Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng luyện nói cho học sinh Lớp 1 qua phân môn Học vần ở trường Tiểu học

Mục tiêu của môn Tiếng Việt mới đã thể hiện được quan điểm mới trong dạy học đó là quan điểm giao tiếp. Dạy học theo quan điểm giao tiếp là xu thế phổ biến trong các tài liệu dạy tiếng mẹ đẻ cũng như dạy ngoại ngữ ở các nước tiên tiến hiện nay. Quan điểm này được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và phương pháp dạy học.

Điều kiện trước tiên đảm bảo cho một cuộc giao tiếp diễn ra bình thường là phải có ít nhất hai đối tượng tham gia:1 đóng vai người nói và 1 đóng vai người nghe. Hai vai này sẽ luân phiên thay đổi nhau trong suốt quá trình giao tiếp, họ cũng phải sử dụng một thứ ngôn ngữ nhất định, cùng chịu sự chi phối của hoàn cảnh và nội dung giao tiếp để hướng tới mục đích đã đề ra.

Trong quá trình dạy học luyện nói, lý thuyết giao tiếp giúp giáo viên có sự định hướng về nội dung và phương pháp dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra. Từ đó học sinh sẽ có kỹ năng giao tiếp và tất nhiên sẽ phát triển được lời nói cho các em.

Sự hình thành hoạt động học tập ở trẻ lớp 1:

Đi học lớp 1 là một giai đoạn mới trong cuộc đời của trẻ. Đặc điểm nhận thức của trẻ lớp 1: Các em chưa nhận biết được chính xác các tri thức khi tri giác các đối tượng, khi học tiếng Việt lớp 1 hiện tượng phổ biến là học sinh đọc được cả tiếng nhưng không rõ được các bộ phận của tiếng, không phân biệt được sự khác nhau giữa các tiếng, các vần, giữa các con chữ. Nguyên nhân vì khả năng phân tích yếu, chưa phát hiện được sự khác nhau về chi tiết của các chữ, các vần…vì thế giáo viên cần coi trọng khâu hướng dẫn học sinh phân tích tiếng, vần, chữ…sau khi cho các em tri giác toàn bộ các từ, tiếng. Ngoài ra trẻ lớp 1 thích tìm hiểu cái mới, ưa hoạt động, khả năng tập trung chú ý còn yếu. Do vậy cần tập trung các phương pháp trực quan, đàm thoại, trò chơi học tập.

docx 17 trang Thu Nga 20/03/2025 180
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng luyện nói cho học sinh Lớp 1 qua phân môn Học vần ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng luyện nói cho học sinh Lớp 1 qua phân môn Học vần ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng luyện nói cho học sinh Lớp 1 qua phân môn Học vần ở trường Tiểu học
ú, đa dạng qua đó học sinh thấy rằng có nhiều cách diễn đạt một ý hoặc cùng một sự vật có thể được nhìn bằng nhiều góc độ khác nhau. Như vậy còn rèn được cho học sinh óc sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú.
3.4. Vận dụng phương pháp dạy học vấn đáp vào dạy nội dung luyện nói ở lớp 1:
- Phương pháp vấn đáp (hỏi - đáp) chiếm một vị trí quan trọng ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 1 nói riêng. Nó được sử dụng rộng rãi trong quá trình dạy học nhằm gợi mở cho học sinh làm sáng tỏ những vấn đề mới, rút ra những kết luận cần thiết từ những điều đã học. Nó tạo điều kiện cho học sinh phát huy được tính tích cực, độc lập nhận thức, phát triển hứng thú học tập và khát vọng tìm kiếm vấn đề để giải quyết.
          - Ở giai đoạn đầu (phần học âm), phương pháp hỏi đáp được dùng nhiều hơn vì lúc này học sinh chưa có nhiều kinh nghiệm trong kỹ năng nói. Khi ấy các em rất cần sự gợi mở, dẫn dắt dần dần của giáo viên, hướng các em vào việc trình bày một vấn đề nào đó.
* Một số điều cần chú ý khi sử dụng phương pháp vấn đáp trong giờ dạy luyện nói ở lớp 1:
          + Giáo viên cần xác định rõ mục đích, yêu cầu hỏi đáp để đưa ra hệ thống câu hỏi chính và những câu hỏi phụ để gợi mở.
          + Các câu hỏi cần có mối liên hệ với nhau để trở thành đoạn hội thoại giữa giáo viên và học sinh.
          + Câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu, sát trình độ của học sinh.
+ Câu hỏi phải có tác dụng kích thích tính tích cực, độc lập tư duy, phát triển hứng thú nhận thức của học sinh.
          + Giáo viên cần có thái độ bình tĩnh khi học sinh trả lời chưa đúng hoặc thiếu chính xác, tránh thái độ nôn nóng, vội vàng cắt ngang ý kiến của học sinh khi không thật cần thiết.
+ Không chỉ chú ý đến kết quả câu trả lời của học sinh mà phải chú ý đến cả cách diễn đạt câu trả lời của các em. Từ đó cần sửa lỗi diễn đạt cho học sinh sao cho chính xác, rõ ràng, hợp logic. Giáo viên cần biết cách động viên, khuyến khích học sinh trả lời, tập thành thói quen trả lời một cách đầy đủ, đúng ý, sáng tạo, tránh trả lời rập khuôn, máy móc, không đủ ý, đủ câu.
          + Giáo viên cần tổng kết phần hỏi đáp bằng cách yêu cầu học sinh độc thoại, nói một đoạn ngắn về chủ đề đó (thường là học sinh giỏi) để rèn kỹ năng độc thoại cho các em.
          Ví dụ: Bài luyện nói: “Bữa cơm” (Tiếng Việt 1 tập một -  trang 127). Giáo viên có thể tổ chức bằng phương pháp hỏi đáp như sau:
- Yêu cầu học sinh nêu chủ đề luyện nói.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa, giáo viên nêu câu hỏi cho HS trả lời:
+ Tranh vẽ cảnh gì?
+ Có những ai đang ăn cơm?
+ Bữa cơm trong gia đình em có những ai? (nhiều học sinh trả lời)
+ Trong bữa cơm có những món gì?
+ Em cảm thấy thế nào khi được ăn cơm cùng gia đình?.
Với học sinh khá giỏi có thể yêu cầu học sinh kể về một bữa cơm bán trú.
- Những câu hỏi đầu thường dành cho những học sinh yếu hoặc ít nói. Sau mỗi câu trả lời giáo viên cần động viên, khuyến khích để học sinh tự tin, mạnh dạn. Cuối cùng giáo viên yêu cầu một vài em tự nói một số câu về chủ đề “Bữa cơm”. Đây chính là phần nâng cao, dành cho những học sinh khá, giỏi.
3.5. Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy luyện nói ở lớp 1:
- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học mà trong đó giáo viên đặt ra những vấn đề của bài học thông qua các tình huống có vấn đề. Từ đó thu hút được sự  quan tâm tìm hiểu của học sinh, đòi hỏi học sinh phải tích cực, chủ động suy nghĩ, giải quyết các vấn đề đặt ra để tìm kiếm cho bản thân những kiến thức mới và cách học tập mới. Đây không phải là phương pháp dạy học mới nhưng nhìn chung nhiều giáo viên chưa vận dụng thành thạo phương pháp này hoặc hiệu quả sử dụng chưa cao.       
- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề nhằm hình thành ở học sinh khả năng tư duy giải quyết vấn đề, khả năng thích ứng, khả năng hợp tác trong đời sống, đặc biệt trong giao tiếp... Phương pháp này đòi hỏi học sinh tham gia giải quyết các vấn đề do một hoặc một số tình huống đặt ra. Nhờ đó, học sinh vừa nắm được tri thức, vừa phát triển tư duy sáng tạo và chủ động chiếm lĩnh tri thức mới.
* Một số chú ý khi sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề:
- Tình huống có vấn đề mà giáo viên nêu ra phải phù hợp nội dung bài luyện nói.
- Yêu cầu học sinh dựa vào kinh nghiệm sống của mình để tìm thấy tình huống có liên quan đến nội dung bài học. Từ đó học sinh thấy được mối liên quan giữa bài học với thực tế cuộc sống và kích thích sự suy nghĩ của các em.
- Sau khi nêu vấn đề, cần gợi ý để học sinh nhớ lại kiến thức đã học có liên quan đến vấn đề, thấy được trình tự giải quyết vấn đề đó.
Ví dụ: Bài luyện nói “Nói về các con vật em yêu thích” (Tiếng Việt 1 tập hai -  trang 95) giáo viên có thể nêu ra tình huống sau: Khi nói về các con vật, có bạn hỏi em:
Bạn yêu quý con vật nào nhất? 
Bạn có thể kể cho tớ nghe về nó được không?
 Em sẽ nói về con vật đó với bạn thế nào để bạn cũng thấy mến nó?
- Học sinh sẽ phát hiện ra vấn đề cần giải quyết là: Nói với bạn về con vật mình yêu quý để bạn cũng mến nó.
- Giáo viên cần gợi ý để học sinh tìm cách giải quyết, hướng các em về giới thiệu con vật mình quý mến, giới thiệu những nét đáng yêu của con vật đó.
(Ví dụ: Tớ có một con chó rất xinh, nó có bộ lông vằn đen nên tớ gọi nó là Vện. Nó rất khôn, tớ đi học về là nó chạy tới, ngoáy tít cái đuôi. Tớ còn dạy nó chơi bóng với tớ, mỗi khi quả bóng lăn ra xa nó lại chạy đến tha về cho tớ..)
- Sau khi học sinh trình bày trước lớp, giáo viên yêu cầu cả lớp nhận xét, đánh giá bài làm của bạn. Giáo viên có thể hỏi:
+ Nghe bạn kể, con thấy con vật của bạn có gì đáng yêu?
+ Bạn dùng những từ nào để nói về sự đáng yêu đó?
- Cuối cùng giáo viên nêu nhận xét, khen và động viên để tạo hứng thú cho các em luyện nói.
Tuy nhiên không có một phương pháp, hình thức nào là áp dụng tuyệt đối, tối ưu mà ở đây người giáo viên phải phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học với nhau thì kết quả giờ dạy mới cao.
 4. Nắm chắc các hoạt động khi tiến hành dạy Luyện nói cho học sinh lớp 1:
4.1. Các hoạt động trước khi luyện nói:
- Tạo tâm thế sẵn sàng học tập cho học sinh: Như trên đã nói, để có được bài nói tốt, người nói cần có sự chuẩn bị tốt, tức là cần xác định được những việc cần làm để thực hiện bài tập luyện nói có hiệu quả. Đối với học sinh lớp 1, sự chuẩn bị trước tiên cho giờ luyện nói là các em phải có hứng thú học tập. Giáo viên cần tạo cho học sinh một tâm thế hào hứng để bước vào giờ học. Bởi lẽ, nội dung luyện nói thường khó đối với học sinh, mặt khác mục này được sắp xếp  vào cuối tiết học. Lúc đó học sinh đã mệt mỏi, sự chú ý của các em không cao. Vì vậy, trong suốt các nội dung học tập trước đó của giờ học, giáo viên cần tạo không khí học tập nhẹ nhàng, tự nhiên và nên duy trì điều đó trong giờ luyện nói.
- Giáo viên cần chú ý chuẩn bị tốt các hoạt động cho giờ luyện nói nhằm tạo không khí hào hứng, sôi nổi trong giờ học, kích thích học sinh tham gia nói.
- Giáo viên cần định hướng bằng một số câu hỏi gợi ý để học sinh hiểu rõ chủ đề luyện nói.
4.2. Các hoạt động trong giờ luyện nói:
- Giáo viên phải kích thích nhu cầu nói của học sinh bằng cách sử dụng trực quan, tạo tình huống giao tiếp phù hợp, động viên học sinh tham gia tích cực khi luyện nói.
- Giáo viên phải tạo hoàn cảnh giao tiếp tốt. Đó là các điều kiện trong lớp học ở thời điểm luyện nói. Giáo viên cần giáo dục học sinh trong lớp biết cách lắng nghe và có thái độ đúng khi nghe bạn nói. Giáo viên phải là người động viên, khích lệ kịp thời để học sinh phấn khởi trong khi nói.
- Giáo viên cần giúp học sinh thực hiện được việc giữ bình tĩnh, tự tin và chú ý đến thái độ của người nghe trong khi mình nói.
- Giáo viên cần giúp học sinh biết lựa chọn và sử dụng đúng các nghi thức lời nói cũng như các từ ngữ, các kiểu câu khi nói.
- Giáo viên cần giúp học sinh biết sử dụng ngữ điệu phù hợp khi nói, tránh lối nói như đọc thuộc lòng hoặc ngữ điệu thái quá.
- Khi học sinh đang nói, giáo viên không nên ngắt lời các em một cách tuỳ tiện. Nếu cần uốn nắn giáo viên cũng cần tế nhị, nhẹ nhàng, nên để học sinh dứt lời thì mới sửa lỗi. Giáo viên không nên làm đứt mạch suy nghĩ hoặc tạo cho học sinh tâm lý e ngại vì sợ nói sai.
5. Giáo viên cần chú ý sửa một số lỗi sai học sinh thường mắc phải khi nói.
  - Trong câu của học sinh có từ sai.
 Ví dụ: Trong bài 49 chủ đề luyện nói là “ Biển cả” học sinh thường sai khi nói “ Tàu đánh cá bay trên biển” Từ sai trong câu trên là “ Bay” với trường hợp này học sinh nên gọi học sinh khác nhận xét lỗi sai của bạn và cho học sinh nói sai sửa lại câu nói câu nói của mình. Trong câu này từ sai có thể được thay bằng từ “Chạy” hoặc “ Lướt”.
 - Câu nói của học sinh không đúng với chủ đề của đề bài.
 - Phần nói của học sinh mới chỉ là một từ hoặc một cụm từ.
 - Trong phần ôn vần học sinh cùng được luyện nói khi nói câu có vần vừa ôn, với một số vần có vần giống nhau về cách phát âm nhưng khác nhau về cách viết học sinh rất dễ nhầm lẫn khi tìn tiếng, từ, câu.
Ví dụ: Trong phần ôn vần iêu và yêu. Khi yêu cầu học sinh “ hãy nói câu có vần iêu? Một học sinh đã trả lời “ Con yêu bố mẹ” câu nói này của học sinh có tiếng có vần yêu nhưng không đúng với yêu cầu của giáo viên. Trong trường hợp này thì nên ghi câu nói của học sinh lên bảng sau đó cho học sinh nhận xét sửa sai.
        Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng vào việc dạy luyện nói cho học sinh lớp 1. Mặc dù chưa hết năm học, nhưng qua khảo sát học sinh và qua thực tế dạy và học trên lớp tôi thấy kết quả khả quan hơn rất nhiều so với đầu năm.
      Kết quả khảo sát khả năng nói của HS Giữa HKII như sau:
+ Học sinh biết sử dụng từ, biết nói câu văn trọn vẹn để diễn đạt ý, nội dung nói có mở rộng : 20 em = 47,6%
+ Học sinh biết sử dụng từ, chỉ nói được câu theo gợi ý câu hỏi: 10 em = 23,8%
+ Học sinh sử dụng từ chưa hợp lý, hay lặp từ, câu văn lủng củng, sắp xếp ý lộn xộn, chưa trả lời hết câu hỏi gợi ý: 12 em = 28,6%.
      Những điểm cần lưu ý khi thực hành kỹ năng nói cho học sinh.
      Luyện nói là việc tạo cho học sinh những cơ hội giao tiếp gần giống với đời thực. Giáo viên cần khuyến khích cho các em học sinh làm theo phương châm thử nghiệm, chấp nhận mắc lỗi. không nên tạo cho các em áp lực, các em sẽ mang nặng tâm lý sợ mắc lỗi. Trong luyện tập các giáo viên có hai chức năng chính :một là cung cấp tư liệu, giúp đỡ và giải đáp những vấn đề khó về ngữ liệu và kiến thức mà học sinh gặp phải; Hai là theo dõi, lắng nghe, ghi nhận các lỗi học sinh mắc phải trong quá trình thực hành để sửa trước lớp sau tiến trình thực hành nói của học sinh. Giáo viên cần sử dụng tối đa thời gian trên lớp, tạo mọi cơ hội để học sinh có thể sử dụng ngữ liệu đã học một cách có nghĩa, có hiệu quả.Chọn chủ đề dễ phát triển, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi. Giáo viên có thể đặt vấn đề có tính chất phản diện để học sinh tranh luận cho thêm phần sôi nổi. Trên cơ sở rèn luyện trên lớp, giáo viên cần khuyến khích học sinh tự luyện tập ở nhà, và thực hành thường xuyên khi có điều kiện.
 C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
    1.  KẾT LUẬN
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng vào việc dạy luyện nói cho học sinh lớp 1. Mặc dù để đánh giá kết quả luyện nói của học sinh thì không thể thống kê bằng những con số cụ thể được nhưng tôi nhận thấy nếu giáo viên chú ý, quan tâm đến nội dung luyện nói trong mỗi giờ học của môn Tiếng Việt, chọn lựa và đưa ra những phương pháp dạy học hợp lý thì chất lượng nói (giao tiếp) của học sinh có khác biệt rõ rệt.  Bản thân giáo viên không còn cảm thấy “ngại” khi dạy nội dung này trong các giờ học. Học sinh cũng không còn cảm thấy lúng túng mỗi khi được giáo viên yêu cầu nói về một vấn đề gì nữa mà ngược lại các em rất hào hứng, mong chờ được nói. Học sinh được tham gia giao tiếp trong mỗi tiết học nhiều hơn. Đặc biệt với nhiều em học sinh đầu năm rất nhút nhát, ít hoạt động trong các giờ học thì cuối học kỳ 1 đã tiến bộ hẳn. Các em đã mạnh dạn hơn trong giờ học, dám giơ tay phát biểu xây dựng bài, đóng góp ý kiến mỗi khi thảo luận nhóm trong các tiết học.Kỹ năng nói, trình bày vấn đề của học sinh tốt hơn. Các em biết cách trả lời câu hỏi đủ ý, đủ câu, biết cách nhận xét vấn đề bạn trình bày
 Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, không có một phương pháp nào tối ưu, mỗi phương pháp đều có những mặt mạnh và những hạn chế của nó. Khi tiến hành dạy học giáo viên cần nắm vững các phương pháp dạy học, lựa chọn và kết hợp các phương pháp sao cho phù hợp với nội dung và mục đích bài học, phù hợp với tâm sinh lý học sinh lớp 1 để có thể  đạt kết quả cao trong dạy học luyện nói. Giáo viên cần khéo léo, mềm dẻo và linh hoạt khi vận dụng các phương pháp dạy học đó.
Khi bắt đầu đến trường thì cùng với gia đình, nhà trường và xã hội cần giáo dục trẻ ngay từ những thói quen trong giao tiếp mạnh dạn tự tin, văn minh lịch sự thể hiện tác phong tư cách đạo đức của người có văn hoá. Do đó sự phối kết hợp ăn ý nhịp nhàng giữa nhà trường và gia đình là vô cùng qua trọng và cần thiết. Trong mục giáo dục Tiểu học có đưa phần mục tiêu rèn luyện nhân cách lên hàng đầu:
“ Rèn luyện cái tâm” bao gồm:
- Xây dựng ở học sinh lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em.
 - Kính trọng thầy cô giáo lễ phép với người lớn tuổi.
 - Giúp đỡ bạn bè và các em nhỏ...
      Giáo viên cần dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu giảng dạy tăng cường hiệu quả của các giờ sinh hoạt chuyên môn để đưa ra những bài giảng sinh động hấp dẫn. Ngôn ngữ của giáo viên phải chuẩn mực chính xác trong sáng
       Đối với gia đình: Từ khi trẻ bập bẹ biết nói những người lớn tuổi trong gia đình cần phải luôn lưu tâm uốn nắn lời ăn tiếng nói cho con em mình. Các cụ đã dạy “ uốn cây từ thuở còn non” Không những thế nguời lớn còn là tấm gương cho trẻ noi theo.
KHUYẾN NGHỊ
Với giáo viên trực tiếp giảng dạy: 
+ Cần xác định rõ được vị trí và vai trò của phần luyện nói trong tiết Học vần và Tập đọc từ đó giảng dạy có hiệu quả cao nhất.
+ Giáo viên cần phân bố thời gian một cách hợp lí và tuyệt đối không được bỏ qua phần Luyện nói trong các tiết dạy.
Với Tổ, khối chuyên môn:
+ Cần đưa ra thảo luận các chủ điểm Luyện nói trong cuộc họp chuyên môn để chia sẻ và cùng thống nhất phương án dạy cho các bài trong tuần.
+ Tổ chức chuyên đề Học vần, Tập đọc (tiết 2) để giáo viên học hỏi kinh nghiệm của nhau.
      Như vậy mục tiêu giáo dục Tiểu học còn là xoá nạn mù chữ, dạy học sinh nghe nói đọc viết biết tính toán, có kiến thức cơ bản về tự nhiên- xã hội mà còn chú trọng rèn nhân cách con người là chính. Nhưng lòng hiếu thảo sự kính trọng ông bà cha mẹ thầy cô và người lớn tuổi phải được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, từ lời nói thái độ cử chỉ và việc làm. Điều này khẳng định vai trò to lớn của những lời nói biểu cảm của học sinh trong quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh. Vì vậy việc rèn kỹ năng nói cho học sinh là một vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết . Luyện nói là một dung quan trọng giúp học sinh trau dồi khả năng diễn đạt, tự tin hơn trong giao tiếp. Chính vì thế nên cần hướng dẫn học sinh luyện nói.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_ky_nang_luyen_noi_cho_ho.docx