Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kĩ năng nói cho học sinh Lớp 1 khi học môn Tiếng Việt

Việc dạy luyện nói cho lớp 1 cũng quan trọng bởi từ chỗ các em còn phải đánh vần từng tiếng mà mới tiếp xúc với môi trường mới nên việc nói đúng, tròn câu là việc tương đối khó với các em, ngày nay mục tiêu của giờ dạy Tiếng Việt là để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các kĩ năng giao tiếp và hướng đến học sinh yêu Tiếng Việt, bằng cách nêu bật biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc diễn đạt nội dung của từng chủ đề. Thế nhưng hiện nay, ở trường Tiểu học, mặt âm thanh của ngôn ngữ, đặc biệt ngữ điệu chưa được chú ý đúng mức. Đó là một trong những lý do học sinh của chúng ta thiếu tự tin khi nói và ngại giao tiếp. Vì thế cần rèn cho học sinh không những chỉ nói theo câu nói, mà còn phải nói sao cho đủ câu, diễn đạt cho rõ ràng và đúng theo nội dung chủ đề.

Ở lớp 1 các em bắt đầu làm quen với: Nghe, nói, đọc, viết. Và kỹ năng nói rất quan trọng, nếu kỹ năng nói được rèn luyện tốt sẽ giúp các em lĩnh hội được ngôn ngữ để sử dụng trong giao tiếp và hoạt động học tập. Là điều kiện để cho học sinh có khả năng tự học, giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ mình vừa học, hiểu được các lệnh các yêu cầu trong các môn học khác. Trong quá trình dạy học luyện nói giáo viên có sự định hướng về nội dung và phương pháp dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra. Đó là nhằm phát triển lời nói cho từng cá nhân học sinh. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên cần biết chuyển nội dung dạy học thành những tình huống giao tiếp gần gũi, giúp học sinh vận dụng kinh nghiệm của mình thực hiện hoạt động giao tiếp. Từ đó học sinh sẽ có kỹ năng giao tiếp và tất nhiên sẽ phát triển được lời nói cho các em.

doc 18 trang Thu Nga 20/03/2025 200
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kĩ năng nói cho học sinh Lớp 1 khi học môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kĩ năng nói cho học sinh Lớp 1 khi học môn Tiếng Việt

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kĩ năng nói cho học sinh Lớp 1 khi học môn Tiếng Việt
a kể chuyện tạo cơ hội cho học sinh nói một cách tự nhiên. Khi các em có tiến bộ, dù nhỏ nhất tôi cũng dùng những lời động viện để khuyến khích các em.
Ví dụ: “Em đã đọc tốt hơn hôm qua rồi, cố lên em nhé!”, 
“Em đã có tiến bộ nhiều hơn rồi, cô khen em!”....
Không chỉ khen những em đã nói tốt mà tôi còn khen cả những em đã giúp bạn để từ đó các em có động lực giúp bạn hơn, hứng thú với công việc hơn để các em cùng tiến bộ.
Sau thời gian áp dụng biện pháp thì lớp tôi yêu thích và tích cực hơn trong các môn học, có ý thức đọc bài trước ở nhà vào lớp thì tích cực phát biểu ý kiến.
3.5.   Rèn cho học sinh kĩ năng luyện nói thông qua các môn học và các hoạt động khác:
Giáo viên cần xác định rõ nói là một trong bốn kĩ năng quan trọng ở tất cả các môn học. Vì vậy kĩ năng nói cần được quan tâm đúng mức. Khi tổ chức đàm thoại ở lớp trước tiên là giáo viên nên yêu cầu một cách rõ ràng cho mọi đối tượng học sinh đều hiểu được vấn đề mà giáo viên đặt ra. Khi nêu câu hỏi thì phải chọn học sinh có trình độ phù hợp để trả lời dạy phân hóa theo các đối tượng học sinh, không chỉ tập trung vào những học sinh có năng khiếu nói tốt mà phải giành cho tất cả mọi đối tượng học sinh đều được tham gia nói. Cũng không nhất thiết cứ phải tới mục luyện nói của môn Tiếng Việt thì các em mới được tham gia nói mà ngay trong quá trình giảng dạy ở tất cả các môn, các em đều được tham gia luyện nói.
Ví dụ: Trong môn toán:
 Giáo viên hỏi: 1 + 2 = ? (một cộng hai bằng mấy?)  thường thì học
sinh chỉ trả lời luôn kết quả: 3 hoặc bằng 3. Lúc này giáo viên giúp đỡ học sinh hiểu ngoài việc nói đúng ra cần phải nói đủ ý câu như: một cộng hai bằng ba (1 + 2 = 3) và cho học sinh nhận xét câu trả lời của bạn. 
Khi học sinh tham gia nhận xét câu trả lời của bạn mình đó cũng là hình thức giúp các em luyện nói: Như ví dụ trên khi bạn trả lời, học sinh khác sẽ tham gia nhận xét bạn: Thưa cô! Bạn nói đúng nhưng chưa đủ ý câu: Hoặc bạn nói đúng, đủ, nói to, rõ ràng ạ 
Như vậy đã thể hiện hình thức tăng cường Tiếng Việt cho học sinh và giúp người nghe hiểu trọn vẹn nội dung đề yêu cầu. Ngoài ra trong quá trình hình thành các phép tính, giáo viên hướng dẫn cho các em nói thông qua các các hình vẽ (trực quan) hoặc đồ dùng có sẵn, từ các bài học nhận biết số cho đến các phép tính và sau là toán giải có lời văn. Giúp các em tự lĩnh hội được kĩ năng nói Tiếng Việt tốt hơn.
Ở tiết Hoạt động trải nghiệm: Giáo viên sẽ sinh hoạt thêm cho học sinh các vần đề như chào hỏi thầy cô, giáo viên nên dành ít thời gian để nói chuyện với các em. Vì có như vậy các em mới cởi mở thể hiện hết tâm tư tình cảm, mạnh dạn khi nói. Và chắc chắn lúc này sẽ có em nói hay, có em nói vụng về. Từ đó giáo viên có thể chỉnh sửa câu nói cùa các em cho phù hợp. Qua hoạt động này học sinh sẽ nhớ lâu, giáo viên uốn nắn các em cũng thuận lợi. 
Ví dụ: Hôm nay ai đưa con đi học?
Mình có thích học môn học này không?
Luôn tạo cho học sinh không khí học tập thoải mái, các em mạnh dạn chia sẽ với các bạn, không còn ngại khi nói. Quan tâm, uốn nắn, sửa sai kịp thời cho các em mọi lúc mọi nơi và trong tất cả các môn học dần dần các em khắc phục và tiến bộ hơn trước, các có ý thức nói tròn câu diễn đạt rõ ràng, tự tin phát biểu.
Qua biện pháp này, sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh chuyển biến rõ rệt về ngôn ngữ, các em nói chuẩn hơn khi giao tiếp, mạnh dạn phát biểu trước đám đông.
3.7. Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa và các tài liệu dạy học có liên quan đến phân môn Tiếng việt tiến hành áp dụng các biện pháp và chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ và phong phú.
Tranh ảnh và đồ dùng dạy học rất quan trọng không thể thiếu được trong việc dạy học nhất là ở phân môn Tiếng việt. Ngày nay, sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ Chân trời sáng tạo với những kênh hình rất đa dạng, phong phú, ảnh sắc nét, rõ ràng thu hút sự quan sát, tò mò, sáng tạo ở học sinh. Càng có tranh ảnh, đồ dùng thì càng tạo sự hứng thú của học sinh trong tiết học. Chính vì vậy, mỗi tiết học, giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, nắm được mục tiêu của từng bức tranh, cách sử dụng đồ dùng.
Khi dạy Tiếng Việt lớp 1 với những từ khó trong bài giáo viên nên sử dụng vật thật hay tranh ảnh để giải nghĩa cho học sinh hiểu và phải thường xuyên sử dụng tranh, ảnh, vật thật phù hợp với nội dung từng bài học.
Đồ dùng dạy học giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, phát triển kĩ năng thực hành. Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh. Phát triển trí tuệ, giáo dục nhân cách cho học sinh.
Ví dụ: Khi dạy về chủ đề: Dế, cá cờ, bi ve, tôi có thể chuẩn bị sẵn những vật thật đó để học sinh có thể quan sát trực tiếp tạo hứng thú cho các em. Từ đó gợi ý các em có thể lấy những đồ dùng làm những trò chơi dân gian mà trẻ em xưa vẫn chơi. Hoặc khi dạy chủ đề: Đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang, chủ đề: Rổ rá, chủ đề: Chuối, bưởi, vú sữa chủ đề Lễ hội, các đoạn video clip về gió, mây, mưa, bão, lũ tôi cũng tiến hành tương tự.
Đồ dùng dạy học giúp cung cấp các kiến thức một cách chắc chắn làm cho việc giáo dục trở nên cụ thể hơn, nhẹ nhàng hơn. Giúp giáo viên kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh.
Đây là một trong các giải pháp giúp cho người giáo viên nắm bắt và biết được kết quả học tập của học sinh. Giáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình rèn kĩ năng nói, cẩn tiến hành đồng loạt các biện pháp, có hệ thống, kết hợp và liên tục.
4. Kết quả:
Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm học sinh còn rụt rè, chưa tập trung học khi học môn Tiếng việt thiếu tự tin, chưa tự giác tham gia phát biểu xây dựng tiết học, ngại nói trước lớp.
Qua những biện pháp và giải pháp tôi đã áp dụng được nêu ở trên, đến cuối năm học 2021 – 2022 các em đã học sôi nổi hơn nhiều, các học sinh rụt rè nay đã luôn thích giơ tay phát biểu, hoạt bát khi chơi, giao tiếp với các bạn. Khả năng nói của các em tiến bộ rõ rệt. Các em tự tin nói trước đám đông, giao tiếp tốt với mọi người xung quanh.
- Chất lượng giờ học được nâng lên: tỉ lệ học sinh nói đúng, diễn đạt rõ ràng, phát biểu xây dựng bài nhiều hơn, tự tin khi trình bày ý kiến của mình trước lớp. 
- Học sinh tích cực, chủ động hơn trong giờ học. Thích học môn Tiếng việt nhất là hoạt động luyện nói, các em tranh nhau đặt câu, với nhiều câu từ rất đa dạng và phong phú.
- Học sinh ham thích trong chờ khi được học môn Tiếng việt, cũng như các môn học khác các em hăng hái phát biểu.
- Học sinh được bộc lộ khả năng của mình trước lớp qua các tiết kể chuyện, trò chơi. Các em chủ động tham gia hoạt động nhóm, tự đưa ra nhiều ý kiến. Các em có thể kể lại một đoạn trong câu chuyện trước lớp một cách rất tự tin.
- Trong giao tiếp học sinh nhạy bén, tự tin, nói dùng từ chuẩn hơn. Chủ động tham gia vào hoạt động nói. Giờ học Tiếng việt đã trở nên nhẹ nhàng, học sinh yêu thích và hiệu quả hơn.
- Bảng thống kê đầu năm học 2021 -2022 (trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm)
Lớp

TSHS
Điểm 10 – 9
Điểm 8 – 7
Điểm 6 – 5
Điểm dưới 5
TS
Tỉ lệ 
%
TS
Tỉ lệ
 %
TS
Tỉ lệ
 %
TS
Tỉ lệ
 %
1/1
20
3
15%
5
25%
7
35%
5
25%
- Bảng thống kê cuối năm học 2021 - 2022: (sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm)
Lớp

TSHS
Điểm 10 – 9
Điểm 8 – 7
Điểm 6 – 5
Điểm dưới 5
TS
Tỉ lệ 
%
TS
Tỉ lệ
 %
TS
Tỉ lệ
 %
TS
Tỉ lệ
 %
1/1
20
8
 40%
9
 45%
3
15%
0
0
Đây là kết quả của một quá trình phấn đấu của cô trò lớp 1/1 trường TH &THCS Vĩnh Bửu. Chất lượng phân môn Tiếng việt đi lên rõ rệt đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng của lớp và của tổ chuyên môn.
Để đạt được kết quả nêu trên đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư: lòng nhiệt tình, gần gũi với học sinh, nhắc nhở những lỗi sai của học sinh một cách nhẹ nhàng, khóe léo, để từng bước giúp các em tiến bộ, cần sửa lỗi cho học sinh mọi lúc mọi nơi và kết hợp giữa nghe - nói một cách nhuần nhuyễn. Luyện tập từ dễ đến khó. Tăng cường Tiếng Việt cho các em vào các môn học hằng ngày, khen ngợi, tuyên dương, khích lệ khi các em dù là việc nhỏ để các em tích cực hơn trong việc học. Không những thế cần kết hợp với nhà trường, gia đình động viên các em, làm cho các em chăm chỉ tự tin và có hứng thú học tập.
Qua dạy thực tế ở lớp, tôi nhận thấy rằng giáo viên phải nắm vững chuyên môn, phải linh động sáng tạo sử dụng các phương pháp, đồ dùng dạy học thích hợp đúng lúc. Đồng thời, phải sử dụng thường xuyên liên tục trong quá trình dạy học. Rèn học sinh thói quen nói đủ câu, diễn đạt rõ ràng trong phân môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung. Từ đó, nâng cao chất lượng giáo dục, học sinh luôn phát huy được sự độc lập, tự chủ sáng tạo trong học tập, tự tin giao tiếp.
1. Tóm lược giải pháp:
Qua quá trình thực nghiệm nghiên cứu đề tài: “Biện pháp rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 khi học môn Tiếng Việt” thành công tuy nhỏ nhưng tôi ý thức được rằng để giúp học sinh lớp 1 tích cực, chủ động hơn trong giờ học, ham thích khi được học môn Tiếng Việt. Giúp học sinh tự tin, nói năng dùng từ chuẩn hơn, đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu soạn giảng, có lòng nhiệt tình với học sinh và tâm huyết với nghề nghiệp. Thầy cô giáo đã miệt mài, tận tuỵ thì việc mong muốn có nhiều học sinh hoàn thành tốt sẽ không còn là khó. Sau thời gian đầu tư nghiên cứu và áp dụng những biện pháp, giải pháp dạy học như trên, học sinh lớp tôi đã có chuyển biến đi lên về chất lượng phân môn Tiếng Việt tiến bộ rõ rệt.
Tuy nhiên những biện pháp mà tôi đã áp dụng trên, tuỳ đối tượng học sinh có năng khiếu có sự vận dụng một cách khéo léo, sáng tạo của giáo viên. Tôi nghĩ rằng nội dung đề tài này không có nhiều điểm mới, đó chỉ là nhiệm vụ hằng ngày của giáo viên. Nhưng đồng thời tôi cũng tin rằng nếu dốc hết tâm huyết và tận tuỵ với học sinh, soạn giảng nghiêm túc thì chắc chắn sẽ gặt hái được thành công.
Bên cạnh đó giáo viên cũng phải thường xuyên phối hợp với phụ huynh học sinh về phương pháp dạy học để nhắc nhở, đôn đốc việc học ở nhà của các em.
Muốn có chất lượng trong giờ dạy luyện nói tốt thì việc đầu tiên người giáo viên phải xây dựng được kế hoạch bài dạy dài hạn và theo từng chủ đề, từng bài theo hướng đổi mới. Vậy muốn cho học sinh nói tốt, trước hết người giáo viên phải nắm được vai trò của việc luyện nói cũng như kĩ năng nói, người giáo viên phải biết xây dựng kế hoạch lâu dài và ngắn hạn phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của học sinh địa phương.
Trong phần luyện nói giáo viên cần chú ý tới các em còn rụt rè, e ngại để giúp đỡ các em kịp thời – giáo viên cần động viên khích lệ, gọi học sinh nhận xét bạn, gợi mở câu hỏi đơn giản để học sinh tham gia trả lời, cho học sinh nói theo câu mẫu... đó là những bước đầu để học sinh tập luyện nói dần. 
Trong quá trình học sinh luyện nói giáo viên quan tâm theo dõi, uốn nắn, sửa sai kịp thời cho các em. Thường xuyên trò chuyện, giao tiếp để giúp học sinh mạnh dạn trao đổi một cách tự nhiên.
Giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo, phải đưa ra các tình huống có thể xảy ra khi hướng dẫn học sinh luyện nói sao cho đúng chủ đề, cho hay. Muốn vậy giáo viên phải nắm thật chắc nội dung chủ đề cần luyện nói, phải thật sự quan tâm đến tất cả học sinh trong mỗi giờ lên lớp, tận dụng tối đa đồ dùng dạy học phương tiện trực quan để phát huy năng lực quan sát của học sinh. Trong giờ học, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ chức để học sinh nắm thật chắc kiến thức. Hệ thống những câu hỏi gợi mở, ngắn gọn dễ nói xoay quanh các chủ đề luyện nói.
Thường xuyên gần gũi, trò chuyện cùng học sinh, kịp thời khen ngợi, động viên những học sinh còn rụt rè, nhút nhát giao tiếp. Phối hợp với phụ huynh để kết hợp rèn luyện nói ở nhà cho các em.
Giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu cho mỗi bài giảng, có kế hoạch và phương pháp giảng dạy theo từng đối tượng học sinh. Sử dụng phương pháp dạy học thích hợp, tạo ra những giờ dạy gây hứng thú học tập cho học sinh và đạt kết quả học tập cao.
Giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy. Mở đầu tiết học cần giới thiệu bài một cách tự nhiên để gây hứng thú học tập cho học sinh nhằm lôi cuốn các em vào nội dung bài. Gợi mở để học sinh cùng nói hướng về chủ đề đưa ra.
Giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng dạy học đa dạng phong phú và sưu tầm hoặc sáng tác tranh ảnh liên quan đến bài học để làm vốn từ học sinh thêm phong phú và làm sinh động thêm bài học.
Có thể nói, bước đầu thành công trong việc dạy luyện nói cho học sinh lớp 1 là nguồn động viên rất lớn cho tôi. Vì đây là chương trình mới phần luyện nói cũng góp phần quan trọng trong môn Tiếng Việt. Tôi sẽ đem kinh nghiệm này tiếp tục áp dụng để giảng dạy môn Tiếng Việt ở năm học này và các năm học sau, với mong muốn lớn nhất của tôi là giúp học sinh nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cấp Tiểu học. 
Trên đây là một số vấn đề tôi đã suy nghĩ, học hỏi và thể hiện trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt. Rất mong nhận được sự đồng tình của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp lớp 1.
2. Phạm vi áp dụng: 
Đề tài '' Biện pháp rèn kĩ năng nói, diễn đạt rõ ràng cho học sinh lớp 1 khi học môn Tiếng Việt”. Có thể áp dụng cho lớp 1 ở trường tiểu học trong huyện.
3. Kiến nghị:
Để dạy học có hiệu quả môn Tiếng Việt ở Tiểu học tôi xin có một số đề nghị sau:
- Đối với nhà trường: Cần mở các lớp tập huấn cho giáo viên học tập nhằm đổi mới phương pháp dạy và học, rút kinh nghiệm chung đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy. 
- Đối với đồng nghiệp dạy lớp 1: Thầy, cô giáo cần phải đầu tư hơn nữa về phương pháp và biện pháp cho mỗi giờ học môn Tiếng Việt, tăng cường dự giờ đồng nghiệp với nhiều phân môn khác nhau để đưa ra phương pháp và trình tự hợp lý cho tiết dạy (từng kiểu bài cụ thể ). 
- Mong các bậc phụ huynh học sinh cần trang bị cho em mình đầy đủ đồ dung học tập nhằm bổ sung vốn kiến thức và thường xuyên quan tâm theo dõi việc học của các em.
Trên đây là một số việc mà tôi đã áp dụng để học sinh học tốt môn Tiếng Việt ở lớp 1. Thực tế trong khi giảng dạy mỗi giáo viên đều có suy nghĩ, kinh nghiệm, bí quyết nghề nghiệp riêng của mình xong đều mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học.
Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo cho sáng kiến dạy học của tôi thêm phong phú, hoàn thiện hơn. 
MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
	1. Lí do chọn đề tài 	trang 2
	2. Mục đích đề tài 	trang 3
	3. Lịch sử đề tài 	trang 3
	4. Phạm vi đề tài 	trang 4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP
	1. Thực trạng 	trang 6
	2. Nội dung cần giải quyết 	trang 8
	3. Giải pháp 	trang 8
	4. Kết quả 	trang 14
PHẦN III: KẾT LUẬN
	1. Tóm lượt giải pháp 	trang 18
	2. Phạm vi áp dụng	trang 19
	3. Kiến nghị 	trang 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập Tiếng Việt Lớp 1 theo chương trình mới bộ Chân trời sáng tạo.
2. Tranh, ảnh của từng chủ đề luyện nói.
3. Từ điển Tiếng Việt - NXB Giáo dục.
4. Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học - NXB Giáo dục
5. Hình ảnh bản mềm.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_ki_nang_noi_cho_hoc_sinh.doc