Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 4 đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc
Tập đọc là sự nhận thức tư duy, trừu tượng , tình cảm, trí nhớ và nhân cách học sinh được hình thành, tiềm tàng khả năng đã và đang phát triển. Với sự ngây thơ hồn nhiên, trong sáng, tính tò mò mà lại hiếu động hay khám phá, độc lập, tự lực và làm theo bản năng.
Dạy Tập đọc cho học sinh bước đầu là giúp cho não bộ và cơ quan phát âm, ngôn ngữ, những tinh hoa văn hóa, văn học nghệ thuật trong tâm hồn trẻ. Giáo viên rèn kĩ năng đọc, hiểu, cảm thụ văn học kết hợp rèn luyện tình cảm đạo đức, ý chí, ý thức. Từ đó phát triển khả năng học tập các môn học khác là điều kiện phát triển toàn diện cho học sinh tiểu học.
Phát triển đúng đắn nhân cách là phụ thuộc vào quá trình giáo dục của thầy. Dạy tập đọc giáo viên phải có phương pháp phù hợp với tâm lí của trẻ.
Vấn đề ngôn ngữ, chữ viết, chính âm, chính tả, nghĩa của từ, câu đoạn, văn bản, ngữ điệu, tình cảm ngôn ngữ. Đó là những vấn đề gắn bó việc dạy học Tập đọc của thầy và trò.
Dạy Tập đọc là giúp các em biết đọc đúng tiếng, từ, câu, chữ, hiểu nội dung rồi đọc đúng ngữ điệu, nhịp điệu, diễn cảm, học sinh biết tư duy, tưởng tượng, biết cảm xúc.
Nhiệm vụ của phân môn Tập đọc là hình thành năng lực cho học sinh. Được thể hiện 4 yêu cầu: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức( đọc hiểu) và đọc hay ( đọc diễn cảm). Cần phải hiểu kĩ năng đọc có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau.
Đầu tiên là giải mã chữ âm một cách sơ bộ, phải hiểu nghĩa của từ, tìm được các từ, câu "chìa khóa" ( chốt trọng yếu), biết tóm tắt nội dung của bài văn hay đoạn thơ. Biết đọc đồng nghĩa với kĩ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản.
Qua một số năm thực dạy ở lớp 4 tôi nhận thấy rằng việc rèn kĩ năng đọc của các em mới dừng lại ở mức độ nhất định: thực hiện khá tốt kĩ năng đọc lưu loát, trôi chảy, còn kĩ năng đọc diễn cảm vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là những khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu về kiến thức nội dung bài học cũng như rèn đọc diễn cảm của học sinh trong giờ tập đọc
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 4 đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc

thẳng lên, ẩn vào, phốc ra, tới, lui, dốc cạn Sau đây là cách hướng dẫn học sinh về giọng đọc của đoạn 2: Ga - vrốt dốc bảy,/ tám bao đạn đầu tiên không có gì nguy hiểm lắm.// Em nằm xuống rồi lại đứng thẳng lên,/ ẩn vào một góc cửa,/ rồi lại phốc ra,/ tới,/ lui,/ dốc cạn các bao đạn và chất đầy giỏ.// Nghĩa quân mắt không rời cậu bé.// Đó không phải là một em nhỏ,/ không phải là một con người nữa,/ mà là một thiên thần.// Đạn bắn theo em, em nhanh hơn đạn.// Em chơi trò ú tim với cái chết một cách ghê rợn.// Khi hướng dẫn xong, tôi cho 4 học sinh ngồi quay lại cùng nhau luyện đọc theo nhóm khoảng 3 phút. Sau đó tôi gọi đại diện của các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp để lớp cùng nhận xét và bổ sung về giọng đọc cho nhau và chọn ra học sinh đọc hay, đọc diễn cảm tuyên dương, khuyến khích học sinh nhằm phát huy tính tích cực của các em trong giờ học. * Đối với giọng đọc diễn cảm theo thể thơ. Ngay từ bước chuẩn bị, tôi hướng dẫn học sinh phải xác định được đó là bài thơ ở thể thơ tự do hay thơ lục bát hoặc thơ 4 tiếng, thơ 5 tiếng cùng với diễn biến của nội dung. Hướng dẫn học sinh xác định phần trọng tâm khi đọc là phải căn cứ vào nhịp thơ, các loại dấu câu, cách dùng từ, nhấn mạnh các tiếng gieo vần trong thơ, ngắt nghỉ dứt khoát, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm thể hiện nội dung qua cách đọc diễn cảm bài thơ. Ví dụ 1 : Dạy bài Tre Việt Nam ( Tiếng Việt 4 - tập 1, trang 41) Trước hết tôi cho học sinh xác định về thể thơ ( thể thơ lục bát) Tôi đọc mẫu, yêu cầu học sinh lắng nghe tìm và nêu giọng đọc trước lớp. Sau đó tôi cùng học sinh thống nhất về giọng đọc (Toàn bài thơ đọc nhẹ nhàng, cảm hứng ngợi ca). Đọc câu mở đầu Tre xanh, // Xanh tự bao giờ?: giọng chậm và sâu lắng, gợi suy nghĩ, liên tưởng. Nghỉ hơi dài sau dấu chấm lửng ở dòng thơ: Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh. Giọng đọc giữa bài thơ tôi hướng dẫn để học sinh cảm nhận được đây là phát hiện của tác giả về những phẩm chất cao đẹp của tre thì cần đọc với giọng ngợi ca sảng khoái, nhấn giọng theo cách ngân dài những từ ngữ khẳng định mang rõ sắc thái cảm xúc. Sau đây là cách hướng dẫn giọng đọc của một đoạn thơ: ... Yêu nhiều/ nắng nỏ trời xanh/ Tre xanh/ không đứng khuất mình bóng râm.// Bão bùng/ thân bọc lấy thân/ Tay ôm,/ tay níu tre gần nhau thêm.// Thương nhau/ tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên/ hỡi người.// Chẳng may thân gãy/ cành rơi Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.// Hướng dẫn cách đọc xong, tôi cho học sinh luyện đọc theo nhóm hai hoặc nhóm bốn từ 2 đến 3 phút. Sau đó tôi gọi học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp và yêu cầu cả lớp tập trung lắng nghe để nhận xét về cách ngắt nhịp, nhấn mạnh ở các từ ngữ đã đúng với phần hướng dẫn chưa. Cuối cùng tôi chốt lại cách đọc và nhận xét, đánh giá dựa vào kĩ năng đọc của học sinh để có biện pháp uốn nắn giọng đọc hay khích lệ, động viên học sinh kịp thời. Ví dụ 2: Dạy bài Đoàn thuyền đánh cá ( Tiếng Việt 4 - tập 2, trang 59 ) Tôi hướng dẫn để học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài thơ là ca ngợi tinh thần sôi nổi, hào hứng của những người đánh cá. Tiếp theo tôi yêu cầu học sinh nêu lên giọng đọc của bài thơ này thể hiện như thế nào (giọng đọc cần nhịp nhàng, khẩn trương, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi cảnh đẹp huy hoàng của biển). Ở bài này tôi lựa chọn và chép sẵn đoạn thơ trong bảng phụ, đến phần luyện đọc tôi gắn bảng phụ lên bảng lớp và hướng dẫn học sinh biết giọng đọc nghỉ hơi tự nhiên, đúng nhịp như sau: Nhịp 4/3 với các dòng thơ: Mặt trời xuống biển/ như hòn lửa Sóng đã cài then, / đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi.// Nhịp 2/5 với các dòng 5, 10, 13 Hát rằng: // cá bạc Biển Đông lặng Gõ thuyền/ đã có nhịp trăng sao Sao mờ, / kéo lưới kịp trời sáng.// Để giúp học sinh có cách đọc đúng, đọc diễn cảm thì ngay trong phần luyện đọc tôi đã cùng với học sinh phân tích giúp các em cảm nhận về thể thơ ( 4/3 và 2/5). Tôi đọc mẫu giúp học sinh nghe tìm từ ngữ cần nhấn giọng phù hợp. Sau đó tôi cho cá nhân đọc rồi cất bảng phụ đi và yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm đôi không nhất thiết là khổ thơ tôi vừa hướng dẫn mà cho các em có thể tự lựa chọn khổ thơ mình thích để luyện đọc. Khi học sinh luyện đọc nhóm xong, tôi tổ chức cho các em thi đọc trước lớp và yêu cầu bình chọn bạn đọc hay. Tìm ra người đọc hay và diễn cảm, tôi cho em học sinh đó đọc lại rồi hỏi xem có em nào đọc được hay như bạn nữa hay không, nhằm giúp học sinh tự giác, tập trung chú ý, hứng thú, sôi nổi thi đua trong giờ học. Ví dụ 3: Khi dạy bài Bè xuôi sông La ( Tiếng Việt 4 - tập 2, trang 26 ) Trước khi hướng dẫn học sinh đọc bài thơ này thì tôi cho các em quan sát và tìm hiểu nội dung bức tranh sách giáo khoa ( phóng to) và đọc lướt hai đến ba lần bài thơ để giúp học sinh bộc lộ cảm xúc, cảm nhận được ý nghĩa của bài (ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước, bất chấp bom đạn kẻ thù). Từ đó tôi yêu cầu học sinh tìm và nêu giọng đọc toàn bài ( đọc giọng trìu mến, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả làm toát lên nội dung chính của bài thơ). Sau đó tôi tiến hành hướng dẫn học sinh luyện đọc đoạn thơ: Sông La ơi/ sông La/ Ta nằm nghe,/ nằm nghe/ Trong veo/ như ánh mắt / Giữa bốn bề ngây ngất Bờ tre xanh im mát/ Mùi vôi xây/ rất say Mươn mướt/ đôi hàng mi.// Mùi lán cưa ngọt mát Bè đi chiều thầm thì/ Trong đạn bom/ đổ nát/ Gỗ lượn đàn thong thả// Bừng tươi/ nụ ngói hồng/ Như bầy trâu lim dim // Đồng vàng hoe/ lúa trổ/ Đằm mình/ trong êm ả/ Khói nở xòa như bông.// Sóng long lanh/ vẩy cá/ Chim hót/ trên bờ đê.// Khi học sinh luyện đọc theo từng nhóm đôi xong, tôi cho các nhóm đọc thi. Tôi yêu cầu học sinh lớp nhận xét về cách ngắt nhịp, nghỉ nhịp, từ cần nhấn mạnh, nét mặt thể hiện theo không khí tươi vui, phấn khởi của những con người lao động khi thấy đất nước đang trên đà phát triển "Thay da đổi thịt". Sau đó tôi nhận xét và khuyến khích những học sinh chưa đạt yêu cầu, chưa thể hiện tốt giọng đọc diễn cảm đọc lại để đọc tốt hơn. Ngoài hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm ở các tiết của phân môn Tập đọc thì các tiết ở buổi thứ hai, khi củng cố lại kiến thức môn tiếng Việt, tôi cũng luôn quan tâm đến việc luyện tập kĩ năng đọc diễn cảm cho các em. Ngay từ đầu làm công tác tổ chức lớp học, khi sắp xếp vị trí chỗ ngồi tôi đã chú ý đến việc dàn đều lực học của số học sinh trong lớp. Bởi vậy, ở các tiết học này là điều kiện tốt để các em tự luyện đọc từng nhóm nhỏ với nhau, trao đổi, giúp đỡ, điều chỉnh cho nhau về cách đọc, giọng đọc của văn bản, nắm bắt lại nội dung văn bản. Tôi chỉ đưa ra định hướng chung về giới hạn các bài đọc, còn học sinh tự chủ động trao đổi tìm hiểu văn bản với nhau nhằm giúp các em phát huy tính tự giác, tích cực cao trong giờ học. Đồng thời tôi cũng luôn theo dõi, giám sát, hỗ trợ thêm trong việc luyện đọc của các nhóm và cuối cùng tổ chức cho học sinh thi đọc giữa các nhóm, cá nhân một đoạn bài hay một vài khổ thơ tùy chọn để nhận xét đánh giá kĩ năng đọc của các em. b. 3.5. Kết hợp với phụ huynh học sinh luyện đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc. Kĩ năng đọc diễn cảm cũng giống như một năng khiếu của mỗi cá nhân, nhưng có rèn luyện tốt thì vẫn mang lại kết quả cao. Trong quá trình dạy, tôi đã nắm rõ được kĩ năng đọc diễn cảm của từng em. Vì vậy thông qua kế hoạch liên lạc với phụ huynh về tình hình học tập của các em. Tôi thông báo cho phụ huynh nắm được kĩ năng đọc của từng học sinh đọc ở mức độ nào, nắm được nội dung kiến thức đến đâu một cách cụ thể, rõ ràng. Tôi trao đổi với phụ huynh về cách dạy của mình trên lớp để giúp cho cha mẹ học sinh hiểu rằng, với cách dạy học mới, tôi chỉ là người hướng dẫn còn các em là người chủ động lĩnh hội kiến thức, nên mọi hoạt động trên lớp học có mang lại kết quả cao hay không thì đều có sự chuẩn bị chu đáo về bài học ở nhà của các em. Chính vì vậy, việc quan tâm, chăm sóc, nhắc nhở học sinh học tập của cha mẹ các em là điều rất cần thiết. Đồng thời thông qua phụ huynh học sinh tôi nắm được sự cần mẫn, chăm chỉ trong học tập của các em và kịp thời có những điều chỉnh trong cách hướng dẫn học sinh luyện đọc. Sau mỗi chủ điểm của các bài Tập đọc, tôi ghi lại những thông tin cần thiết để trao đổi theo sự tiến bộ hay phần còn hạn chế nhất định của các em, cùng cha mẹ học sinh hỗ trợ thêm phần hướng dẫn học sinh học tập ở nhà. Sự chỉ dẫn nhiệt tình của giáo viên, phối hợp nhịp nhàng với phụ huynh, cùng tính ham học của đa phần học sinh trong lớp, vận dụng linh hoạt về giọng đọc diễn cảm cho từng loại bài nêu trên, học sinh sẽ thực hiện tốt và có chất lượng cao về kĩ năng đọc diễn cảm. c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp Bản thân tôi luôn chủ động trong việc dạy học, nắm vững chương trình Tiếng Việt lớp 4 để xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp, đổi mới nội dung trong dạy học, bám sát văn bản chỉ đạo để điều chỉnh, bổ sung kịp thời, vừa sức với đối tượng học sinh trong lớp. Khi lên lớp với tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy, tôi luôn yêu thương và nhiệt tình giúp đỡ cho học sinh, tập trung nhiều tới việc uốn nắn, sửa sai cho học sinh. Với suy nghĩ mong cho học sinh có nhiều tiến bộ nên tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh để cùng phối kết hợp giúp đỡ học sinh trong học tập nói chung và rèn về kĩ năng đọc hay, đọc diễn cảm cho mỗi em nói riêng, nâng cao chất lượng học tập của lớp. Ngoài ra, tôi cũng luôn khuyên bảo, nhắc nhở học sinh biết chăm chỉ, siêng năng, đề cao ý thức trong học tập, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở khi đến lớp, trong giờ học biết lắng nghe, theo dõi, quan sát chủ động nắm bắt kiến thức. d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. Môn Tiếng Việt lớp 4, mạch kiến thức được xây dựng theo cấu trúc, nội dung chương trình trong sách giáo khoa rõ ràng và phần nào cũng đã thể hiện một phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trong đó. Bởi vậy, trong quá trình giảng dạy, người giáo viên cần phải đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất để thực hiện và vận dụng các biện pháp phù hợp mang tính lô gich, vừa nhằm truyền tải kiến thức cho học sinh nhưng cũng đồng thời giúp các em ôn tập củng cố kĩ năng đọc chính xác, trôi chảy, diễn cảm. Từ vấn đề này để giúp chúng ta hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ của các giải pháp, biện pháp khi dạy phân môn tập đọc cho học sinh lớp 4. Các giải pháp, biện pháp luôn có sự tác động hỗ trợ lẫn nhau, vừa bám sát vào những vấn đề tâm sinh lí, mức độ khả năng tiếp thu cụ thể của học sinh trong thực tế còn vướng mắc để dựa trên cơ sở đó giáo viên có những cách thức, vận dụng phương pháp dạy học phù hợp rèn cho học sinh kĩ năng đọc từ mức độ đọc lưu loát đến việc đọc hay, đọc diễn cảm văn bản. e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Qua kết quả nắm bắt mức độ kĩ năng đọc của học sinh ở đầu năm học là: Lớp 4A Sĩ số Đọc đúng Đọc lưu loát Đọc diễn cảm 2011 - 2012 33 25 = 75,8% 04 = 12,1 % 04 = 12,1 % Sự nghiên cứu đề tài đã tiến hành vận dụng trong quá trình dạy học. II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, gia trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Thực hiện theo dõi, nắm bắt học sinh trong học tập hằng ngày để vận dụng rèn đọc diễn cảm cho học sinh theo các biện pháp dạy thực nghiệm nêu trên, kết hợp với sự nhiệt tình giảng dạy tận tâm với nghề cho thấy kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm của học sinh trong lớp 4A đã tiến bộ hơn nhiều. Cụ thể: Kết quả dạy thực nghiệm Lớp 4A Sĩ số Đọc đúng Đọc lưu loát Đọc diễn cảm 2011- 2012 33 10 = 30, 3% 9 = 27, 3% 14 = 42, 4% Như vậy so sánh ở mỗi thời điểm học tập của học sinh, đã phần nào cho thấy có sự khả quan về việc vận dụng một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm trong phân môn tập đọc lớp 4 III. Phần kết luận, kiến nghị III.1. Kết luận: Cùng với sự phát triển của xã hội, nhận thức của học sinh tiểu học cũng có những bước phát triển rõ rệt. Muốn học sinh lĩnh hội tri thức, sánh vai được với các cường quốc năm châu, chương trình giáo dục tiểu học đã đổi mới cả về nội dung cũng như phương pháp dạy học. Môn Tiếng Việt là môn học quan trọng, làm cơ sở để các em học tốt các môn học khác và cũng là con đường ngắn nhất giáo dục cho các em những tư tưởng, tình cảm con người. Rèn đọc diễn cảm chiếm vị trí đáng kể trong phân môn Tập đọc ở Tiểu học. Đọc diễn cảm cũng phù hợp với tâm lý của các em và cũng được các em yêu thích. Tuy nhiên trong thực tế dạy tập đọc phần luyện đọc diễn cảm cho học sinh cũng còn hạn chế. Vì vậy, làm thế nào để rèn đọc diễn cảm tốt hơn nữa cho học sinh là một việc làm rất cần thiết. Qua việc giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 4, nắm được những mặt làm được và chưa làm được, tôi cũng nhận thấy có rất nhiều biện pháp để hướng dẫn cho học sinh luyện đọc diễn cảm như: luyện đọc trong sinh hoạt câu lạc bộ " Tiếng Việt của chúng em" hay luyện đọc diễn cảm lồng ghép trong các tiết hoạt động tập thể... nhưng trong đề tài tôi chỉ đề xuất một số biện pháp luyện đọc diễn cảm ở giờ dạy Tập đọc để mỗi chúng ta có thể thấy được tác dụng của việc đọc diễn cảm đã mang lại hiệu quả cho giờ dạy. III.2. Kiến nghị: * Đối với giáo viên: Muốn rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 giáo viên cần tìm hiểu rõ nội dung chương trình của phân môn. Điều tra, thống kê số học sinh đọc diễn cảm của lớp mình đang dạy . Đề nghị dạy thử nghiệm giờ Tập đọc để Tổ chuyên môn tham gia giúp đỡ ngay từ đầu năm học. Tìm biện pháp và hình thức tổ chức rèn đọc diễn cảm cho học sinh sao cho phù hợp có hiệu quả. Chuẩn bị luyện đọc tốt văn bản trước khi hướng dẫn học sinh. Sử dụng đồ dùng kết hợp với cách hướng dẫn luyện đọc linh hoạt để tiết dạy nhẹ nhàng, tự nhiên có hiệu quả. * Đối với nhà trường: Tổ chức Hội thi đọc diễn cảm hằng năm trong giáo viên và học sinh. * Đối với phụ huynh học sinh: Tạo quý thời gian phù hợp nhất cùng với giáo viên giúp học sinh trong việc rèn luyện kĩ năng đọc tốt. Buôn Trấp, ngày 10 tháng 03 năm 2015 Người viết đề tài Đoàn Thị Thỏa NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tài liệu tham khảo Tác giả 01 02 03 04 Sách giáo viên Tiếng Việt 4 tập 1, tập 2 Sách thiết kế Tiếng Việt 4 tập 1, tập 2 Bồi dưỡng nâng cao Tiếng Việt 4 tập 1, tập 2 Tiếng Việt 4 phát triển và nâng cao Nhà xuất bản giáo dục Nhà xuất bản giáo dục Nhà xuất bản giáo dục Đại học quốc gia Hà Nội 15
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_4_doc_dien_cam.doc