Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ thuật xây dựng câu hỏi trong dạy, đọc hiểu thông qua bài soạn "Người mẹ hiền" ở Lớp 2

Nguyên tắc của việc dạy học phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Trong quan niệm dạy học mới , một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạocủa cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học.

Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học, giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phươngpháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin. Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kĩ năng, gắn với thực tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các PPDH tiên tiến, hiện đại; các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin. Ngoài việc nắm vững những định hướng đổi mới PPDH như trên, để có được những giờ dạy học tốt, cần phải nắm vững các kĩ thuật dạy học. Chuẩn bịvà thiết kế một giờ học cũng là một hoạt động cần có những kĩ thuật riêng.

docx 32 trang Thu Nga 28/04/2025 70
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ thuật xây dựng câu hỏi trong dạy, đọc hiểu thông qua bài soạn "Người mẹ hiền" ở Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ thuật xây dựng câu hỏi trong dạy, đọc hiểu thông qua bài soạn "Người mẹ hiền" ở Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ thuật xây dựng câu hỏi trong dạy, đọc hiểu thông qua bài soạn "Người mẹ hiền" ở Lớp 2
Rèn đọc đúng từ: Trốn học, lớp, ngồi dậy, tò mò, xuất hiện,....
Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
Hiểu nghĩa các từ ngữ : gánh xiếc, tò mò, lách, lấm lem,..
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân-> Nhóm -> Cả lớp
Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
Lưu ý giọng đọc cho học sinh.
Gọi HS đọc lần 2.
Học sinh đọc nối tiếp từng câu trước lớp.
Tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
* Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng: Trốn học, lớp, ngồi dậy, tò mò, xuất hiện,....
Chú ý phát âm đối tượng học sinh còn lúng túng.
Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp
Học sinh lắng nghe, theo dõi.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
Trưởng nhóm điều hành HĐ chung của nhóm.
+ HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.
Học sinh luyện từ khó (cá nhân, cả lớp).
HS chia sẻ đọc từng câu trước lớp (2
3 nhóm).
+ Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài trước lớp
Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài kết hợp giải nghĩa từ và luyện đọc câu khó.
Học sinh hoạt động theo cặp, luân
Giải nghĩa từ: xúc động, hình phạt, lễ phép
GV giải nghĩa thêm từ: lễ phép ( có thái độ, cử chỉ, lời nói kính trọng người trên).
Giáo viên hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp
* Dự kiến một số câu: ( treo bảng phụ)
+ Đến lượt Nam đang cố lách ra / thì bác bảo vệ vừa tới/, nắm chặt hai chân em :// “ Cậu nào đây?// Trốn học hả
?// ” Nam vùng vẫy.//
Nhận xét, chỉnh sửa.
Học sinh thi đọc giữa các nhóm.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc.
Yêu cầu học sinh nhận xét.
Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các nhóm
g. Đọc toàn bài.
Yêu cầu học sinh đọc.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
phiên nhau đọc từng đoạn trong bài.
Học sinh chia sẻ cách đọc.
Mỗi em đọc 1 câu cho đến hết bài.
Các nhóm thi đọc
Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
Lắng nghe.
Học sinh nối tiếp nhau đọc lại toàn bộ bài tập đọc.
TIẾT 2
Hoạt động tìm hiểu bài: (20 phút)
Mục tiêu:
- Học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện cho ta thấy lòng yêu thương học sinh vô bờ bến của cô giáo đối với học sinh
Cách tiên hành:
Giáo viên giao nhiệm vụ (Câu hỏi cuối bài đọc)
Yêu cầu trưởng nhóm điều hành chung.
Giáo viên trợ giúp nhóm đối tượng M1, M2
Trưởng ban học tập điều hành hoạt động chia sẻ trước lớp
Mời đại diện các nhóm chia sẻ
- Đoạn 1:
Câu chuyện nói đến mấy người? Đó là những ai?
Đoạn 2:
+ Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào?
Đoạn 3 :
+ Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo đã làm gì?
Đoạn 4 :
+ Cô giáo làm gì khi Nam khóc?
Học sinh nhận nhiệm vụ
Trưởng nhóm điều hành hoạt động của nhóm.
HS làm việc cá nhân -> Cặp đôi-> Cả nhóm
Đại diện nhóm báo cáo
Dự kiến nội dung chia sẻ
* Có 4 người: Minh, Nam, bác bảo vệ, cô giáo
+ Chui đầu qua lỗ thủng bức tường
+ Cô giáo nhẹ nhàng kéo Nam lại rồi đỡ em ngồi dậy
+ Cô xoa đầu Nam vỗ về
+ Hai bạn đã nói gì với cô?
=> Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
+ Hai bạn xin lỗi cô
GV kết luận: Thầy cô giáo là người truyền giảng kiến thức cho ta, dạy dỗ ta nên người. Các em phải biết nhớ ơn, kính trọng và yêu quý thầy cô giáo.
Học sinh phải biết nhớ ơn, kính trọng và yêu quý thầy cô giáo.
Lắng nghe, ghi nhớ
Hoạt động đọc diễn cảm: (10 phút)
*Mục tiêu:
Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành:
4 em của mỗi nhóm tự chọn vai
Lớp lắng nghe, nhận xét
Học sinh bình chọn bạn đọc tốt nhất và tuyên dương
Lớp theo dõi
Học sinh lắng nghe
Giáo viên đọc mẫu lần hai
Hướng dẫn học sinh giọng đọc các nhân vật.
Chia lớp thành 3 nhóm, học sinh tự phân vai thi đọc toàn truyện
Yêu cầu học sinh nhận xét
Giáo viên nhận xét chung và cùng lớp bình chọn bạn đọc tốt nhất
Hoạt động vận dụng, ứng dụng ( 3 phút)
- Học sinh trả lời
+ Luôn kính trọng, lễ phép với thầy cô
- Hỏi lại tựa bài.
+ Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
Lắng nghe
- HS liên hệ.
giáo.
+ Học sinh trả lời theo ý kiến cá nhân
+ Trong câu chuyện em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
Liên hệ thực tiễn : Em đã làm gì để tỏ lòng kính trọng, nhớ ơn, yêu quý thầy cô giáo ?
- Giáo dục học sinh: Thầy cô giáo là người truyền giảng kiến thức cho ta, dạy dỗ ta nên người. Các em phải biết nhớ ơn, kính trọng và yêu quý thầy cô giáo.
Hoạt động sáng tạo (2 phút)
Sắm vai nhân vật cô giáo để thể hiện sự kính trọng, biết ơn cô giáo cũ.
Giáo viên nhận xét tiết học.
Dặn học sinh về luyện đọc và chuẩn bị bài: “Bàn tay dịu dàng”
Phân tích giáo án
Giáo án (thiết kế bài dạy) theo định hướng phát triển năng lực môn Tiếng việt ở tiểu học được thiết kế bằng việc tổ chức các hoạt động của thầy và trò. Đây là điểm ưu việt hơn so với giáo án truyền thống. Có thể có nhiều cấu trúc để thiết kế một kế hoạch dạy học (giáo án). Sau đây là một cấu trúc giáo án có các hoạt động và mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu của bài học:
+ Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về phẩm chất và năng lực.
+ Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được.
Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học.
+ GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, bảng phụ...), các phương tiện dạy học (máy chiếu, TV, đầu video, máy tính, máy projector...) và tài liệu dạy học cần thiết.
+ Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng
học tập cần thiết).
- Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy - học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:
+ Tên hoạt động ;
+ Mục tiêu của hoạt động;
+ Cách tiến hành hoạt động;
+ Thời lượng để thực hiện hoạt động;
+ Kết luận của GV về những phẩm chất và năng lực HS cần có sau hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng năng lực đã học để giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống...
- Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc HS cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ, hoạt động ứng dụng kết quả bài học vào cuộc sống (ở lớp, nhà, cộng đồng; có thể cùng bạn, gia đình, làng xóm, khối phố) hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới.
Mô tả giờ dạy
Hoạt động chuẩn bị cho một giờ dạy học đối với GV thường được thể hiện qua việc chuẩn bị giáo án. Đây là hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS nhằm đạt được những mục tiêu của bài học.
Căn cứ vào giáo án, có thể vừa đánh giá được trình độ chuyên môn và tay nghề sư phạm của GV vừa thấy rõ quan niệm, nhận thức của họ về các vấn đề giáo dục như: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, cách sử dụng PPDH, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách đánh giá kết quả học tập của HS trong mối quan hệ với các yếu tố có tính chất tương đối ổn định như: kế hoạch, thời gian, cơ sở vật chất và đối tượng HS. Chính vì thế, hoạt động chuẩn bị cho một giờ học có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, quyết định sự thành công của một tiết học.
Một giờ dạy học nên được thực hiện theo các bước cơ bản sau:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Kiểm tra tình hình nắm vững bài học cũ và những tri thức, kĩ năng đã học có liên quan đến bài mới.
Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới (soạn bài, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết).
Lưu ý: Việc kiểm tra sự chuẩn bị của HS có thể thực hiện đầu giờ học hoặc có thể đan xen trong quá trình dạy bài mới.
Tổ chức dạy và học bài mới
GV giới thiệu bài mới: nêu nhiệm vụ học tập và cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu bài học; tạo động cơ học tập cho HS.
GV tổ chức, hướng dẫn HS suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội nội dung bài học, nhằm đạt được mục tiêu bài học với sự vận dụng PPDH phù hợp.
Luyện tập, củng cố
GV hướng dẫn HS củng cố, khắc sâu những KT, KN, thái độ đã có thông qua hoạt động thực hành luyện tập có tính tổng hợp, nâng cao theo những hình thức khác nhau.
Các câu hỏi, nhiệm vụ học tập được giao cần biên soạn theo 3 mức độ: Tái hiện - Hiểu - Vận dụng nhằm giúp các đối tượng học sinh đều có thể tham
gia bài học theo khả năng của mình.
Đánh giá
Trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu bài học, GV dự kiến một số câu hỏi, bài tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn.
GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.
Hướng dẫn HS học bài, làm việc ở nhà
GV hướng dẫn HS luyện tập, củng cố bài cũ (thông qua làm bài tập, thực hành,...)
Mục tiêu:
GIÁO ÁN TRUYỀN THỐNG NGƯỜI MẸ HIỀN (2 tiết)
Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: nén nổi, cố lách, vùng vẫy, khóc toáng, lấm lem; Biết ngắt nghỉ hơi đúng, biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật. HS đọc hay.Hiểu nghĩa các từ mới: gánh xiếc, tò mò, lách, lấm lem, thập thò.
-Phát triển năng lực đọc đúng, đọc phân biệt lời nhân vật.
-Phát triển phẩm chất kính trọng các thầy cô giáo
Chuẩn bị:
GV: Tranh SGK, BP
HS: SGK
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
HĐ1: KĐ
* Quan sát tranh
HĐ2: Luyện đọc.
HS mở SGK/63,64- Lắng nghe.
Đọc nối tiếp từng câu trong bài
Đọc cá nhân, đồng thanh.
HS nối tiếp đọc từng đoạn.
Theo dõi, luyện đọc.
Đến ... lách ra / thì ... tới,/ nắm ... em // "Cậu vào đây. / Trốn học hả?" // Cô xoa đầu Nam / và ... vào,/ nghiêm giọng hỏi:
// "Từ nay ... nữa không?" //
HS đọc từ chú giải trong SGK:
Đọc theo nhóm.
Cá nhân giữa các nhóm đọc
lớp đọc đồng thanh

- GV GTB
GV đọc mẫu.
HDHS luyện đọc, giải nghĩa từ ngữ:
a) Đọc từng câu:
- HD đọc: nén nổi, cố lách, gánh xiếc, xấu hổ, nghiêm giọng hỏi..
Đọc từng đoạn trước lớp:
HDHS ngắt nghỉ hơi (BP) :
Giúp HS hiểu nghĩa từ ở SGK.
Giảng thêm: thì thầm, vùng vẫy.
Đọc từng đoạn trong nhóm.
Thi đọc giữa các nhóm
- Nhận xét

TIẾT 2
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
HĐ3: Tìm hiểu bài.
HS đọc thầm từng đoạn
Minh rủ Nam trốn học ra phố xem xiếc.
Chui qua chỗ tường thủng
HS đọc thầm đoạn 3.
Cô nói "Bác...lớp tôi". Cô đỡ em ...về lớp
* HS chia sẻ với bạn, chia sẻ trước lớp
* Cho HS đọc thầm bài.
Giờ ra chơi Minh rủ Nam đi đâu?
Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào?
* Cho HS đọc thầm Đ3.
- Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo làm gì?

Cô rất dịu dàng, yêu thương học trò.
Cô xoa đầu Nam an ủi.
Là cô giáo.
HĐ4: Luyện đọc lại.
Luyện đọc theo nhóm.
Các nhóm tự phân vai để đọc.
Các nhóm đọc thi.
Chọn nhóm đọc hay.
HS nêu ý kiến
HS nghe và ghi nhớ.
HĐ4: Củng cố, dặn dò.
Lớp hát bài "Cô và mẹ" của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
Việc làm của cô giáo thể hiện thái độ thế nào?
Cô giáo làm gì khi Nam khóc?
Người mẹ hiền trong bài này là ai?
* Luyện đọc lại.
Phân vai (Người dẫn chuyện, bác bảo vệ, cô giáo, Nam, Minh).
Thi đọc toàn truyện.
Vì sao cô giáo trong bài được gọi là "Người mẹ hiền"?
Nhận xét chung tiết học, dặn hs về nhà đọc lại bài để chuẩn bị tiết kể chuyện.

PHẦN KẾT LUẬN
Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài Kĩ thuật xây dựng câu hỏi trong dạy, đọc hiểu thông qua bài soạn “ Người mẹ hiền ” ở lớp 2, em thấy việc tổ chức dạy học đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực môn Tiếng Việt cho HS là rất cần thiết. Đó cũng là nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục tiểu học hiện nay. Qua đề tài này, em đã thu được một số kết quả sau:
Sáng tạo hơn, linh hoạt hơn trong việc tổ chức bài tập cho HS, không lệ thuộc vào SGK. Vận dụng phù hợp với thực tiễn để HS có cơ hội thực hành, vận dụng.
Dạy học phát huy tích tích cực, chủ động của HS. Giáo dục HS kĩ năng sống thông qua học tập, giao tiếp xã hội.
Nắm được phương pháp dạy học phát triển năng lực của HS, đó là:
+ Tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ
+ Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề
+ Gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn.
+ Tăng cường hoạt động trong nhóm.
Thay đổi cách đánh giá trong học tập đối với HS:
+ Không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá.
+ Chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau.
Kết luận
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học được xem như một nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục hiện đại trong xu thế đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay. Điểm khác nhau giữa cách dạy này so với các phương pháp dạy học trước đây là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây.
Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người.
Thiết nghĩ, với sự chủ động của GV trong việc tạo ra hệ thống câu hỏi, qua ứng dụng công nghệ thông tin, gắn với việc linh hoạt vận dụng các phương pháp thích ứng có tích hợp kiến thức cũ và mới, và nhất là sự chủ động đưa vào các cách thức giáo dục kĩ năng sống... chắc chắn hiệu quả giáo dục sẽ được cải thiện. Với học sinh, khi đã chuẩn bị kỹ bài ở nhà, đến lớp chủ động, tích cực xây dựng bài và nhất là chủ động trong việc rèn luyện, vận dụng thực hành, hiệu quả tiết học cũng sẽ khả quan và chất lượng được cải thiện.
Trong quá trình nghiên cứu và dạy thực nghiệm, mặc dù đề tài có tính khả thi rất cao và đã mang lại kết quả khả quan. Nhưng bên cạnh đó, đề tài còn một số tồn tại, em hy vọng sẽ được tiếp tục tìm hiểu kĩ hơn trong thực tế giảng dạy để có thể phát huy tốt nhất sự phát triển năng lực cho HS.
Do thời gian nghiên cứu ngắn, kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế, em mong được sự góp ý, chỉ bảo của các quý thầy cô giáo của khoa Giáo dục Tiểu
học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và các bạn đồng nghiệp.
Đề xuất- khuyến nghị
* Đối với học sinh: Các em cần quan tâm, xác định được tầm quan trọng của môn Tiếng Việt. Các em cần được động viên, khích lệ kịp thời, đúng lúc của mọi người để kích thích các em có nhiều cố gắng vươn lên trong học tập, đó chính là gia đình
nhà trường xã hội.
* Đối với giáo viên: Không ngừng học hỏi tìm tòi tích luỹ kinh nghiệm từ đồng nghiệp, từ thông tin, sách vở và từ chính học sinh.
+ Nắm chắc nội dung chương trình, ý đồ của sách giáo khoa, dạy sát đối tượng học sinh, lựa chọn phương pháp hình thức tổ chức phù hợp với mỗi dạng bài.
+ Cần xác định không phải dạy bài khó, bài nâng cao thì học sinh mới giỏi.
+ Đặc biệt phải tâm huyết với nghề, luôn đặt học sinh là trung tâm, có trách nhiệm với việc học của học sinh và bài dạy của mình. Động viên gần gũi giúp đỡ học sinh.
* Đối với nhà trường và các cấp quản lý: Nhà trường cần tạo điều kiện cơ sở vật chất để giáo viên và học sinh có thể học tập nâng cao kiến thức.
+ Tạo điều kiện để giáo viên nâng cao tay nghề qua việc cung cấp các loại sách tham khảo, trang thiết bị phục vụ bộ môn.
+ Động viên khuyến khích kịp thời những giáo viên, học sinh đạt nhiều thành tích cao trong giảng dạy và học tập.
+ Quan tâm xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp để chúng ta có hướng giải quyết tiếp theo cho việc nâng cao chất lượng dạy và học phân môn “Tập đọc ” nói riêng và bộ môn Tiếng Việt nói chung, góp phần giáo dục học sinh trở thành con người phát triển toàn diện
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người viết Hoàng Việt Nga

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ki_thuat_xay_dung_cau_hoi_trong_day_do.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Kĩ thuật xây dựng câu hỏi trong dạy, đọc hiểu thông qua bài soạn Người mẹ hiền.pdf