Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tập hiệu quả dạng văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn Lớp 5
Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Tổng hợp các kiến thức, kĩ năng từ Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu,... để viết nên một bài Tập làm văn.
Theo quan điểm tích hợp, các phân môn được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau. Như vậy, muốn dạy - học có hiệu quả Tập làm văn miêu tả nói chung văn tả cảnh nói riêng, nhất thiết người giáo viên phải dạy tốt Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Vì trong các bài đọc, trong câu chuyện, trong các bài tập Luyện từ - câu thường xuất hiện các đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả rất rõ về cảnh vật, thiên nhiên, con người,...
Bài Tập làm văn nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng, cóp nhặt của người khác, nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng, mới mẻ như tâm hồn của các tác giả nhỏ tuổi.
Chất lượng Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ. Cho nên, thầy và trò phải soạn giảng và học tập tích cực, nghiêm túc, hiệu quả, mới mong nâng cao một cách bền vững chất lượng môn tiếng Việt ở lớp cuối cấp Tiểu học.
Dạy Tập làm văn lớp 5 phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học (ban hành kèm theo quyết định số 16 của Bộ GD-ĐT) và phù hợp trình độ của từng học sinh trong lớp mà “Hướng dẫn 896” của Bộ GD-ĐT đã đề ra.
Tôi tin rằng đề tài này nếu được áp dụng và vận dụng hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao đối với văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn, góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tập hiệu quả dạng văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn Lớp 5

Khi viết đoạn văn cần chú ý nhắc học sinh dùng các từ thay thế để tránh lỗi lặp từ, nhiều học sinh đã mắc rất nhiều lỗi đó là lỗi lặp từ, lặp ý trong cùng một đoạn văn. - Học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu của giáo viên: - Học sinh viết bài, sau đó cho học sinh đọc bài của mình giáo viên cùng cả lớp nhận xét về bài làm đó. - Mỗi lần học sinh viết giáo viên nên gợi ý cho học sinh thấy đâu là câu mở đoạn trong đoạn văn. Từ câu mở đoạn đó triển khai viết hoàn chỉnh đoạn. Ví dụ: Câu mở đoạn là: “Sân trường em rất đẹp.” Vậy sân trường em đẹp như thế nào thì phân tích và miêu tả ra trong các câu tiếp theo. Khi hết đoạn cần có câu kết đoạn. Từ đó các em có thể liên kết đoạn văn tả về ngôi trường như sau : Sân trường em rất đẹp. Sân trường không rộng lắm nhưng đây là thiên đường của chúng em sau mỗi giờ học. Giữa sân trường cây bàng toả bóng xanh mát. Phía trước các dãy lớp 5 cây phượng thắp lửa một khoảng trời. Mảnh sân rộng với những viên gạch đỏ xếp hình ô bàn cờ thật đẹp. Chúng em thường chơi trò chơi hoặc đọc truyện dưới sân trường. * Viết cả bài văn: (Thực hiện trong tiết kiểm tra 1 tiết) - Dựa trên quá trình lập dàn ý và viết đoạn văn thì học sinh có thể viết được cả bài văn, giáo viên lưu ý cho học sinh viết bài văn có đủ ba phần. Mở bài, thân bài, kết bài. + Phần mở bài: Để viết một bài văn hoàn chỉnh có ý văn tốt giáo viên rèn cho học sinh cách mở bài. Cũng có thể rèn cho học sinh cách mở bài theo kiểu gián tiếp, hay trực tiếp tùy theo khả năng tiếp thu của học sinh. Nhưng tốt nhất giáo viên nên rèn cho học sinh viết mở bài theo kiểu gián tiếp tức là tả vòng vo loanh quanh sau đó đi vào ý chính cần tả. Giáo viên cho học sinh tập viết phần mở bài sau đó cho học sinh đọc và các bạn khác nhận xét bài viết của học sinh xem đã đúng theo chủ đề chưa, mở bài vậy đã hay chưa. Nếu học sinh viết chưa được giáo viên nên cho học sinh viết lại, lúc này các bạn viết tốt hơn làm tư vấn cho bạn mình hoàn thiện bài viết. Giáo viên là người cuối cùng đưa ra nhận xét và kết luận. + Thân bài: Phần thân bài cũng có thể hướng cho học sinh viết thành nhiều đoạn, mỗi đoạn là một ý khác nhau, tả một cảnh vật và đi chi tiết của cảnh vật đó. Trong mỗi đoạn khi miêu tả cần chú ý giúp đỡ học sinh về sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa trong văn miêu tả. Hướng cho học sinh vận dụng các giác quan tham gia vào việc miêu tả như mắt, mũi, tai, xúc giác, Giáo viên cho học sinh viết phần thân bài sau đó đọc cho cả lớp cùng nghe rồi nhận xét, đánh giá các ý mà học sinh viết. Những bài đạt chất lượng là những bài có cách viết trôi chảy, các ý diễn ra một cách tự nhiên. Học sinh biết sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa, liên tưởng một cách phù hợp. Bài viết có vận dụng các giác quan vào việc miêu tả một cách linh hoạt và khoa học. Bài viết phải có hồn khi đọc bài lên thì hình ảnh phải được hiện lên trước mắt người đọc. Nếu đạt được như thế thì đó là bài văn thành công. Nếu bài viết chưa đạt đạt các ý trên, thì giáo viên phải động viên các em đó viết lại, có thể tham khảo những bạn có bài văn thành công. Nếu như học sinh viết vẫn chưa được thành công lắm thì giáo viên nên đưa ra các hình ảnh, tranh ảnh minh họa hay một đoạn video về phong cảnh và chỉ dẫn cho học sinh miêu tả từng bước một. (Về hình ảnh, video giáo viên có thể sử dụng trình chiếu). + Kết bài: Đây cũng là một phần rất quan trọng trong bài văn, nó đóng một phần thành công hay thất bại của bài văn mà mình đã làm. Giáo viên nên hướng cho học sinh cách kết bài mở rộng, cũng tập cho học sinh cách kết bài mở rộng. Cũng tương tự như phần trên giáo viên nên cố gắng rèn cho học sinh viết bằng được phần này. Khi học sinh viết tốt thì giáo viên nên động viên khích lệ tinh thần học sinh. Để giúp học sinh viết một bài văn hoàn chỉnh, tôi tiến hành các bước: - Tập diễn đạt câu văn có hình ảnh và sử dụng một số biện pháp nghệ thuật đã học. - Tôi luôn hướng dẫn các em biết lựa chọn chi tiết, diễn đạt bằng câu văn có hình ảnh và sử dụng một số biện pháp tu từ đã học như: so sánh, nhân hóa trong các kiểu bài tập làm văn. Tuy nhiên khi vận dụng những hình ảnh so sánh, nhân hóa, đôi khi học sinh dùng những hình ảnh chưa chính xác. Chẳng hạn với đề bài “Tả cánh đồng lúa”. Có em chọn tả như sau: + Cánh đồng không rộng lắm, chỉ bằng mảnh vườn nhà em. - Chính vì thế, giáo viên cần hướng cho học sinh biết cách dùng những hình ảnh so sánh hợp lí hơn. Ví dụ: Trước tầm mắt của em cánh đồng rộng mênh mông thẳng cánh cò bay. - Ngoài ra, giáo viên nên kết hợp những câu hỏi gợi ý để giúp học sinh bổ sung, sửa chữa các câu văn, đoạn văn chưa sử dụng biện pháp nghệ thuật. - Ngoài việc giúp học sinh sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong các câu văn, giáo viên cần giúp học sinh biết bộc lộ cảm xúc trong bài văn. Bởi một bài văn hay không thể thiếu được cảm xúc của người viết. Cảm xúc không chỉ bộc lộ ở phần kết bài mà còn cần thể hiện trong từng câu, từng đoạn của bài văn. Điều này chúng ta cần gợi ý cho các em một cách cụ thể trong từng bài. Ví dụ: Nhưng trong tôi, hương vị của đồng nội, của hương lúa chín, mãi mãi không tan biến và hình như chúng đang đọng lại, đọng lại một kỉ niệm một kỉ niệm đẹp. Tương tự như vậy, tôi yêu cầu học sinh đưa ra những suy nghĩ, cảm xúc nhận xét trước một sự vật hay hiện tượng bất kỳ. Bài văn của học sinh tránh được nhược điểm khô khan, liệt kê sự việc mà thấm đượm cảm xúc của người viết. * Thực hiện các nội dung trong phần trả bài văn Mục tiêu của phần này là: Giúp học sinh biết rút kinh nghiệm về bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, cách trình bày, lỗi chính tả. Nhận biết những ưu điểm của bài văn hay và tập viết lại một đoạn trong bài của mình cho hay. Trong thực tế nhiều giáo viên cho rằng tiết trả bài tập làm văn không quan trọng, nhưng theo tôi tiết này là quan trọng nhất. Vì học sinh có thể sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm qua bài chấm, nhận xét của giáo viên để tập viết lại cho hoàn chỉnh hơn. - Tiết này tôi thường thực hiện như sau: + Bài viết có đúng thể loại không? + Bố cực trình tự miêu tả có hợp lí không + Câu viết có rõ ý, có hình ảnh, có cảm xúc không? Chữ viết có đúng chính tả không và bài viết có sạch sẽ không - Qua đó học sinh sẽ cẩn thận hơn khi viết các bài văn sau. Để có thể làm tốt một bài tập làm văn, học sinh cần được rèn luyện thêm kĩ năng sửa chữa, rút kinh nghiệm, nhằm đạt kết quả ngày một cao hơn. Tập nhận xét bạn trong giờ Tập làm văn nói, tự rà soát và sửa chữa bài nháp của mình hay bài viết chính thức ở lớp, rút kinh nghiệm và tự sửa chữa trong giờ trả bài, tất cả đều giúp học sinh luyện tập hình thành kĩ năng và thói quen “tự điều chỉnh”, tự học tập để luôn tiến bộ. Tiết “Trả bài viết” có ý nghĩa quan trọng đối với việc rèn luyện kĩ năng viết văn cho học sinh. So với các tiết khác, tiết trả bài cần được giáo viên chuẩn bị công phu từ lúc chấm bài, thống kê lỗi, nhận xét khái quát về bài làm, chuẩn bị dẫn chứng, minh hoạ... đến khi soạn giáo án cụ thể cho tiết trả bài. Việc hướng dẫn học sinh học tập trên lớp cũng đòi hỏi sự gợi mở, dẫn dắt và ứng xử linh hoạt của giáo viên, nhằm giúp các em tự phát hiện nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình. Qua đó, học sinh có ý thức viết bài ngày càng tiến bộ và có kết quả cao hơn. Cuối tiết học này, thường có bài tập “Viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn”. Tôi tổ chức cho học sinh học tập từ những cách dùng từ, đặt câu của bạn để vận dụng vào đoạn văn của mình. Sau đó, tôi chấm và nhận xét cụ thể. Nếu những học sinh yếu làm chưa hay tôi trực tiếp hướng dẫn các em sửa các câu văn chưa đúng, viết các câu văn đúng thành câu văn hay và làm lại bài vào buổi học thứ hai . 3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp Tập làm văn là phân môn tổng hợp của tất cả các phân môn trong môn Tiếng Việt. Học tốt tập làm văn sẽ giúp các em có nền tảng vững chắc để học tốt các môn học khác. Với việc nghiên cứu và áp dụng những biện pháp của đề tài này tôi thấy bước đầu mang lại kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên học tập là một quá trình, muốn đạt được kết quả cần có sự hợp tác từ nhiều phía mà đặc biệt là học sinh và giáo viên. Hơn nữa, học Tập làm văn cần có sự tích hợp của nhiều môn học, các em phải có vốn hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên và xã hội xung quanh chúng ta thì các em mới đưa các hình ảnh, các dẫn chứng vào bài văn của mình để bài văn sinh động hơn, hấp dẫn hơn. Trong quá trình dạy học trên lớp, bên cạnh những kiến thức cơ bản trong SGK giáo viên cần quan tâm tạo điều kiện để học sinh phát huy những kinh nghiệm, vốn sống thực tế của từng em từ đó nâng cao kỹ năng quan sát, ghi chép cho học sinh . Đồ dùng dạy học là phần không thể thiếu được trong khi dạy học Tập làm văn. Đồ dùng có thể là tranh ảnh để học sinh quan sát cũng có thể là quan sát thực tế . Tích cực cung cấp vốn từ ngữ cho các em bằng cách tích hợp trong tất cả các phân môn như: Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Chính tả Kiến thức của học sinh chỉ bền vững khi được rèn luyện, bồi dưỡng thường xuyên cho các em. 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp - Môn Tiếng Việt cùng với các môn học khác góp phần giáo dục và phát triển toàn diện cho học sinh. Qua các bài học, học sinh hiểu biết thêm về thiên nhiên, cuộc sống xung quanh, đất nước, con người Việt Nam . . . Trong chương trình Tiếng Việt lớp 5, bên cạnh các phân môn Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu . . . Phân môn Tập làm văn góp phần rèn cho học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt: Nghe - nói - đọc - viết. Thông qua học Tập làm văn, học sinh có điều kiện tiếp cận vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Khi phân tích đề Tập làm văn, học sinh lại có dịp hướng tới cái chân - thiện - mĩ được định hướng trong các đề bài. Những cơ hội đó làm nảy nở tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người và những việc xung quanh của các em, giúp cho tâm hồn, tình cảm của các em thêm phong phú. Chính vì vậy theo tôi không có giải pháp hay biện pháp nào là tối ưu, vì vậy giáo viên cần kết hợp các giải pháp, biện pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp mình để giảng dạy đem lại hiệu quả cao. 3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu- Với những biện pháp như đã trình bày ở trên đã giúp cho cả giáo viên và học sinh tự tin, chủ động hơn trong các tiết học tập làm văn (văn tả cảnh). Các giờ Tập làm văn cũng trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn. - Học sinh không còn lúng túng trong việc lập dàn ý cho mỗi bài văn; việc viết một đoạn văn, hay bài văn của các em trở nên dễ dàng hơn. Các em đã biết miêu tả một số đặc điểm của một sự vật cụ thể theo yêu cầu, biết viết câu văn đúng ngữ pháp, rõ ý; biết sử dụng những từ ngữ sát nghĩa, có tác dụng gợi tả, gợi cảm; bước đầu biết sử dụng biện pháp tu từ đơn giản khi viết văn. Lời văn, ý văn của các em không còn nặng tính liệt kê hay kể lể nữa. - Nhờ vậy mà chất lượng phân môn Tập làm văn cũng như môn Tiếng Việt đã nâng lên rõ rệt 4. Kết quả Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề tài này ở lớp phụ trách, qua theo dõi việc thống kê chất lượng môn tiếng Việt nói chung và phần bài tập làm văn nói riêng đã thu được những kết quả như sau : - Phát huy được tính tích cực hoạt động, chủ động trong giờ học của học sinh. Học sinh tập trung hơn vào bài học, kĩ năng làm văn tả cảnh của học sinh được nâng cao lên rõ rệt. Bài văn của học sinh xác định đúng yêu cầu nội dung của đề bài, bố cục chặt chẽ, trình tự miêu tả hợp lí hơn, không còn tình trạng bài dạng liệt kê, câu ý đoạn không phù hợp nữa. - Giờ học tập làm văn diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái đối với các em. Không khí lớp học luôn luôn sôi nổi, chất lượng giờ học đảm bảo - Chất lượng môn Tiếng Việt của lớp được nâng lên rõ rệt. Qua hơn một năm tìm tòi, nghiên cứu các biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh, tôi nhận thấy các em có nhiều tiến bộ, kết quả đạt được cuối năm học 2013 – 2014 và học kì I năm học 2014-2015 như sau: Năm học TSHS Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Dưới điểm 5 SL % SL % SL % SL % 2013 - 2014 32 12 37,6% 10 31.3% 10 31,3% 0 2014 - 2015 33 12 36,4% 11 33,3 10 30,3 0 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Sau khi áp dụng các giải pháp trên vào thực tế dạy - học Tập làm văn tả cảnh, cho học sinh lớp 5 bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau : - Điều kiện rất quan trọng vừa hình thành những cơ sở ban đầu và lâu dài về vốn sống, vốn thực tế đời sống của học sinh là xây dựng được nề nếp, thói quen ghi chép và phát huy tác dụng của sổ tay văn học .Vận dụng linh hoạt sáng tạo các bài tập, các câu lệnh gợi ý để học sinh thực hiện nhằm phát huy tối đa khả năng của từng học sinh chất lượng dạy -học sẽ không ngừng được cải thiện . - Để áp dụng được đề tài này vào công việc giảng dạy giáo viên phải thường xuyên trau dồi kiến thức, kỹ năng sư phạm đặc biệt phải nắm chắc bản chất của tả cảnh là quan sát, từ quan sát mới hình thành cái sườn của ý tưởng. - Hệ thống hoá kiến thức, hệ thống bài tập phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. - Đối với giáo viên phải nắm được chuẩn kiến thức, những yêu cầu tối thiểu phải đạt được trong mỗi tiết học. Học sinh phải có tính tự giác, không ngừng học hỏi ở thầy, ở bạn, học ở sách. 2. Kiến nghị - Nhà trường trang bị nhiều sách tham khảo về phân môn tập làm văn để giáo viên và học sinh tham khảo - Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề về cách xây dựng dàn bài tập làm văm miêu tả để giáo viên có thể trao đổi lẫn nhau. - Giáo viên thường xuyên tham khảo các tài liệu để hướng dẫn học sinh cách xây dựng bài văn. Trên đây là một vài kinh nghiệm về đề tài Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tập hiệu quả dạng văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn lớp 5 mà bản thân tôi đã nghiên cứu áp dụng bước đầu có hiệu quả thiết thực. Rất mong sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp để đề tài này được đầy đủ và hoàn thiện hơn nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và kĩ năng viết văn của học sinh nói riêng. Buôn Trấp, ngày 13 tháng 01 năm 2015 Người viết Đinh Xuân Trường NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG ........... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN ........ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tên tài liệu Tác giả 01 Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 Tập 1 Ban biên tập NXB GD 02 Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 Tập 2 Ban biên tập NXB GD 03 Sách giáo viên Tiếng Việt 5 tập 1 Ban biên tập NXB GD 04 Sách giáo viên Tiếng Việt 5 tập 2 Ban biên tập NXB GD 05 Thiết kế bài dạy Tiếng Việt 5 Tập 1 Ban biên tập NXB GD 06 Thiết kế bài dạy Tiếng Việt 5 Tập 2 Ban biên tập NXB GD 07 Luyện Tập làm văn 5 Đặng Mạnh Thường 08 Tập Làm văn 5 Tư liệu tham khảo dành cho giáo viên và phụ huynh Lê Thị Nguyên Trần Thảo Linh Thái Quang Vinh 09 Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả NXBGD/2004 (Tô Hoài) 10 - Dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình SGK mới Tô Đình Nghĩa Trần Thị Ngọc Lang 11 Dạy học theo quan điểm tích hợp trong môm Tiếng Việt Phạm Đức Diệu Lâm
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hoc_tap_hieu_qua_dang_va.doc