Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh Khối 4
Học sinh thường mắc các lỗi trên do các nguyênnhân sau:
- Vốn sống, vốn ngôn ngữ của các em chƣa phong phú, các em chưa hiểu rõ các từ ngữ trong văn bản dẫn đến ngắt nghỉ không đúng văn bản hoặc vấp nhiều.
- Không ít em chưa có thói quen đọc sách, ham đọc sách vì thế các em ít có sự say mê với các tác phẩm văn học.
- Học sinh chƣa quan tâm đến cách đọc hay mà chủ yếu là chỉ dừng lại ở mức độ đọc đúng.
- Các em chưa cảm nhận được ý nghĩa, nội dung và nghệ thuật của bài đọc.
- Giáo viên nhiều khi mới chỉ sửa cho học sinh cách phát âm sao cho học sinh phát âm to, rõ ràng, lưu loát một văn bản cụ thể chứ chưa quan tâm nhiều đến kỹ thuật đọc, giọng đọc, cách đọc diễn cảm của học sinh hay việc đọc mẫu của giáo viên.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh Khối 4

hỉnh, phẫn nộ... đƣợc biểu đạt trong câu đó. Ví dụ: Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?(Ngƣời tìm đƣờng lên các vì sao). Đây là câu hỏi cần đọc cao giọng hơn ở cuối câu. Trong bài: Ở Vƣơng quốc Tƣơng Lai có câu: Chùm lê đẹp quá! Đây là câu cảm đọc với giọng thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, thích thú. Hay trong bài Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca, cần đọc câu cảm “Giá mà mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!” thể hiện sự ân hận, dằn vặt của nhân vật An-đrây-ca. Câu khiến: Hãy nói cho ta biết vì sao cháu cười được! (Vƣơng quốc vắng nụ cƣời) đọc với giọng vui vẻ, dỗ dành nêu yêu cầu, đề nghị. Nhƣ vậy tùy thuộc vào từng văn bản cụ thể mà giáo viên hƣớng dẫn học sinh thể hiện đúng ngữ điệu. Tốc độ đọc chi phối sự diễn cảm, có ảnh hƣởng đến việc thể hiện ý nghĩa, cảm xúc. Nếu đọc liến thoắng quá nhanh cũng dễ bị vấp, và ngƣời nghe không kịp theo dõi. Ngƣợc lại, khi tốc độ đọc quá chậm sẽ làm bài đọc trở nên rời rạc, khiến ngƣời nghe mệt mỏi và uể oải. Giáo viên hƣớng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ nhƣ vậy. Học sinh đƣợc đọc trong cặp, đọc nối tiếp đoạn trƣớc lớp có sự kiểm tra của bạn, của cô để điều chỉnh tốc độ. Khi đọc một văn bản thông tinví dụ: bài Vẽ về cuộc sống an toàn, Tiếng cƣời là liều thuốc bổthì tốc độ đọc nhanh hơn một văn bản văn chƣơng. Tốc độ đọc truyện kể phải nhanh hơn đọc thơ trữ tình vì đọc thơ trữ tình cần thời gian để bộc lộ cảm xúc. Đối với những câu chuyện buồn thì cần lắng đọng hơn với nhịp điệu chậm. Còn đối với những câu chuyện vui vẻ hoặc văn bản có nội dung miêu tả một công việc dồn dập, khẩn trƣơng nhƣ thì đọc với tiết tấu nhanh hơn. Khi đọc, có thể thay đổi tốc độ gây sự chú ý, có giá trị biểu cảm tốt. Ví dụ: Khi đọc câu cuối của bài Mẹ ốm “Mẹ là đất nƣớc, tháng ngày của con.” Câu thơ chứa đựng tình cảm yêu thƣơng sâu sắc của tác giả đối với ngƣời mẹ đã từng vất vả nuôi con khôn lớn thành ngƣời nên đọc chậm lại thì sẽ đọng lại trong lòng ngƣời đọc nhiều hơn là đọc với tốc độ bình thƣờng nhƣ những câu khác. Giáo viên hƣớng dẫn học sinh sử dụng phù hợp cƣờng độ đọc và cao độ. Cần giúp học sinh hiểu rằng phải đọc sao cho không quá to cũng không đƣợc đọc quá nhỏ. Cƣờng độ đọc phù hợp mới có giá trị diễn cảm. Cần kết hợp giữa cƣờng độ và cao độ trong giọng đọc khi đọc văn bản truyện để phân biệt lời dẫn truyện và lời nhân vật, đọc phân biệt lời các nhân vật trong bài. Khi đọc những lời dẫn truyện cần đọc với giọng nhỏ hơn, thấp hơn những lời nói trực tiếp của nhân vật. Giáo viên hƣớng dẫn học sinh cần chú ý đến tƣ thế tác phong của ngƣời đọc, giọng đọc bình tĩnh, tự nhiên, độ âm vang vừa phải. Một sắc thái vui tƣơi trên nét mặt hay một thoáng trầm tƣ phù hợp với từng câu, đoạn sẽ làm tăng thêm cái hay cái đẹp và dễ đi vào lòng ngƣời. Khi đọc đôi lúc ánh mắt nhìn vào ngƣời nghe để lôi cuốn sự chú ý của mọi ngƣời. Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng đọc của học sinh thông qua tìm hiểu bài Mục tiêu: Để giúp học sinh xác định nội dung, ý nghĩa của bài đọc, sắc thái tình cảm, cảm xúc, giọng điệu chung của bài cần đọc với giọng: vui, buồn, nhẹ nhàng, mạnh mẽ Từ đó học sinh sẽ biết cách đọc bài hay hơn. Cách thực hiện: Để giúp học sinh hiểu nội dung bài đọc, bắt đầu từ việc hiểu nghĩa từ. Ngoài các từ khó đƣợc giải nghĩa trong phần chú thích thì giáo viên cần phải có hiểu biết về từ địa phƣơng cũng nhƣ có vốn từ để chọn từ giải nghĩa cho thích hợp. Giáo viên áp dụng linh hoạt cách giải nghĩa từ nhƣ nêu từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa hoặc bằng vật thật, tranh minh họa, đặt câu với từ cần giải nghĩa Ví dụ: bài Ngắm trăng, giải nghĩa từ “hững hờ” tôi giải nghĩa bằng từ trái nghĩa: hững hờ là không để ý, không quan tâm đến. Hoặc bài Chị em tôi tập 1 trang 59 giải nghĩa từ “Giả bộ” tôi sử dụng từ đồng nghĩa: Giả bộ là giả vờ, hoặc bài Chợ Tết giải nghĩa “ấp” nghĩa nhƣ “làng , xóm” Hoặc bài Thƣ thăm bạn trang 25 tập 1 giải nghĩa từ “hi sinh” tôi giải nghĩa bằng cách sử dụng từ đồng nghĩa: hi sinh là chết vì nghĩa vụ, vì lí tưởng cao đẹp, nhận về mình cái chết để giành lấy sự sống cho người khác. Sau đó cho học sinh đặt câu với từ “hi sinh” để học sinh hiểu hơn về cách sử dụng từ. Giáo viên cần xem xét để điều chỉnh hệ thống câu hỏi trong SGK phù hợp với cách hiểu của đối tƣợng học sinh lớp mình. Lựa chọn, bổ sung hệ thống câu hỏi để làm rõ nội dung và nghệ thuật của bài. Có thể thay thế hoăc̣ tách câu hỏi khó, diễn đạt dài dòng thành một số câu h ỏi nhỏ để học sinh dễ thực hiện. Bổ sung thêm một số câu hỏi tƣơng tác, liên hệ gắn với cuộc sống thực tiễn của học sinh hoặc cập nhật những thông tin mới thu hút các em. Ví dụ: Trong bài Kéo co tôi có đề nghị học sinh chia sẻ về những trò chơi dân gian khác và giới thiệu cách chơi một trò chơi dân gian em thích. Học sinh thực hiện rất sôi nổi, tự tin và hào hứng. Giáo viên liên hệ giáo dục qua bài đọc về ý thức giữ gìn và phát huy các trò chơi dân gian, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc. Hoặc khi học bài “Ăng-co Vat” tôi đã giới thiệu thêm một số thông tin về Angkor Wat nằm trong quần thể di tích đền Angkor tại Campuchia có đến trên 1.000 ngôi đền với kích cỡ và hình dáng khác nhau mang đậm phong cách kiến trúc Khmer, là một trong những kỳ quan thế giới và hiện nay cũng là một địa điểm du lịch rất nổi tiếng của Campuchia. Khuyến khích học sinh trả lời theo ý hiểu của mình để kích thích sự sáng tạo, khả năng ngôn ngữ và tƣ duy của các em. Giáo viên đƣa ra những câu hỏi mang tính cảm nhận nhƣ: Em cảm thấythế nào? Em hiểu như thế nào? Tránh các câu hỏi Vì sao, tại sao?quá nhiều. Ví dụ: bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lƣng mẹ, tôi hỏi học sinh: “Em hiểu nhƣ thế nào là “những em bé lớn trên lƣng mẹ”, hay: Theo em, cái đẹp trong bài thơ này là gì? Hoặc trong bài Ngƣời tìm đƣờng lên các vì sao, ở yêu cầu4: Em hãy đặt tên khác cho truyện, tôi hƣớng dẫn các em suy nghĩ và trả lời theo ý kiến riêng của học sinh có thể là Ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki, hoặc Người chinh phục các vì sao, hay Quyết tâm chinh phục bầu trời Hƣớng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tƣ duy trong khi tìm hiểu bài để giúp các em có tƣ duy logic, rộng mở và giúp các em chuyển ghi nhớ ngắn hạn thành ghi nhớ dài hạn dễ dàng hơn. Biện pháp 4: Tạo hứng thú trong hoạt động luyện đọc diễn cảm và hoạt động ứng dụng Mục tiêu: Kĩ năng đọc diễn cảm là kĩ năng đọc cao nhất với học sinh. Do vậy tạo đƣợc cảm xúc, hứng thú luyện đọc diễn cảm cho học sinh sẽ giúp các em tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong việc rèn đọc diễn cảm. Đồng thời tạo hứng thú trong hoạt động ứng dụng giúp phát huy tối đa vốn sống của các em, phát triển các kĩ năng thực hành cho học sinh. Cách thực hiện: Giáo viên cho học sinh đọc diễn cảm lại những câu mà mình thích hoặc chọn một, hai câu thật hay để cùng đọc với các em nhằm tạo hứng thú rèn đọc nhất. Khi giáo viên đọc mẫu cách đọc diễn cảm sáng tạo kết hợp ngôn ngữ hình thể,cử chỉ, nét mặt biểu cảm. Trong khi luyện đọc diễn cảm giáo viên khuyến khích học sinh đọc sáng tạo theo sự cảm thụ của mình. Bởi mỗi đoạn văn (khổ thơ) có thể đƣợc đọc với nhiều cách khác nhau. Giáo viên chỉ sửa chữa những cách đọc không phù hợp với nội dung của đoạn, tránh áp đặt, hạn chế sự cảm thụ và sáng tạo của học sinh. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học các em rất hiếu động, thích vui chơi giải trí nhiều hơn là học tập gò bó. Các em thích đƣợc khen ngợi, động viên, thích đƣợc tự hào về bản thân. Vì thế, giáo viên thƣờng tổ chức các cuộc thi đọc giữa các cá nhân trong lớp, giữa các nhóm trong lớp, có thể tổ chức trong giờ tập đọc hay trong các giờ truy bài, sinh hoạt câu lạc bộ. Đây cũng là hình thức khuyến khích học sinh thi đua với bạn. Tổ chức hoạt động đóng vai để kích thích sự sáng tạo của học sinh trong giờ Tập đọc. Khi hóa thân vào nhân vật, học sinh đƣợc tạo cơ hội trải nghiệm và cảm nhận cuộc sống, suy nghĩ, tình cảm của nhân vật, giúp học sinh hiểu sâu hơn về bối cảnh của câu chuyện, giúp làm giàu kiến thức và hiểu biết. Từ đó, học sinh phát triển năng lực đồng cảm, nâng cao kỹ năng giao tiếp, kích thích sự tƣởng tƣợng và tạo môi trƣờng học tập tích cực. Ví dụ cho học sinh đọc phân vai nhân vật Cƣơng, mẹ trong bài Thưa chuyện với mẹ, hay bài Chú đất nung, hoặc bài Rất nhiều mặt trăng, đóng kịch Ở vương quốc tương lai Tùy thời gian, tùy theo từng bài mà giáo viên tổ chức các hình thức thi đọc diễn cảm cho học sinh nhƣ đọc truyện theo vai, thi đọc tốt một đoạn văn (khổ thơ) hoặc cả bài hay đóng kịch với tiêu chí bình chọn cụ thể và phần thƣởng thú vị, bất ngờ nhƣ đồ dùng học tập, kẹp tóc xinh xắn, những sticker ngộ nghĩnh Những phần thƣởng tuy nhỏ nhƣng ý nghĩa, tác động mạnh mẽ tới hoạt động học tập của học sinh. Các em hào hứng luyện đọc, sôi nổi tham gia thi đọc và trân trọng phần thƣởng đƣợc trao. Từ đó có động lực luyện tập để thi đua với các bạn, để có thể giành đƣợc nhiều lời khen và phần thƣởng hơn nữa. Hoạt động vận dụng: Để mang lại hiệu quả tốt và huy động kiến thức, vốn sống của học sinh tôi đặt ra những câu hỏi liên hệ với thực tế cá nhân, trƣờng lớp, gia đình, địa phƣơng để các em đƣợc rèn kĩ năng nói, vừa đƣợc chia sẻ suy nghĩ của mình. Tùy thời gian, tôi thực hiện hoạt động tại lớp hoặc giao cho học sinh thực hiện sau tiết học nhƣ: thi kể lại bài bằng lời của mình, nêu cảm nhận về nhân vật hoặc suy nghĩ của em sau khi học xong bài bằng lời hoặc viết, vẽđể các em ứng dụng kiến thức học đƣợc vào thực tế cuộc sống qua nhiều hình thức phong phú. Tôi trƣng bày các sản phẩm của học sinh đã làm trên tƣờng lớp học và ngoài hành lang lớp. Việc trƣng bày khiến học sinh cảm thấy tự hào về những gì mình làm và cảm thấy đƣợc ghi nhận. Chắc chắn khi đƣợc những bạn khác trong lớp và trong trƣờng chú ý đến tạo động lực lần sau các em sẽ làm tốt hơn nữa. Ví dụ: Khi dạy bài Nếu chúng mình có phép lạ, tôi đề nghị các em hãy chia sẻ về ƣớc mơ của mình, HS thực hiện rất sôi nổi, thích thú. Hay dạy bài Kéo co, tôi giao về nhà các em hãy vẽ về những trò chơi dân gian em thích. Hoạt động vận dụng bài Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi tôi cho học sinh chơi trò chơi tìm các câu thành ngữ tục ngữ về ý chí, nghị lực. Biện pháp 5: Biện pháp khuyến khích học sinh đọc sách để nâng cao chất lượng đọc Mục tiêu: Để học sinh yêu thích việc đọc, có thói quen đọc sách, trở thành ngƣời đọc chủ động, độc lập, giúp học sinh mở rộng vốn từ, tăng kĩ năng tƣ duy, phân tích, bồi dƣỡng vốn hiểu biết cho các em, giúp nâng cao chất lƣợng đọc. Cách thực hiện: Giáo viên giúp học sinh hiểu đƣợc tác dụng của việc đọc sách. Khuyến khích học sinh đọc sách thƣ viện của lớp, của trƣờng, hay trao đổi sách với bạn, khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động khuyến đọc nhƣ: giới thiệu sách, kể chuyện, đại sứ văn hóa đọc Giáo viên cũng có thể gợi ý học sinh search google tìm đọc sách truyện thiếu nhi hoặc tham gia vào các trang web cho phép học sinh đọc các sách điện tử nhƣ Tramdoc.vn mà ngƣời dùng có thể truy cập vào website bằng nhiều thiết bị công nghệ khác nhau nhƣ máy tính, laptop, smartphone, Định hƣớng cho học sinh đọc đa dạng thể loại sách nhƣ truyện cổ tích, sách khoa học, thơ thiếu nhi, sách đố vui thông minh, các loại sách bách khoa tri thứcPhần lớn các ngữ liệu trong môn Tiếng Việt là trích đoạn các câu chuyện, các tác phẩm. Vì vậy sau khi học xong bài học giáo viên đã định hƣớng kích thích học sinh tìm hiểu đọc thêm về câu chuyện hay tác phẩm đó, hoặc hƣớng dẫn các em đọc các câu chuyện có cùng chủ đề. Ví dụ: Khi học Dế Mèn bênh vực kẻ yếu tôi đã gợi ý các em tìm đọc cuốn Dế Mèn phiêu lưu lý của nhà vănTô Hoài, các em đã hiểu hơn về bối cảnh câu chuyện và hiểu thêm về các nhân vật trong đoạn trích đƣợc học. Hay khi học chủ điểm Có chí thì nên tôi khuyến khích các em tìm đọc những câu ca dao tục ngữ, những cuốn sách về ý chí, nghị lực nhƣ tìm đọc cuốn sách Tuổi thơ dữ dội của tác giả Phùng Quán, Không gia đình củaHector Malothay cuốn hồi ký Tôi đi học của Nguyễn Ngọc Ký Kết quả đạt được Nhờ áp dụng các biện pháp nêu trên, học sinh lớp tôi đã có những chuyển biến tích cực về chất lƣợng đọc. Các em học sinh rất hứng thú trong giờ đọc. Bƣớc đầu các em biết đọc diễn cảm hơn ở các bài đọc. Các em mạnh dạn hơn, biết tìm giọng đọc đúng ngữ điệu, sắc thái, lời nhân vật. Biết nhận xét bạn để cùng tìm giọng đọc của bài, thêm yêu thơ văn, có kĩ năng đọc diễn cảm bằng lời tƣơng đối tốt. Cụ thể thông qua khảo sát chất lƣợng học sinh sau khi áp dụng các biện pháp trên nhƣ sau: - Kết quả khảo sát sau khi áp dụng biện pháp (Bài kiểm tra cuối năm năm học 2022-2023) Sĩ số Đọc nhỏ, ấp úng Đọc còn vấp, đọc chƣa đúng Đọc to, lƣu loát Đọc diễn cảm 26 SL % SL % SL % SL % 0 0 0 0 15 5,7 11 42,3 Qua so sánh đối chứng kết quả tôi thấy tỉ lệ đọc to, lƣu loát và đọc diễn cảm tăng lên rõ rệt, học sinh đọc nhỏ, ấp úng giảm hẳn. Kết quả trên cho thấy chất lƣợng đọc của học sinh có chiều hƣớng thay đổi tích cực. Học sinh đã có tiến bộ hơn, chất lƣợng đọc diễn cảm đã đƣợc nâng cao hơn. Không những thế còn biết dùng từ ngữ, hình ảnh chọn lọc để viết đoạn văn, bài văn hay. Học sinh yêu thích việc đọc, đọc sách nhiều hơn cả khi ở lớp và ở nhà. Các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Đặc biệt lớp tôi còn đạt giải nhất giới thiệu sách trực tuyến cấp tỉnh, và giải Khuyến khích Đại sứ văn hóa đọc cấp tỉnh. Tuy năm học 2023-2024 học sinh học theo Chƣơng trình Giáo dục phổ thông 2018 nhƣng tôi đã áp dụng các biện pháp trên khi dạy Đọc và cũng nhận thấy đƣợc sự tiến bộ rõ rệt của học sinh. Đây cũng là động lực giúp tôi tiếp tục vận dụng trong quá trình giảng dạy và đồng thời phổ biến rộng rãi trong toàn khối 4. Kết luận - Rèn đọc cho học sinh không thể nóng vội mà phải hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng, tỉ mỉ, nhƣng cũng rất cƣơng quyết để hình thành cho các em có thói quen và niềm say mê đọc sách. Rèn cho các em đức tính chịu khó, cẩn thận trong khi luyện đọc. Giáo viên cần có tính kiên trì, bền bỉ, dịu dàng, sáng tạo, gây hứng thú cho học sinh tìm ra cách đọc đúng, đọc hay. Gần gũi quan tâm đến từng đối tƣợng hoc̣ sinh, đôṇ g viên khen ngợi các em đúng lúc. Phát huy tốt tính tích cƣc̣ sáng tạo của học sinh . Làm tốt việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 sẽ góp phần vô cùng quan trọng để phát triển trí tuệ cho các em một cách tổng hợp. Từ đó các em sẽ có một nền tảng vững chắc để học các môn học khác và tiếp tục học lên các lớp trên. - Qua thực tế thực nghiệm áp dụng với lớp 4C trƣờng Tiểu học Minh Tân bƣớc đầu thu đƣợc hiệu quả đáng kể. Học sinh hứng thú với các hoạt động trong tiết học, có sự chuẩn bị bài trƣớc khi đến lớp rất tốt. Các em yêu thích việc đọc và đọc thƣờng xuyên hơn. Kĩ năng đọc của học sinh nâng cao hơn rõ rệt. Những kết quả thu đƣợc khẳng định tính khoa học, đúng đắn của sáng kiến tôi đã thực hiện. Kiến nghị, đề xuất Đối với tổ/nhóm chuyên môn: Thƣờng xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để giáo viên trong tổ chia sẻ những kinh nghiệm rèn đọc cho học sinh. Đối với Lãnh đạo nhà trường: Nhà trƣờng nên tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên cũng nhƣ học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập nhƣ: máy tính, máy chiếu Đối với Phòng GDĐT: Không Minh Tân, ngày 10 tháng 10 năm 2023 GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Hương
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_doc_cho.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh Khối 4.pdf