Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học học tốt dạng bài Mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 4
* Cách thực hiện
Giải nghĩa từ bằng trực quan
Con đường nhận thức của học sinh Tiểu học từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, để giúp học sinh khỏi nhàm chán và giờ học thêm sinh động. Cụ thể từ các vật thật, tranh ảnh, biểu bảng, sơ đồ, được dùng để đại diện giúp các em dễ dàng nhận diện ra nghĩa của từ.
Ví dụ: Khi dạy bài Mở rộng vốn từ: Đồ chơi- Trò chơi (Tiếng Việt 4-tập 1- trang 147) giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp đôi. Để kiểm tra kết quả làm viêc của học sinh tôi tổ chức trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng!”.
- Chuẩn bị: GV in màu, phóng to các tranh theo yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn luật chơi: Mỗi đội sử dụng 3 tranh. Mỗi đội sẽ đưa ra một tranh bất kì, yêu cầu đội còn lại nêu tên một trò chơi và đồ chơi của trò chơi có trong tranh; lần 2 làm ngược lại. Qua trò chơi giúp HS nhận biết “nghĩa biểu vật” của từ đồng thời giúp các em mở rộng, phát triển vốn từ về “Đồ chơi- Trò chơi”. Bên cạnh đó các em còn biết chọn những trò chơi bổ ích phù hợp và không tham gia những trò chơi nguy hiểm.
Giải nghĩa từ bằng cách đưa từ vào văn cảnh cụ thể
Giáo viên cho từ xuất hiện trong một nhóm từ, một câu hoặc một bài để làm rõ nghĩa của từ. Trong trường hợp này, nghĩa của từ được bộc lộ nhờ ngữ cảnh.
Ví dụ: Khi dạy bài Mở rộng vốn từ: Lạc quan- Yêu đời (Tiếng Việt 4- tập 2-trang 145)
Giải nghĩa từ bằng trực quan
Con đường nhận thức của học sinh Tiểu học từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, để giúp học sinh khỏi nhàm chán và giờ học thêm sinh động. Cụ thể từ các vật thật, tranh ảnh, biểu bảng, sơ đồ, được dùng để đại diện giúp các em dễ dàng nhận diện ra nghĩa của từ.
Ví dụ: Khi dạy bài Mở rộng vốn từ: Đồ chơi- Trò chơi (Tiếng Việt 4-tập 1- trang 147) giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp đôi. Để kiểm tra kết quả làm viêc của học sinh tôi tổ chức trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng!”.
- Chuẩn bị: GV in màu, phóng to các tranh theo yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn luật chơi: Mỗi đội sử dụng 3 tranh. Mỗi đội sẽ đưa ra một tranh bất kì, yêu cầu đội còn lại nêu tên một trò chơi và đồ chơi của trò chơi có trong tranh; lần 2 làm ngược lại. Qua trò chơi giúp HS nhận biết “nghĩa biểu vật” của từ đồng thời giúp các em mở rộng, phát triển vốn từ về “Đồ chơi- Trò chơi”. Bên cạnh đó các em còn biết chọn những trò chơi bổ ích phù hợp và không tham gia những trò chơi nguy hiểm.
Giải nghĩa từ bằng cách đưa từ vào văn cảnh cụ thể
Giáo viên cho từ xuất hiện trong một nhóm từ, một câu hoặc một bài để làm rõ nghĩa của từ. Trong trường hợp này, nghĩa của từ được bộc lộ nhờ ngữ cảnh.
Ví dụ: Khi dạy bài Mở rộng vốn từ: Lạc quan- Yêu đời (Tiếng Việt 4- tập 2-trang 145)
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học học tốt dạng bài Mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học học tốt dạng bài Mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 4

Nghĩa Từ Một lòng một dạ gắn bó với lí tƣởng, tổ chức hay với một ngƣời nào đó. Trung thành Trƣớc sau nhƣ một, không gì lay chuyển nổi. Trung hậu Một lòng một dạ vì việc nghĩa Trung kiên Ăn ở nhân hậu, thành thật, trƣớc sau nhƣ một. Trung thực Ngay thẳng, thật thà. Trung nghĩa HS thực hiện bài tập này nhƣ sau: Trƣớc hết HS cần đọc kĩ để hiểu ý nghĩa của từng yếu tố ở hai cột từ đó sẽ thấy đƣợc sự tƣơng ứng của từng cặp. HS lần lƣợt lấy một nghĩa ở cột bên trái ghép với một từ ở cột bên phải sao cho tƣơng ứng và hợp lí. Khi chữa bài HS tham gia trò chơi “Xì điện”. Một em nêu từ hoặc nghĩa của từ và chỉ định em khác nêu nghĩa của từ hoặc từ phù hợp với từ hoặc nghĩa mình nêu. Cứ nhƣ vậy cho đến hết các cặp nghĩa và từ trong bài. Nhƣ vậy HS sẽ rất hứng thú, đồng thời phải tƣ duy nhanh để đƣa ra đáp án đúng với yêu cầu. Giải nghĩa từ bằng cách sử dụng từ điển Từ điển sẽ giúp các em hiểu nghĩa của từ, phân loại đƣợc từ một cách hợp lí, từ đó các em sẽ biết cách sử dụng đúng từ theo văn cảnh. Để các em sử dụng đƣợc từ điển đầu tiên tôi hƣớng dẫn học sinh cách tra từ trong Từ điển. Với từng dạng bài tập tôi sẽ định hƣớng cho các em sử dụng những loại Từ điển tƣơng ứng. Ví dụ: Khi dạy bài Mở rộng vốn từ: Dũng cảm (Tiếng Việt 4- tập 2-trang 73) Bài 1: Yêu cầu tìm từ cũng nghĩa với từ dũng cảm (BT đƣa ra các từ: gan dạ, thân thiết, hoà thuận, hiếu thảo, anh hùng, anh dũng.) Nếu nhƣ yêu cầu các em làm luôn thì hầu nhƣ cả lớp sẽ không hiểu hết nghĩa của các từ sẽ dẫn đến khó khăn trong việc chọn từ. Do vậy, tôi cho học sinh sử dụng Từ điển Tiếng Việt để tìm hiểu nghĩa của từ dũng cảm. Sau khi các em đã hiểu đƣợc nghĩa của từ này tôi cho các em sử dụng Từ điển để tìm hiểu nghĩa của các từ còn lại. Qua việc sử dụng Từ điển tôi nhận thấy các em tìm từ rất nhanh và chính xác. Hay bài: Mở rộng vốn từ: Ý chí- Nghị lực (Tiếng Việt 4- tập 1- trang 118) Bài 4: Mỗi câu tục ngữ sau đây khuyên ngƣời ta điều gì? Lửa thử vàng, gian nan thử sức Nƣớc lã mà vã bên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. Có vất vả mới thanh nhàn Không dƣng ai dễ cầm tàn che cho Giáo viên hƣớng dẫn học sinh sử dụng Từ điển Thành ngữ - Tục ngữ Việt Nam để giúp học sinh hiểu nghĩa của các câu tục ngữ. Từ đó các em không những giải quyết đƣợc bài tập mà còn giúp các em rút ra đƣợc bài học cho chính bản thân mình. Giải nghĩa từ thông qua một số phân môn trong chương trình Tiếng Việt. Các phân môn trong chƣơng trình Tiếng Việt cũng góp phần tích cực trong việc giúp học sinh giải nghĩa từ. Cụ thể: * Phân môn Tập đọc Tập đọc giúp học sinh mở rộng, hệ thống hoá vốn từ. Ví dụ: Khi dạy bài Mở rộng vốn từ: Ước mơ (Tiếng Việt 4- Tập 1- trang 87) Bài 1: Ghi lại những từ trong bài tập đọc “Trung thu độc lập” cùng nghĩa với từ “ước mơ” Để thực hiện bài tập này HS sẽ huy động vốn kiến thức đã học đó là nội dung bài Tập đọc đã học từ đó xác định và tìm đúng các từ cùng nghĩa với từ ƣớc mơ có trong bài đó là: mơ tưởng, mong ước. Khi tôi yêu cầu các em nêu lí do vì sao chọn từ đó các em sẽ nắm đƣợc nghĩa của từ ước mơ. Phân môn Kể chuyện Ví dụ: Khi học xong câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể (Tiếng Việt 4- tập 1-trang 8) tôi đƣa ra câu hỏi: + Qua câu chuyện em thấy tính cách của nhân vật mẹ con bà nông dân nhƣ thế nào? Học sinh đƣa ra câu trả lời: Tính cách của nhân vật mẹ con bà nông dân là: tốt bụng, nhân hậu. + Vậy theo em ngƣời nhƣ thế nào thì đƣợc gọi là tốt bụng, nhân hậu ? Học sinh đƣa ra câu trả lời: Ngƣời tốt bụng, nhân hậu là ngƣời có lòng thƣơng ngƣời, quan tâm, giúp đỡ những ngƣời xung quanh khi họ gặp khó khăn. Vậy qua việc giải quyết các câu hỏi học sinh đã hiểu đƣợc nghĩa của từ nhân hậu. Biện pháp 2: Giúp học sinh mở rộng vốn từ thông qua trò chơi học tập. Mục tiêu: Qua các trò chơi “Học mà chơi, chơi mà học” giúp các em mở rộng, tích luỹ làm giàu vốn từ vựng, hứng thú học tập và tiếp thu bài tốt hơn. Cách thực hiện: Trò chơi: Chim sẻ giúp cô Tấm Ví dụ: Khi dạy bài: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu- Đoàn kết (Tiếng Việt 4 - tập 1- trang 17) Bài tập 1: Yêu cầu: Xếp các từ có tiếng nhân: nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại.. thành 2 nhóm: Những từ có tiếng nhân có nghĩa là ngƣời”; những từ có tiếng nhân có nghĩa là “ lòng thƣơng ngƣời”. Tôi tổ chức thực hiện nhƣ sau: Bước 1: Giới thiệu để tạo hứng thú cho học sinh: Trong truyện Tấm Cám, mụ dì ghẻ độc ác, vì không muốn cho Tấm đi xem Hội nên đã trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm phải nhặt. Tấm ngồi khóc, Bụt hiện lên và cho đàn chim sẻ xuống nhặt giúp Tấm. Vậy các em hãy là những chú chim sẻ giúp Tấm qua trò chơi “ Chim sẻ giúp cô Tấm” để phân loại những từ có tiếng nhân theo 2 nhóm theo yêu cầu của bài. Bước 2: Nêu luật chơi, cách chơi. Bước 3: HS thực hiện trò chơi Cách chơi rất đơn giản: Lớp chia thành các đội chơi, mỗi đội có các thẻ ghi từ (nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại ) lẫn lộn xem là thóc và gạo, mà mụ dì ghẻ đã trộn lẫn. Các thành viên trong mỗi đội sẽ là những chú chim sẻ, nhặt phân loại thóc ra thóc, gạo ra gạo ( Phân loại những từ có tiếng nhân “có nghĩa là ngƣời”, những từ có tiếng nhân có nghĩa là “lòng thƣơng ngƣời”.). Trong lúc HS tham gia trò chơi tôi mở bài hát Cô Tấm dịu hiền. Hết bài hát báo hiệu thời gian thực hiện trò chơi đã hết. Đội nào nhặt nhanh và chính xác nhất sẽ thắng cuộc, giúp cô Tấm sớm đƣợc đi xem hội. Bước 4: Nhận xét, tuyên dƣơng đội thắng. Trò chơi : Tiếp sức Ví dụ: Khi dạy bài: Mở rộng vốn từ: Du lịch- Thám hiểm (Tiếng Việt 4- tập 2- trang 116) Cách tổ chức: Tổ chức cho 2 đội thi đua, với số học sinh của hai đội bằng nhau. Sau khi giải nghĩa từ ngữ đƣợc dùng để gọi tên nhóm từ (VD: Đồ dùng cần cho chuyến du lịch), yêu cầu các em kể ra những từ thuộc nhóm đó. Giáo viên chỉ cần nêu tiếp sức bắt đầu: Lần lƣợt từng học sinh của hai đội nối tiếp nhau ghi lên mỗi em một từ. Hết thời gian chơi đội nào ghi đƣợc nhiều từ và đúng thì sẽ chiến thắng (VD: điện thoại, quần áo, nƣớc uống,). Trò chơi: Ai tài đối đáp Ví dụ: Khi dạy bài: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – Trò chơi (Tiếng Việt 4- tập 2) Cách tổ chức: Bài tập 1: Tìm những từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch - Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi A và B và hƣớng dẫn cách chơi. + Đại diện nhóm A nói tên đồ chơi (VD: diều), các thành viên trong nhóm B phải nêu ra những từ chỉ tên trò chơi (VD: thả diều). + (Đổi lại) Đại diện nhóm B nói tên trò chơi (VD: rước đèn), các thành viên trong nhóm A phải nêu ra những từ chỉ tên đò chơi (VD: đèn ông sao, đầu sư tử). Mỗi lần đặt đúng câu hỏi và trả lời đúng thì giáo viên lại cho đội đó một bông hoa. Cứ nhƣ thế tiếp tục cho đến hết các từ chỉ tên đồ chơi – trò chơi, cần khai thác ở hình 1,2,3,4,5,6 ở bài tập. Chơi xong giáo viên và tổ giám khảo nhận xét và công bố kết quả chơi. Cuối cùng giáo viên cho học sinh đọc lại toàn bộ bài tập học sinh vừa hoàn thiện. Giáo viên sẽ chốt lại hệ thống nội dung bài học và chốt kiến thức. Trò chơi : Khắc nhập – Khắc xuất Ví dụ: Khi dạy bài: Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng (Tiếng Việt 4- tập 1- trang 63) Cách tổ chức: Chọn hai hoặc ba đội chơi, trong mỗi đội, có những thành viên mang từ ở cột nghĩa, và những thành viên mang từ ở cột từ, đứng vòng tròn. Khi quản trò hô “ Khắc nhập”, các thành viên trong đội nhanh chân ghép đôi (cột nghĩa với cột từ), theo đúng theo yêu cầu bài tập. Khi hô “ Khắc xuất” sẽ tách ra, Cứ nhƣ vậy, quản trò hô nhanh “ Khắc xuất”, “ Khắc nhập” . Ở lần “ Khắc nhập” cuối cùng, đội nào ghép đúng nhiều nhất, tức là có đƣợc cây tre dài nhất, sẽ thắng cuộc. Ngoài các trò chơi nêu trên tôi cũng đã nghĩ ra rất nhiều trò chơi phù hợp cho với từng bài học. Mỗi trò chơi không chỉ giúp các em đƣợc vui chơi mà còn giúp các em giải quyết đƣợc các bài tập cũng nhƣ tăng vốn từ, vốn hiểu biết của mình. Biện pháp 3: Giúp học sinh mở rộng vốn từ thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Mục tiêu: Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp và kiến thức thực tế gần gũi nhằm giúp các em mở rộng thêm vốn từ, khắc sâu kiến thức và hình thành kĩ năng sống cần thiết cho học sinh. Cách thực hiện: Sử dụng phần mềm trong việc dạy học câu lạc bộ Tiếng Việt. Hiện nay, trong thời đại 4.0, thời đại của công nghệ số. Việc ứng dụng các phần mềm vào việc dạy học là rất cần thiết. Chính vì lí do đó khi sinh hoạt các câu lạc bộ Tiếng Việt tôi thƣờng tổ chức cho học sinh tham gia học tập trên các phần mềm nhƣ: KidsUp; OLM; Cunghoc.vn; Luyenhoc.vn; Vuihoc.vn; Trạng nguyên Tiếng Việt Ví dụ: Khi dạy bài Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng tôi đã tiến hành tổ chức cho học sinh luyện tập trên phần mềm OLM. Học sinh sẽ đƣợc làm các bài tập đã có sẵn trên phần mềm, thay vì phải học với sách các em đƣợc trực tiếp học trên phần mềm. Qua các phần mềm tôi thấy các em đã hiểu đƣợc ý nghĩa từ, từ đó sắp xếp lựa chọn từ cho hợp lí nhất. Khuyến khích học sinh đọc sách, báo Trong những năm gần đây Trƣờng Tiểu học Minh Tân rất quan tâm đến việc đọc sách của học sinh. Để việc đọc sách của học sinh có hiệu quả trong các giờ truy bài, tiết đọc thƣ viện, giờ ra chơi, tôi luôn động viên, khuyến khích các em đọc sách, báo...thƣờng xuyên. Ngoài ra, tôi còn định hƣớng cho các em tìm đọc các cuốn sách, truyện theo chủ điểm đã học, những sách truyện phù hợp với lứa tuổi. Ví dụ: Khi học xong bài Mở rộng vốn từ: Ý chí- Nghị lực tôi đã giới thiệu đến cho các em những câu chuyện nhƣ: Tôi đi học, Đứa trẻ lạc loài, Không nơi nƣơng tựa Hay khi học xong bài Mở rộng vốn từ: Nhân hậu- Đoàn kết tôi cũng đã giới thiệu đến cho các em những câu chuyện nhƣ: Dế mèn phiêu lƣu ký, Sự tích hồ Ba Bể, Nàng tiên Ốc. Những câu chuyện giúp các em hiểu sâu hơn chủ điểm của bài học mà còn mang đến cho các em những bài học bổ ích. Các buổi sinh hoạt ngoại khoá. Cũng nhƣ kiến thức từ thực tế cuộc sống, các hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ giúp học sinh có những hiểu biết kiến thức ngoài chƣơng trình chính khóa. Do đó việc phối kết hợp các hoạt động ngoài giờ lên lớp là rất cần thiết. Giáo viên giảng dạy cần có sự kết hợp với giáo viên tổng phụ trách, thông qua các buổi chào cờ, các buổi hoạt động ngoại khóa nhƣ: Tổ chức các cuộc thi: Búp măng xinh, hội vui học tập, giao lƣu học sinh giỏi.Đồng thời giúp các em vận dụng những điều đã học vào cuộc sống, từ đó học sinh cảm thấy kiến thức bài học thật gần gũi, thật yêu thƣơng. Ví dụ: Vào buổi sinh hoạt đầu tuần, trƣờng tôi thƣờng tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo từng khối lớp, mỗi tuần một khối lớp, các khối lựa chọn hình thức tổ chức khác nhau. Đến khối 4, tôi tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi Rung chuông vàng, tôi mở rộng vốn từ cho HS về chủ điểm « Thương người như thể thương thân »: Yêu cầu HS viết ra bảng các từ có chứa tiếng nhân có nghĩa là lòng thƣơng ngƣời. Sau thời gian quy định, học sinh nào viết đƣợc 3 từ trở lên thì đƣợc chơi tiếp, học sinh nào viết dƣới 3 từ sẽ bị loại cuộc chơi. Học sinh nào đƣợc ở lại « Sàn thi đấu » sau cùng thì đƣợc thƣởng. Với cách tổ chức hoạt động ngoại khóa này, học sinh sẽ rất hào hứng và có sự chuẩn bị tốt cho cuộc chơi (vì chủ đề đƣợc GV thông báo trƣớc), vừa giúp các em mở rộng vốn từ, vừa hứng thú với môn học. Đưa ra tình huống thực tế Ngoài kiến thức trong sách vở, việc học sinh học tập qua thực tế rất quan trọng. Ngƣời xƣa đã có câu “ học đi đôi với hành” tức là khi các em đã đƣợc học kiến thức từ sách vở các em cần phải biết áp dụng nó vào thực tế hàng ngày. Ví dụ: Bài Mở rộng vốn từ Trung thực- Tự trọngTuần 5- TV4, trang 48. Sau khi giúp học sinh hiểu nghĩa của từ trung thực thông qua việc tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa (bài tập 1), giáo viên liên hệ thực tế bằng câu hỏi: Em hãy nêu những việc em đã làm thể hiện sự trung thực trong cuộc sống (lƣu ý học sinh nêu thành câu) khi học sinh nếu đƣợc các việc đã làm giáo viên cùng học sinh phân tích mặt tốt, mặt hạn chế (nếu có) của việc làm để phát huy và khắc phục. Nhƣ vậy bên cạnh việc giúp học sinh hoàn thành đƣợc ý 1 của bài tập 2 thì đồng thời giáo viên cũng đã lồng ghép giáo dục các em về sự trung thực và giúp học sinh khắc sâu kiến thức. Hay khi dạy bài Mở rộng vốn từ Nhân hậu- Đoàn kết Tuần 3- TV4 trang 33 Giáo viên liên hệ thực tế giúp học sinh hiểu tinh thần tƣơng thân tƣơng ái, sống nhân hậu đoàn kết từ đó các em biết vận dụng vào cuộc sống bằng những việc làm cụ thể nhƣ: ủng hộ lũ lụt, ủng hộ bạn nghèo đồ dùng học tập, giúp đỡ ngƣời tàn tật, giúp đỡ các bạn trong trƣờng, trong lớp có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, ngoài việc tích hợp 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thì giáo viên cần chú ý điều này nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện cho học sinh. Kết quả đạt được Với những biện pháp nêu trên, tôi thật sự vui mừng vì sự đầu tƣ của mình đã đạt đƣợc kết quả tốt. Kết quả khảo sát cuối năm học sau khi áp dụng các biện pháp đạt đƣợc nhƣ sau: Sĩ số Học sinh biết mở rộng thêm vốn từ ở các chủ điểm Học sinh hiểu nghĩa và phân loại từ đúng yêu cầu Học sinh biết vận dụng vốn từ đã học vào nói, viết SL % SL % SL % 28 21 75 24 85,7 20 71,4 Cơ bản các em đã hiểu nghĩa của từ, có vốn từ khá phong phú, đã diễn đạt trôi chảy ý kiến của mình, vận dụng trong nói, viết và trong thực tiễn khá tốt. Kết luận Tiếng Việt rất giàu và đẹp, có thể dùng Tiếng Việt để diễn tả đƣợc tất cả các sắc thái tình cảm rất tinh tế trong suy nghĩ của mỗi ngƣời. Chính vì vậy để mở rộng vốn từ cho học sinh ngay từ bậc học đầu tiên các em mới bƣớc vào ngƣỡng của văn hoá giáo dục, phải trang bị cho các em vốn từ phong phú, chính xác để giúp các em đi vào cuộc sống, tạo cho các em thói quen biết sử dụng Tiếng Việt có văn hoá. Tuy năm học 2023-2024 học sinh học theo Chƣơng trình Giáo dục phổ thông 2018 nhƣng qua 8 tuần học, tôi đã áp dụng các biện pháp trên và cũng nhận thấy đƣợc sự tiến bộ rõ rệt của học sinh. Đây cũng là động lực giúp tôi tiếp tục vận dụng trong quá trình giảng dạy và đồng thời phổ biến rộng rãi trong toàn khối 4- Năm học 2023-2024 chắc chắn sẽ giành nhiều thành công. Kiến nghị, đề xuất Đối với tổ chuyên môn Thƣờng xuyên trao đổi chia sẻ những kinh nghiệm hay trong giảng dạy. Từ đó cả tổ cùng phân tích và kết luận để áp dụng vào giảng dạy. Đối với dạng bài phức tạp cần cùng nhau bàn bạc, thống nhất để đƣa ra phƣơng pháp dạy học phù hợp nhất. Cùng nhau chia sẻ những phƣơng pháp mới trong giảng dạy. Đối với lãnh đạo nhà trường Ngoài giờ học chính khoá nên có những buổi học ngoại khoá, tham quan dã ngoại mang tính thực tế. Tổ chức các đợt hội thảo về đổi mới phƣơng pháp giảng dạy một cách có hiệu quả. Trong mỗi đợt thao giảng, yêu cầu tất cả các giáo viên tham gia dự giờ, góp ý rút kinh nghiệm. Động viên kịp thời các đồng chí giáo viên làm tốt công tác tự học, tự bồi dƣỡng. Đối với PGDĐT Tiếp tục tổ chức cho các nhà trƣờng đƣợc học tập những sáng kiến kinh nghiệm hay để mọi ngƣời áp dụng vào quá trình công tác. Trên đây là toàn bộ nội dung biện pháp: “Giúp học sinh học học tốt dạng bài Mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4” cho học sinh lớp tôi. Rất mong quý Ban giám khảo tƣ vấn, góp ý để biện pháp của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn !. Minh Tân, ngày 10 tháng 10 năm 2023 GIÁO VIÊN Lê Thị Diên
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hoc_hoc_tot_dang_bai_mo.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học học tốt dạng bài Mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ.pdf