Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Lớp 4
Rèn kĩ năng đọc hiểu khi đọc trong môn Tập đọc cho học sinh chưa thực sự được chú trọng. Với các bài tập đọc giáo viên còn nặng về thực hiện các bước lên lớp, quy trình bài dạy và chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu nội dung mà chưa khai thác đến cái hay, cái đẹp cũng như nghệ thuật của văn chương. Học sinh chỉ được tìm hiểu văn bản trên khía cạnh tái hiện thực mà không biết rằng đọc hiểu văn học không phải là hoạt động phản ánh hiện thực thông thường.
Đọc hiểu văn học là quá trình cảm nhận cái đẹp, cái tinh tế của tác phẩm văn học. Một số người trong số chúng ta còn dạy theo lối dập khuôn máy móc, chỉ chú trọng vào hoạt động của thầy, giảng giải quá nhiều. Vô hình chung chúng ta đã đọc hiểu hộ học sinh từ lúc nào không hay. Học sinh chỉ biết đọc hiểu theo lối chép lại cảm xúc của thầy cô mà không có sự rung động của chính mình. Các em có thể đọc rất hay, nói rất hay nhưng cái hay đó không phải từ trái tim cũng như tấm lòng của các em. Từ đó các em mất dần khả năng đọc hiểu văn học, mất đi sự tự chủ của chính mình. Như vậy các em sẽ viết văn ngày càng yếu đi, lười suy nghĩ, không có khả năng khẳng định mình. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập, nhận thức của trẻ cũng như phát triển nhân cách sau này.
Trên thực tế giảng dạy ở khối 4, tôi nhận thấy việc dạy Tập đọc:
- Giáo viên khá tôn trọng phương pháp học mới: “Thầy hướng dẫn, trò thi công” lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên cố gắng tìm tòi nghiên cứu để giảng dạy phân môn tập đọc. Tuy nhiên giáo viên chỉ coi trọng một vấn đề đọc thành tiếng to, rõ hoặc có hướng dẫn đọc diễn cảm nhưng chỉ lướt qua , rèn đọc hiểu bài đọc cho học sinh còn ít.
- Do trình độ chưa đồng đều, hạn chế khả năng tiếp thu vận dụng phương pháp dạy học mới, nên một số giáo viên cũng dạy học phương pháp cũ, trong tiết dạy học sinh đọc ít, nhưng phần tìm hiểu nội dung bài chiếm thời gian nhiều hơn, cũng xem nhẹ phần luyện đọc nên đó biến giờ tập đọc thành giờ giảng văn.
- Thực tế giáo viên hay gọi những học sinh khá, giỏi đọc nhiều còn những em học trung bình, yếu, rụt rè không được đọc nhiều.
- Học sinh đã biết đọc thành tiếng bài văn, bài thơ, đã để ý và đọc đúng các phụ âm khó. Nhưng đọc hiểu nắm nội dung bài còn rất ít do vậy chưa nêu được ý chính của bài mà phải nhờ sự gợi ý của giáo viên, đọc diễn cảm toàn bài văn chưa tốt. Khi đọc ở các dấu phẩy, dấu chấm còn ngừng nghỉ chưa hợp lí còn tùy tiện, chưa đọc đúng giọng câu hỏi, câu cảm, câu khiến.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Lớp 4

và đánh giá cảu chúng trong việc biểu đạt nội dung. Đó là các từ giàu tính biểu cảm như các từ láy, từ mang nghĩa bóng, đa nghĩa hay chuyển nghĩa... Ví dụ 2: Bài “ Sầu riêng”- TV4/2 Giáo viên cần giúp cho học sinh thấy giá trị của từ “ đam mê”, “ quyến rũ” trong việc miêu tả hương vị của của trái sầu riêng và thể hiện thái độ, tính cảm của tác giả trước hương vị đặc biệt của loại trái quý, trái hiếm của miền Nam. *Vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học để kích thích hứng thú học tập trong giờ học Tổ chức làm việc theo cặp, theo nhóm: nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, tạo cơ hội cho từng cá nhân được luyện tập. Giáo viên cần thực hiện tốt các yêu cầu sau: - Xác định sự cần thiết phải tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp, nhóm; tính toán thời gian, số lần cho hợp lí. - Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ của từng nhóm, cặp. Thực hành luyện tập trong cặp, nhóm, chia sẻ kinh nghiệm, bày tỏ ý kiến trong nhóm - Hình thành ý thức tự giác làm việc tinh thần kỉ luật của các cặp, nhóm - Giám sát, động viên giúp đỡ học sinh trong quá trình luyện tập của nhóm, cặp. Thực tế ở lớp tôi, tôi đã hình thành cho học sinh nhóm ngay từ khi vào đầu năm học. Mỗi bàn là một nhóm nhỏ, mỗi tổ là một nhóm lớn, khi đưa ra bài tập hoặc yêu cầu để học sinh thực hiện, các em đã có thói quen thực hiện theo nhóm của mình. *Tổ chức trò chơi học tập: - Nội dung trò chơi gắn liền với với bài học, phục vụ cho yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của bài. - Hình thức tổ chức trò chơi: gọn nhẹ, cách tiến hành đơn giản để tất cả học sinh đều có khả năng tham gia, luật chơi rõ ràng, chặt chẽ để đảm bảo tính công bằng. - Chuẩn bị đủ phương tiện, điều kiện trước khi tổ chức trò chơi. - Tuỳ thuộc vào thời gian, nội dung bài học mà giáo viên tổ chức trò chơi sao cho phù hợp. Có thể là thi đọc nối tiếp theo tổ(nhóm), thi đọc “truyền điện”, thi đọc truyện, kịch theo vai, “ thả thơ”. Ví dụ: Bài “ Nếu chúng mình có phép lạ” - TV4/1 Tổ chức cho học sinh thi học thuộc lòng khổ thơ mình yêu thích bằng trò chơi “ Thả thơ - truyền điện” - Lớp chia làm 4 đội chơi theo 4 đơn vị tổ hàng ngày. Mỗi đội chơi cử ra 2 - 3 bạn tham gia vào trò chơi. - Cách chơi: Giáo viên cử 1 bạn làm người thả thơ và truyền điện. Bạn đó bắt đầu đọc: “Nếu chúng mình có phép lạ” và đọc tên đội đọc tiếp đoạn thơ. Khi đội khởi đầu đọc thuộc lòng khổ thơ mình thuộc có quyền chỉ định đội khác và khổ thơ mà đội đó sẽ phải đọc. Nếu đội được chỉ định mà không đọc thuộc thì chuyển cho người khác đọc nhưng số điểm sẽ bị trừ đi một nửa. Cứ như vậy hết lượt 4 đội chơi. Nếu có thời gian sẽ tổ chức 2 hoặc 3 vòng. Giáo viên có thể làm trọng tài cho trò chơi và phải là người hoạt náo viên tích cực nhất. - Kết thúc trò chơi, giáo viên tổng kết bình chọn đội thắng cuộc và tuyên dương. Với những đội còn lại, giáo viên cũng động viên học sinh để khích lệ tinh thần học tập cho cả lớp. II. Điều kiện thực hiện những biện pháp: - Việc xác định rõ được mục tiêu giờ dạy sẽ giúp cho người giáo viên định hướng được việc dạy của mình đó là: Dạy học môn Tập đọc như thế nào ? Làm thế nào để rèn kĩ năng đọc hiểu môn học Tập đọc lớp 4?. - Việc tìm hiểu nội dung của bài qua tác phẩm văn chương đều phải đạt đến cấp độ cảm nhận được những điều tác giả muốn bộc lộ. Đích cuối cùng của việc dạy đọc hiểu văn học trong giờ Tập đọc là cảm nhận được tình cảm của tác giả và tình cảm của bản thân thông qua tác phẩm. Vì vậy để nâng cao hiệu quả giờ dạy, giáo viên cần xác định được mục đích đọc hiểu của bài, từ đó xây dựng nội dung bài dạy cũng như hệ thống câu hỏi phù hợp để giải quyết mục đích ấy. Ví dụ: Với bài “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”- TV4/2, mục đích đọc hiểu qua bài này là: - Hiểu được thế nào là “những em bé lớn trên lưng mẹ” - Những công việc của người mẹ dân tộc Tà-ôi nói riêng và những người phụ nữ Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược . - Thấy được tình yêu thương và niềm hi vọng lớn lao của người mẹ đối với con cái. - Nhận thấy được cái đẹp thể hiện trong bài thơ. Nội dung của bài thơ: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà - ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. *Xây dựng hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài kết hợp với luyện đọc: - Việc tìm hiểu nội dung bài học qua tác phẩm văn chương đều phải đạt đến cấp độ cảm nhận được những điều tác giả muốn bộc lộ. Đó có thể là tâm sự về cuộc sống, về con người hay một quan niện sống trong xã hội... Nhờ hiểu nội dung bài đọc mà học sinh sẽ đọc tốt hơn và có thể đọc diễn cảm bài đọc. Để đạt được mục tiêu đọc diễn cảm chúng ta cũng cần bám chắc vào từ ngữ, chi tiết, hình ảnh trong văn bản học sinh mới hiểu được bài. - Hệ thống câu hỏi phải gắn gọn, cô đọng, hàm súc, câu hỏi gợi mở và có tác dụng định hướng cho học sinh đọc hiểu, hiểu được ý nghĩa của văn bản. Câu hỏi đưa ra không chỉ giới hạn trong kiến thức bài đọc mà cần phải có những câu hỏi phát triển, kích thích sự tìm tòi cái mới. Hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa nếu chưa phù hợp thì giáo viên có thể nghiên cứu điều chỉnh, thay đổi sao cho đạt hiệu quả cao trong việc tìm hiểu bài và đọc hiểu tác phẩm. Điều đó phụ thuộc vào tâm huyết của người giáo viên. Giáo viên có thể linh hoạt trong việc sử dụng câu hỏi tìm hiểu bài. Có thể cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà, có câu hỏi có thể lồng ghép vào trong quá trình giảng từ khó, có những câu hỏi sử dụng sau khi học xong bài để kiểm tra khả năng đọc hiểu của học sinh. Các câu hỏi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và khả năng nhận thức của trẻ. Tránh các câu hỏi quá khó, các câu hỏi buộc học sinh phải trả lời có hay không hoặc các câu hỏi có sức liên tưởng quá lớn, trừu tượng quá... Tóm lại: Giáo viên cần chọn câu hỏi thích hợp, cụ thể hoá, bám sát nội dung, chủ đề của bài. Đảm bảo thời gian quy định và định hướng trả lời đúng trọng tâm bài học. Hệ thống câu hỏi luôn được tiến hành song song với khâu đọc văn bản. Đọc hiểu tốt để đọc tốt bài và ngược lại đọc tốt bài sẽ đọc hiểu tốt văn bản. Ví dụ: Bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” của Tô Hoài - TV4 tập 1 Giáo viên đưa ra câu hỏi: Em có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào trong các danh hiệu sau đây: - Tráng sĩ - Chiến sĩ - Hiệp sĩ - Dũng sĩ - Võ sĩ - Anh hùng. Học sinh đưa ra các ý kiến của mình sau đó giáo viên có thể giải thích nghĩa các từ gần nghĩa đó và khẳng định các ý kiến của học sinh đưa ra như trên đều không sai nhưng ta cần lựa chọn phương án nào hay nhất và phù hợp nhất. *Luyện tập - Giáo viên cần luyện cho mình thói quen luyện đọc các bài đọc nhiều lần trước khi giảng dạy (ở phần chuẩn bị). - Tự mình luyện đọc trong giờ dạy, có thể học tập cách đọc sáng tạo của một số học sinh có năng khiếu trong lớp. - Qua mỗi tác phẩm, bài đọc, giáo viên tự bộc lộ cảm xúc của mình bằng các bài viết để có thể làm bài tham khảo hoặc bài mẫu cho học sinh. - Luyện tập cho học sinh viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ sau khi đọc mỗi bài tập đọc bằng các giờ trống, vào các buổi bồi dưỡng học sinh khá giỏi...Lúc đầu có thể học sinh chỉ đưa ra gọi là ý nghĩa hoặc nội dung của bài theo các câu hỏi gợi ý. Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh gắn kết lại thành đoạn văn và viết thêm các phần mở bài, kết bài trở thành một bài văn hoàn chỉnh có nội dung đọc hiểu. III. Dạy cho học sinh biết phân tích, xác định cách giải quyết vấn đề theo hướng độc lập. Trong học tập, phẩm chất độc lập suy nghĩ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Người có phẩm chất độc lập suy nghĩ luôn tự mình tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách đúng hướng. Bởi vậy giáo viên cần phải phát huy tính tích cực, tạo ra cơ hội cho học sinh tư duy để tìm hiểu, phân tích và xác định hướng giải quyết thì kết quả học tập sẽ cao hơn. Cần đưa nhiều bài đọc khó, mới lạ, đa dạng so với chương trình chính khóa. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến này có thể áp dụng được với tất cả các em học sinh khối 4 giúp các em có kĩ năng đọc hiểu tốt khi học bộ môn Tiếng Việt. Do điều kiện không cho phép, hơn nữa bản thân tôi mới nghiên cứu đề tài này nên tôi chỉ áp dụng cho học sinh đối với lớp tôi chủ nhiệm và áp dụng cho giáo viên khối 4, đặc biệt cho lớp 4A4 của đồng chí Trần Thị Thu Hiền - giáo viên Trường Tiểu học Lãng Công khi rèn luyện, nâng cao kĩ năng đọc hiểu cho học sinh. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Các em là học sinh lớp 4. - Để việc bồi dưỡng học sinh đạt hiệu quả, trước hết phải đề cập đến việc giảng dạy kiến thức cơ bản và kiến thức nâng cao từ trong học chính khóa. Có như vậy mới làm nền móng vững chắc cho việc tiếp thu kiến thức cao hơn một bước nữa, từ đó rèn luyện thao tác nhanh nhẹn, chính xác, thông minh trong bài tập đọc hiểu. Bởi vậy người giáo viên phải trang bị cho các em không những về kiến thức mà còn trang bị cho các em tính kiên trì, nhận nại để xử lí tình huống trong khi thi. Chính vì thế, vai trò của người giáo viên trong việc hướng dẫn là vô cùng quan trọng, đòi hỏi người giáo viên phải lòng đam mê và nhiệt tình với công việc đồng thời phải có kiến thức vững vàng, phương pháp linh hoạt và làm thế nào để hướng dẫn học sinh xác định vấn đề, hướng giải quyết các câu hỏi, tình huống khó. Muốn làm được việc này thì giáo viên phải thường xuyên tham khảo tài liệu để có hướng giải quyết cho phù hợp. - Phụ huynh học sinh quan tâm đến con em mình, mua đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. - Cần có thêm tài liệu tham khảo, nâng cao cho giáo viên và học sinh để bổ sung phương pháp dạy, đáp ứng nhu cầu dạy - học. - Tổ chức nhiều hơn nữa các buổi sinh hoạt chuyên môn để học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp. - Duy trì tốt việc thao giảng, thăm lớp, dự giờ giáo viên trong trường. - Các cấp lãnh đạo thường xuyên, quan tâm hơn nữa tới giáo viên và học sinh, tạo mọi điều kiện để các em có thể thực hiện tốt quyền được học hành. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến của tác giả . Qua thực tế, bản thân tôi đã áp dụng việc rèn kĩ năng đọc hiểu bộ môn Tiếng Việt cho thấy kết quả rất khả quan. Vì thế tôi thiết nghĩ rằng các bạn đồng nghiệp có thể tham khảo và vận dụng nó vào giảng dạy, bồi dưỡng học sinh thì học sinh nắm vững kiến thức và biết vận dụng một cách khoa học, kết quả thu được nhận thấy ngay là thái độ ham thích học, đọc Tiếng Việt của các em. Tuy nhiên chúng ta không chỉ thỏa mãn với những gì đã đạt được mà mỗi chúng ta cần phải luôn luôn tìm tòi, học hỏi và không ngừng sáng tạo. Bản thân tôi cũng vậy luôn luôn học hỏi đồng nghiệp và mọi người xung quanh để nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng học sinh, công tác chủ nhiệm lớp. Trong đợt kiểm tra của trường năm học 2019- 2020, Ban giám hiệu thăm lớp dự giờ và khảo sát chất lượng thực tế của lớp tôi, đã được đánh giá: “Lớp 4A1 là một lớp có phong trào học tập, có nề nếp tốt và đặc biệt là chất lượng học sinh khảo sát thực tế tại chỗ đạt hiểu quả cao”. Kết quả cụ thể như sau: Tổng số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 32 23 - 71,9 % 9 - 28,1 % 0 Từ kết quả trên, tôi thấy học sinh lớp 4A1 đọc - hiểu có rất nhiều tiến bộ. Điều đó giúp tôi khẳng định được tính khả thi của đề tài đã nghiên cứu và thử nghiệm, bởi học sinh ngày càng đọc tốt hơn và đặc biệt là các em có hứng thú học tập trong các tiết học của bộ môn Tiếng Việt. Do đó đổi mới phương pháp dạy học, theo tôi là một việc làm rất quan trọng Qua quá trình thực nghiệm bằng phương pháp trên là bước đánh dấu một phần khả năng và sự nỗ lực của cả thầy và trò trong thời gian qua. *Từ các vấn đề mà tôi đã trình bày, tôi xin lưu ý các một số vấn đề như sau: - Ngoài những biện pháp mà tôi đã nêu trên, mọi người cần tìm hiểu thêm thật nhiều những biện pháp khác để học sinh được tích lũy, làm quen một cách đa dạng nhất với kiến thức của môn học. - Để học sinh thực sự đọc hiểu bộ môn Tiếng Việt một cách thành thạo chúng ta cần cho các em tự tìm, đặt những đề bài tương tự. Có làm được như thế các em mới thật sự nắm vững kĩ năng đọc hiểu. - Để tạo hứng thú trong học tập của học sinh giáo viên có thể cho nhóm này ra đề cho nhóm kia trả lời và ngược lại. - Trong giảng dạy, giáo viên phải luôn quan sát, chú ý phải ghi lại những điểm thành công trong bài dạy cũng như những mặt chưa đạt được trong tiết dạy ngay sau tiết học để rút kinh nghiệm bổ sung. - Phải thường xuyên học hỏi để có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo trong bài dạy, các truyền thụ kiến thức nhằm tạo cho học sinh hứng thú học tập. - Phải nắm được trình độ học sinh, để lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức cho phù hợp tạo ra không khí lớp học nhẹ nhàng, vui vẻ, sôi nổi. - Giáo viên mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy bằng nhiều hình thức cho phù hợp với đặc điểm tình hình lớp mình để đạt hiệu quả cao nhất. - Quan tâm đến mọi đối tượng học sinh trong lớp để có phương pháp dạy linh hoạt và hợp lí phù hợp với đối tượng học sinh. - Giáo viên phải kiên trì, không vội vàng, nôn nóng, luôn tin tưởng vào sự tiến bộ của học sinh để khuyến khích, động viên các em kịp thời. Đồng thời cũng phải nghiêm khắc đối với những học sinh có biểu hiện lười và tiêu cực trong học tập. - Lập kế hoạch bài học sát với thực trạng dạy và học của lớp mình. Đề ra những biện pháp dạy học thích hợp, nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Trên đây là những kinh nghiệm tôi đã đúc kết trong nhiều năm đã được áp dụng và có hiệu quả, rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để chuyên đề của tôi có được khả thi hơn. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân. Đồng nghiệp của tôi là Trần Thị Thu Hiền - giáo viên chủ nhiệm lớp 4A4 Trường Tiểu học Lãng Công khi giảng dạy và bồi dưỡng kĩ năng đọc hiểu trong bộ môn Tiếng Việt cho học sinh đã áp dụng và cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trên cũng thu được kết quả cao hơn khi chưa áp dụng. Cụ thể là : Thời điểm TSHS Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành ĐẦU NĂM HỌC 29 10 34,5 % 15 51,7% 4 13,8 % CUỐI HỌC KÌ I 29 18 62,1% 11 37,9 % 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có). Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Lê Thị Thu Thủy Trường Tiểu học Lãng Công Nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4 2 Trần Thị Thu Hiền Trường Tiểu học Lãng Công Nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4 Lãng Công, ngày tháng năm 2020 HIỆU TRƯỞNG ( Ký tên, đóng dấu) Lãng Công, ngày tháng năm 2020 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG (Ký tên, đóng dấu) Lãng Công, ngày 15 tháng 6 năm 2020 TÁC GIẢ ( Ký, ghi rõ họ tên) Lê Thị Thu Thủy
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_ren_ki_nan.docx