Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 4 viết câu văn hay và sinh động

Trong suốt quá trình dạy học, mặc dù giáo viên đã có rất nhiều cố gắng trong việc dạy cách viết văn cho học sinh nhưng kết quả đạt được còn chưa cao, bởi vì phần lớn giáo viên vẫn còn dạy một cách máy móc, rập khuôn trong tất cả các bài dạy. Trong thời gian lên lớp, có thể nói người giáo viên còn chưa có sự chú ý đúng mức tới việc làm thế nào để các đối tượng học sinh nắm vững được khối lượng kiến thức đặc biệt là kiến thức văn học và cách diễn đạt các câu văn cho đúng, hay và sinh động, giàu hình ảnh.

Cùng thời gian ở trên lớp, giáo viên phải dạy nhiều môn, thời gian dành để nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp còn một số hạn chế.

Chưa lôi cuốn được sự tập trung chú ý nghe giảng của học sinh, dạy một chiều. Bên cạnh đó nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của các bài Tập đọc, Tập làm văn chưa đầy đủ. Từ đó dẫn đến tình trạng dạy học chưa chú trọng tập chung cao độ vào quá trình hướng dẫn HS làm bài tốt để có các câu văn tự nhiên, sinh động.

doc 24 trang Thu Nga 19/03/2025 320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 4 viết câu văn hay và sinh động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 4 viết câu văn hay và sinh động

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 4 viết câu văn hay và sinh động
óc dài xuống gương là dòng sông thơ mộng.
*Nhân hoá làm cho những sự vật vô tri vô giác cũng có hành động, cảm xúc, suy nghĩ như con người.
	Ví dụ: Lá trong vườn vẫy chào các bạn nhỏ.
	5. Hướng dẫn học sinh cách viết câu.
	Muốn viết được các câu văn hay gợi tả, gợi cảm các em phải biết liên tưởng, sử dụng cách so sánh, nhân hoá...
 Tôi luyện cho HS bằng các dạng bài tập sau:
Dạng 1: Viết lại các câu văn sau thêm gợi tả.
a, Buổi sớm, những giọt sương còn động lại ở những cành hoa.
b, Gà mẹ xoè cánh che chở đàn con.
Có thể sửa lại là:
a, Bình minh, những giọt sương đọng lại trên những cánh hoa long lanh như những hạt ngọc.
b, Đàn gà con vội vàng rúc vào đôi cánh đang xoè ra che chở đàn con của gà mẹ.
Dạng 2: Tập viết lại các câu văn sau cho thêm gợi cảm.
+ Búp bê nằm ngủ, mắt nhắm lại.
+ Đôi giầy thật đẹp.
	HS có thể viết lại như sau: 
 + Búp bê nằm ngủ, mắt khép lại như một vầng trăng đầu tháng trông thật đáng yêu. 
+ Chao ôi! đôi giầy mới đẹp làm sao.
	Dạng 3: Dạng bài tập này đòi hỏi cao hơn. Các em viết lại từng câu cho hay hơn mà ý nghĩa các câu văn phải có sự liên kết.
 Như vậy, một bài văn, một đoạn văn tôi khuyến khích các em sử dụng nhiều kiểu câu chia theo đặc điểm, mục đích khác nhau để bài văn, đoạn văn giàu cảm xúc.
	Ví dụ: Viết lại đoạn văn dưới đây thêm gợi tả, gợi cảm hơn.
	“Mùa đông đã đến. Những cơn gió lạnh tràn về. Nhìn lên trời, em không thấy chim én nữa. Mẹ giục, em lấy áo ấm ra mặc. Em rất phấn khởi và xúc động khi mặc chiếc áo len mà mẹ mới đan cho.”
 *Với kiểu bài này các em được tôi hướng dẫn cách thể hiện cảm xúc một cách chân thực. Vì vậy mỗi em làm theo một kiểu với cách viết kiểu câu xen kẽ.
	- Có em viết như sau:
	“Mùa đông lạnh lẽo đã về có phải không? Đúng rồi, những cơn gió lạnh như cắt da, cắt thịt đã tràn về! Nhìn lên bầu trời xam xám như màu chì, em không thấy những con chim én chao liệng nữa. Mẹ giục em: “Con hãy lấy chiếc áo mẹ vừa đan xong ra mặc cho ấm đi !” Xỏ tay vào chiếc áo mới, em thấy mình như lớn thêm một tuổi và được nằm trong vòng tay ấm áp của mẹ”.
Như vậy, học sinh đã thể hiện cảm xúc của mình qua các kiểu câu (hỏi, cảm, khiến) đan xen với câu tả và biết vận dụng khéo léo các biện pháp nghệ thuật tu từ và từng câu. Lời văn tràn đầy cảm xúc, hình ảnh sắc nét về tình yêu thương của mình.
	- Không chỉ trong giờ học tập làm văn mà với mọi giờ học khác, tôi luôn quan tâm, hướng dẫn học sinh nói và viết thành câu, đúng ngữ pháp và giàu ngữ điệu.
Phần 3: KẾT QUẢ - KẾT LUẬN SƯ PHẠM
	1. Kết quả:
	- Bằng những việc làm cụ thể trên, tôi đã giúp cho các em học sinh thêm yêu thích văn học với bất kì thể loại văn nào các em cũng viết được bài không những chân thực mà còn giàu trí tưởng tưọng. Lời văn của các em trong sáng, gợi tả hình ảnh, màu sắc, âm thanh... chọn lọc mang đậm cảm xúc tâm hồn tuổi thơ.
	- Học sinh lớp tôi đã biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: liên tưởng, so sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ...
	- Cách dùng từ diễn đạt ý của các em mang tính năng động, từ ngữ giàu tính biểu cảm, gợi tả hình ảnh rõ nét có trọng tâm.
	- Các em biết kết hợp nhiều kiểu câu trong một văn cảnh, một đoạn văn để tạo thành cách viết bài một cách tự nhiên, lô gích.
	 Từ việc rèn luyện thiết thực, cụ thể ấy, học sinh lớp tôi rất phấn khởi, tự tin với bài viết của mình. Điểm số tăng dần theo sự chỉ bảo ân cần của cô giáo. Nhiều bài viết được đánh giá điểm khá giỏi qua các kì kiểm tra trong năm học.
 	Cũng từ biện pháp giảng dạy trên, tôi đã phát hiện được những học sinh có năng khiếu viết văn từ đó bồi dưỡng các em trở thành những học sinh giỏi các cấp, thành những trạng nguyên Tiếng Việt nhí. Đó cũng là niềm vui và kết quả rèn luyện miệt mài của cô trò chúng tôi. Từ đó, các em học sinh lớp tôi vững vàng bước lên lớp trên với cách thể hiện ngôn ngữ giàu tính sáng tạo, tính biểu cảm của một nhà văn nhỏ tuổi.
 Trên đây tôi đã trình bày một số kinh nghiệm của bản thân mình khi hướng dẫn học sinh lớp 4 viết câu văn hay và sinh động. Với cách làm này chất lượng môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung của lớp tôi đang giảng dạy đã được nâng cao lên rõ rệt. Nhiều em từ chỗ chưa biết viết câu đúng, câu đủ để làm bài văn hoàn chỉnh đã biết viết những câu đúng ngữ pháp, phù hợp với ngữ cảnh, giàu hình ảnh, có sáng tạo, các em tự giác yêu thích học môn Tiếng Việt một cách tự nhiên và tự tin hơn khi giao tiếp cũng như nêu ý kiến của bản thân ngay tại lớp. Dẫn chứng cụ thể bằng bảng số liệu như sau:
Tổng số học sinh
Số học sinh biết viết văn
Tỉ lệ
Số học sinh chưa biết viết văn
Tỉ lệ
41
38
92,7%
3
7,3%
	2. Kết luận sư phạm:
	Từ những suy nghĩ của bản thân và những biện pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh lớp 4, tôi rút ra bài học bổ ích trong chuyên môn như sau:
	- Mỗi thầy giáo (cô giáo) là một tấm gương sáng về diễn đạt ngôn ngữ cho học sinh noi theo.
	 Cho học sinh hiểu các biện pháp tu từ để học sinh viết bài giàu tính chân thực và biểu cảm.
	- Giáo viên xác định rõ yêu cầu cần đạt của bài dạy, để chuẩn bị những đồ dùng trực quan dạy học phù hợp, hiệu quả cho từng bài dạy.
	- Lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người tổ chức hướng dẫn, mọi học sinh đều được tham gia một cách tích cực vào hoạt động học. Giáo viên cần phối kết hợp các phương pháp giảng dạy một cách linh hoạt, uyển chuyển, khéo léo để giờ học luôn nhẹ nhàng, thoải mái, kích thích tinh thần tự giác tham gia học tập của học sinh.
	- Trong khi giảng dạy các tiết tập đọc cần gợi mở để học sinh tìm hiểu và học tập về nghệ thuật dùng từ, nghệ thuật viết câu, dựng đoạn của tác giả. Từ đó các em áp dụng trong việc viết văn của bản thân mình.
	- Tạo cho học sinh thói quen nói, viết câu sinh động trong mọi tiết học chứ không phải chỉ ở tiết luyện văn.
	- Giáo viên cần sưu tầm những đoạn văn, đoạn thơ hay để làm ví dụ phân tích cho học sinh thấy cái hay cái đẹp trong những câu thơ, câu văn đó.
Phần 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
	1. Kết luận:
 	 Khi dạy - học Tiếng Việt cho HS tiểu học, người giáo viên cần nắm vững những cơ sở lí luận và phương pháp luận của nó chỉ như vậy giáo viên mới hiểu được ý đồ lựa chọn nội dung cụ thể ở các bài, của tác giả viết sách giáo khoa cũng như quy trình và phương pháp học từng bài trong sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng,....Từ đó tổ chức, hướng dẫn và điều khiển tốt mọi hoạt động của mình, của học sinh, tạo ra chất lượng và hiệu quả giáo dục cao.
 	 Muốn làm được như vậy giáo viên phải được trang bị những tri thức về phương pháp dạy học tích cực và tạo được điều kiện để các em hoàn thành những kĩ năng cần thiết của phương pháp dạy học này. Tuỳ từng bài mà giáo viên lựa chọn áp dụng những biện pháp phù hợp để làm thế nào cho giờ học các phân môn của môn Tiếng Việt đạt kết quả cao nhất, sinh động nhất.
 	 Như vậy giáo viên luôn tự bồi dưỡng, học hỏi đồng nghiệp, tự trau dồi kiến thức của mình để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu kĩ tài liệu hướng dẫn, sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng,....
	2. Đề xuất:
	 Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ mong muốn và tha thiết đề nghị các cấp giáo dục ngoài việc tổ chức những chuyên đề về bồi dưỡng học sinh giỏi. Nên tổ chức các chuyên đề, những buổi nói chuyện, giao lưu về những kinh nghiệm hướng dẫn, giúp đỡ HS ở các đối tượng khác nhau như: HS yếu, HS trung bình,...những em còn nhiều hạn chế về nhận thức,... nhằm nâng cao chất lượng học tập của các em, góp phần tích cực và hoạt động giáo dục có hiệu quả trong nhà trường. 
	3. Lời kết:
	Nội dung tôi trình bày trên đây là những suy nghĩ, việc làm của tôi trong việc rèn học sinh viết những câu văn hay, sinh động. Việc làm ấy tuy đơn giản nhưng đã góp phần nâng cao chất lượng văn học của học sinh. Tôi mong được sự giúp đỡ góp ý chân thành của đồng nghiệp để tôi có thêm những phương pháp giảng dạy tốt hơn. Với điều kiện thời gian, khả năng còn hạn chế, chắc rằng những gì tôi đã trình bày sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp tích cực của các đồng chí, đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn. 
 Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là do chính tôi đã nghiên cứu và trình bày, không sao chép lại của người khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với nội dung tôi đã đưa ra trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm trên !
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Cam Thượng, ngày 10 tháng 4 năm 2023
Người viết
 Vũ Thị Kim Hoa 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 – Tập 1.
Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên). NXB giáo dục Việt Nam
2. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4 - Tập 1.
Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên). NXB giáo dục Việt Nam
3. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Tập 2
Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên). NXB giáo dục Việt Nam
4. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4 - Tập 2 
Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên). NXB giáo dục Việt Nam
 UBND HUYỆN BA VÌ 
 TRƯỜNG TIỂU HỌC CAM THƯỢNG
TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Hướng dẫn học sinh lớp 4 viết câu văn hay và sinh động”
Lĩnh vực/ Môn: Tiếng Việt
Cấp học: Tiểu học
Tên tác giả: Vũ Thị Kim Hoa
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Cam Thượng – Ba Vì
Chức vụ: Tổ trưởng Tổ 4
NĂM HỌC 2022 – 2023
UBND HUYỆN BA VÌ
TRƯỜNG TIỂU HỌC CAM THƯỢNG
TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Hướng dẫn học sinh lớp 4 viết câu văn hay và sinh động”
Lĩnh vực/ Môn: Tiếng Việt
Cấp học: Tiểu học
Tên tác giả: Vũ Thị Kim Hoa
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Cam Thượng – Ba Vì
Chức vụ: Tổ trưởng Tổ 4
NĂM HỌC 2022-2023
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng Khoa học chấm SKKN ngành GDĐT huyện Ba Vì;
 Hội đồng Khoa học xét duyệt SKKN Trường tiểu học Cam Thượng.
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác

Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tên sáng kiến
Vũ Thị Kim Hoa
13/07/1972
Trường TH Cam Thượng - Ba Vì
Tổ trưởng Tổ 4
Đại học
Hướng dẫn học sinh lớp 4 viết câu văn hay và sinh động

	- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng Việt (Dạy, học môn Tiếng Việt lớp 4 tại trường tiểu học).
	- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn). Ngày 04/09/2022.
	- Mô tả bản chất của sáng kiến (Mô tả ngắn gọn, đầy đủ và rõ ràng các bước thực hiện giải pháp cũng như các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp; nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở thì cần nêu rõ tình trạng của giải pháp đã biết, những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết. Bản mô tả nội dung sáng kiến có thể minh họa bằng các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm... nếu cần thiết)
	.......................................................................................................................
	- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): 
	.......................................................................................................................
	- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
	.......................................................................................................................
	- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả (So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải pháp so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở)
	.......................................................................................................................
	- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu hoặc áp dụng thử nếu có: (So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải pháp so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở)
	.......................................................................................................................
	Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Nội dung công việc hỗ trợ
 
 
 
 
 
 
 
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
 
Cam Thượng, ngày 10 tháng 4 năm 2023
 Người nộp đơn
 (Ký và ghi rõ họ tên)
Vũ Thị Kim Hoa
 (Mẫu 2)
UBND HUYỆN BA VÌ
Trường Tiểu học Cam Thượng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP TRƯỜNG
Tác giả : Vũ Thị Kim Hoa
Đơn vị : Trường Tiểu học Cam Thượng – Ba Vì – Hà Nội
Tên SKKN : “Hướng dẫn học sinh lớp 4 viết câu văn hay và sinh động”
Môn (hoặc Lĩnh vực): Tiếng Việt
TT
Nội dung
Biểu điểm
Điểm được đánh giá
Nhận xét
I
Điểm hình thức (2 điểm)




Trình bày đúng quy định về thể thức văn bản (kiểu chữ, cỡ chữ, dãn dòng, căn lề)
1


Kết cấu hợp lý: Gồm 3 phần chính (đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận và khuyến nghị) 
1 


II
Điểm nội dung (18 điểm)



1
Đặt vấn đề (2 điểm)




Nêu lý do chọn vấn đề mang tính cấp thiết 
1


Nói rõ thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1


2
Giải quyết vấn đề (14 điểm)




Tên SKKN, tên các giải pháp phù hợp với nội hàm 
1


Nêu rõ cách làm cũ, phân tích nhược điểm. Có số liệu khảo sát trước khi thực hiện giải pháp
3


Nêu cách làm mới thể hiện tính sáng tạo, hiệu quả. Có ví dụ và minh chứng tường minh cho hiệu quả của các giải pháp mới
7


Có tính mới, phù hợp với thực tiễn của đơn vị và đối tượng nghiên cứu, áp dụng
1


Có tính ứng dụng, có thể áp dụng được ở nhiều  đơn vị.
1


Nội dung đảm bảo tính khoa học, chính xác
1


3
Kết luận và khuyến nghị (2 điểm)




Có bảng so sánh đối chiếu số liệu trước và sau khi thực hiện các giải pháp
1


Khẳng định được hiệu quả mà SKKN mang lại.
0.5


Khuyến nghị và đề xuất với các cấp quản lý về các vấn đề có liên quan đến việc áp dụng và phổ biến SKKN
0.5



TỔNG ĐIỂM




Đánh giá chung (Ghi tóm tắt những đánh giá chính):
Xếp loại :...............
Xếp loại A: Từ 17 đến 20 điểm
Xếp loại B: Từ 14 đến <17 điểm
Xếp loại C: Từ 10 đến <14 điểm
Không xếp loại: < 10 điểm 
 	Cam Thượng, ngày tháng năm 2023
Người chấm 1
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người chấm 2
(Ký, ghi rõ họ tên)
HIỆU TRƯỞNG
Lê Thị Thơm


MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI SKKN

2. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1. Mục đích nghiên cứu

2.2. Đối tượng nghiên cứu

3. PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

3.1. Phạm vi nghiên cứu

3.2. Thời gian nghiên cứu

Phần 2: NỘI DUNG
2
1. THỰC TRẠNG DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN CHO HS LỚP 4
1.1 Đối với giáo viên
2
1.2. Đối với học sinh
2
2. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
3
2.1. Nguyên nhân học sinh viết câu văn chưa sinh động
3
2.2. Biện pháp khắc phục
4
3. HƯỚNG DẪN CÁCH THỰC HIỆN
5
1. Phân loại học sinh
5
2. Tài liệu tham khảo cần cho học sinh
5
3. Mở rộng vốn từ cho học sinh
5
4. Cung cấp cho học sinh một số biện pháp nghệ thuật
7
5. Hướng dẫn học sinh cách viết câu
10
Phần 3. KẾT QUẢ - KẾT LUẬN SƯ PHẠM
12
1. Kết quả
12
2. Kết luận sư phạm
13
Phần 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
14
1. Kết luận
14
2. Đề xuất
14
3. Lời kết
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO


File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_4_viet_cau_van.doc