Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chữ viết cho học sinh Lớp 1

Chữ viết là sáng tạo kỳ diệu của con người. Sự xuất hiện của chữ viết đánh dấu một giai đoạn phát triển về chất của ngôn ngữ. Chữ viết và dạy chữ viết được mọi người quan tâm. việc thực hiện rèn kỹ năng viết chữ cho học sinh tiểu học đã được nhiều thế hệ thầy, cô giáo quan tâm, trăn trở, góp nhiều công sức cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy chữ viết. Tuy vậy vẫn còn có những học sinh viết sai viết xấu và viết chậm. Đều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập Tiếng Việt nói riêng, học các môn khác nói chung.

Học sinh lớp 1, ngay từ những ngày đầu tiên đi học ở trường Tiểu học còn nhiều bỡ ngỡ, rụt rè việc giúp các em làm quen với chữ viết thật là khó khăn, tay cầm bút còn vụng về, Sau mỗi tiết học tập viết, tôi cảm thấy đối với học sinh ở độ tuổi lớp 1 nếu cùng một lúc mà đòi hỏi các em vừa viết đúng, viết đẹp ngay là một điều khó có thể thực hiện được. Do vậỵ, đối với giáo viên cần phải có sự dạy dỗ công phu, nhiệt tình, tập trung xây dựng biện pháp rèn chữ viết cho phù hợp với lứa tuổi, để các em tiếp thu được một cách vững chắc, chúng ta cần được sự kết hợp với gia đình để được sự kèm cặp sát sao của phụ huynh học sinh, với ý chí không ngừng cố gắng, chăm rèn chữ viết của học sinh . Vậy để việc rèn chữ viết đẹp của từng học sinh, của tập thể lớp 1/1 có hiệu quả cao, trước tiên cần xây dựng được nề nếp và kỹ thuật viết chữ đúng đó là cơ sở để viết chữ đẹp và cũng chính là yếu tố có tính quyết định việc rèn chữ viết đẹp của các em trong suốt quá trình học tập.

doc 29 trang Thu Nga 30/03/2025 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chữ viết cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chữ viết cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chữ viết cho học sinh Lớp 1
nh thần, ý thức trong việc rèn chữ viết 
 */Luyện viết cho HS dự thi viết chữ đẹp các cấp:
 Qua 3 tuần học đầu tiên, tôi chọn ngay cho lớp một đội tuyển gồm khoảng 4,5 em, sau đó tôi lên kế hoạch về thời gian để rèn viết cho các em.Tiết cuối của các buổi học 2buổi /ngày khoảng thời gian 20 phút tôi luyện viết chuẩn lại các nét cơ bản, các con chữ một chữ cái, hai, ba chữ cái, cần uốn nắn sửa sai từng chữ vào vở của các em để các em có thức rèn viết ngay từ buổi ban đầu. 
Sau khi chọn ra đội tuyển HS viết chữ đẹp của lớp, tôi có kế hoạch bồi dưỡng như sau:
Yêu cầu phụ huynh chuẩn bị thêm:
-Chuẩn bị thêm vở tập viết tập 1và tập 2
 -Vở giấy trắng chất lượng cao, có kẻ ô rõ ràng để dùng viết bút mực không bị nhoè mực.
Đối với GV
 -Sưu tầm tài liệu, sách tham khảo về cách rèn chữ viết đẹp cho HS, bài dự thi viết chữ đẹp đạt giải. 
 Có kế hoạch về thời gian cụ thể ở trường, ở nhà.
 Giấy phô tô về kích cỡ, dòng kẻ theo vở tập viết. 
Biện pháp:
 Sau mỗi buổi học cả lớp luyện viết chữ theo chương trình còn những HS luyện viết chữ đẹp có nội dung luyện viết riêng GV chuẩn bị: Ví dụ : 
Viết vào vở chữ: l,h,m,n, mỗi chữ viết hai dòng chữ đứng nét đều, hai dòng chữ nghiêng có nét thanh nét đậm(Tất cả HS đều tự viết GV theo dõi giúp đỡ sửa sai)
Cuối giờ luyện viết, tuyên dương những bài viết đẹp, nhắc nhở những bài viết chưa đẹp và sai sót ở phần nào để các em tự sửa sai. 
Cứ tương tự như vậy luyện viết theo kế hoạch thời gian cụ thể; Khoảng 10 phút tiết cuối của thứ hai, thứ tư luyện viết chữ đứng nét đều theo mẫu vở tập viết.
 Khoảng 10 phút của thứ ba ,năm, sáu luyện viết chữ nghiêng có nét thanh, nét đậm vào vở giấy trắng (Bài viết minh hoạ ở phần lục lục)
Tóm lại: Muốn luyện viết đạt kết quả tốt HS phải nắm chắc về: 
*Chữ mẫu
*Cấu tạo của chữ
*Kĩ thuật viết chữ
II.2.4. Chữ mẫu của giáo viên:
Mỗi thầy, cô giáo được xem như là một tấm gương phản chiếu để học sinh soi rọi vào đó. Lứa tuổi của học sinh tiểu học là lứa tuổi hay “bắt chước” và làm theo mẫu, giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế đó, đặc biệt là ở lứa 
tuổi học sinh lớp Một. Người giáo viên phải coi trọng việc trình bày trên bảng là trang viết mẫu mực của mình cho học sinh noi theo. Do vậy mỗi giáo viên cần rèn luyện viết đúng, viết đẹp, viết rõ ràng và ngay ngắn là tiêu chí mà mọi giáo viên phải đặt ra và thực hiện bằng được trong từng giờ học.
Việc viết mẫu của giáo viên là một thao tác trực quan trên bảng lớp giúp học sinh nắm bắt được quy trình viết từng nét của từng chữ cái. Do vậy, giáo viên phải viết chậm, đúng theo quy tắc viết chữ vừa giảng giải, phân tích cho học sinh. Khi viết mẫu, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh nhìn thấy tay của giáo viên viết từng nét chữ. Khi viết, giáo viên vừa kết hợp giảng giải, phân tích: đưa bút như thế nào? Thứ tự các nét viết ra sao? Giáo viên cũng cần chú ý phân tích cả cách viết dấu phụ và dấu thanh. 
 Trong quá trình chấm chữa bài giáo viên chữa những lỗi học sinh sai phổ biến, hướng dẫn kỹ lại cách viết của chữ cái đó để học sinh khắc sâu cách viết một lần nữa. Cho cả lớp xem bài viết đẹp. Kịp thời động viên, khích lệ những học sinh có chữ viết tiến bộ. Tuyên dương những học sinh có bài viết đẹp. 
- Khi chấm bài giáo viên không chỉ chú ý đến việc chữa lỗi cho học sinh mà giáo viên cần phải kết hợp với lời phê chính xác mang tính khích lệ, chỉ bảo, luôn chứa đựng tình cảm và sự động viên để học sinh tự tin vào bản thân khi viết bài và nhận ra những tồn tại cần khắc phục. 
	VD: Đối với những bài học sinh viết đúng, đẹp: “ Bài của em viết đúng, nét chữ mềm mại cô rất thích - em cần phát huy nhé!”
	Hay đối với những bài học sinh viết chưa đúng nhưng đã có tiến bộ : “ Chữ viết của em đã có tiến bộ. Cô rất vui. Em cần cố gắng đều nhé!” 
Những nét chữ sai tôi nhận xét thật rõ và sau đó tôi viết mẫu cho các em những chữ viết sai để về nhà các em tập viết theo mẫu đó. 
II.2.5. Giáo viên kết hợp với cha mẹ học sinh và tổ chức tốt các phong trào thi đua
	Đặc điểm của lớp Một là các em nhanh quên vì vậy việc rèn luyện viết chữ đúng, đẹp cần được làm thường xuyên và liên tục. Ngoài sự dạy dỗ của cô ở lớp 
việc cha mẹ giúp đỡ con rèn chữ ở nhà là một việc làm rất quan trọng nên ngay buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã trao đổi rất kĩ tầm qua trọng của việc rèn chữ cho học sinh lớp Một và phổ biến cách dạy các cháu ở nhà cho thống nhất với giáo viên ở lớp. Một mặt nữa tôi luôn chú ý bồi dưỡng lòng say mê và quyết tâm rèn chữ viết cho học sinh thông qua các phong trào thi đua theo tuần, theo chủ điểm và kết hợp với hội cha mẹ học sinh thời khen thưởng kịp thời. 
	VD: Mỗi tuần vào tiết sinh hoạt lớp tôi thường dành khoảng 10 phút để tổng kết đánh giá việc rèn chữ giữ vở của học sinh và tuyên dương những em có tiến bộ. Ngoài việc phát động phong trào thi đua tôi còn giới thiệu các bài viết đẹp, các trang viết đẹp của học sinh trong buổi họp cha mẹ học sinh để cha mẹ các em cùng thi đua rèn luyện cho con em mình. 
II.3. Thực nghiệm.
Tiết day minh họa:
 TẬP VIẾT
Tiết 3: lễ cọ bờ hổ
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng các chữ:mơ, do, ta , thơ, thợ mỏ kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập 1
- Hs tích cực học tập
II. ĐỒ DÙNG:
 Chữ viết mẫu – bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động của gv
1. Kiểm tra bài cũ: 5p
- Hs viết bài : e, b
- Cả lớp quan sát và nhận xét 
- Gv đánh giá.
2.Bài mới: 30p
a.Giới thiệu: (Gv nêu và ghi đầu bài).
b.Hướng dẫn cách viết:
- Gv giới thiệu chữ viết mẫu.
- Gv viết mẫu lần 1.
- Gv viết mẫu lần 2 vừa viết vừa hướng dẫn.
+ Chữ lễ: Có chữ cái l cao 5 ô li, nối liền với ê, dấu ngã được đặt trên ê.
+ Chữ cọ: Gồm có chữ c nối liền nét với chữ o, dấu nặng dưới chữ o.
+ Chữ bờ: Gồm có chữ b nối liền với chữ ơ , dấu huyền trên chữ ơ.
+ Chữ hổ: Gồm chữ h cao 5 ô li nối với chữ ô, dấu hỏi trên chữ ô.
- Cho hs viết vào bảng con.
- Giáo viên quan sát.
c. Thực hành:
- Hướng dẫn viết vào vở tập viết.
- Gv quan sát sửa sai.
3.Củng cố, dặn dò: 5p
- Cho hs nêu lại cách viết chữ b.
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn hs về nhà luyện thêm vào bảng con.

Hoạt động của hs
- 2 hs viết bảng.
- Học sinh quan sát và nhận xét.
- Hs nghe và quan sát 
lễ lễ lễ
cọ cọ cọ
bờ bờ bờ
hổ hổ hổ
- Học sinh viết vào bảng con. 
- Mở vở viết bài .
TẬP VIẾT
Tiết 8
XƯA KIA,MÙA DƯA,NGÀ VOI,GÀ MÁI

A/Mục tiêu: 
HS nắm được: -Kĩ thuật viết các từ : xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái.
 -Viết đúng ,viết đẹp, đảm bảo thời gian
 -Trình bày bài viết sạch sẽ
B/Đ D D H
HS: Vở tập viết 1 tập 1
Bút chì ,tẩy
GV Bài viết mẫu của HS năm trước
-Mẫu các từ GV chuẩn bị trước
-Bảng phụ có kẻ ô dành cho luyện viết
C/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1 KTBC(5 phút) 
 HĐ2:Bài mới : (25phút) 
 Hướng dẫn HS quan sát chữ mẫu (10phút)
GV đính lên bảng từ “xưa kia”
GV hỏi:Từ“xưa kia”được viết mấy chữ? 
Chữ “xưa” được viết mấy con chữ? 
Chữ “kia’
Về độ cao của từng con chữ được viết
 như đã học
Viết chữ xưa cách chữ kia là bao con 
chữ 
Viết từ“xưa kia”này cách từ“xưa kia” kia là bao nhiêu con chữ o?(con chữ o được viết cao 2 li rộng 1li 5 theo mẫu vở tập viết)
Hướng dẫn các từ còn lại (TT)
Hướng dẫn HS viết bảng con(5 Phút)
Hướng dẫn HS viết bài vào vở (15phút)
* Trước khi HS luyện viết bài vào vở GV hướng dẫn về tư thế ngồi viết : Ngồi thẳng, không tỳ ngực vào bàn, mắt cách vở 20-25 cm.
Tay phải cầm bút, tay trái tỳ nhẹ lên mép vở để giữ.
Hai chân để song song thoả mái
GV viết bảng, HS viết bài vào vở.
Sau mỗi dòng GV dừng viết để kiểm tra lại phần bài viết HS vừa viết, GV kịp thời uốn nắn, sửa sai.
Cứ tương tự hướng dẫn HS hoàn thành bài viết.
GV chấm một số bài viết
Nhận xét bài viết
Dặn dò: (3 phút)
Nhận xét giờ học, về nhà viết 
 -Vở tập viết, Đồ dùng học tập
-HS quan sát
- Từ”xưa kia”được viết hai chữ
 Chữ “xưa’ và chữ “kia”
- Chữ ‘xưa“viết 3 con chữ: x,ư,a
 - Chữ “kia” viết 3 con chữ : k,i,a
-Viết chữ “xưa”cách chữ “kia”là một con chữ o
-Từ “xưa kia” này cách từ “xưa kia” là hai con chữ o
- HS viết bảng con: xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái
- HS bắt đầu viết bài vào vở
5 dòng cây dừa, 5 dòng nhà ngói

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
 	1. Học sinh :
	Qua một thời gian áp dụng, tôi thấy học sinh lớp có những chuyển biến rõ rệt về chữ viết. Viết nắn nót, cẩn thận đã thành thói quen của học sinh. Các em luôn tự giác trong học tập, sách vở luôn giữ sạch đẹp. Phong trào “vở sạch - chữ đẹp” của lớp luôn được Ban thi đua đánh giá cao. Vở viết của học sinh đảm bảo chất lượng, chữ viết đúng mẫu, tốc độ viết đúng quy định. 
* Kết quả cụ thể
Từ những biện pháp trên lớp tôi đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:
	Tháng 9:
Tổng số vở
Vở lại A
Vở lại B
34 quyển
10 quyển
24 quyển
	
	Trong tháng 9 này các em mới làm quen với tư thế ngồi viết, cách cầm bút vì vẫn còn hay quên nên một số em chữ viết còn tẩy xóa nhiều, vở còn bị quăn góc, các chữ còn sai nhiều về độ cao, khoảng cách và các nét chữ cũng như các điểm đặt bút, điểm dừng bút chưa đúng nên chất lượng chữ viết cũng như chất lượng vở sạch chữ đẹp còn thấp.
 	Tháng 10:
Tổng số vở
Vở lại A
Vở lại B
34 quyển
20 quyển
14 quyển
	
Sau một tháng áp dụng các biện pháp giúp học sinh có nề nếp và kĩ thuật viết chữ đúng cho các em chất lượng chữ viết của các em có nhiều tiến bộ. Đa số các em đã biết ngồi viết đúng tư thế, cầm bút đúng cách nên chữ viết của các em đã tiến bộ rõ rệt. Số lượng vở loại A và B tăng, vở loại C giảm nhiều. Một số em khi mới vào học và nhất là đến giờ tập viết rất ngại học nhưng từ khi các em nắm được các kĩ thuật viết chữ đúng các em đó hồ hởi và phấn khởi hơn khi học tập viết, và 
từ tâm lí vui vẻ khi học mà các em đã tiến bộ rất nhiều, chữ của các em đã viết đúng kĩ thuật, đẹp dần lên. Trong bài kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt lớp tôi đã đạt 100 % trên trung bình.
	Tháng 11:
Tổng số vở
Vở lại A
Vở lại B
34 quyển
30 quyển
4 quyển
	
	Trước sự tiến bộ của các em tôi rất vui mừng và tiếp tục áp dụng những biện pháp trên và thật sự vui mừng khi thấy chữ viết của các em ngày càng tiến bộ và kết quả chấm vở sạch chữ đẹp của các em vở được xếp loại A và B tăng vở xếp loại C chỉ còn có 2 em. Chữ viết của các em đã thẳng hàng ngay ngắn trên các dòng kẻ, ngoài ra các em đã có thói quen ngồi viết đúng tư thế, cầm bút, để vở đúng cách, nhờ đó mà mà các em đã dần hình thành được kĩ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và một số em đã biết viết nhanh, viết đẹp.
2. Giáo viên:
Qua quá trình dạy học và kết hợp những biện pháp rèn nề nếp và kĩ thuật viết chữ đúng cho học sinh lớp 1/1 bản thân tôi thấy chữ viết của các em ngày một tiến bộ đúng và đẹp dần lên, các em có hứng thú hơn trong mỗi giờ học chính những điều đó đã động viên và khích lệ những người làm nghề dạy học như tôi thêm yêu nghề mến trẻ hơn. Để chữ của giáo viên là những “khuôn vàng thước ngọc” cho các em học sinh noi theo thì bản thân mỗi giáo viên cũng phải rèn luyện thường xuyên để chữ viết của mình là những chữ mẫu cho các em học tập.
IV. KẾT LUẬN
 Qua việc thực hiện một số biện pháp và giải pháp về việc rèn chữ viết cho HS lớp 1 trường Tiểu học Quyết Thắng đã nêu trên, tôi thấy việc rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1c nói riêng là vô cùng quan trọng mà tập thể lớp 1 đã thực hiện thành công.Vậy chúng ta cần phải duy trì luyện tập thường xuyên và phát huy cao hơn nữa. 
 - Chữ viết sạch, đẹp còn tạo điều kiện cho các em học tốt các môn học khác.
 - Trong khi tập viết, học sinh được hoạt động cá nhân nhiều, phát huy được tính tích cực chủ động tự giác của các em để hoàn thành bài học.Với phương tiện hoạt động đúng mức sẽ góp phần hình thành nhân cách cho các em. Cũng từ đó, xây dựng được tính cẩn thận, tính kỷ luật và thẫm mĩ, sau này các em trở thành người có ích cho xã hội.Trong nhà trường, việc dạy cho HS rèn chữ viết đúng, viết đẹp cần được coi trọng từ lớp 1đến các lớp trên. 
V. KIỄN NGHỊ
1. Đối với quý cấp trên :
- Cần nâng cao chất lượng vở tập viết (giấy quá mỏng, học sinh viết bị nhòe nên các em phải viết bút bi)
- Vở tập viết nên in trên giấy vở ô li để học sinh viết chuẩn hơn (hiện nay vở tập viết chỉ có dòng kẻ ngang)
- Hiện nay có vở ô li có mẫu chữ sẵn rất phù hợp với yêu cầu rèn chữ viết cho học sinh nhưng cần cải tiến thêm: nên có 3- 4 dòng chữ để học sinh tô sau đó các em viết tiếp xuống dưới.(đối với chữ nhỏ việc làm này sẽ rất hiệu quả vì các em sẽ xác định được rõ độ rộng, hẹp, độ cao của từng chữ.)
2. Đối với giáo viên :
- Không ngừng nâng cao chất lượng chữ viết của mình để mỗi chữ giáo vên viết ra sẽ làm khuôn mẫu cho các em học sinh noi theo. Chữ của giáo viên khi chữa bài, chấm bài cũng được học sinh quan sát như một loại chữ mẫu, vì thế, giáo viên cần có ý thức viết chữ đẹp, đúng mẫu, rõ ràng. 
- Kết quả việc rèn chữ viết cho học sinh không phải ngày một, ngày hai mà có được. Mà đó là kết quả của một quá trình dày công khổ luyện của cả thầy và trò, dưới sự dìu dắt, chăm sóc tận tình của các thầy giáo, cô giáo chính vì vậy mà mỗi thầy cô hãy luôn mang trong mình bầu nhiệt huyết, lòng nhiệt tình, sự kiên trì. Sự 
nhiệt tâm, chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công của giờ dạy của giờ tập viết.
- Giáo viên cần thường xuyên gặp gỡ với phụ huynh học sinh nhất là đối với những em viết hay bị mắc lỗi để trao đổi và thống nhất cách dạy các em ở nhà cùng với cách dạy của cô ở trên lớp để phụ huynh biết và giúp đỡ con em mình luyện viết ở nhà tốt hơn.
3. Đối với phụ huynh học sinh :
- Các bậc phụ huynh hãy tạo cho con em mình điều kiện vật chất tốt nhất có thể được và tạo cho các em có tâm lý vui vẻ nhất khi bước chân đến lớp.
- Phụ huynh cần trao đổi với giáo viên để có cách dạy các cháu ở nhà thống nhất với giáo viên ở lớp.
Trên đây là một vài biện pháp nhỏ mà bản thân tôi đã rút ra qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy ở lớp mình để rèn nề nếp và kĩ thuật viết chữ đúng cho các em. Kính mong lãnh đạo các cấp cùng quý đồng nghiệp góp ý để bản thân tôi rút kinh nghiệm, học hỏi và áp dụng vào giảng dạy được tốt hơn.	
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Người thực hiện
 Nguyễn Thị Phượng
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Mẫu chữ tập viết trong chương trình giảng dạy( chữ viết thường)
-Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III( 2003-2007)tập II
- Vở tập viết 1,2 lớp 1,2( nhà xuất bản giáo dục
MỤC LỤC
1.Tên đề tài.....................................................Trang 1
2. Đặt vấn đề...................................................Trang 2-3
3. Cơ sở lý luận................................................Trang 3
4. Cơ sở thực tiễn..............................................Trang 3-4
5. Nội dung nghiên cứu.....................................Trang 6-25
6. Kết quả nghiên cứu........................................Trang 25-26
7. Kết luận.............................................................Trang 27
8. Kiến nghị..........................................................Trang 27
9. Tài liệu tham khảo...........................................trang 29
10. Mục lục.......................................................Trang 30

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chu_viet_cho_hoc_sinh.doc