Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5

Tiếng Việt là một môn học quan trọng đối với bậc Tiểu học. Qua môn học này giúp học sinh biết đọc thông viết thạo, biết sử dụng từ ngữ một cách chuẩn xác và có kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Những kiến thức của môn học Tiếng Việt là tiền đề, là cơ sở cho học sinh tiếp cận với các môn học khác. Việc dạy và học Tiếng Việt trong nhà trường luôn được chú trọng ngay từ lớp đầu cấp. Đặc biệt là công tác phát hiện và bồi dưỡng những mầm non năng khiếu Tiếng Việt đã và đang được các nhà trường rất quan tâm. Trong thời đại hiện nay - thời đại của sự bùng nổ công nghệ thông tin, đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển thì việc dạy và học môn học này càng trở nên cần thiết. Học tốt môn Tiếng Việt sẽ bồi dưỡng cho các em học sinh tình yêu quê hương đất nước, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và bản sắc văn hoá dân tộc.

Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5 là một nhiệm vụ rất quan trọng, lớn lao, khó khăn, nặng nề nhưng rất đỗi vinh dự. Học sinh giỏi thường là học sinh có tố chất đặc biệt - khác các học sinh khác về kiến thức, khả năng cảm thụ văn chương, khả năng tư duy và khả năng làm văn. Tuy nhiên theo chỉ thị 5105/CT-BGDĐT, ngày 03/11/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm đối với giáo dục Tiểu học, nhà trường và giáo viên cấp Tiểu học không được tổ chức dạy thêm và học thêm dưới bất cứ hình thức nào. Như vậy có nghĩa là nhà trường và giáo viên cấp Tiểu học sẽ không được tổ chức những buổi bồi dưỡng tập trung dành cho học sinh giỏi. Để giúp học sinh năng giỏi phát huy được năng lực học tập của mình đồng thời trang bị thêm cho các em những kiến thức, kĩ năng cần thiết để tham gia cuộc thi năng khiếu do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện nhà tổ chức hằng năm thì việc bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng nâng cao cho các em thông qua các tiết học trên lớp và thông qua một số hoạt động ngoài giờ lên lớp là hết sức cần thiết.

Qua một số năm giảng dạy và làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở khối lớp 5, tôi đã rút được một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi. Qua chuyên đề này, tôi mạnh dạn đưa ra trao đổi cùng đồng chí, đồng nghiệp để được góp ý nhằm làm cho kinh nghiệm bồi dưỡng của mình ngày càng hoàn thiện hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

doc 21 trang Thu Nga 16/04/2025 110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5
 nhà, cần động viên gia đình các em quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các em như mua sắm đầy đủ các loại sách tham khảo, sắp xếp thời gian học cho con em mình một cách hợp lí, thường xuyên giúp đỡ, kiểm tra việc học tập của các em nhưng cũng không bắt các em học quá nhiều gây ra sự quá tải cho các em. 
Thường xuyên trao đổi với cha mẹ các em về tình hình học tập, những mặt 
mạnh hay hạn chế của các em để cùng với gia đình giúp các em tiếp tục phát huy những mặt tích cực của mình và khắc phục những hạn chế đó. 
Việc tự học, tự bồi dưỡng ở nhà muốn đạt hiệu quả cao, các em cần có một số loại sách tham khảo, vì sách tham khảo là cẩm nang không thể thiếu trong việc mở mang kiến thức. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sách tham khảo về môn Tiếng Việt lớp 5. Bên cạnh những quyển sách hay, biên soạn những kiến thức nâng cao nhằm phát huy năng lực của học sinh thì cũng có những quyển sách ngoài bìa thì ghi là sách bồi dưỡng hay nâng cao nhưng thực ra nội dung bên trong chỉ gồm những kiến thức cơ bản hoặc là phần bài giải của sách giáo khoa. Điều này đã gây ra sự lúng túng cho không ít cha mẹ các em khi chọn mua sách tham khảo cho con em mình vì phần nhiều cha mẹ các em không có sự hiểu biết chuyên sâu về kiến thức, kĩ năng nâng cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5.
Nhằm giúp đỡ cha mẹ học sinh trong việc trang bị sách tham khảo cho con em mình, tôi đã cố gắng tìm kiếm, sưu tầm một số quyển sách tham khảo hay, rồi động viên cha mẹ các em tìm mua hoặc phô tô làm tài liệu tham khảo cho các em. Đối với những em có hoàn cảnh khó khăn, tôi tặng sách hoặc cho các em mượn sách để học, để đọc.
Sau đây là danh sách một số tài liệu tham khảo rất cần cho việc tự học, tự nghiên cứu của học sinh mà các đồng chí, đồng nghiệp hay các bậc cha mẹ học sinh, các em học sinh có thể tham khảo: 
Stt
Tên sách
Tên tác giả
Tên nhà xuất bản
1
Phát triển và nâng cao TV5
Phạm Thành Công
Đại học Quốc gia HN
2
Phát triển và nâng cao TV4
Phạm Văn Công
Đại học Sư phạm
3
Luyện từ và câu TV5
Lê Phương Liên
Đại học sư phạm
4
Vở bài tập nâng cao từ và câu lớp 5
Lê Hữu Thỉnh
Đại học sư phạm
5
Tuyển tập đề thi HSG bậc Tiểu học môn Tiếng Việt
Lê Hữu Thỉnh
NXB Giáo dục
6
35 Đề ôn luyện Tiếng Việt 5
Lê Phương Nga
NXB Giáo dục
7
196 bài văn mẫu lớp 5
Nguyễn Thị Kim Dung
Đại học Quốc gia HN
8
Rèn kĩ năng tập làm văn lớp 5
Lê Anh Xuân
NXB Giáo dục
9
Bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ văn học lớp 4, 5
Hồ Thị Vân Anh
NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
10
175 bài văn mẫu lớp 5
Võ Hồng Anh
Đại học sư phạm
Để định hướng học sinh ôn tập những kiến thức thức trọng tâm đã học, tôi hướng cho các em cùng làm các dạng bài tập của cùng một số loại sách tham khảo để khi đến lớp các em dễ dàng trao đổi với bạn, với cô giáo những vấn đề khúc mắc mà mình chưa hiểu, chưa biết cách làm.
Đối với các dạng bài tập của phần chính tả, luyện từ và câu, các em cần biết lựa chọn những bài tập tự làm theo khả năng của mình. Nếu gặp bài nào khó, có thể hỏi người thân hoặc hỏi bạn, hỏi cô để được hướng dẫn, giúp đỡ.
Để nâng cao năng lực làm văn hay cảm thụ văn học, các em phải dành nhiều thời gian để đọc các bài tham khảo, các bài văn mẫu, đọc càng nhiều càng tốt. Vì muốn làm văn hay, cảm thụ văn học tốt chỉ có thể đọc sách tham khảo nhiều để học hỏi cái hay, cái đẹp trong cách dùng từ đặt câu, dựng đoạn, cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ của tác giả. Khi đọc, nên ghi vào sổ nhật kí của mình những hình ảnh, những chi tiết mình cho là hay, là đặc sắc để mà nhớ, mà học tập. 
Nhằm giúp các em rèn kĩ năng viết văn, ngoài việc hướng dẫn học sinh làm tốt các bài bài văn trong chương trình học, tôi luôn động viên các em tự chọn thêm những đề văn khác thuộc về những chủ điểm đã học để làm ở nhà, sau đó nộp lại cho tôi để tôi nhận xét, góp ý, giúp các em hoàn thiện bài viết của mình.
Tôi luôn động viên các em mạnh dạn trao đổi với cô giáo, với bạn bè những khó khăn khi tự học ở nhà để được giúp đỡ. 
	b.5. Bồi dưỡng qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
	b.5.1. Tổ chức tốt câu lạc bộ Tiếng Việt ở lớp.
	Theo sự chỉ đạo của Liên đội, trong năm học, mỗi lớp tổ chức cho học sinh tham gia các câu lạc bộ mà mình yêu thích. Ngay từ đầu năm học, tôi đã động viên những học sinh có năng khiếu về Tiếng Việt và những học sinh yêu thích môn học này cùng tham gia câu lạc bộ Tiếng Việt và hướng dẫn các em tổ chức thực hiện tốt việc sinh hoạt câu lạc bộ, cụ thể: 
	Hướng dẫn bầu ban chủ nhiệm (2 bạn), thư kí (1 bạn) của câu lạc bộ: Định hướng để các em bầu chọn những bạn học giỏi, mạnh dạn, có uy tín làm chủ nhiệm và thư kí vì các bạn đó biết cách điều hành câu lạc bộ hoạt động hiệu quả. Và ban chủ nhiệm, thư kí thì nên bầu luân phiên nhau, mỗi tháng bầu mới một lần để nhiều bạn được tham gia làm chủ nhiệm hay thư kí, qua đó giúp nhiều bạn phát huy được tính tích cực, chủ động, khả năng lãnh đạo của mình.
	 Thời gian sinh hoạt câu lạc bộ: Linh hoạt bố trí thời gian để câu lạc bộ của các em sinh hoạt đều đặn vào tiết hoạt động tập thể sáng Thứ 2 của tuần thứ 2, thứ 3 trong mỗi tháng. Mỗi lần sinh hoạt chừng 15 – 20 phút.
	Nội dung sinh hoạt: Nội dung sinh hoạt phải có chất lượng, không lan man, dàn trải, cần định hướng cho các em mỗi lần nên chọn một nội dung đã học hoặc đang học để sinh hoạt. Ví dụ tuần này chọn Luyện từ và câu, tuần tiếp theo thì chọn Tập là văn, tuần tiếp theo nữa thì chọn Tập đọc,. Mỗi thành viên trong câu lạc bộ đều phải chuẩn bị một bài tập, một câu hỏi thuộc nội dung những phân môn đã học, đang học mà mình cảm thấy khó cần đem ra để trao đổi với các bạn trong câu lạc bộ. Các thành viên phải nộp bài tập hoặc câu hỏi cho ban chủ nhiệm trước một ngày, các thành viên trong ban chủ nhiệm sẽ trao đổi với nhau nhằm lựa chọn một số câu hỏi hay bài tập phù hợp (vừa có kiến thức cơ bản cho những bạn học yếu hay trung bình, vừa có kiến thức nâng cao cho các bạn khá giỏi) để trong buổi sinh hoạt đưa ra cùng thảo luận. Những câu hỏi, bài tập nào khó, các thành viên đều không giải đáp được, trong giờ sinh hoạt, các em sẽ trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để được giúp đỡ, hướng dẫn.
	Ban chủ nhiệm tự lên kế hoạch và điều hành hoạt động của câu lạc bộ, tôi chỉ theo dõi để nhắc nhở, động viên các em sinh hoạt nghiêm túc, đạt hiệu quả cao. Tôi cũng hướng dẫn, giúp đỡ để các em thường xuyên thay đổi hình thức sinh hoạt nhằm cuốn hút được tất cả các thành viên. Mỗi tuần các em thay đổi cách sinh hoạt một lần. Tuần này thì các tổ chức thảo luận để cùng nhau tìm cách giải đáp cho những câu hỏi hay, những bài tập khó. Tuần khác thì các em tiến hành trò chơi nhằm mục đích vừa chơi vừa học. Nhờ vậy mà sau một thời gian sinh hoạt, các em đã mạnh dạn và tự tin hơn rất nhiều. Những em học trung bình hay yếu đã biết bày tỏ ý kiến của mình trước tập thể. Những em khá, giỏi tỏ ra rắn rỏi, biết đem khả năng, hiểu biết của mình ra giúp đỡ những bạn học yếu hơn. Các em cùng nhau trao đổi, thảo luận để tìm cách giải đáp những bài tập khó, những câu hỏi hay. Khả năng học tập Tiếng Việt của các em nhờ vậy mà có phần tiến bộ đáng kể. Các em yêu thích môn Tiếng Việt hơn, động viên nhau chuẩn bị tốt bài trước khi đến lớp, trong giờ học thì tích cực, chủ động xây dựng bài. 
	Để động viên các em trong câu lạc bộ sinh hoạt đạt hiệu quả, tôi thường nêu gương, tuyên dương những em hoạt động tích cực trước lớp và cuối tháng đều dành những phần quà nhỏ như là cây bút, quyển vở để tặng cho em đó. 
b.5.2. Phát động các phong trào thi đua theo từng chủ điểm
Góp phần bồi dưỡng năng lực học tập môn Tiếng Việt cho học sinh trong lớp nói chung và học sinh giỏi Tiếng Việt nói riêng, có thể tổ chức cho lớp tham gia những cuộc thi, những trò chơi có nội dung phù hợp với các chủ điểm trong từng tháng. Ví dụ: 
Để chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt nam 22/12, tôi đã phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh phát động phong trào viết thư, làm thơ hoặc làm văn gởi các chú bộ đội ngoài hải đảo xa xôi. 
Những học sinh giỏi Tiếng Việt đều bắt buộc phải có bài viết của mình, những học sinh khác trong lớp có thể tham gia nếu các em thích. Để động viên các em hưởng ứng tốt phong trào, tôi hứa sẽ trao phần thưởng cho những bạn nào có bức thư, bài văn hoặc bài thơ hay. Tôi cho các em thời gian vài ba tuần để viết bài, sau đó nộp lại cho cô giáo. Bài viết của các em được tôi nhận xét, đánh giá, góp ý những, sửa chữa rất kĩ. Tại buổi sinh hoạt lớp tuần thứ 3 trong tháng 12, tôi công bố và đọc cho cả lớp nghe những bài viết hay được chọn gởi cho các chú bộ đội, rồi tuyên dương và trao phần thưởng là vở hoặc bút cho những em có bài viết đó. Tôi cũng chuẩn bị bì thư và địa chỉ của các chú bộ đội cho những em có bài được chọn trực tiếp ghi địa chỉ của mình, của các chú bộ đội lên bì thư để gởi cho các chú bộ đội đang ngày đêm canh gác ngoài đảo khơi.
Qua phong trào này, vừa tạo động lực để thúc đẩy các em thi đua nhau phát huy năng lực viết văn, viết thư hoặc làm thơ của mình, vừa tác động mạnh mẽ đến các em tình yêu biển đảo, lòng biết ơn các chú bộ đội. 
	c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
	Để vận dụng thành đề tài này vào giảng dạy trong các giờ học Tiếng Việt và một số hoạt động ngoài giờ lên lớp, thì giáo viên cần phải có sự đầu tư về thời gian, công sức. Giáo viên phải dành nhiều thời gian nghiên cứu bài để chuẩn bị nội dung và hình thức bồi dưỡng cho phù hợp. Học sinh phải thực sự yêu thích môn học và tích cực, tự giác trong học tập.	
	d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
	Các biện pháp đưa vào đề tài này phù hợp với đặc trưng của bộ môn, với đặc điểm tâm sinh lí học sinh. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau, giúp cho việc bồi dưỡng năng lực học sinh giỏi Tiếng Việt trong lớp đạt hiệu quả cao hơn. Trong quá trình vận dụng đề tài, tùy vào tình hình thực tế của lớp học để tiến hành các biện pháp, các hình thức bồi dưỡng sao cho phù hợp, nhằm tạo hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh.
	e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
* Kết quả khảo nghiệm:
Việc vận dụng đề tài này vào thực tế lớp 5B trong thời gian qua đã tác động tích cực đến tinh thần, thái độ học tập môn Tiếng Việt của học sinh trong lớp nói chung và học sinh giỏi nói riêng, dẫn đến chất lượng học tập của học sinh đối với môn học này được nâng lên rõ rệt. Số lượng và chất lượng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ngày càng tăng, nhiều em đã có sự tiến bộ vượt bậc. Các em học sinh giỏi đều nắm vững và vận dụng thành thạo các kiến thức, kĩ năng về Tiếng Việt đã học để làm tốt một số dạng bài tập nâng cao. Các em đã biết cảm thụ cái hay, cái đẹp, cái sáng tạo trong các bài thơ, bài văn một cách sâu sắc; biết dùng từ đặt câu, dựng đoạn, viết bài văn lôgic, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. 
Lực học của học sinh lớp 5B được xem là yếu nhất trong khối, nhiều năm liền không có học sinh tham gia các cuộc thi học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện. Nhưng với sự nổ lực của bản thân trong công tác chủ nhiệm, trong giảng dạy và đặc biệt là trong việc vận dụng đề tài vào thực tế lớp học, nên năm học này đã có một số em tham gia cuộc thi học sinh giỏi Tiếng Việt cấp trường và đạt được kết quả tương đối cao, cụ thể:
Giải nhất: 1 em; Giải nhì: 1 em;
Giải khuyến khích: 2 em; Công nhận: 3 em
1 em được chọn để dự thi cấp huyện.
* Giá trị khoa học: Đề tài vận dụng vào thực tế giảng dạy bước đầu đem lại kết quả tương đối khả quan, điều đó chứng tỏ đề tài có tính khả thi cao, và có thể áp dụng vào giảng dạy ở tất cả các lớp trong khối 5 tại đơn vị. Đề tài là cơ sở để bản thân tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi thêm các biện pháp, hình thức nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 hay một số môn học khác hoặc có thể làm tài liệu tham khảo cho những đồng chí đồng nghiệp nào muốn quan tâm đến vấn đề này. 
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 
nghiên cứu 
Với những nỗ lực và cố gắng rất nhiều, bản thân đã vận dụng đề tài vào 
thực tế lớp học trong năm học này và đạt được một số kết quả nhất định:
Góp phần phát huy năng khiếu, sở trường, tính chủ động, tích cực, sáng tạo của những học sinh giỏi môn Tiếng Việt.
Đáp ứng được nhu cầu học hỏi, muốn khám phá, chinh phục những kiến thức, kĩ năng nâng cao của đối tượng học sinh giỏi. Giúp các em mạnh dạn, tự tin vượt qua thử thách để dành được những thành quả xứng đáng trong học tập.
Góp phần nâng cao chất lượng dạy - học môn Tiếng Việt của lớp. 
Tạo hứng thú, lôi cuốn được nhiều học sinh yêu thích môn Tiếng Việt và không ngừng nổ lực phấn đấu để ngày càng học tốt, học giỏi môn Tiếng Việt.
Bản thân có thêm kinh nghiệm trong việc vận dụng các hình thức và các biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi ở các môn học. 
III. Phần kết luận, kiến nghị
III.1. Kết luận
Qua quá trình áp dụng đề tài: “Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5”, bản thân nhận thấy việc bồi dưỡng học sinh giỏi phải được tiến hành thường xuyên ở tất cả các môn học của tất cả các khối lớp là hết sức cần thiết. Bởi bồi dưỡng học sinh giỏi là chúng ta đang góp phần ươm mầm cho tài năng của đất nước, những “mầm non” ấy cần được quan tâm chăm sóc từ bé mới có thể phát triển thành cây “đại thụ”. Cũng như năng khiếu của các em, được thầy cô quan tâm, phát hiện và bồi dưỡng càng sớm thì các em càng phát huy huy được khả năng của mình. Bồi dưỡng năng khiếu góp phần giúp các em phát triển năng lực tư duy, phát triển trí tưởng tượng, khả năng diễn đạt mạch lạc, đặc biệt là tạo niềm vui, lòng say mê học tập cho các em. 
III.2. Kiến nghị
Đối với nhà trường: Nhà trường nên mua thêm các loại sách tham khảo về môn Tiếng Việt 5 để giáo viên và học sinh có thêm tài liệu phục vụ cho việc dạy và học.
Đối với cha mẹ học sinh: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để con em mình phát huy được năng khiếu, sở trường của mình đối với từng môn học; mua sắm đầy đủ đồ dùng, sách vở, sách tham khảo; sắp xếp thời gian học tập ở nhà hợp lí cho các em.
Đối với giáo viên: Cần dành thêm thời gian tìm tòi, nghiên cứu nhiều biện pháp, nhiều hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi để vận dụng ở nhiều môn học, nhiều khối lớp khác nhau nhằm phát huy tối đa năng lực, năng khiếu của học sinh.
 Krông Ana, tháng 3 năm 2015
 Người viết:
 Trần Thị Xuân Định
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Stt
Tên tài liệu
Tên nhà xuất bản
1
Sách giáo khoa Tiếng việt lớp 5 tập 1, tập 2
NXB Giáo dục
2
Sách giáo viên Tiếng việt lớp 5 tập 1, tập 2
NXB Giáo dục
3
Phát triển và nâng cao TV5
Đại học Quốc gia HN
4
Phát triển và nâng cao TV5
Đại học Quốc gia HN
5
Phát triển và nâng cao TV4
Đại học Sư phạm
6
Luyện từ và câu TV5
Đại học sư phạm
7
Vở bài tập nâng cao từ và câu lớp 5
Đại học sư phạm
8
Tuyển tập đề thi HSG bậc Tiểu học môn Tiếng Việt
NXB Giáo dục
9
35 Đề ôn luyện Tiếng Việt 5
NXB Giáo dục
10
196 bài văn mẫu lớp 5
Đại học Quốc gia HN
11
Rèn kĩ năng tập làm văn lớp 5
NXB Giáo dục
12
Bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ văn học lớp 4, 5
NXB Tổng hợp tp HCM
13
175 bài văn mẫu lớp 5
Đại học sư phạm

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG:
.........................................................................................................
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_boi_duong_nang_luc_ch.doc