Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt thể loại văn miêu tả

1- Cơ sở lí luận

Việc dạy các môn học nói chung và dạy môn Tiếng Việt nói riêng ở Tiểu học vẫn đang hướng tới mục tiêu chung của giáo dục là phát triển con người toàn diện. Mỗi phân môn, mỗi tiết học của môn Tiếng Việt đều hướng đến mục đích phát triển các kĩ năng "nghe, nói, đọc, viết " cho học sinh. Phân môn tập làm văn là một trong những phân môn quan trọng của bộ môn Tiếng Việt (phân môn thực hành tổng hợp). Bởi nó vận dụng tất cả những hiểu biết về nhận thức, kĩ năng của phân môn đòi hỏi học sinh phát huy cao độ trí tuệ và cảm xúc để thực hiện các yêu cầu bài học.

2- Cơ sở thực tiễn

Thực tế chiếm nhiều số tiết trong phân môn tập làm văn là thể loại văn miêu tả. Được học nhiều thể loại văn miêu tả các em biết vẽ ra sự các sự vật, hiện tượng không phải bằng những lời nhận xét chung chung trừu tượng như cái bàn này đẹp, bông hoa kia nở....mà bằng ngôn ngữ một cách sinh động,cụ thể,giàu cảm xúc.Văn miêu tả là theo loại văn rất gần gũi với tâm lý trẻ thơ: ưa quan sát, thích nhận xét sự vật thiên về tình cảm. Mỗi bài văn miêu tả của học sinh cũng là sản phẩm không lặp lại của mỗi em trước mỗi đề bài cụ thể. Điều đó giải thích cho tính sáng tạo của bộ môn này. Một bài văn hay trước hết phải là một bào văn đúng, không lạc đề, xa đề và phải là bài văn đạt tốt các yêu cầu về nội dung, cảm xúc có tính sáng tạo. Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 4, tôi dã từng thấy các em đã rất khó khăn khi học bộ môn này, nhiều em sợ học tập làm văn. Đến giờ tập làm văn, học sinh chỉ thụ động ngồi nghe giáo viên giảng, chờ giáo viên hướng dẫn mà không chịu suy nghĩ. Đến khi viết bài thì nội dung nghèo nàn, không có cảm xúc, câu từ dùng chưa đúng. Vậy làm thế nào để khắc phục thình trạng này? làm thế nào để các em có hứng thú say mê với môn học? Không “ngại”; không “sợ” mỗi khi đến tiết tập làm văn? Điều đó cũng là lý do khiến tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt thể loại văn miêu tả”.

doc 24 trang Thu Nga 05/04/2025 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt thể loại văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt thể loại văn miêu tả

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt thể loại văn miêu tả
ng bị lộn xộn. 
4. Giúp HS xây dựng đoạn văn viết thành bài, diễn đạt bài văn có nghệ thuật, bộc lộ cảm xúc.
 BIỆN PHÁP 4. GIÚP HS XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN VIẾT THÀNH BÀI, DIỄN ĐẠT BÀI VĂN CÓ NGHỆ THUẬT, BỘC LỘ CẢM XÚC.
1.Dựng đoạn văn và viết thành bài:
a. Dựng đoạn : Mở bài, thân bài, kết luận.
Mỗi đoạn văn miêu tả có nội dung nhất định ( Ví dụ: giới thiệu hay tả bao quát về đối tượng, tả từng bộ phận hay từng mặt của đối tượng bộc lộ tình cảm, thái độ của người viết về đối tượng miêu tả...). Để giúp học sinh viết được bài văn tốt thì cần phải giúp học sinh có kỹ năng viết đoạn văn tốt. Vậy qua những tiết tập làm văn: luyện tập xây dựng mở bài, thân bài, kết luận. Tôi đã hướng dẫn học sinh viết đoạn văn cho thành thạo theo các cách khác nhau giúp cho học sinh có kỹ năng viết đoạn văn tốt, cụ thể như sau:
 - Dựng đoạn mở bài: theo hai cách mở bài trực tiếp hay mở bài gián tiếp.
Cho dù học sinh có mở bài theo cách nào đi chăng nữa thì mở bài cũng không được tách rời nội dung đã xây dựng được. Ơ đây, tuỳ theo nghệ thuật vào bài của học sinh mà tôi góp ý, không gò bó áp đặt. Có thể có em mở bài bằng một câu nhưng có em mở bài bằng một đoạn văn:
VD: Đề bài: Viết mở bài cho bài văn tả cây phượng vĩ.
+ Có em mở bài trực tiếp: “Trong sân trường em có một cây phượng vĩ. Nó đã có mặt ở đây từ rất lâu rồi.”
+Có em mở bài gián tiếp:
- Mở bài dài nhưng gây ấn tượng:
“ Sân trường trồng rất nhiều lại cây bóng mát. Chúng đứng thành hàng thẳng tắp, xoè tán rộng che bóng khắp cả sân trường. Nhưng có lẽ chỗ gốc cây cổ thụ thu hút lũ trẻ chúng tôi nhất vẫn là cây phượng già ở giữa sân trường”.
- Mở bài chân thành xúc động:
“ Cầm những con bướm ép màu huyết dụ rực rỡ mà chị Lan ép trong sổ, tôi reo lên: “A ! Em biết rồi ! Chị ép bằng những cánh phượng vĩ phải không ?”. Chị tôi cười nói: “Đúng rồi !đây là những cánh phượng chị nhặt ở sân trường hôm đi đón em đấy, cây phượng đó do chính lớp chị trồng mà, mới đó mà đã tám năm rồi.”A, thì ra cây phượng ở trường tôi đã tám năm rồi đấy ! 
- Mở bài khéo léo hấp dẫn:
“ Tu hú kêu ! Tu hú kêu !Hoa gạo nở hoa phượng đỏ đầy ước mơ hy vọng.”Lời bài hát cứ ngân nga mãi trong lòng tôi, nhắc tôi nhớ đến mùa hè, mùa hoa gạo nở. Đó cũng là báo hiệu hoa phượng nở.nhìn cây phượng già ở góc sân trường mấy hôm nay nở hoa đỏ rực, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến nhớ đến mùa thi, mùa sáp phải chia tay bạn bè. Ai đó nói hoa phượng là hoa học trò quả là đúng thật.
 - Dựng đoạn thân bài
Đây là phần nội dung chính của một bài văn. Tôi thường yêu cầu học sinh dựa vào bố cục của thân bài để dựng đoạn thân bài, có thể cả thân bài viết thành một đoạn văn hoặc có thể chia thành nhiều đoạn nhỏ. Muốn dựng đoạn thân bài một cách chi tiết thì phải dựa vào kết quả đã quan sát được và chuyển các kết quả đó thành ý rồi thành câu văn hoàn chỉnh.
VD: Đề bài tả một con vật nuôi mà em thích.
Tôi chia ra các đề nhỏ cho học sinh luyện tập
Đề 1: Quan sát tả các đặc điểm ngoại hình của con gà trống
*Học sinh đã viết như sau: “ Chú gà trống nhà em là một chú gà đã trưởng thành, toàn thân được bao phủ một lớp lông màu vàng rực những chiếc lông màu đen óng. Bao quanh cổ là một lớp lông mịn và mềm như nhung. Đôi chân vừa to lại vừa caođược bọc một lớp vảy sừng màu vàng sậm. Hai cái cựa chòi ra như hai mũi đinh nhọn hoắt.Bộ lông đuôi của chú mới rực rỡ làm sao! Những chiếc lông ba màu : vàng, đen, trắng pha lẫn, dài mượt, cong vút về 
sau, tạo cho chú một dáng khoẻ khoắn, cân đối và tăng thêm nét duyên dáng bảnh bao của của một thanh niên mới lớn.”
 Đề 2: Quan sát hoạt động của chú mèo 
*Học sinh đã viết như sau: “Ban ngày, chú mèo như một cậu ấm hiền lành và thích nhõng nhẽo.... Nhưng khi đêm xuống chú như một trinh sát lành nghề nhanh nhẹn và hoạt bát vô cùng. Chú thường đi vòng quanh nhà rồi dừng lại ở những chỗ mà có lũ chuột thường lui tới. Mỗi khi có động. Chú bật dậy như một cái lò, nhún mình một cái đón ngay đường chạy của chuột. Chỉ loáng một cái, toàn bộ thân hình của chú đã đè gọn lên chú chuột. Khi đã đánh chém no nê rồi, chú lững thững đi ra sân, nằm phưỡn cái bụng trắng hồng, mắt lim dim có vẻ khoan khoái lắm.”
 - Dựng đoạn kết bài
* Có nhiều cách kết bài khác nhau: Kết bài mở rộng hay kết bài không mở rộng. Nhưng tất cả các cách đó đều phải xuất phát từ nội dung chính. Cũng như phần mở bài, tôi hướng dẫn học sinh nên kết luận như thế nào cho phù hợp nội dung chính. Có thể nêu cảm xúc hoặc thâu tóm lại vấn đề, nêu chọn cách nào cho hay.
VD: Có em chỉ liệt kê sự việc cảm xúc như:
“ Em rất thích chiếc cặp này.”
Tôi yêu cầu các em viết kết luận khác, có học sinh đã nêu:
“ Chiếc cặp sách như một người bạn thân đã gắn bó với em như hình vói bóng. Em thầm cảm ơn mẹ đã chăm lo cho chu đáo việc học cho con từ cái nhỏ đến cái lớn. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để xứng đáng với món quà mẹ tặng.”
Với kết luận này, cảm xúc biểu hiện rõ ràng, chân thực hơn.
*Trong qua trình hướng dẫn học sinh dựng đoạn mở bài, kết luận ở những tiết luyện tập xây dựng đoạn. Tôi thường yêu cầu học sinh luyện nói trước lớp, gọi nhiều em phát biểu. Sau đó chắt lọc, hướng cho học sinh cả lớp thấy cách nào tự nhiên, phù hợp nội dung thì học tập, còn cách nào chưa được 
thì góp ý, sửa chữa.Cứ như vậy qua nhiều dần dần học sinh lớp tôi đã có kỹ năng viết đoạn văn tương đối tốt.
 b.Viết thành bài văn hoàn chỉnh:
* sau khi học sinh có kỹ năng viết đoạn văn rồi thì việc sắp xếp các đoạn văn: mở bài, thân bài, kết luận thành một bài văn hoàn chỉnh sẽ không khó. Tuy nhiên học sinh phải lưu ý một số điều sau:
- Bố cục bài cần chặt chẽ hợp lý để làm sao các đoạn văn kia khi ghép lại tạo thành một “ Chỉnh thể thống nhất” không rời rạc khập khiễng với nhau.
- Có thể liên kết đoạn văn bằng các từ ngữ hoặc bằng cách sắp xếp ý theo trình tự đã học.
- Khi viết hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng.
 2. Diễn đạt có nghệ thuật
Khi học sinh đã biết viết một bài văn đúng nội dung rồi, tôi yêu cầu học sinh diễn đạt bằng các câu văn có hình ảnh và sử dụng một số biện pháp nghệ thuật đã học. Cụ thể như sau:
Tả đồ vật
-Dùng từ ngữ gợi tả hình dáng, đặc điểm
- Dùng biện pháp so sánh nhân hoá làm cho đồ vật miêu tả thêm sinh động.

Tả cây cối
-Dùng từ ngữ gợi tả hình ảnh, màu sắc, hương thơm, mùi vị,..
- Dùng biện pháp liên tưởng so sánh hình dung ra cây cối ở thời kì phát triển hay ở những mùa khác nhau.

Tả con vật
-Dùng từ ngữ gợi tả hình dáng, màu sắc âm thanh, hoạt động trạng thái của con vật.
- Dùng biện pháp liên tưởng, so sánh hay nhân hoá để miêu tả cho sinh động và bộc lộ mối quan hệ gần gũi với con người.
VD:Tả cái cặp
* Dùng từ gợi tả
“ Cặp được làm bằng ni lông tổng hợp, màu xanh nâu, sơi tơ óng ánh như pha kim tuyến”
*Dùng biện pháp so sánh: “ Trông từ xa, mặt cặp nổi lên những những đường vân đều đặn như mái chùa lợp ngói cổ kính”.
* Dùng biện pháp nhân hoá: “Đến giờ học rồi!” Tiếng cậu bàn thường vang lên nhắc tôi ngồi vào bàn học.”

VD:Tả cây hoa hồng
* Dùng từ ngữ gợi tả “Những chiếc lá hồng non óng mượt, màu nâu đỏ pha sắc tím. Mặt trên như láng mỡ, mặt dưới mịn màng, nổi bật những đường gân nhỏ li ti”
*Dùng biện pháp so sánh: “Nụ hồng mới ra búp chúng như những chiếc đèn ngủ được bao bọc bởi đài hoa xanh biếc”
*Dùng biện pháp nhân hoá: “Khi trăng lên, những cánh hoa lại nghiêng mình hứng lấy ánh trăng ngọt dịu mát.
VD: Tả con gà trống
*Dùng từ ngữ gợi tả: “Bộ lông chú gà trống vàng sậm xen lẫn xanh đen óng ánh như pha kim tuyến”
*Dùng biện pháp liên tưởng so sánh: “Hai mắt chú tròn xoe như hai viên thuỷ tinh lấp lánh”
*Dùng biện pháp nhân hoá: “Đối với những bạn bè hàng xóm cùng giới với chú thì chú tỏ ra khắt khe, thậm chí nhiều khi mất lịch sự.”
“ Con gà trống bước đi như một ông tướng”
3. Bộc lộ cảm xúc trong bài văn:
Bài văn là thể hiện tình cảm của người viết. Một bài văn hay không thể thiếu cảm xúc của người viết trong đó. Cảm xúc đã tạo cho bài văn có “hồn” có “ chất văn”. Vì vậy, giáo viên phải luôn hướng cho các em, nuôi dưỡng ở các em tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, một tấm lòng luôn hướng tới cái thiện. Mặt khác phải hướng dẫn cho các em cách làm bài chân thực, tránh giả tạo, sáo rỗng. Trong giờ tập làm văn, tôi yêu cầu học sinh đưa ra những suy nghĩ, cảm xúc, nhận xét chân thực, tự nhiên, phù hợp trong khi miêu tả. Điều đó đã giúp học sinh viết được những bài văn giàu cảm xúc
VD:Tả con búp bê “ Hễ cứ học bài xong là em ôm nó vào lòng, thơm lên đôi mấ căng tròn của nó một cái thật sâu, thật dài.”
Tả chú chó: “ Cún con thật ngoan và lanh lợi nên cả nhà em ai cũng quí nó. Mỗi bữa, em không quên phần cho chú một suất cơm. Cún con mừng lắm, vẫy đuôi rối rít.
BIỆN PHÁP 5: GIÚP HS PHÁT HIỆN RA NHỮNG LỖI MẮC PHẢI TRONG BÀI LÀM VÀ TỰ SỬA LỖI.
* Đây cũng là biện pháp góp phần giúp hoc sinh học tốt hơn. Trong tiết trả bàihọc sinh phải biết nhận xét, sửa lỡinhngx bài văn có dàn ý thiếu cân đối( mở bài, thân bài, kết bài quá dài hoặc quá ngắn) không làm nổi bật trọng tâm của bài. dàn ý không chặt chẽ, không nhất quán thống nhất với nhau. Học sinh nhận xét được những cách mở bài, kết luận vụng về, cộc lốc hoặc nặng nề, dài dòng không đúng với nội dung bài, cách triển khai các ý của thân bài không phù hợp.
- Học sinh biết nhận xét, chữa lỗi về cách dùng từ đặt câu ở tiết trả bài. Tôi thường kể bảng làm 2 cột, sau đó đưa các từ dùng sai viết vào cột thứ nhất. Học sinh sẽ chữa lại các từ dùng sai đó ghi vào cột thứ hai.
Ví dụ
Dùng từ đặt câu sai
VD: Khu vườn nhà emm hơi rộng, nó chỉ cao bằng nửa cái sân.
-Em rất thương luống rau này vì nó làm cho gia đình em không phải dùng tiền mua rau.
- Em rất yêu quí cây và mái trường đã cho em ngày càng yêu mùa hè đã cho em mát mẻ và ngồi quanh gốc cây và bóng mát
Dùng từ đặt câu đúng
-Khu vườn nhà em hơi rộng, nó chỉ to hơn nửa cái sân.
-Em rất thích được trồng rau vì không những được ăn rau sạch mà còn giúp gia đình em tiết kiện được một số tiền nhỏ...
- em rất yêu quia cây bàng ở sâu trường em. Vào những ngày hè nóng bức, cây bàng đã toả bóng mát cho chúng em vui chơi, nô đùa thoả thích.
-Học sinh biết nhận xét, sửa chữa các lỗi về chính tả trong tiết văn trả bài. Tôi cũng thường kẻ bảng làm hai cột như ở phần sửa chữa dùng từ đặt câu. Sau đó nhận xét, sửa chữa.
 Ví dụ 
Viết sai chính tả
Sáng nào em cùng dậy xớm cùng mẹ chăm xóc vườn rau.
-Học bài song em thương lấy gấu bông ra chơi.
- Chiếc đồng hồ báo thức luôn dúp em dậy đúng giờ
Cách viết đúng chính tả
- Sáng nào em cũng dậy sớm cùng mẹ chăm sóc vườn rau.
- Học bài xong em thường lấy gấu bông ra chơi.
- Chiếc đồng hồ báo thức luôn giúp em dậy đúng giờ

PHẦN III:KẾT LUẬN
1- Một số kết quả đạt được của đề tài.
	Qua việc nghiên cứu đề tài tôi thấy dạy học sinh học tốt văn miêu tả không phải là việc khó. Quan trọng nhất là giúp các em có phương pháp học và quan trọng hơn nữa là tạo cho các em niềm sau mê đối với môn học này . 
 lớp 4A2 do tôi chủ nhiệm được sự đánh giá cao về mặt chuyên môn của Ban giám hiệu và giáo viên trong trường. Điều đáng mừng là trong các tiết học học sinh hào hứng hơn, tích cực hoạt động hơn biết tự nghiên cứu, tích cực làm việc theo nhóm một cách chủ động, tự giác. Học sinh biết chăm chú lắng nghe bài làm của bạn và đánh giá một cách tương đối chính xác, mạnh dạn, tự tin trình bày trước lớp, không còn tình trạng học sinh nhút nhát, nói ấp úng. Còn giáo viên hạn chế việc giảng giải, thuyết trình, minh hoạ, hạn chế câu hỏi vụn vặt. Đặc biệt về chất lượng bài viết có rất nhiều tiến bộ, số bài khá giỏi tăng lên rõ rệt. 
KẾT QUẢ CUỐI NĂM ĐẠT ĐƯỢC : 
LỚP
SỐ BÀI
ĐIỂM YẾU
1- 4
ĐIỂM TB
5- 6
ĐIỂM KHÁ
7- 8
ĐIỂM GIỎI
9- 10
4b 
36
0 =0%
9 = 25%
14 =38,5 %
13= 36,5 %

	Bên cạnh việc nâng cao chất lượng đại trà cho cả lớp, các đối tượng học sinh khá, giỏi cũng được nâng cao hơn về kỹ năng viết các bài văn miêu tả. Bài viết của các em không những đảm bảo yêu cầu cơ bảm của phân môn mà còn thể hiện được tình cảm cá nhân và sự sáng tạo của mình.
2- Bài học kinh nghiệm và kiến nghị 
	Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn tập làm văn. Điều này mới chỉ là sự thực nghiệm của cá nhân tôi. Tôi thấy đây cũng là cơ sở bước đầu khẳng định rằng, để GV dạy tốt và HS học tốt tập làm văn nói riêng và Tiếng Việt nói chung đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng các tri thức, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm một cáh hợp lí. Đồng thời đưa ra áp dụng là hoàn toàn có cơ sở khoa học và phù hợp với thực tế giảng dạy hiện nay. Song để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, tôi cũng mạnh dạn có một số kiến nghị sau :
	- Phòng giáo dục nên tổ chức thêm một số chuyên đề ở tiểu khu, huyện các tiết tập làm văn khó để chúng tôi có điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm của các đồng chí, đồng nghiệp đồng thời chúng tôi cũng kịp thời nắm bắt ý kiến chỉ đạo về chuyên môn từ phía các đồng chí chuyên viên phòng giáo dục.
	- Tổ chức cho học sinh, giáo viên được tham quan, dã ngoại để tìm hiểu về thực tế. Bổ sung thêm các tiết học ngoài trời để các em được trực tiếp quan sát các sự vật hiện tượng trong tự nhiên.
	Với thời gian có hạn và bản thân kinh nghiệm chưa nhiều nên đề tài rất khó tránh khỏi thiếu sót. Kính mong quý ban giám hiệu nhà trường và Phòng giáo dục chỉ dẫn giúp đỡ thêm để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
	Tôi xin chân thành cảm ơn!
ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT
 CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày tháng 
Chủ tịch hội đồng

ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT
 CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày tháng 
Chủ tịch hội đồng

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.doc