Mô tả SKKN Nâng cao hứng thú học tiết "Luyện tập củng cố" môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1 thông qua các trò chơi học tập

Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, trẻ em không những được chăm sóc sức khỏe, được học tập mà phải cần được thỏa mãn nhu cầu vui chơi. Vui chơi là hoạt động chủ đạo thông qua hoạt động trò chơi, trẻ em được phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm, quan hệ xã hội nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.

Qua quá trình trực tiếp giảng dạy lớp 1, tôi đã tìm ra một số giải pháp để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt nói chung.

Như chúng ta đã biết, trò chơi rất phong phú, đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với học sinh. Vì thế, giáo viên nên có sự cân nhắc lựa chọn cho phù hợp nếu không sẽ không đạt hiệu quả mà còn phản tác dụng giáo dục.

doc 10 trang Thu Nga 19/03/2025 170
Bạn đang xem tài liệu "Mô tả SKKN Nâng cao hứng thú học tiết "Luyện tập củng cố" môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1 thông qua các trò chơi học tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô tả SKKN Nâng cao hứng thú học tiết "Luyện tập củng cố" môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1 thông qua các trò chơi học tập

Mô tả SKKN Nâng cao hứng thú học tiết "Luyện tập củng cố" môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1 thông qua các trò chơi học tập
khích việc học nói chung áp dụng trong các tình huống thực tế đa dạng”. Người giáo viên cần biết liên hệ các trò chơi với bài học cụ thể của mình và để làm được điều này, một điều tối quan trọng là giáo viên phải hiểu về trò chơi trước khi áp dụng trong lớp học. 
Phân môn Tiếng Việt lớp 1 chiếm một vị trí rất quan trọng. Đó là một môn cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt bằng con đường quy nạp và rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu, kĩ năng diễn đạt cho HS. Môn học này sẽ giúp các em biết đọc, viết, nói. Bước đầu biết giải nghĩa các từ ngữ trong bài, nhận ra các biện pháp tu từ, so sánh, nhân hoá; củng cố hiểu biết về từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm của sự vật, hiện tượng, cách dùng một số từ nối, một số dấu câu. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng vốn từ ngữ giúp các em biết vận dụng để hành văn đúng với từng ngữ cảnh trong học tập, sinh hoạt và giao tiếp. Học tốt môn học này sẽ tạo tiền đề cho các em học tốt những môn học khác. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm tòi để dạy tốt môn môn Tiếng Việt là việc làm không thể thiếu được đối với mỗi GV, góp phần nâng cao chất lượng học tập cho HS. Sau đây tôi xin trình bày một số giải pháp: “Nâng cao hứng thú học tiết “Luyện tập củng cố” môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 thông qua các trò chơi học tập”.
* Giải pháp thứ nhất: Xác định được mục đích, vai trò của trò chơi: Trò chơi giúp các em hứng thú trong học tập, làm cho tiết học sinh động, giúp HS tham gia các hoạt động “chơi mà học”, “ học mà chơi” một cách thoải mái hơn, tự nhiên hơn. Vì thế, GV phải tạo điều kiện cho các em tham gia học mà chơi, chơi mà học, học mà vui, vui học để hình thành kiến thức và củng cố ôn luyện kiến thức. Có như vậy mới giúp các em không chỉ nắm chắc kiến thức mới mà còn tạo cho các em sự hưng phấn, niềm say mê, ham tìm tòi, học hỏi; giáo dục tinh thần thi đua học tập, tính tập thể,  Hơn nữa, khơi dậy cho các em óc tưởng tượng, tính hài hước, vui tươi, dí dỏm cần có trong học tập cũng như lúc vui chơi. Do đó, nội dung trò chơi phải phục vụ cho chủ đề bài học. Cái đích cuối cùng là giúp các em học tốt hơn, càng thêm yêu trường, mến lớp, quý bạn, kính trọng thầy cô hơn. 
Ví dụ: Trò chơi “Hỏi nhanh đáp giỏi” rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi và trả lời; luyện tư duy và phản ứng nhanh
* Giải pháp thứ hai: Nắm được nguyên tắc của tổ chức trò chơi: Có nắm được nguyên tắc tổ chức trò chơi, GV mới đạt được mục tiêu đặt ra trong quá trình tổ chức chơi. Vì thế GV cần biết:
 - Mỗi bài học có nét đặc trưng riêng. Tuỳ thuộc vào nội dung mỗi bài, tuỳ khả năng HS của từng lớp, GV có thể tổ chức trò chơi theo từng thời điểm trong tiết học sao cho thật tự nhiên, sinh động. Có như vậy các em mới thấy thoải mái khi tham gia “chơi mà học”. Từ đó, các em mới ham thích và có nhu cầu muốn học, được học và tự học. 
 - Nội dung trò chơi phải có tính đồng bộ, “ăn nhập” với kiến thức của bài học, có tác dụng giúp HS khắc sâu kiến thức được học. 
 - Trò chơi phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với mọi đối tượng HS nhằm phát huy tính tập thể, tình thầy trò, tình bạn bè.
 - Trước khi chơi phải phổ biến luật chơi, cách chơi và thử chơi cho HS để nắm được những vấn đề cơ bản và trọng tâm của trò chơi và qua chơi các em học được những gì. 
 - Tất cả các bước lên lớp phải được tiến hành nhẹ nhàng, đảm bảo phân bố về thời gian, tính tích cực, phát huy được tinh thần sáng tạo của các em, đánh thức được khả năng tư duy. Từ đó, HS mới mạnh dạn, từng bước các em tiến đến tổ chức trò chơi, tự học. Trên cơ sở trò chơi các em đã biết, GV thay đổi hình thức làm bài, đưa câu hỏi để HS thực hiện giải quyết bài tập một cách thoải mái, tự tin và có hiệu quả. Đặc biệt, để tiết học sôi động, GV có thể lồng một số bài hát và động tác phù hợp với chủ đề bài học để các em thấy thoải mái, vui vẻ hơn trong giờ học.
 Ví dụ: Trò chơi “Rung chuông vàng”: 
a) Mục tiêu: Giúp HS giải quyết các bài tập để củng cố, hệ thống kiến thức cần ghi nhớ của tiết học một cách tự nhiên, có thể dùng khi học kiến thức mới hoặc ôn tập.
b) Chuẩn bị hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó có nội dung tuỳ từng bài học. 
c) Cách tiến hành: 
 + Khâu chuẩn bị: GV nghiên cứu kĩ bài nội dung bài dạy, thực hiện dạy bằng phiếu bài tập lớn. Lựa chọn một vài bài hát có liên quan đến chủ đề tiết học hoặc nội dung bài tập.
 + GV cho HS quyền lựa chọn câu hỏi đọc từng câu hỏi hoặc hình ảnh có nội dung tương ứng với câu hỏi trong sách giáo khoa cho HS trả lời bằng bảng con. GV sử dụng bài giảng điện tử để đưa ra các ô chữ bí mật và câu hỏi gợi ý, hình ảnh minh họa thay câu hỏi và yêu cầu học sinh viết từ, chọn chữ cái trước đáp án đúng.
 + GV thay đổi hình thức bài tập để HS lựa chọn phương án đúng nhất.
 + Thực hiện lồng ghép cho HS biểu diễn bài hát sau khi hoàn thành một số câu trả lời.
 - Giáo viên kết hợp khắc sâu và mở rộng kiến thức bằng một số câu hỏi phụ giúp học sinh được trình bày miệng và chia sẻ với bạn.
* Giải pháp thứ ba: Khi tổ chức trò chơi cần thực hiện các nguyên tắc:
a) Nguyên tắc 1: Bảo đảm cho học sinh hiểu rõ yêu cầu, nội dung và cách thức tổ chức trò chơi.
+ Nội dung trò chơi giúp cho học sinh biết cần làm gì và cách thức tổ chức trò chơi giúp cho học sinh cần phải làm thế nào trong khi chơi. Từ đó học sinh sẽ thực hiện trò chơi được đúng hướng, với nội dung đầy đủ, với cách thức hoạt động phù hợp. Vì vậy, trước khi chơi, tôi cần giải thích rõ ràng những yêu cầu cần đạt, nội dung và cách thức hoạt động cần thực hiện. Bởi nếu không thì các em sẽ tiến hành chơi một cách tự phát, tùy tiện và không thu được kết quả mong muốn.
b) Nguyên tắc 2: Bảo đảm phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh trong quá trình tổ chức chơi.
+ Học sinh không những là đối tượng của hoạt động dạy cũng như là hoạt động giáo dục mà điều quan trọng hơn, các em là chủ thể nhận thức. Vì vậy trong quá trình tổ chức trò chơi, tôi thường quan tâm đến các mức độ tham gia của học sinh từ thấp đến cao:
Giáo viên chọn, hướng dẫn và tổ chức trò chơi.
Giáo viên chọn và hướng dẫn trò chơi, còn học sinh tham gia trò chơi.
Học sinh tự chọn, tự hướng dẫn và tổ chức trò chơi.
c) Nguyên tắc 3: Đảm bảo tổ chức trò chơi được tự nhiên, không gò ép. 
 Khi tổ chức các trò chơi tôi thường giúp học sinh tham gia một cách tự nhiên, không gò ép, các em được vui chơi thoải mái.
d) Nguyên tắc 4: Bảo đảm tổ chức trò chơi với tinh thần thi đua đồng đội.
 Trong khi tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi có tính chất nhóm, đội tôi luôn quan tâm đến yếu tố thi đua có chuẩn và thang đánh giá thành tích của cá nhân cũng như thành tích chung của lớp.
 Nhờ vậy, luôn kích thích được tính tích cực phấn đấu của học sinh vì thành tích bản thân, vì thành tích lớp mà mình là thành viên. Qua đó, vun đắp cho các em ý thức tập thể, tình bạn thân ái, tinh thần hợp tác.
 Trong quá trình tổ chức trò chơi cho học sinh tôi luôn tiến hành theo quy trình sau:
* Chuẩn bị tổ chức trò chơi:
+ Tên trò chơi.
+ Mục đích giáo dục của trò chơi: Qua trò chơi cần đạt những yêu cầu giáo dục về tri thức, thái độ và hành vi.
+ Các phương tiện phục vụ cho việc tổ chức trò chơi (tùy thuộc vào trò chơi) nêu lên những phương tiện vật chất.
+ Các giải thưởng (nếu có).
+ Nội dung trò chơi, các hoạt động cụ thể với cách tiến hành cụ thể.
* Tổ chức trò chơi:
- Nêu tên trò chơi và giải thích ngắn gọn ý nghĩa của trò chơi.
- Phổ biến luật chơi, hiệu lệnh, phân việc, cách thức làm việc.
- Công bố trọng tài (có thể là giáo viên cùng với học sinh trong lớp).
- Tiến hành trò chơi: Đưa lệnh rõ ràng, giọng nói truyền cảm, hấp dẫn cho các em đồng loạt tiến hành. GV chú ý quan sát, điều chỉnh, giúp đỡ các thành viên về cách chơi, kịp thời uốn nắn những lệch lạc.
* Kết thúc trò chơi:
- GV tập hợp học sinh để nhận xét, đánh giá chung (cá nhân và nhóm hoặc tổ), cho học sinh tham gia đánh giá.
- Tính tổng số câu trả lời đúng của từng HS và công bố kết quả.
- Tuyên dương học sinh, đặc biệt là cá nhân có cố gắng. Trao quà thưởng tùy từng mức độ bài HS hoàn thành ( viên phấn, hoa, cờ, ngôi sao,)
* Giải pháp thứ tư: Hãy hòa mình với thế giới trẻ thơ:
- Để tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên nên chủ động thay đổi hình thức đưa bài tập một cách hợp lý để không gây nhàm chán. Phải thay đổi tùy theo nội dung bài tập, không gian chơi. Không lặp đi lặp lại nhiều lần và giáo viên phải có kỹ năng tổ chức trò chơi là hòa mình với trẻ, cùng chơi với các em như người bạn lớn. 
- Trong trò chơi, người dẫn rất quan trọng, cuộc chơi có hào hứng hấp dẫn hay không là nhờ sự khéo léo, linh hoạt nhạy bén của ngưởi dẫn chương trình.
- Trong quá trình tổ chức trò chơi cho học sinh, giáo viên luôn gần gũi, động viên, vui vẻ cởi mở tạo không khí vui tươi hào hứng bằng dáng vẻ hài hước, dí dỏm, hấp dẫn gây tiếng cười làm cho học sinh cảm thấy thoải mái và sảng khoái trong khi chơi. Qua đó, học sinh mạnh dạn, tự tin hơn, sẵn sàng bày tỏ nguyện vọng của mình với cô giáo và tự khẳng định mình trong tập thể.
 Sáng kiến “Nâng cao hứng thú học tiết “Luyện tập củng cố” môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 thông qua các trò chơi học tập” giúp học sinh hình thành và mở rộng vốn từ ngữ theo chủ đề một cách sâu rộng và phong phú..
 - Học sinh được trao đổi ý kiến và chia sẻ thông tin học tập một cách tự nhiên. Nâng cao tinh thần hợp tác, hỗ trợ nhau trong quả trình học tập.
 - GV phải nghiên cứu để tổ chức nhiều hình thức khác nhau mà vẫn đảm bảo đáp ứng được nội dung, yêu cầu của bài học, không để HS có cảm giác nhàm chán khi chơi. GV phải chuẩn bị nội dung, hình thức và cách tổ chức thật chu đáo đồng thời chuẩn bị, dự kiến những tình huống không mong muốn có thể xảy ra để có cách xử lí sư phạm phù hợp.
 - Phương pháp “chơi mà học” sẽ tạo không khí lớp học vui tươi, tiết học sinh động, huy động được nhiều học sinh tham gia các hoạt động học theo hướng dạy học tích cực.
 - Sử dụng trò chơi trong tiết học giúp HS dễ tiếp thu bài hơn, nhớ lâu hơn, hiểu bài cặn kẽ hơn. Đặc biệt là các em tham gia thực hành tốt những kiến thức được học.
 - Qua trò chơi, rèn luyện cho các em tính tự tin trong học tập, trên cơ sở đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập.
 - Dấy lên phong trào thi đua sôi nổi giữa các cá nhân với cá nhân, các nhóm, các tổ học tập với nhau.
* Giải pháp thứ năm: Xây dựng nề nếp lớp, hình thành một số thói quen tốt trong giờ học, xây dựng tinh thần tự quản, rèn tính tự giác cho HS: Đây là việc làm không nhỏ góp phần tạo nên tiết học sinh động, hiệu quả. Bởi thực tế cho thấy, dù GV có chuẩn bị các ĐDDH và nội dung công phu đến mấy chăng nữa mà lớp học không có nề nếp thì các hoạt động giữa thầy và trò sẽ không đồng bộ, tiết học sẽ không thành công như dụng ý của người thiết kế. Tóm lại, trò chơi học tập nói chung và trò chơi đối với phân môn Luyện từ và câu nói riêng nhằm giúp các em chơi mà học để tiếp thu, chiếm lĩnh kiến thức một cách tự tin, mạnh dạn và tiến đến tự giác hơn, giúp các em được thực hành các bài tập thoải mái hơn, đạt hiệu quả cao hơn, nhớ lâu kiến thức được học hơn.
 Từ các giải pháp trên, tôi đã thấy được vai trò và ý nghĩa của việc tổ chức trò chơi học tập cho HS.
II.1. Tính mới, tính sáng tạo.
II.1.1. Tính mới: 
- Toàn bộ tiết dạy của GV được tổ chức dưới hình thức trò chơi học tập để lần lượt giải quyết các bài tập, tạo nên một “ tiết học vui” làm cho HS thực sự vui vẻ, tự nhiên. 
- Các bài tập trong SGK được GV đưa ra dưới hình thức trắc nghiệm, HS được suy nghĩ, phản ứng nhanh để tìm ra đáp án đúng nhất. Giảm bớt được việc ghi chép cho 
II.1.2. Tính sáng tạo: 
- Hoạt động nghệ thuật cũng được đưa vào bài học một cách tự nhiên phục vụ cho việc khắc sâu và mở rộng vốn từ cho HS: HS được hát và biểu diễn các động tác phù hợp một cách tự nhiên.Ví dụ dạy bài về chủ đề Trường học thì các em sẽ hát bài Vui đến trường, bài Em yêu trường em,
- GV có thể ứng dụng dạy bằng CNTT khá triệt để và lâu dài.
- Các đồ dùng phục vụ cho tiết học do GV tự làm và có thể sử dụng nhiều lần như: những bông hoa ghi số để gắn vào bảng con của HS, hoa hoặc ngôi sao, hình con vật để thưởng,
II.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng: 
Áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt cho khối 1 trường Tiểu học An Tiến nói riêng và có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp khác ở bậc Tiểu học nói chung.
II.3 Hiệu quả, lợi ích thu được áp dụng giải pháp.
a) Hiệu quả kinh tế:
 - Vận dụng phương pháp trò chơi trong học tập,trong giảng dạy không tốn kém nhiều về vật chất cũng như thời gian mà đem lại hiệu quả kinh tế cao do có thể sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại và đồ dùng do giáo viên tự sáng tạo và áp dụng dạy cho nhiều lớp.
 - GV có thể vận dụng bài giảng dạy cho nhiều năm, dễ chỉnh sửa, thay đổi ngay trên máy vi tính và có thể sưu tầm được nhiều hình ảnh, tư liệu minh họa làm bài giảng sinh động, thu hút được học trò.
b) Hiệu quả về mặt xã hội:
 - Học sinh tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập, giúp các em phát triển kĩ năng thực hành, giao tiếp, kích thích sự hứng thú trong học tập, các em sẽ nhanh nhẹn, hoạt bát và tự tin hơn. Từ đó, góp phần phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ cho học sinh.
 - Giúp các em có vốn kinh nghiệm tham gia các hoạt động tập thể. 
 - Giáo dục học sinh có ý thức biết giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
 - Cuối cùng là đem lại kết quả học môn Tiếng Việt 1 tôi phụ trách đạt kết quả đáng mừng là 100% học sinh hoàn thành môn học, góp phần vào việc nâng cao kết quả dạy và học của nhà trường.
c) Giá trị làm lợi khác:
 - Sáng kiến này không chỉ giúp học sinh tích cực, hào hứng học tập mà còn giúp các em được tự mình minh họa sinh động kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt. Đặc biệt là không gây áp lực trong giờ dạy cho GV cũng như việc học tập của HS.
 - Các em được tự mình quyết định kết quả học tập, nhiều khi rất vui nhờ những bài hát và kĩ năng biểu diễn ngộ nghĩnh do những diễn viên, nghệ sĩ bất đắc dĩ tạo nên. Học sinh được quan sát trực tiếp hoạt động nói với sự kết hợp sinh động của các yếu tố phi ngôn ngữ.
III. Kết luận
Đối với trẻ thơ, những trò chơi học tập là một trong những yếu tố hình thành nhân cách, kĩ năng sống, là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần, là nhịp cầu nối tâm thức các em với mọi bài học về cuộc sống xã hội. Bởi vì nó có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với các em. Tổ chức cho các em chơi các trò chơi học tập là phương tiện giúp các em phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm, đạo đức, tình đoàn kết, mở rộng nhận thức, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Bằng những biện pháp tích cực có đầu tư nghiên cứu, khắc phục những hạn chế nhất định, những phương pháp và hình thức dạy - học cứng nhắc. Tôi đã giúp các em thỏa mãn nhu cầu vui chơi, kích thích học sinh học tập tốt, góp phần thắng lợi trong cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”.
 Trên đây là sáng kiến trong việc “Nâng cao hứng thú học tiết “Luyện tập củng cố” môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 thông qua các trò chơi học tập”. Rất mong sự đóng góp nhiệt tình của Hội đồng khoa học để sáng kiến của tôi được hoàn hảo hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 18 tháng 02 năm 2023
Tác giả sáng kiến
Nguyễn Thị Hồng

File đính kèm:

  • docmo_ta_skkn_nang_cao_hung_thu_hoc_tiet_luyen_tap_cung_co_mon.doc