Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành và phát triển kĩ năng nói mạch lạc cho học sinh Lớp 1
I. Cơ sở lí luận:
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người.Ngôn ngữ tồn tại dưới dạng: nói và viết: Kĩ năng nói – một điều mà bất cứ người giáo viên nào khi đứng trên bục giảng cũng mong muốn ở học sinh mình dạy luôn thực hiện tốt. Không chỉ giáo viên mà ngay cả khi nghe người khác nói đúng, nói đủ, nói trọng tâm sẽ giúp người nghe dễ hiểu nội dung câu chuyện. Có những người còn có giọng nói truyền cảm sẽ dễ đi vào lòng người hơn. Và trong giao tiếp ngôn ngữ nói là phương tiện giao tiếp thông dụng và quan trọng nhất. Mà trong một tiết học, hoạt động tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh đều thông qua ngôn ngữ nói sau đó mới thực hành viết. Như vậy góp phần khẳng định nói là kĩ năng rất quan trọng trong giao tiếp của con người. Vì vậy tôi nghiên cứu đề tài này:
- Đảm bảo cho học sinh có kĩ năng giao tiếp.
- Đảm bảo mục tiêu hình thành và phát triển cho học sinh 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc , viết.
II. Cơ sở thực tiễn:
- Hệ thống chủ điểm của các bài luyện nói vừa mang tính khái quát vừa mang tính trừu tượng, góp phần cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, con người. Qua các bài chủ đề về luyện nói, học sinh được cung cấp thêm về vốn từ ngữ, vốn diễn đạt và những hiểu biết về các chủ đề luyện nói đơn giản. Từ đó năng cao trình độ văn hóa nói chung và trình độ Tiếng Việt nói riêng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành và phát triển kĩ năng nói mạch lạc cho học sinh Lớp 1

e. Kể về người bạn tốt của em ( trang107) + Người bạn của em tên gì? + Người bạn của em như thế nào? + Bạn của em tốt với em thế nào? + Tình cảm của em dành cho bạn thế nào? g. Hỏi – đáp về các loài cây ( trang 122) + Hãy kể về loài cây mà bạn biết? + Bạn thích loài cây nào? + Loài cây đó thế nào ? h.Trò chuyện về mưa( trang 125) + Bạn thích trời mưa hay trời nắng ? Vì sao? + Khi trời mưa bạn thích làm gì? Vì sao? + i. Kể về anh( chị, em) của em ( trang 140) + Em hãy kể về anh ( chị, em ) ? + Anh (chị , em ) năm nay bao nhiêu tuổi ? + Anh ( chị , em ) làm gì? + Tình cảm của anh (chị, em ) đối với em thế nào? k. Nói về các con vật em biết ( trang 149) + Em biết những con vật nào? + Em thích con vật nào nhất? Vì sao? + Con vật em thích có đặc điểm gì? 3. Sử dụng phương pháp trò chơi học tập: Trò chơi là hoạt động của con người nhằm mục đích trước tiên và chủ yếu là vui chơi, giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi, căng thẳng. Đối với trẻ em, trò chơi có vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt. Vì lẽ đó, trong quá trình dạy học các nhà sư phạm nhận thấy rằng nếu biết kết hợp học và vui chơi một cách hợp lý sẽ tạo được hiệu quả học tập cao mà không gây ra sự căng thẳng, mệt mỏi, nhàm chán cho học sinh, đặc biệt là lứa tuổi Tiểu học. Ví dụ: Trò chơi tiếp sức: “ Nói về hoa sen” ( Trang 92) GV có thể tổ chức trò chơi học tập “ Thi nói về sen” : Cuộc thi diễn ra giữa hai đội (mỗi đội khoảng 7- 8 em ). Hai đội bắt thăm để giành quyền nói trước. Hai đội luân phiên nhau nói. Ở mỗi lượt chơi của đội sẽ có thành viên trong đội nói, lần lượt theo các lượt chơi từ thành viên thứ nhất cho đến thành viên cuối cùng rồi quay trở lại. Đội nào lặp lại câu trước hoặc chịu dừng lại thì đội đó thua cuộc. Ví dụ: Trò chơi Thi nói về một đề tài : Bài : “Nói về các con vật em biết” ( Trang 149) Mục đích của bài này là nhằm giúp học sinh phát triển lời nó tự nhiên, rèn trí tưởng tượng, khả năng dùng từ đặt câu, bước đầu biết miêu tả con vật, qua đó cung cấp vốn hiểu biết về tự nhiên ( thế giới động vật). Giáo viên mời hai đội, yêu cầu các đội kể tên các con vật mình biết (con mèo, con chó, con gà,). Giáo viên ghi tên các con vật đó lên bảng, hai đội sẽ chọn một con vật ( mà cả hai đội cùng biết) để làm đề tài thi nói. Ví dụ: Hãy nói với cha mẹ : Hôm nay ở lớp em đã ngoan thế nào? ( trang 101) GV treo tranh minh họa phóng to. Một nhóm gồm 2 em, một em đóng vai mẹ (bố) và một em đóng vai con trò chuyện theo đề tài. ( Có thể những việc làm không dựa vào tranh) Mẫu: Mẹ : Con kể xem ở lớp đã ngoan thế nào ? Con: Mẹ ơi, hôm nay con làm trực nhật, lau bảng sạch, cô giáo khen con làm trực nhật giỏi. Mẹ : Con ngoan quá nhỉ! 4. Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm hình thành ở học sinh khả năng giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp miệng, khả năng hợp tá, khả năng thích ứng và khả năng độc lập suy nghĩ. Khi tổ chức dạy học bằng phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên có cơ hội tận dụng những ý kiến và kinh nghiệm của học sinh. Khi làm việc theo nhóm học sinh có ưu thế hơn hẳn so với khi làm việc độc lập. Ví dụ : “Hỏi- đáp về nghề nghiệp của bố” (Trang 86)- Tiếng Việt 1 – Tập 2 Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận sau đó trình bày trước lớp. Cụ thể: - Giáo viên chia lớp thành các nhóm (có thể nhóm đôi, 3 hoặc 4) - Phát phiếu học tập có hệ thống câu hỏi thảo luận và quy định thời gian thảo luận. Các câu hỏi đưa ra để học sinh thực hiện thảo luận vì thế đều ở dạng câu hỏi mở. 1. Em hãy hỏi bạn em về công việc của bố bạn em đang làm. 2. Em hãy trả lời bạn các câu hỏi khi được bạn hỏi về công việc của bố mình. 3. Hãy cùng nói với nhau về những công việc của mọi người trong gia đình mình. - Sau khi hỏi nhau trong nhóm, giáo viên gọi từng cặp học sinh đại diện nhóm trình bày bài làm của nhóm mình. Có thể có nhóm có hai cặp cùng trình bày. - Cả lớp nghe, nhận xét về câu hỏi và cách trả lời câu hỏi của các bạn. Sau đó, giáo viên nhận xét, đánh giá cách trình bày của các nhóm. 5. Vận dụng phương pháp gợi mở vấn đáp. Phương pháp này sử dụng một hệ thống câu hỏi để dẫn dắt, gợi mở cho học sinh luyện nói. Ví dụ: Chia quà ( trang 61) tiếng Việt 1 – Tập 1 Giáo viên tổ chức dạy học bằng các phương pháp như sau: Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa trong sách giáo khoa( kết hợp phương pháp trực quan) - Giáo viên đặt câu hỏi, Học sinh trả lời: 1. Trong tranh vẽ những ai? 2. Bà đang làm gì? 3. Mỗi cháu được chia quà gì? 4. Các cháu có thích món quà của bà không? Hình ảnh nào trong tranh cho em biết điều đó? 5. Nếu em là anh (chị), khi được chia quà thì em sẽ nhận phần quà nhiều hơn hay ít hơn em bé? Vì sao? Bằng hệ thống câu hỏi trên, học sinh thực hiện quá trình đàm thoại với giáo viên theo nội dung bức tranh. Từ đó, giáo viên có thể chữa lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt cho học sinh, giúp các em rèn luyện kỹ năng nói một cách tự nhiên. 6. Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề: Phương pháp này nhằm hình thành ở học sinh khả năng tư duy giải quyết vấn đề, khả năng thích ứng, khả năng hợp tác trong đời sống. Trong dạy học luyện nói giáo viên chuyển các bài tập nói thành các tình huống có vấn đề học sinh vận dụng những kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân để giải quyết vấn đề. Ví dụ: “ Nói về các con vật em yêu quý” - Giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề: Khi nói chuyện với bạn về các con vật, có bạn hỏi em: “ Bạn yêu quý con vật nào nhất? Vì sao ?”. Em sẽ nói như thế nào để bạn em cũng mến nó. - Học sinh phát hiện vấn đề cần giải quyết: Nói với bạn con vật mình yêu quý để bạn thấy mến nó. - Giáo viên gợi ý để học sinh tìm cách giải quyết vấn đề: Giáo viên gợi ý học sinh hướng về tên con vật, về những nét đáng yêu của con vật đó. Sau sđó, các em suy nghĩ để sắp xếp các câu để có được một bài nói về con vật mình yêu thích. * Mỗi phương pháp dạy học nêu trên đều có những hiệu quả riêng biệt và tùy theo từng bài cụ thể giáo viên có thể sử dụng những phương pháp khác nhau, thậm chí kết hợp các phương pháp với nhau để rèn luyện khả năng tự tin, mạnh dạn cho học sinh. Giáo viên khuyến khích, khích lệ những học sinh rụt rè tham gia nói. Ví dụ : Khuyến khích em phát biểu ( sử dụng câu hỏi dễ để em có cơ hội nói trước lớp), khi em phát biểu sai giáo viên không nên la mắng mà nên khen ngợi tinh thần của học sinh. Cho học sinh tham gia vào các hoạt động nhóm để các em tự tin hơn Bắt đầu từ giữa học kì 2 (tuần 27). Tôi hoàn toàn để học sinh tự quan sát và sử dụng vốn ngôn ngữ của mình để nói thành đoạn văn ngắn (3 – 5 câu) miêu tả nội dung bức tranh sao cho phù hợp và hay nhất (GV lúc này chỉ đóng vai trò gợi mở học sinh được phát triển tư duy sáng tạo). Do đã được chú trọng rèn luyện ngay từ đầu nên đến giai đoạn này kĩ năng lời nói mạch lạc được biểu hiện tương đối rõ nét ở các em. Cụ thể ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc “Ngôi nhà” – phần luyện nói có chủ đề “ Ngôi nhà mơ ước của em” có khoảng 74,8 % học sinh nói được một vài câu văn kể về ngôi nhà mơ ước của mình. - Do rất chú trọng đến vấn đề xây dựng cho các em kĩ năng hiểu nghĩa cũng như kĩ năng sử dụng từ để nói thành câu , liên kết các câu thành đoạn văn nên giờ học Tiếng Việt của tôi rất sôi nổi và sinh động học sinh yêu thích học môn Tiếng Việt , học sinh thích giao tiếp đặc biệt giao tiếp rất văn minh và lịch sự . Tóm lại thông qua luyện nói sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát triển lời nói mạch lạc. tuy nhiên để giúp trẻ phát triển lời nói mạch lạc chỉ luyện nói ở môn tiếng Việt chưa đủ mà người giáo viên cần phải chú trọng rèn cho trẻ ở mọi nơi, mọi lúc và tạo cho học sinh có được môi trường giao tiếp chuẩn mực, lễ độ với tất cả mọi người. Ví dụ: Ở trường biết thưa thầy, cô, biết xưng tên lịch sự với bạn bè, không mày, tao Ở nhà: biết đi thưa về trình, biết chào hỏi lễ phép với mọi người, không cãi lời người lớn. Ví dụ: Thưa cô ngày mai học bài gì ạ? (lên giọng ở cuối câu hỏi) Nên khi tôi dạy đến bài tập đọc “Người trồng na” Phần khai thác nội dung bài trả lời câu hỏi 3 học sinh tìm đúng ngay câu hỏi và biết đọc lên giọng ở cuối câu hỏi. Không những thế tôi thường rèn cho học sinh trình bày thông tin đủ ý, đủ mọi thành phần câu ở mọi nơi, mọi lúc, mọi giờ học. Ví dụ: Em làm bài xong chưa? Trả lời: Thưa cô! Em làm bài xong rồi ạ! Tránh để học sinh trả lời rồi cô! Hoặc xong rồi cô! * Thường xuyên gắn yêu cầu luyện nói cho học sinh trong mọi mối quan hệ: Giữa HS với HS, giữa HS với GV, HS với xã hội Ví dụ: Với bạn: Hà ơi – cho mình mượn bút nhé! Với Giáo viên: Thưa cô! Cho em ra ngoài ạ! Với mẹ: Thưa mẹ con đi học về. Tránh nói: Con đi học về! Với xã hội: Thưa bác, mẹ cháu đi vắng ạ! Tránh để học sinh nói tắt, nói cụt mà thành không lễ phép - Vì thế người giáo viên luôn tạo không khí cởi mở và hào hướng để khích lệ học sinh tham gia luyện nói bằng nhiều hình thức. Ví dụ: Không áp chế hoặc quát nạt học sinh nếu các em nói hoặc diễn đạt chưa tốt. Điều quan trong hơn cả các hình thức luyện nói là việc giáo viên luôn mẫu mực trong ngôn ngữ – việc giáo viên diễn đạt ngôn ngữ nói một cách dễ hiểu, hồn nhiên chính là yếu tố đầu tiên quyết định giúp trẻ trau dồi vốn ngôn ngữ của mình. Cũng chính vẻ lịch thiệp, dịu dàng và chuẩn mực trong lời nói của cô luôn là dấu ấn khó phai đối với trẻ lớp 1. V. Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng: Khi bắt đàu vào học lớp 1 một số trẻ nói năng ấp úng, cộc lốc, thiếu mạch lạc còn chiếm tỉ lệ tương đối cao. Số trẻ nói chưa mạch lạc có ảnh hưởng đến sự phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ, có trở ngại nhất định trong việc tiếp thu tri thức mới không? Dĩ nhiên khả năng ngôn ngữ kém như vậy sẽ ảnh hưởng đến tâm lí và quá trình học tập của trẻ. Nhưng nếu người giáo viên biết kết hợp khéo léo, kiên trì giữa phần luyện nói của môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác thì sẽ hạn chế rất nhiều tình trạng thiếu mạch lạc trong ngôn ngữ của trẻ . Qua một số phương pháp luyện nói cho học sinh đã nêu ở trên, tôi đã thu được những kết quả chủ yếu trong dạy học như sau: Đa số học sinh trong lớp có khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh rất tốt như: các em nhận thức được cần phải lễ phép với người trên, phải xưng hô đúng cách, phải biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi đúng chỗ, đúng nơi, đúng lúc. Khi giao tiếp với thầy cô giáo trong trường theo đúng nghi thức, hầu hết học sinh đều biết sử dụng lời nói biểu cảm để bày tỏ sự lễ phép của mình. Trong tất cả các giờ học trên lớp, học sinh đã biết trả lời các câu hỏi của giáo viên với nội dung đầy đủ ý nghĩa, biết cách trả lời câu hỏi một cách rõ ràng, trả lời cả câu... Việc giao tiếp với bạn bè trong lớp cởi mở, tự tin hơn rất nhiều. Thông qua bảng thống kê đối chứng sau, chúng ta sẽ thấy rất rõ điều này: Mức độ Số trẻ được điều tra Rất mạch lạc Mạch lạc Có mạch lạc Chưa mạch lạc Sl % Sl % Sl % Sl % Bắt đầu vào lớp 1 37 0 0 5 13,5 8 21,6 24 64,9 Hết lớp 1 37 12 32,4 19 51,4 5 13,5 1 2.7 So với ban đầu Tăng +12 32,4 +14 37,9 Giảm -3 8 -23 62,2 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 1. Kết luận : - Luyện nói là một nội dung quan trọng, giúp học sinh trau dồi diễn đạt, tự tịn hơn trong giao tiếp dẫn đến cần phải hướng dẫn học sinh luyện nói. Tuy nhiên, học sinh lớp 1, khả năng ngôn ngữ còn hạn chế, vốn sống, vốn kinh nghiệm còn ít. Mà thực tế giảng dạy đã chứng minh rằng trẻ nói năng chưa mạch lạc không phải vì khả năng nhận thức của trẻ kém, cũng không phải vì tư duy của trẻ không mạch lạc. Mà vì trẻ thiếu các hình thức khẩu ngữ mang tính chuẩn mực, các hình thức khẩu ngữ phong phú do người lớn cung cấp và quan trọng hơn nữa là trẻ không có điều kiện để luyện tập ngôn ngữ. Bởi vì ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ mạch lạc nói riêng không phải là chức năng bẩm sinh của con người mà nó được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của từng cá thể. Trong quá trình phát triển đó tốc độ diễn ra nhanh hay chậm, hiệu quả phát triển cao hay thấp phụ thuộc vào tính tích cực của từng cá nhân. - Vì thế giáo viên nên: Kích thích nhu cầu nói năng của học sinh bằng cách sử dụng trực quan, tạo tình huống giao tiếp phù hợp, động viên học sinh tham gia tích cực khi luyện nói. - Giáo viên phải tạo cho học sinh hoàn cảnh giao tiếp tốt. Đó là điều kiện trong lớp học ở thời điểm luyện nói. Giáo viên cần giáo dục cho học sinh trong lớp biết lắng nghe và có thái độ đúng khi nghe bạn nói. Giáo viên là người động viên, khích lệ kịp thời để học sinh phấn khởi trong khi nói. - Giáo viên cần giúp học sinh giữ được bình tĩnh khi nói, tự tin và chú ý đến thái độ của người nghe trong khi mình nói. - Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng ngữ điệu phù hợp khi nói, tránh lối nói như đọc thuộc lòng. - Không được ngắt lời học sinh khi các em đang nói. - Đối với những đề tài khó nói, giáo viên nên có hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh nói. - Đối với những câu hỏi trong sách giáo khoa chưa hợp lí, giáo viên nên mạnh dạn thay đổi hệ thống câu hỏi khác cho phù hợp hơn. - Vận dụng những phương pháp dạy học tích cực để dạy học sinh luyện nói. => Vì vậy để nâng cao chất lượng hiệu quả lời nói mạch lạc cho trẻ lớp 1, đòi hỏi ngườì lớn (cha mẹ, anh chị ) đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt là giáo viên cần cung cấp cho trẻ các hình thức khẩu ngữ phù hợp với lứa tuổi, tổ chức hướng dẫn trẻ tham gia tích cực vào hoạt động lời nói. Tạo điều kiện cho trẻ luyện tập ngôn ngữ. Có như vậy lời nói mạch lạc nói riêng và ngôn ngữ mạch lạc nói chung của trẻ mới phát triển năng lực nhận thức và phát triển tâm lí trẻ nói chung. 2. Các đề xuất và khuyến nghị: Trước thực tế giảng dạy trong năm học vừa qua, với tư cách là một giáo viên dạy Tiểu học, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau: a) Đối với học sinh : Cần phải chăm học, chăm đọc sách, học hỏi bạn bè, mạnh dạn trong giao tiếp, luôn rèn nói lời hay cử chỉ đẹp thể hiện nếp sống văn minh lịch sự .. b) Đối với giáo viên và người lớn tuổi : - Từ khi trẻ bập bẹ biết nói, những người lớn tuổi trong gia đình cần phải luôn lưu tâm uốn nắn lời ăn tiếng nói cho con em mình. Các cụ đã dạy “Uốn cây từ thuở còn non”. Không những thế người lớn còn là tấm gương cho con trẻ noi theo. - Khi trẻ bắt đầu đến trường, thì cùng với gia đình, nhà trường và xã hội cần giáo dục trẻ ngay từ những thói quen trong giao tiếp mạnh dạn tự tin, văn minh lịch sự, thể hiện tác phong tư cách đạo đức của con người có văn hoá. Do đó sự phối kết hợp ăn ý nhịp nhàng giữa nhà trường và gia đình là vô cùng quan trọng và cần thiết. - Bên cạnh đó, mỗi giáo viên cần dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu giảng dạy, tăng cường hiệu quả của các giờ sinh hoạt chuyên môn để đưa ra những bài giảng sinh động, hấp dẫn. Ngôn ngữ của giáo viên phải chuẩn mực chính xác trong sáng. Bài viết trên chỉ ghi lại những việc tôi đã làm mà thấy có hiệu quả. Kính mong các đồng nghiệp đóng góp. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn ! * Lời cam đoan: Tôi xin cam đoan đề tài là do chính tôi đã nghiên cứu và trình bày, không sao chép của người khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Ngày 25 thán 5 năm 2019 Người viết Nguyễn Thị Huyền Trang
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_hinh_thanh_va_phat_trien_ki_nang_noi_m.doc