Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 2
Trẻ em bắt đầu vào học tiểu học là chuyển từ hoạt động chủ đạo là chơi sang hoạt động chủ đạo là học có thể nói đây là một bước ngoặt trong hoạt động tâm lí của các em. Học sinh lớp 2 rất hồn nhiên, hiếu động, ham hiểu biết, khả năng chú ý chưa cao, dễ bị phân tán. Ngôn ngữ của học sinh lớp 2 đã phát triển nhưng ít phục vụ giao tiếp mà nặng hướng vào bản thân. Tư duy mang màu sắc cảm tính ( tư duy trực quan ) được hình thành trong cuộc sống và hoạt động vui chơi của các em. Đặc điểm tâm lí của các em là tính hiếu động, hiếu kì, tò mò, thích cái mới. Còn một điểm đáng chú ý nữa là trẻ có trí tưởng tượng phong phú.
Để giúp học sinh tiếp thu bài một cách tích cực, chủ động, nhẹ nhàng, tự nhiên, hứng thú hơn chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để học sinh lĩnh hội những tri thức một cách thuận lợi. Gây hứng thú bằng cách bám sát nội dung và yêu cầu của bài tìm cách thể hiện nội dung đó vào các hoạt động của thầy và trò. Muốn vậy người giáo viên phải nhiệt tình, chịu khó tìm tòi để mở rộng thêm kiến thức cho các em. Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của các em để có những phương pháp dạy học phù hợp. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 2, các em còn nhỏ, cách tiếp thu kiến thức cần phải mềm dẻo, nhẹ nhàng, “học mà chơi, chơi mà học”. Qua việc tham gia tích cực vào các hoạt động tiếp thu bài một cách hiệu quả.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 2

Cuộc thi : Em yêu Tiếng Việt 1. Mục đích: Nâng cao hứng thú của HS với môn Tiếng Việt. Giúp các em nói lời nói sống động, các em biết cách sử dụng phương tiện giao tiếp tinh tế của dân tộc vào trong lời nói và trong cuộc sống thực tế, giáo dục các em lòng yêu quý tiếng mẹ đẻ. 2. Chuẩn bị: + Máy chiếu + Giấy khổ to viết sẵn kết quả các từ, giấy, bút để ghi kết quả. + Cây cài các bông hoa bằng giấy, trong mỗi bông hoa ghi các số tương ứng với các câu hỏi theo thứ tự 1, 2, 3, + Ban giám khảo + Người dẫn chương trình + Khách mời ( nếu có) + Phần thưởng cho các đội chơi. + Tên các đội chơi. + Nội dung các câu hỏi, yêu cầu để trình chiếu (do giáo viên và cả học sinh sưu tầm) Phần 1: Hái hoa dân chủ. + Các hình để trình chiếu Phần 2: Đuổi hình bắt chữ. 3. Cách tổ chức, tiến hành: - GV lập 2 - 3 nhóm chơi (mỗi nhóm 3 - 4 HS) đó là các Câu lạc bộ yêu thích Tiếng Việt của các lớp. Phần 1: Tổ chức trò chơi : Hái hoa dân chủ (Phần chính: chiếm khoảng 70% thời lượng) Yêu cầu 1 HS đại diện lên hái bông hoa cho nhóm mình. Sau khi nhận một bông hoa ghi các số và nội dung câu hỏi, câu đố hoặc yêu cầu của nhóm mình mà người dẫn chương trình đưa ra. Các nhóm thảo luận nhanh với nhau để ghi nhanh câu trả lời của nhóm mình vào tờ giấy. Hết thời gian 2 phút, các nhóm lần lượt đưa ra kết quả để Ban giám khảo đánh giá cho điểm . Sau thời gian quy định nhóm nào có câu trả lời đúng thì nhóm đó sẽ được điểm, mỗi câu đúng được 10 điểm. Cuối phần thi nhóm nào có số điểm cao nhất nhóm đó sẽ thắng cuộc. - Nội dung một số câu hỏi, câu đố hoặc yêu cầu như sau: 1. Viên màu trắng dùng để viết lên bảng. ( Là gì? ) 2. Có sắc uống hoặc tiêm, Thay sắc bằng nặng hoặc em nhớ bài? ( Là từ gì? ) 3. Nơi em đến học hằng ngày. ( Là gì? ) 4. Còn sắc thì để nấu canh, Đến khi mất sắc theo anh học trò. ( Là từ gì? ) 5. Cột gì cao trước sân trường Chỉ mang một lá huy hoàng tung bay Đầu tuần buổi sáng thứ hai Cả trường, cả lớp ai ai cũng chào? ( Là gì? 6. Em hiểu thế nào câu Tục ngữ sau: - Có công mài sắt, có ngày nên kim. 7. Hãy thêm hình ảnh so sánh vào câu sau: Những chùm hoa phượng vĩ như 8. Trong câu: Những giọt nắng rơi rớt xuống sân trường, trên vòm cây, kẽ lá. Chọn đáp án đúng: A. Kiểu câu Ai là gì? B. Kiểu câu Ai làm gì? C. Kiểu câu Ai thế nào? 9. Tìm từ trái nghĩa với từ : siêng năng. 10. Thầy cô đã dạy dỗ em thành người tốt. Em hãy tìm những câu thơ, ca dao, tục ngữ hoặc thành ngữ, .nói về công ơn của các thầy cô. Các em đang chơi trò chơi Hái hoa dân chủ Phần 2: Tổ chức trò chơi : Đuổi hình bắt chữ (Phần thi 2: chiếm khoảng 30% thời lượng) Ở phần thi này các em sẽ nhìn vào từng hình vẽ gợi ý về từ cần đoán. trên máy chiếu, trong thời gian quy định hoặc sớm hơn các em đoán nhanh từ cần biểu thị. Nhóm nào trả lời đúng một tranh được 10 điểm. Nhóm nào trả lời sai sẽ phải nhường quyền trả lời cho đội khác. Cuối phần thi nhóm nào có số điểm cao nhất nhóm đó sẽ thắng cuộc. Ví dụ: - Hình Cá và Quả: Cá quả - Hình con rùa đang chạy rất chậm: Chậm như rùa Ban giám khảo cộng điểm của cả hai phần thi I và phần thi II. Dựa vào số điểm mỗi nhóm đạt được để xếp giải: Nhất, Nhì , Ba. Ngoài các góc trưng bày, góc học tập, góc sáng tạo dành cho các môn học như: Tự nhiên và xã hội, Thủ công, Mĩ thuật., giáo viên cần quan tâm xây dựng góc trưng bày, tham quan sáng tạo cho môn Tiếng Việt (góc Tiếng Việt). Góc Tiếng Việt có thể chia thành các phần: Nói viết đúng, Đừng nói như thế, Đố bạn, có thể trưng bày các sự kiện Tiếng Việt lí thú, những thành ngữ hay, những bài làm tốt của HS, những truyện vui học tiếng, đồ dùng trực quan, những nhóm từ trái nghĩa, những bài tập Tiếng Việt lí thú, những lỗi sai buồn cười trong bài làm của HS,. Giúp các em có điều kiện tìm tòi, khám phá thêm những điều lí thú, chưa biết về các con vật nuôi trong nhà quen thuộc, các con vật hoang dã mà các em ít được biết. Tạo không khí, cởi mở, thoải mái, từ đó các em yêu thích môn học hơn. Biện pháp 8: Thi đua khen thưởng, động viên kịp thời để khích lệ học sinh học tập tốt hơn. * Vai trò: Thi đua khen thưởng là một động lực rất quan trọng để thúc đẩy mọi phong trào học tập của học sinh.. * Nội dung: - Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu rõ ràng để bình xét thi đua, khen thưởng hàng tuần, theo từng đợt. - Tăng cường biểu dương, khen thưởng những cá nhân có thành tích cao trong các đợt thi đua để noi gương cho tất cả học sinh trong lớp, khen thưởng kịp thời, đúng lúc. Chú ý động viên từng tiến bộ dù nhỏ của các em, khen các em khi các em nói những lời hay ý đẹp. - Kết thúc học kì I, sau khi phát thưởng cho các học sinh có thành tích cao và các học sinh có cố gắng vươn lên trong học tập, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường tôi đã cùng với Hội cha mẹ học sinh của lớp đã tổ chức cho học sinh đi tham quan tại khu du lịch Đầm Long - Ba Vì - Hà Nội để động viên, khích lệ học sinh sang học kì II học tập tốt hơn. Đồng thời tạo điều kiện cho các em được giao lưu, học hỏi, tăng cường tình đoàn kết, thân ái giúp đỡ lẫn nhau giữa các học sinh trong lớp. Sau buổi tham quan này cả thầy và trò đã thu lại được nhiều kết quả tốt. Sau chuyến tham quan 1 ngày giúp HS làm giàu thêm vốn hiểu biết, cảm xúc qua quan sát thực tế. Em nào cũng cảm thấy phấn khởi, các em trong lớp gần gũi gắn bó thân thiết với nhau hơn. Khoảng cách giữa thầy và trò không cách xa nữa. IV. Kết quả thực nghiệm có so sánh đối chứng: * Về phía học sinh: Sau khi áp dụng những biện pháp trên tôi thấy kết quả học tập của các em tăng lên rõ rệt qua các đợt kiểm tra định kì. Học sinh cảm thấy hứng thú với việc học Luyện từ và câu và tiếp thu bài nhanh hơn. Các em biết cách dùng từ chính xác hơn, diễn đạt câu đầy đủ, rõ ràng. Bước đầu đã biết dùng các từ gợi tả, gợi cảm, từ ngữ “đắt” gây bất ngờ thú vị, những câu văn hay và giàu hình ảnh. Sau đây là số liệu thống kê chất lượng qua các đợt kiểm tra định kì của lớp 2A3 do tôi chủ nhiệm, mà năm học 2012 - 2013 tôi đã áp dụng đề tài này trong các giờ học Luyện từ và câu . Lớp 2A3 Giỏi % Khá % TB % Yếu % ĐK lần 1 7 16,7 13 30,9 16 38,1 6 14,3 ĐK lần 2 12 28,6 17 40,5 10 23,8 3 7,1 ĐK lần 3 21 50,0 14 33,3 6 14,3 1 2,4 ĐK lần 4 30 71,5 9 21,4 3 7,1 0 0 Nhìn vào số liệu trong bảng thống kê trên, có thể nhận thấy rõ chất lượng học tập qua các kì có chiều hướng tăng lên so với chất lượng học tập của học sinh đầu năm học. Đạt được kết quả tốt trong việc truyền thụ kiến thức tới học sinh một cách thoải mái, không gượng ép, học sinh tiếp thu kiến thức một cách tích cực, hứng thú chính là kết quả của đề tài. Cuối năm học này mặc dù còn khiêm tốn nhưng kết quả lớp tôi chủ nhiệm đã đạt được như sau: Thi học sinh giỏi viết chữ đẹp cấp Huyện: Có 8 em đạt kết quả như sau: + Nhì : 2 em + Ba : 2 em + Khuyến khích : 4 em Thi học sinh giỏi văn hóa cấp Trường: Có 7 em đạt kết quả như sau: + Ba : 2 em + Khuyến khích : 3 em + Công nhận : 2 em * Về phía giáo viên: Vận dụng đề tài vào 1 tiết dạy cụ thể ( Luyện từ và câu - Tiết 16: Từ chỉ tính chất. Câu kiểu Ai thế nào?. Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về vật nuôi) mà năm học 2012- 2013 tôi đã tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện và đã đạt giải Nhì. (Bài dạy nêu trên tôi có gửi kèm File bằng đĩa CD) PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Trải qua thực tế 5 năm giảng dạy ở lớp 2, tôi nhận thấy chỉ bằng cách luôn linh hoạt thay đổi các hình thức học cho học sinh bằng cách tổ chức các hoạt động học tập hợp lí mới thực sự nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Muốn dạy tốt Luyện từ và câu lớp 2, giáo viên cần dạy học sinh có thói quen dùng từ đúng và chính xác. Cần từ đúng và chính xác trong cả các phân môn: Tập đọc, chính tả, và các môn học khác. Tổ chức các hoạt động trong giờ học Luyện từ và câu nếu được quan tâm đúng mức sẽ là điều cần thiết. Việc tổ chức các hoạt động dạy học để thu hút sự chú ý của học sinh một cách mềm dẻo thường xuyên trong các tiết dạy giúp giáo viên đổi mới cách nghĩ, phát huy tính tích cực trong soạn bài, trong việc sử dụng đồ dùng dạy học. Mặt khác, trong tiết dạy cần thu hút được hứng thú học của học sinh một cách hợp lý. Việc đó còn tạo cho trẻ tính độc lập suy nghĩ, có bản lĩnh tự tin, lòng kiên trì vượt khó, bồi dưỡng dần lòng say mê học, thích tìm tòi, khám phá cái mới. Trong tiết học học sinh được tiếp thu kiến thức mới mà không bị căng thẳng, mệt mỏi, việc giải quyết các bài tập một cách nhẹ nhàng. * Muốn đạt được như vậy giáo viên cần: - Tự trau dồi cho mình có kiến thức từ ngữ phong phú, thói quen sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, trong sáng, gần gũi với học sinh. - Kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy để giờ học hấp dẫn, luyện cho học sinh được nói, được nhận xét, được sửa chữa lỗi dùng từ mà mình mắc phải. - Quan tâm bồi dưỡng phát triển học sinh mũi nhọn. - Khuyến khích học sinh đọc thêm sách tham khảo. - Luôn động viên, khích lệ học sinh tự phát huy sự tìm tòi, sáng tạo. 2. Khuyến nghị - Phòng giáo dục tăng cường mở các hội thảo, chuyên đề phổ biến các đề tài sáng kiến đạt giải để giáo viên có cơ hội học tập. - Nhà trường mua thêm sách tham khảo để giáo viên được tham khảo nâng cao kiến thức. - Bên Đội đặt báo Chăm học cho học sinh lớp 2 để các em được đọc và tìm hiểu thêm về môn Tiếng Việt. - Đối với cấp trên cần đầu tư cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học hiện đại phục vụ môn học. Từng bước hiện đại hóa các phương tiện dạy học trong nhà trường Tiểu học. * Trên đây là một số những biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn Luyện từ và câu mà tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy tại trường Tiểu học Tản Lĩnh. Song những kết quả chỉ là bước đầu không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, hội đồng khoa học cơ sở cũng như các bạn bè đồng nghiệp đóng góp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam kết đề tài này là do tôi tự viết, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ba Vì, ngày 12 tháng 5 năm 2013 Tác giả Đoàn Thị Lan LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi gặp rất nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban lãnh đạo nhà trường, bạn bè đồng nghiệp đã giúp tôi thực hiện đề tài trong thời gian ngắn nhất. Đến nay đề tài đã được hoàn thành. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo, đến tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, các bạn bè đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thiện đề tài này. Hi vọng rằng đây cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên và những ai quan tâm đến dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. Với điều kiện và khả năng của bản thân còn hạn chế, thời gian nghiên cứu không nhiều nên đề tài còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp. Tôi chân thành cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, Nhà xuất bản Giáo dục. - Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 2, Nhà xuất bản Giáo dục. - Trò chơi học tập Tiếng Việt 2, Nhà xuất bản Giáo dục. - Tìm hiểu vốn từ của học sinh Tiểu học - Tác giả Lê Phương Nga. - Phương pháp dạy học Tiếng Việt Tiểu học- Tác giả Lê Phương Nga - Tổ chức dạy Tiếng Việt theo phương pháp thực hành - Tác giả Phan Thiều - Hồng Hạnh. MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 Phần I: Mở đầu 2 2 Lí do chọn đề tài 2 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 4 Phạm vi nghiên cứu 3 5 Thời gian thực hiện đề tài 3 6 Phương pháp nghiên cứu 3 7 Phần II: Nội dung của đề tài 4 8 Chương I: Cơ sở khoa học Cơ sở lí luận Cơ sở thực tiễn 4 4 4 9 Chương II: Thực trạng trước khi thực hiện đề tài 1.Thuận lợi, khó khăn 2. Khảo sát thực tế 3. Số liệu điều tra 5 5 5 5 10 Chương III: Những biện pháp thực hiện I. Nội dung chương trình II. Những biện pháp chung III. Biện pháp từng phần IV . Kết quả thực nghiệm có so sánh đối chứng 6 6 6 7 21 11 Phần III: Kết luận và khuyến nghị 23 12 Lời cảm ơn 25 13 Tài liệu tham khảo 26 Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................... Ngày ... tháng ... năm 2013 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN. ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................... Ngày ... tháng ... năm 2013 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI. ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................... Ngày ... tháng ... năm 2013 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.doc