp: Giờ ra chơi, bạn thích chơi trò chơi nào?Giáo viên khuyến khích HS đặt và trả lời nhiều câu hỏi như: + Bạn cho tôi biết, bạn thích chơi trò chơi nào? + Bạn chơi trò chơi này với ai? + Theo bạn trò chơi này mang lại ích lợi gì? + Bạn cảm thấy thế nào khi ra chơi? Ngoài việc hỏi đáp để rèn kĩ năng nói và nghe, tôi thường cho học sinh luyện nói theo chủ đề hay đóng vai. Cách làm này giúp cho học sinh giải quyết tình huống của nội dung học tập gắn liền với cuộc sống thực tế, giúp học sinh thể hiện tình huống giao tiếp chủ động, trau dồi trí tưởng tượng, rèn kỹ năng nói trong hội thoại, biết thể hiện ngữ điệu, cử chỉ, hành động khi vào vai nhân vật. Lưu ý: Rèn kĩ năng nói và nghe cho HS giáo viên cần: + Chú ý cung cấp vốn từ cho các em. + Tạo được nhu cầu hội thoại, hoàn cảnh giao tiếp cho học sinh. + Chú ý đến rèn cách diễn đạt nói thành câu, nói trọn ý cho các em. Biện pháp thứ năm: Quan tâm bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Tiếng Việt của chúng ta vô cùng phong phú. Nếu chúng ta đi sâu tìm hiểu chúng ta càng thấy cái hay, cái thú vị của Tiếng Việt. Mặc dù các em mới là học sinh lớp Một nhưng cũng rất cần được biết được cái hay, cái thú vị của Tiếng Việt để từ đó thêm yêu thích môn Tiếng Việt, thấy được cái hay, cái thú vị của nó. Trong phạm vi viết sáng kiến này, tôi chỉ đề cập một số dạng bài mới và hay của lớp Một mà trong sách giáo khoa không đề cập tới nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ, bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng Việt 1. Cụ thể tôi đã nghiên cứu và đưa vào giảng dạy thêm môt số dạng bài sau: *. Dạng bài điền âm hoặc vần và dấu thanh thích hợp: Ví dụ : Đáo án: a).Đàn an nhỏ Chín chú ngan on Ngan mẹ ng con Ồ! Ưa nhìn thế! Các bạn học sinh rất ch chỉ. Trầu cho lá anh tươi Nhẹ nhàng t.bà hái Là bạn của cau ôi Cho môi bà th. mãi. a).Đàn ngan nhỏ Chín chú ngan non Ngan mẹ ngắm con Ồ! Ưa nhìn thế! Các bạn học sinh rất chăm chỉ. Trầu cho lá xanh tươi Nhẹ nhàng tay bà hái Là bạn của cau vôi Cho môi bà thắm mãi. *. Dạng bài điền tiếng hoặc từ ngữ thích hợp: Ví dụ: Gần .thì đen, gần .thì rạng. Mái tóc của bà nội đã . Cô . em Hiền như cô Tấm . cô đầm ấm Như.mẹ . Đáo án: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Mái tóc của bà nội đã bạc trắng Cô giáo em Hiền như cô Tấm Giọng cô đầm ấm Như lời mẹ ru. *. Dạng sắp xếp từ ngữ để tạo câu. Ví dụ: Đáo án: đố, làm, nên, mày, không thầy nhiều, có, Việt Nam, tài năng, người kiến trúc sư, thích, em, trở thành, khi, lớn lên Không thầy đố mày làm nên. Việt Nam có nhiều người tài năng. Khi lớn lên, em thích làm kiến trúc sư. *. Dạng bài đọc hiểu văn bản. Ví dụ: Ngoan nhất nhà Mẹ ơi! Con được cô khen. Chữ con tập viết đẹp lên, mẹ này Cô con còn dặn chiều nay “ Trước khi ăn phải rửa tay kĩ càng” Mẹ thơm má bé dịu dàng “ Vâng lời cô dặn, con ngoan nhất nhà!” Em hãy đọc đoạn thơ trên và trả lời các câu hỏi: Cô giáo dặn bạn nhỏ điều gì? Phải vâng lời bố mẹ. C. Phải rửa tay trước khi ăn. phải làm bài tập đầy đủ. D. Phải viết thật đẹp. Cử chỉ nào của mẹ cho thấy mẹ rất yêu bạn nhỏ? Ôm bạn nhỏ vào lòng. C. Cho bạn nhỏ đi chơi. Thơm má bé dịu dàng. D. Cho bạn nhỏ kẹo. Bạn nhỏ trong bài thơ được cô khen vì sao? Bạn ấy học giỏi. C. Bạn ấy được điểm 10. Bạn ấy ngoan nhất lớp. D. Bạn ấy viết đẹp lên. Em hãy viết tiếp để hoàn thành câu: Theo lời mẹ, nếu vâng lời cô giáo dặn, bạn nhỏ sẽ là.. Đáo án: Câu a) Chọn ý: C. Phải rửa tay trước khi ăn. Câu b) Chọn ý: B. Thơm má bé dịu dàng. Câu c) Chọn ý: D. Bạn ấy viết đẹp lên. Câu d) Viết tiếp: Con ngoan nhất nhà. Với mỗi dạng bài nâng cao, dạng bài mới giáo viên cần sáng tác thêm nhiều đề bài tương tự để rèn luyện kĩ năng làm đúng, làm nhanh cho học sinh. Vì học sinh lớp 1 nhanh nhớ nhưng cũng rất nhanh quên nên giáo viên thường xuyên cho học sinh được củng cố ôn lại dạng bài đã học với phương châm “ Dạy dạng bài nào, chắc dạng bài ấy”. Thời gian để đưa dạng bài đó vào giảng dạy có thể là trong tiết học Tiếng Việt ở cuối giờ dạy, phần vận dụng, giáo viên cũng có thể dạy ở các tiết Hướng dẫn học. Bởi đây là các dạng bài được mở rộng và nâng cao nên giáo viên cũng cần hạn chế ra các dạng bài tập như chọn đáp án đúng cho sẵn mà cần đưa ra các dạng bài điền chỗ trống để học sinh phải tư duy, sử dụng tất cả các kĩ năng của năng lực ngôn ngữ tìm ra đáp án đúng. Lưu ý: Khi bồi dưỡng học sinh năng khiếu giáo viên cần: Xác định đúng yêu cầu cần đạt về kiến thức, năng lực, phẩm chất đối với học sinh để ra bài tập phù hợp, giúp học sinh hình thành và phát triển về nhận thức, về phẩm chất, năng lực. Trang bị cho mình kiến thức nâng cao về môn Tiếng Việt bằng cách nghiên cứu tài liệu nâng cao về môn Tiếng Việt, các trang mạng, các sân chơi Tiếng Việt, học trực tuyến. -Vận dụng, đưa các bài Tiếng Việt mới và hay vào giảng dạy một cách hợp lý, vừa sức với học sinh. Biện pháp thứ sáu: Tăng cường kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng tích cực. Hiện nay giáo viên thực hiện đánh giá học sinh theo thông tư 27. Vì vậy trong dạy học môn Tiếng Việt, giáo viên cũng cần kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp nhận kiến thức của học sinh một cách linh hoạt theo tinh thần đổi mới, chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Sau khi nghe học sinh đọc, viết hay trả lời, giáo viên phải biết cách gợi ý để học sinh khác nhận xét chỗ được, chỗ chưa được của bạn hoặc bản thân các em vừa đọc tự nhận xét để biết rút kinh nghiệm và thực hiện nhiệm vụ học tập tốt hơn. Ví dụ 1: Sau khi cả lớp nghe bạn đọc, giáo viên yêu cầu: + Em nhận xét bạn đọc ? Câu trả lời có thể là: Bạn đọc đúng, to, rõ ràng nhưng tốc độ còn hơi chậm. Hoặc: bạn đọc nhanh, nhỏ, phát âm chưa đúng các tiếng có phụ âm đầu tr/ch) + Em có nhận xét gì về cách phát âm phụ âm đầu n hay l của bạn? Câu trả lời có thể là: Bạn đọc phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu n hay l,...Hoặc: Bạn còn phát âm sai ở các tiếng có phụ âm đầu n: Nườm nượp, nơi, núi.... + Nhận xét về cách diễn đạt trong câu trả lời của ban? Câu trả lời có thể là: Bạn trả lời đúng, diễn đạt câu trả lời rõ ràng tự tin / hoặc: Câu trả lời còn dài, chưa đúng trọng tâm câu hỏi... Giáo viên và học sinh khi tham gia nhận xét cần tránh nhận xét chung chung, không dạy, không sửa, không góp ý được điều gì cho học sinh về cách đọc, cách viết, cách nói và nghe cũng như các câu trả lời về nhận xét bạn đọc như: Em đồng ý với ý kiến bạn, hay bạn đọc được rồi... Giáo viên cũng cần tập cho học sinh thói quen đọc và trả lời to, rõ ràng tròn tiếng để cho cả lớp cùng nghe được. Khi học sinh đọc nhỏ, giáo viên không nên đến gần để nghe cho rõ mà yêu cầu: Em đọc lại để cô và cả lớp nghe rõ. * Lưu ý: Khi kiểm tra đánh giá học sinh lớp 1, giáo viên cần : + Kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm kịp thời phát hiện những lỗi trong khi học Tiếng Việt mà học sinh còn yếu để kịp thời uốn nắn, sửa sai cho các em. +Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực, coi trọng việc động viên, khen ngợi, khích lệ những tiến bộ của học sinh dù là nhỏ nhất để tạo động lực cho học sinh có gắng hơn nữa trong việc đọc và tiếp thu kiến thức bài. + Việc ra đề kiểm tra đánh giá đảm bảo chính xác nội dung, kiến thức cơ bản, mở rộng, nâng cao bao gồm cả hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận. KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN Như vậy, sau một thời gian áp dụng 6 biện pháp đã nêu trên trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy kĩ năng đọc - viết - nói và nghe của học sinh lớp tôi có nhiều tiến bộ. Kết quả kiểm tra khảo sát môn Tiếng Việt đánh giá bằng điểm số sau thực hiện sáng kiến cho thấy học sinh lớp 1C là lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn so với kiểm tra khảo sát đầu năm và kết quả của học sinh các lớp 1B,1A là lớp đối chứng, chưa được áp dụng giải pháp trên. Kết quả kiểm tra khảo sát môn Tiếng Việt ( Tháng 4/2024). Loại Lớp Tổng số học sinh Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 6-5 Điểm dưới 5 SHS % SHS % SHS % SHS % 1C 29 24 82,8 5 17,2 0 0 0 0 1B 26 14 53,8 4 15,4 6 23,0 1 3,8 1A 29 16 55,2 5 17,2 6 20,7 2 6,9 Kết quả kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt ( Đề trường ra). Loại Lớp Tổng số học sinh Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 6-5 Điểm dưới 5 SHS % SHS % SHS % SHS % 1C 29 27 93,1 2 6,9 0 0 0 0 Kết quả sân chơi Đấu trường Tiếng Việt Vioedu các cấp. Loại Lớp TS học sinh Số HS tham gia thi cấp trường Giải cấp trường Số học sinh tham gia thi cấp huyện Giải cấp huyện Giải đấu trường cấp huyện 1C 29 3 3 2 2 (1 Nhất, 1 Nhì) 2 giải vàng 1B 26 0 0 0 0 0 1A 29 0 0 0 0 0 Lớp 1C có nhiều em đọc tốt, viết tốt, kĩ năng nói và nghe tốt. Điều đó được các thầy cô, thừa nhận, đánh giá cao ở tiết tiết dạy chuyên đề, thao giảng cấp trường, ở bài kiểm tra môn Tiếng Việt cuối năm. Lớp 1C có 03 học sinh tham gia đấu trường tiếng Việt Vioedu cấp trường thì cả 03 em đều đạt giải cao. Trong đó có 02 em đại diện học sinh khối 1 đi thi cấp Huyện thì cả hai em đều được Đấu trường Vioedu môn Tiếng Việt công nhận đạt giải vàng; 01 em đạt giải Nhất và 01 em đạt giải Nhì cấp Huyện. Các em lớp 1C học tốt môn Tiếng Việt nên học Toán và các môn khác cũng đạt kết quả cao. Bản thân tôi nhận thấy giờ dạy học Tiếng Việt của tôi đã giúp học sinh hứng thú, say mê học tập. Các biện pháp mà tôi đã áp dụng vào giảng dạy thật sự đã giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN. Hiệu quả về khoa học. Học tốt Tiếng Việt không chỉ giúp các em đọc tốt, viết tốt, nghe và nói tốt mà còn giúp các em có thể học tốt tất cả các môn học khác. Các em rất hứng thú trong giờ học tập đọc, tập viết, giờ kể chuyện, giờ luyện nói và nghe. Đa số em biết đọc đúng tốc độ, phát âm chuẩn, hiểu được nội dung văn bản, biết trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, biết nhận xét giọng đọc của cô, của bạn, góp ý sửa sai cho bạn trong nhóm, trong lớp, biết nghe - viết hoặc nhìn viết đúng, biết viết câu theo chủ đề cho trước, biết giao tiếp và hợp tác với bạn tốt. Giờ học Tiếng Việt đã tạo cho học sinh cơ hội phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, đáp ứng mục tiêu chương trình GDPT 2018. Điều đó càng khẳng định chắc chắn rằng các biện pháp trên đưa vào giảng dạy có tác dụng nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ dạy đã giúp cho học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1. Hiệu quả về kinh tế: không tính được Hiệu quả về xã hội: Học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ, yêu Tiếng Việt, biết giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, có vốn tiếng Việt phong phú giúp các em vận dụng tốt trong thực tiễn cuộc sống. TÍNH KHẢ THI. Sáng kiến kinh nghiệm này không chỉ áp dụng cho lớp 1 mà còn có thể áp dụng trong việc dạy học Tiếng Việt cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 trong tất cả các trường Tiểu học để giúp cho học sinh học tốt môn Tiếng Việt. THỜI GIAN THỰC HIỆN SÁNG KIẾN. Năm học 2023 – 2024: Tháng 9: Lập kế hoạch, xây dựng đề tài. Tháng 10 đến tháng 4: Thực hiện đề tài. Tháng 5: Kết thúc đề tài. VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN. Rất ít, không đáng kể. PHẦN THỨ BA: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT Bài học kinh nghiệm Để học sinh lớp 1 học tốt môn Tiếng Việt, trước hết giáo viên cần xác định đúng yêu cầu cần đạt về kiến thức, năng lực, phẩm chất thông qua môn học đối với học sinh, sau đó trang bị cho mình các kiến thức và kĩ năng giảng dạy; nghiên cứu nội dung, chương trình môn học và áp dụng những biện pháp rèn kĩ năng đọc – viết, nói và nghe linh hoạt; có sự đánh giá phù hợp có tác dụng khích lệ với từng đối tượng học sinh. Trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở bậc tiểu học, giáo viên cần phải suy nghĩ, tìm tòi, khám phá ra những cái hay, cái mới trong soạn giảng; tích cực bồi dưỡng về chuyên môn để giờ dạy có chất lượng, cuốn hút học sinh; học hỏi kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp để vận dụng vào giờ dạy của lớp mình hiệu quả; đặc biệt chú trọng động viên khen ngợi sự tiến bộ của học sinh. Kiến nghị và đề xuất: Đối với giáo viên: Giáo viên cần trang bị cho mình kiến thức, kĩ năng cơ bản, cần thiết để áp dụng soạn giảng tốt, nâng cao hiệu quả giờ dạy. Mỗi giáo viên, cần dành nhiều thời gian vào việc nghiên cứu tài liệu, học hỏi để vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, tạo cơ hội cho học sinh được phát triển phẩm chất, năng lực. Đặc biệt chú trọng rèn đọc, rèn phát âm chuẩn, rèn viết cho học sinh. Giáo viên tuyệt đối không được bỏ qua phần luyện nói và nghe trong mỗi bài dạy. Giáo viên quan tâm việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt ngay từ lớp 1, tạo nền tảng vững chắc cho các lớp học, bậc học sau. Đối với nhà trường Cần tổ chức các sân chơi để rèn luyện kỹ năng đọc - viết – nghe và nói cho học sinh như: Thi đọc, Thi viết chữ đẹp, Thi hùng biện theo chủ đề, Thi kể chuyện, Đấu trường Vioedu Tiếng Việt, .... Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học hỏi, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy trong và ngoài trường theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học. Nhà trường, tổ khối cần tổ chức các tiết chuyên đề bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng Việt để nâng cao tay nghề chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên. Trang bị sách nâng cao, các sân chơi Tiếng Việt trên mạng internet để giáo viên lấy đó làm tài liệu tham khảo. Tổ chức thi viết Sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng Việt để giáo viên khác được học tập, vận dụng vào giảng dạy. Trên đây là “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1” mà bản thân tôi đã áp dụng ở năm học 2023- 2024. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp, của hội đồng sáng kiến để sáng kiến của tôi ngày một hoàn thiện hơn, vận dụng vào giảng dạy đạt kết quả tốt hơn . Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan Sáng kiến kinh nghiệm trên là của tôi, do tôi nghiên cứu và thực hiện viết, không sao chép của người khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Ngày 10 tháng 5 năm 2024 Người thực hiện Hoàng Thị Tuyết TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1 - Tập 1,2 – Sách học sinh, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống-Nhà xuất bản Giáo dục. Bài tập Tiếng Việt 1 - Tập 1,2 - Nhà xuất bản Giáo dục. Luyện tập Tiếng Việt 1 - Tập 1 - Nhà xuất bản Giáo dục. Luyện tập Tiếng Việt 1 - Tập 2 - Nhà xuất bản Giáo dục. Tiếng Việt 1 - Tập 1 – Sách giáo viên - Nhà xuất bản Giáo dục. Tiếng Việt 1 - Tập 2 - Sách giáo viên - Nhà xuất bản Giáo dục. Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT- Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. Thông tư 27/2020/TT-BGD ĐT- Quy định đánh giá học sinh tiểu học. Luật giáo dục 2019. Sân chơi Trạng Nguyên Tiếng Việt, Đấu trường Tiếng Việt,.... Các tài liệu tham khảo khác.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tiếng Việt 1.pdf