Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1
Như chúng ta đã biết mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có một ngôn ngữ riêng, một tiếng nói riêng. Tiếng Việt là ngôn ngữ được thống nhất trên toàn đất nước ta, để giữ gìn và phát triển chữ viết của tiếng Việt thì nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngôn ngữ cả một quốc gia trong giai đoạn xã - hội lịch sử nhất định, là nơi thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo ở mỗi cấp học, bậc học. Trong đó dạy chính tả ở tiểu học là một trong những nội dung đang được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng của môn tiếng Việt trong nhà trường thông qua việc học chính tả mà các em nắm được quy tắc chính tả và hình thành những kỹ năng kỹ xảo về chính tả từ đó mà nâng cao dần tình cảm quý trọng tiếng mẹ đẻ và nền văn hóa dân tộc.
Chính tả là phân môn có nhiệm vụ cung cấp kiến thức cơ bản về các quy tắc chính tả đồng thời còn rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết, nghe, đọc và làm các bài tập chính tả, rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Kĩ năng chính tả thực sự cần thiết không chỉ đối với học sinh tiểu học mà còn với tất cả mọi người. Khi đọc một văn bản viết đúng chính tả, người đọc có cơ sở để hiểu đúng nội dung văn bản đó. Trái lại, một văn bản mắc nhiều sai sót về chính tả, người đọc khó nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ văn bản. Viết chính tả đúng còn giúp các em học sinh học tốt các phân môn khác, là cơ sở cho việchọc bộ môn Tiếng Việt ở tiểu học. Chính tả còn bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong cuộc sống như: cẩn thận, chính xác, óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm. Vì vậy, để khắc phục tình trạng học sinh viết sai lỗi chính tả, tôi đang cố gắng sử dụng nhiều biện pháp nhiều hình thức dạy chính tả nhắm giúp các em hình thành, phát triển và hoàn thiện kĩ năngviết đúng Tiếng Việt văn hóa, Tiếng Việt chuẩn mực theo hướng giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1

nh, sinh hoạt chuyên môn phải làm tốt công tác tuyên truyền, phân tích đầy đủ tầm quan trọng, sự cần thiết của việc học sinh viết chính tả tốt. Trong cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm giáo viên nên triển khai chương trình SGK mà bé học để phụ huynh nắm rõ nội dung cũng như hướng dẫn cách rèn luyện thêm ở nhà cho các em. Trình bày rõ ràng cách đánh giá học sinh theo thông tư 27. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về việc học của các em (có thể lập nhóm Zalo hoặc điện thoại để dễ dàng thông báo những nội dung cần thiết và giải đáp thắc mắc của quý phụ huynh). Hàng tháng, hàng kì gửi thông báo về tình hình học tập của học sinh cho gia đình để phụ huynh có kế hoạch kèm cặp thêm ở nhà. Luyện đqc đúng để viết đúng chính tả Như chúng ta đã biết đọc thông thì mới viết thạo. Học sinh đọc còn chậm và sai nhiều thì không thể viết đúng chính tả. Vì đọc chưa thông nên khi viết chính tả các em thường mắc lỗi. Các em đọc sai hoặc quên mất biểu tượng con chữ, âm, vần nên việc viết chính tả sai là không tránh khỏi. Khi dạy các vần kết thúc bằng âm n/ ng , c/t : an/ ang, en/ eng, ân/ âng, ăn/ ăng, uôn/ uông, ươn/ ương, oan/ oang, oăn/ oăng; ăc/ ăt , âc/ ât , ưc/ ưt, giáo viên cần lưu ý kỹ để các em hạn chế được lỗi chính tả. Giáo viên cần phát hiện ra lỗi sai của các em, không chỉ riêng trong giờ chính tả mà các giờ học khác và giúp cho các em nhận ra lỗi sai của mình. Từ đó, giáo viên tập trung vào lỗi phát âm sai của học sinh để chỉnh sửa, nhắc nhở các em lưu ý đọc cho đúng. Để việc rèn phát âm có hiệu quả, giáo viên cho học sinh luyện đọc theo nhóm, để các em đọc, phát hiện lỗi sai của bạn. Tuy nhiên giáo viên nên tổ chức cho học sinh thi đua đọc để tránh các em nhàm chán, mệt mỏi. Qua việc phát hiện và tự phát hiện lỗi sai giúp cho các em nhận biết nhanh chóng những lỗi mà mình hay mắc, và khắc phục những lỗi sai đó. Ngoài ra chúng ta cần giúp học sinh ghi nhớ biểu tượng của con chữ, âm hay vần để các em viết đúng chính tả. Tùy đặc điểm đối tượng học sinh mà giáo viên lựa chọn những kiến thức phù hợp với trình độ học sinh, không đòi hỏi quá cao nhất là những học sinh yếu. Phải hướng cho các em đi từ dễ đến khó và duy trì liên tục để các em khắc sâu vào trí nhớ như thế mới có hiệu quả.Vào những tiết rèn Tiếng Việt hoặc 15 phút đầu giờ giáo viên cho các em đọc lại nhiều lần để các em ghi nhớ mặt chữ giúp các em viết chính tả tốt hơn. Cứ sau kết thúc một tuần học cho các em một bài kiểm tra ngắn nhằm kiểm tra khả năng đọc cũng như nghe viết của các em, kết hợp với việc theo dõi khả năng học tập hàng ngày để tôi kịp thời đưa ra hướng giúp các em học tốt hơn. Hqc chính tả bằng cách phân tích cấu tạo chữ (tiếng) Song song với việc luyện phát âm cho học sinh, khâu phân tích tiếng, từ cũng rất quan trọng trong giờ học chính tả, với những tiếng khó, giáo viên áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh.Với những tiếng dễ lẫn lộn, giáo viên cần nhấn mạnh những điểm khác để học sinh ghi nhớ. Kĩ năng phân tích chính tả có vai trò rất quan trọng quyết định học sinh có viết sai lỗi chính tả hay không. Để có được kĩ năng này các em phải hiểu nghĩa, từ nghĩa đó các em mới phân biệt với các từ mang nghĩa khác mà mình dễ viết nhầm. Ví dụ như em C của lớp kĩ năng phân tích chính tả của em rất kém nên lỗi chính tả của em mắc phải rất nhiều như từ “song” thì em viết thành “sông” hoặc “ngọn núi” thì em viết thành “ngọn nuối” thậm chí những từ rất gần gũi em cũng viết một cách vô lí. Trong trường hợp này tôi đặc biệt chú ý giúp đỡem rèn luyện kĩ năng phân tích từ trong từng tiết học với nhiều hình thức để giúp học sinh hiểu nghĩa mà viết đúng như: đặt câu, tranh ảnh, vật thậtCông việc này đòi hỏi phải có thời gian dài cần sự kiên trì của giáo viên và học sinh. Với những tiếng khó, giáo viên áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh ghi nhớ. Ví dụ: tiếng “xinh” dễ lẫn với tiếng “xin” cần cho học sinh phân tích. Dạy hqc sinh nhớ một số mẹo, luật chính tả để viết đúng chính tả - Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối hàng loạt từ, giúp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách rất hữu hiệu. Ngay từ lớp 1, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản cần ghi nhớ như: Âm đầu c/k: + Trường hợp viết với k: Khi k đứng trước nguyên âm e, ê, i, iê, ia ,..... + Trường hợp viết với c: Khi c đứng trước nguyên âm o, ô, ơ, u, ư, a, ă, â. Âm đầu ng/ngh, g/ gh: + Trường hợp viết với g, ng: Khi g, ng đứng trước nguyên âm o,ô, ơ, u, ư, a, ă, â. Ví dụ: gà gô, ngựa gỗ + Trường hợp viết với gh, ngh: Khi gh, ngh đứng trước nguyên âm e, ê, i, iê. Ví dụ: Nghĩ, nghiêng, ghềnh Trong tiết dạy khi gặp trường hợp các từ ngữ có viết với g/ gh, ng/ngh, giáo viên cần nêu câu hỏi để tìm ra quy tắc bài học giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức. Ngoài những luật chính tả cơ bản thường gặp thì các em thường mắc những lỗi sau đây mà giáo viên phải nhắc nhiều lần để các em khắc sâu hơn. Sai về thanh hỏi và thanh ngã: Thông thường ở lớp Một học sinh thường viết sai một số tiếng, từ có chứa thanh hỏi và thanh ngã Ví dụ như: sạch sẽ viết thành sạch sẻ uống sữa viết thành uống sửa Để giúp học sinh viết đúng một số từ ngữ đơn giản này thì cần có sự luyện tập thường xuyên bằng các bài tập nhỏ, mỗi lần viết cần phân tích từ kèm với nghĩa mới viết đúng được. Để viết đúng được những từ ngữ dễ sai ở bộ phận âm đầu đã nêu trên, trước tiên cần hướng dẫn học sinh phải đặc biệt chú ý cách phát âm mẫu của giáo viên. Luôn nhắc cho học sinh nhớ rằng bộ phận răng, môi, lưỡi, họng chính là bộ máy phát âm của con người, chỉ khi phát âm đúng thì mới viết đúng. Ví dụ như: Sai về âm đầu s/x: Sản xuất viết thành sản suất. Sai về âm đầu ch/tr: Trường học viết thành chường học. Sai về âm đầu d/ gi: Tranh giành viết thành tranh dành. Sai ở một số âm cuối như n/ng , c/t : Khi viết gặp những âm cuối này, trước tiên cho học sinh đọc để phân biệt cách phát âm của hai vần hoàn toàn khác nhau. Tiếp theo giáo viên cần cho học sinh phân tích nghĩa của từ cần viết. Ví dụ như: Rau muống khác với mong muốn hay đôi mắt khác với mắc áo. - Ngoài ra có một số mẹo chính tả mà giáo viên có thể giúp các em ghi nhớ dễ dàng hơn. + Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật cũng nhưnhững từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thì viết là ch chứ không viết là tr: cha, chú, chị, cháu,. + Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật, tên thức ăn và đồ dùng nấu ăn đều bắt đầu bằng s. + Đa số các từ có âm đầu là M, N, Nh, V, L, D, Ng thì viết là dấu ngã (Mình Nên Nhớ Viết Là Dấu Ngã). Tuyên dương, khen thưởng khi các em viết chính tả tiến bộ Học sinh lớp một rất thích được khen, nhất là được cô giáo khen, được tuyên dương. Nhờ những lời khen đó mà các em thích đến trường, tích cực, cố gắng và tự giác hơn trong học tập. Để động viên, khuyến khích kịp thời tôi luôn theo sát quá trình học tập của các em,dù chỉ là một tiến bộ nhỏ nhất về thái độ học tập hay kết quả học tập tôi đều tuyên dương các em. Khen sẽ là động lực giúp các em ngày càng có ý thức phấn đấu học tốt hơn. Đối với những học sinh khá, giỏi, bài viết đẹp, ít sai lỗi chính tả tôi đều ghi lời nhận xét khen ngợi vào vở cho các em để tạo động lực. Đối với những bài viết còn mắc nhiều lỗi chính tả thì tôi dành thời gian để động viên và hướng dẫn các em sữa lỗi sai ngay tại lớp. Cứ bốn tuần thì tôi chọn ra vài học sinh tiến bộ nhất khi viết chính tả đề khen thưởng, dù phần thưởng chỉ là quyển vở hoặc cây bút nhưng các em rất vui và tiếp tục cố gắng. Vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, đặt biệt là trong tình hình dịch biện hiện nay. Do ảnh hưởng của dịch Covid19 học sinh phải học online, giáo viên cần nâng cao trình độ tin học, kĩ năng sử dụng công nghê thông tin trong dạy học, sử dụng linh hoạt các phần mềm hỗ trợ dạy học một cách hiệu quả để học sinh không nhàm chán. Đối với phân môn chính tả, giáo viên cần chuẩn bị kĩ bài giảng điện tử, điều chỉnh các hiệu ứng trên slide, sử dụng phần mềm có phông chữ Tiểu học để áp dụng trong các bài chính tả. Sử dụng phương tiện dạy học như máy soi, điện thoại để hướng dẫn học sinh tập viết, chèn video có sắn hoặc tự quay để học sinh có thể hình dung một cách trực quan nhất khi trình bày bài viết chính tả. Kết quả thực hiện biện pháp: Các em có sự thay đổi nhận thức về bộ môn này một cách rõ rệt, các em đã chăm chỉ hơn, tự tin hơn khi học chính tả, không còn lo lắng hay sợ hãi khi học mà các em đã có sự háo hức và đam mê học hỏi, ngày càng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo hơn. Cuối năm học 2019 – 2020, tôi đã tiến hành khảo sát bài chính tả trong kì thi Học kì II đối với học sinh lớp 1a3 do tôi chủ nhiệm và kết quả thu được như sau: Bảng 2 Sĩ số Kết quả T H C SL % SL % SL % 39 30 77 % 8 23 % 0 0% Sau khi áp dụng các biện pháp mà tôi đã trình bày tôi thấy học sinh phát triển một cách toàn diện hơn. Đặc biệt một số học sinh yếu của lớp đã viết được tuy tốc độ hơi chậm nhưng tôi tin rắng nếu kiên trì luyện tập thì đến cuối năm học kết quả em đạt được sẽ như mong muốn. Tôi đã từng bước hình thành ở học sinh năng lực và thói quen viết đúng chính tả. Các em viết chính tả một cách có ý thức chứ không viết một cách tùy tiện như trước. Đầu năm học số lượng học sinh viết sai chính tả khá nhiều. Cụ thể như sau: Sĩ số lớp Số lỗi sai Số hqc sinh mắc lỗi chính tả 39 học sinh Không sai lỗi nào 8 học sinh 1 – 3 10 học sinh 4 – 5 15 học sinh Trên 5 lỗi 6 học sinh Nhưng đến cuối học kỳ II các em có sự tiến bộ rõ rệt, chỉ còn một vài học sinh viết sai nhiều. Cụ thể như sau: Sĩ số lớp Số lỗi sai Số hqc sinh mắc lỗi chính tả 39 học sinh Không sai lỗi nào 14 học sinh 1 – 3 16 học sinh 4 – 5 6 học sinh Trên 5 lỗi 3 học sinh Bài chính tả của em Nguyễn Hà Chi – Lớp 1A3 Khi học sinh học tốt phần chính tả ngoài việc làm giảm số lượng học sinh viết sai lỗi chính mà còn luyện cho các em viết đúng mẫu chữ có thể tham gia phong trào giao lưu viết đúng, viết đẹp cấp trường, cấp huyện tổ chức. Ngoài ra còn hỗ trợ cho các em viết đúng ở các môn học khác. Với đà phát triển giao lưu với quốc tế về văn hóa khoa học, kinh tế, giáo dục. Hiện nay, số người sử dụng ngôn ngữ viết trong đời sống ngày càng đông nên khi học tốt chính tả thì việc đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước là vấn đề không đáng ngại. KẾT LUẬN Những nhận định chung: Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi trình độ của mỗi người cũng phải nâng cao về mọi mặt. Việc rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho HS là vô cùng cần thiết phải được chú trọng ngay từ đầu năm học, đầu cấp học để làm nền tảng cho các em học lên những lớp trên. Để có thể giúp học sinh học tốt thì người giáo viên phải có kiến thức vững vàng,có tâm huyết với nghề dạy học. Tuy có nhiều cố gắng song tôi cũng không tránh khỏi những thiếu sót với những trăn trở đó, tôi rút ra được một vài kinh nghiệm sau: *Đối với giáo viên: Tăng cường dự giờ thăm lớp học hỏi đồng nghiệp. Lắng nghe ý kiến chỉ đạo của chuyên viên nhằm rút ra phương pháp có hiệu quả nhất. Sáng tạo thêm những trò chơi để giờ học hấp dẫn. Đánh giá cho điểm chính xác, kịp thời, mang tính khích lệ, động viên. Dùng giáo cụ trực quan triệt để. Thực hiện nghiêm túc việc soạn giảng. Đọc và nghiên cứu thêm nhiều tài liệu có liên quan đến môn học. Người giáo viên phải có kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, biết sử dụng linh hoạt các phần mềm hỗ trợ việc giảng dạy, luôn linh hoạt hình thức dạy học để học sinh không nhàm chán. Để mỗi giờ lên lớp đảm bảo chất lượng và hiệu quả giảng dạy người giáo viên phải có sự tìm tòi sáng tạo, chuyên tâm vào chuyên môn. Xây dựng giáo án cho tiết dạy thật tỉ mỉ, chi tiết, sử dụng hợp lý, linh hoạt các đồ dùng dạy học. *Đối với hqc sinh: Chuẩn bị đầy đủ sách vở học tập. Ý thức học tập tốt, hăng hái phát biểu xây dựng bài, biết nhận xét những ưu khuyết điểm của bạn trong giờ học. Luôn chuẩn bị bài, học thuộc bài cũ trước khi lên lớp. Luôn có ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp, có tinh thần sửa sai khi mắc lỗi. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp: Điều kiện áp dụng kinh nghiệm không khó, nó có thể áp dụng cho bất cứ giáo viên nào. Kinh nghiệm trên của tôi có thể áp dụng cho tất cả học sinh các khối lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5. Nhưng để việc dạy phân môn Chính tả cho học sinh có hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư vào bài dạy, có lòng nhiệt tình giảng dạy, không ngừng đổi mới phương pháp để phù hợp với từng đối tượng học sinh. Những triển vqng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp: Muốn dạy cho học sinh lớp Một viết đúng chính tả, tôi đã thực hiện các biện pháp trên một cách chặt chẽ, song song và thống nhất, không bỏ rơi hay coi nhẹ một biện pháp nào cả. Mỗi biện pháp có đặc trưng riêng của nó, nhưng nó có quan hệ mật thiết với nhau trong suốt quá trình dạy chính tả cho học sinh. Cái này làm nền tảng cho cái kia phát triển. Đọc tốt, nắm được hết luật chính tả thì viết mới đúng. Đó là những điều mà người giáo viên chúng ta phải luôn luôn hiểu và thực hiện nghiêm túc. Những đề xuất, kiến nghị: Để nâng cao chất lượng học tập phân môn Chính tả cho học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp Một, tôi xin có một số ý kiến đề xuất như sau: PGD tăng cường chỉ đạo lên các tiết chuyên đề môn Tiếng Việt, trong đó có phân môn Chính tả dể giáo viên có cơ hội học hỏi, nâng cao chuyên môn, giúp học sinh rèn luyện tốt các kĩ năng trong môn Tiếng Việt. Nhà trường tiếp tục bổ sung đồ dùng học tập, đồ dùng giảng dạy của bộ môn đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của xã hội. Thường xuyên động viên, khích lệ các em trong học tập để các em có ý thức giữ gìn vở sạch – chữ đẹp. Qua sáng kiến và việc áp dụng sáng kiến vào giảng dạy ở trường tiểu học Tân Triều nói chung và lớp 1A3 nói riêng, tôi thấy mình cần học hỏi nhiều hơn nữa để giúp cho các em ngày càng yêu thích môn Tiếng Việt. Đó là kinh nghiệm chủ quan của tôi, do điều kiện và thời gian có hạn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi mong muốn sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến của mọi người để tôi có được những kết quả tốt hơn. Đồng thời trong quá trình giảng dạy tôi sẽ cố gắng học hỏi để tích lũy thêm những kiến thức cho mình. Để sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng có hiệu quả, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn, các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tân Triều, ngày 21 tháng 4 năm 2022 Người viết Vũ Kiều Anh XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN TRIỀU Tổng điểm: .. Xếp loại: . TM: HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH – HIỆU TRƯỞNG Cung Quốc Trưởng MỤC LỤC PHẦN 1: LÍ LỊCH 2 PHẦN 2: NỘI DUNG 3 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 4 I. Lý do chọn đề tài 4 II. Mục đích nghiên cứu 5 III. Phạm vi sử dụng 5 IV. Đối tượng nghiên cứu 5 V. Phương pháp nghiên cứu 5 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 6 I.Cơ sở lí luận 6 II. Cơ sở thực tiễn 6 III. Thực trạng của việc dạy cho học sinh lớp một viết đúng chính tả 8 C. NỘI DUNG BIÊN PHÁP 11 D. KẾT QUẢ THỰC HIÊN BIÊN PHÁP 15 E. KẾT LUẬN 16 1. Những nhận định chung 16 2. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp 17 3. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp 17
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_ki_nang_viet_dung_chinh.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1.pdf