Mô tả SKKN Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 2

Ở hoạt động đọc lớp 2 đa phần các em đọc được văn bản, xong một số em đọc chưa được rõ ràng, chưa biết ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy, nhiều em phát âm chưa phân biệt rõ phụ âm đầu l/n; tr/ch; s/x đặc biệt học sinh các em đọc còn ngọng phụ âm l/n.

Tốc độ đọc của nhiều em chưa đảm bảo, đọc chưa thể hiện được tình cảm nội dung văn bản. Với đối tượng học sinh trung bình và yếu các em chưa xác định được đâu là giới hạn những câu đối thoại của mình.

Vận dụng sắm vai, đọc đối thoại các em còn lúng túng, thiếu tự tin trong việc thể hiện giọng đọc của mình, một số em học sinh đọc yếu chưa xác định được giới hạn của những câu đối thoại, khi đọc gặp phải đấu chấm than thường chưa biết cách thể hiện giọng đọc như thế nào cho phù hợp.

Giáo viên đã vận dụng các hình thức, phương pháp và sử dụng đồ dùng trong dạy học nhưng chưa lôi cuốn chưa lôi cuốn được học sinh tham gia tích cực vào hoạt động đọc. Khi học sinh đọc bài, giáo viên chưa hướng dẫn cụ thể khi các em đọc sai. Vẫn có giáo viên trong khối chưa biết dựa vào kiến thức cũ, kiến thức thực tế của học sinh để hướng dẫn các em tự tìm hiểu kiến thức mới dẫn đến học sinh thụ động tiếp thu kiến thức mà thiếu đi sự liên kết các mạch kiến thức, ít có sự liên hệ với thực tế cuộc sống hàng ngày của học sinh. Giáo viên còn lệ thuộc vào sách giáo khoa và tài liệu tham khảo mà chưa linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nội dung bài học, đối tượng học sinh.

docx 13 trang Thu Nga 19/03/2025 180
Bạn đang xem tài liệu "Mô tả SKKN Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô tả SKKN Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 2

Mô tả SKKN Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 2
 cách đọc, giọng đọc của từng nhân vật sau đó 2 đến 3 nhóm thi đọc để chọn ra nhóm, cá nhân đọc hay nhất.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cần đọc đúng ngữ điệu khi đọc câu hỏi như nhấn giọng từ để hỏi, cao giọng ở cuối câu.
Ví dụ: Câu trong bài “Cầu thủ dự bị” sách Tiếng Việt 2 tập 1/34.
“Tớ nên vào đội nào đây?” cần đọc nhấn giọng từ ngữ đội nào đây và đọc cao giọng ở cuối câu.
- Đối với câu cảm, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc giọng phù hợp để biểu lộ sắc thái tình cảm trong câu đó.
Ví dụ: Câu trong bài “Tớ nhớ cậu” có lời của nhân vật kiến: “A, thư của sóc!!”. Cần nhấn giọng khi đọc các từ ngữ: “A” và thể hiện giọng vui mừng.
Nếu học sinh đọc chưa hay giáo viên có thể đọc mẫu cho học sinh để học sinh nghe giọng đọc tự điều chỉnh.
+ Đối với văn bản khác: Một số văn bản khác trong chương trình như: “Thời khoá biểu”. Các văn bản này thường là cung cấp thông tin, mẫu, nội dung báo cáo hay quảng cáo. Đối với thể loại văn bản này, không những giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và nghỉ hơi lâu hơn sau mỗi phần mà cần xác định giọng đọc sao cho phù hợp với nội dung thông báo làm rõ thông tin cơ bản giúp người nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản.
* Luyện đọc về tốc độ đọc
Để chữa lỗi thể hiện về tốc độ đọc giáo viên cần hướng dẫn:
- Khi đọc văn bản có nội dung miêu tả một sự việc dồn dập khẩn trương thì phải đọc nhanh. Nhưng không có nghĩa là các em phải đọc một cách liến thoắng mà đọc với tốc độ nhanh hơn bình thường để người nghe có thể theo dõi được.
Ví dụ: Bài “Niềm vui của Bi và Bống" Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc với tốc độ nhanh, thể hiện sự ngạc nhiên:
- Khi đọc một câu chuyện, một bài văn xuôi trữ tình chan chứa cảm xúc cần phải đọc chậm rãi, thong thả.
1.3. Biện pháp 3: Rèn đọc dựa trên từng đối tượng học sinh
+ Đối với học sinh đọc chậm, phát âm chưa đúng
- Giáo viên xếp học sinh ngồi đầu bàn để tiện việc rèn đọc cho học sinh.
- Giáo viên cần hướng dẫn các em đọc theo hình thức cá nhân; luyện đọc tiếng khó, từ khó nhiều lần để học sinh đọc đúng.
- Giáo viên hướng dẫn rèn luyện đọc nhiều lần để các em làm quen với mặt chữ.
- Ngoài việc đọc đúng giáo viên cần xây dựng nếp học, thói quen đọc tiếp sức câu, đoạn.
- Giáo viên vận dụng phương pháp luyện đọc theo mẫu, yêu cầu học sinh nghe và nhìn; giáo viên đọc mẫu thật chuẩn, học sinh chú ý nghe và nhìn miệng giáo viên để đọc theo. Biện pháp này giáo viên cần giảng, phân tích một cách đơn giản khi học sinh phát âm để phát âm đúng: x⁄s; r/d/gi; ch/tr; l/n... để học sinh nhận diện nhằm khắc sâu trí nhớ cách đọc đúng.
Ví dụ: phát âm “ưu tiên” chứ không phải “iu tiên”.
- Hướng dẫn học sinh phát âm đúng thanh hỏi, ngã.
Ví dụ: “nỗi buồn” chứ không phải “nổi buồn”.
+ Đối với học sinh ngắt nghỉ hơi chưa hợp lí
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc ngắt hơi sau dấu phẩy hoặc sau các cụm từ, nghỉ hơi sau dấu chấm. Giọng đọc rõ ràng, phát âm chuẩn.
- Với các bài thơ giáo viên lưu ý các con cách ngắt hơi, nghỉ hơi theo nhịp thơ. Ví dụ: Trong bài thơ “Bận”- SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 1 trang 59.
Ngoài việc đọc đúng, chính xác, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh cách nhấn giọng và ngắt nhịp giữa các dòng thơ đúng chỗ và thể hiện giọng đọc đúng với nội dung.
Những ngôi sao/ thức ngoài kia
 Chẳng bằng mẹ đã /thức vì chúng con
 Đêm nay/ con ngủ giấc tròn
 Mẹ là ngọn gió/ của con suốt đời.
 Với bài này đọc với giọng chậm rãi, thể hiện tình cảm.
- Giáo viên sử dụng phương pháp luyện đọc theo mẫu. Giáo viên đọc mẫu, học sinh theo dõi, đọc lại hoặc cho một học sinh khá, giỏi đọc
+ Đối với học sinh đọc vẹt, chưa hiểu nội dung
- Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà, tìm hiệu nội dung của bài theo từng câu hỏi ở sách giáo khoa.
- Giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng đọc thầm. Đây là hình thức đọc hiểu mà đòi hỏi học sinh phải có tính tự giác. Trước khi cho học sinh đọc thầm, giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm định hướng rõ việc đọc - hiểu (đoạn văn hay khổ thơ nào, đọc để biết, hiểu, nhớ hay suy nghĩ để trao đổi về điều gì,...).
+ Đối với học sinh đọc lưu loát, trôi chảy
- Bên cạnh việc rèn học sinh đọc chưa tốt, giáo viên không thể quên các em đã đọc được mà cần nâng từ mức độ đọc khá lên đọc tốt.
- Ngoài việc đọc đúng, giáo viên cần phải xây dựng cho học sinh có thói quen đọc tiếp sức đoạn và tự giác học tập, phát huy tính tích cực trong học tập. Tạo mọi điều kiện để học sinh được tham gia vào tiết học (trả lời câu hỏi, phát biểu về nghĩa của từ, mở rộng từ, tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa, đặt câu,..). Đề xuất cách đọc diễn cảm sau khi hiểu từ, hiểu nghĩa; biết lắng nghe và nhận xét ý kiến của bạn, được rèn đọc đúng và diễn cảm, tham gia các trò chơi, luyện đọc, đọc theo cách phân vai.
*Ví dụ: Bài “Niềm vui của Bi và Bống”- SGK Tiếng Việt 2- Tập l, trang 17.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc diễn cảm:
- Thể hiện giọng đọc qua từng đoạn.
- Hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời người dẫn chuyện, Bi, Bống, nhằm luyện đọc diễn cảm cho học sinh.
- Lời của Bi: Cầu vồng kìa! Em nhìn xem. Đẹp quá! Thể hiện sự bất ngờ, ngạc nhiên.
- Lời của Bống: Lát nữa, mình sẽ đi lấy về nhé! Có vàng rồi, em sẽ mua nhiều búp bê và quần áo đẹp. Thể hiện sự ngây thơ, hồn nhiên.
- Trong tiết học, giáo viên giữ vai trò tổ chức hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài; giáo viên nghe và sửa chữa cách đọc của từng học sinh nhưng không áp đặt và gò ép.
+ Đối với học sinh đọc hay (diễn cảm)
Giáo viên cần cho học sinh khá giỏi đọc mẫu để phát huy năng lực đọc cho các em. Giáo viên khuyến khích cách đọc sáng tạo của học sinh, tránh áp đặt một cách đọc theo khuôn mẫu. Sau khi tìm hiểu nội dung bài, giáo viên cần mở rộng nội dung bài; đặt câu hỏi mở rộng phù hợp với nội dung bài để học sinh suy nghĩ, phán đoán, tạo cho học sinh có cơ hội phát huy năng lực tìm tòi, sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, giao tiếp trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
1.4. Biện pháp 4: Áp dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực theo hướng phát huy năng lực của học sinh
+ Kĩ thuật khăn trải bàn
Ví dụ: Bài “Tớ nhớ cậu”- SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 1.
Khi hướng dẫn học sinh luyện đọc các đoạn giáo viên sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn. Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh. Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm: nhóm1; 2 nêu cách đọc đoạn l, nhóm 3; 4 nêu cách đọc đoạn 2, nhóm 5, 6 nêu cách đọc của đoạn 3, nhóm 7; 8 nêu cách đọc đoạn 4. Các nhóm dùng bảng phụ (đã chuẩn bị) bảng phụ được chia làm 5 phần, các thành viên của từng nhóm ghi nhanh ý kiến của cá nhân mình vào ô của mình trên bảng phụ này. Sau đó nhóm tổng hợp thống nhất các ý ghi vào giữa bảng nhóm. Sau đó nhóm trưởng sẽ nêu ý chung của cả nhóm, các nhóm khác bổ sung và giáo viên sẽ chốt lại cách đọc đúng cho từng đoạn.
+ Kĩ thuật tia chớp
Sử dụng kĩ thuật tia chớp trong rèn đọc cho học sinh tôi thấy rất hiệu quả thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như tia chớp) ý kiến của mình. Mặt khác kĩ thuật dạy học này còn cải thiện tình trạng giao tiếp của các em.
Ví dụ: Bài “Chơi chong chóng”- SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 1, trang 133.
Khi luyện đọc câu: “Mỗi chiếc chong chóng chỉ có một cái cán nhỏ và dài, một đầu. gắn bốn cánh giấy mỏng, xinh như một bông hoa.” Bằng kĩ thuật tia chớp giáo viên tung ra câu hỏi: Để đọc được tốt các câu văn trên con cần ngắt nghỉ hơi ở đâu?
Nhanh như tia chớp nhiều học sinh nêu được ý kiến của mình để có thể đưa ra cách đọc đúng như sau: “Mỗi chiếc chong chóng/ chỉ có một cái cán nhỏ và dài, / một đầu. gắn bốn cánh giấy mỏng, / xinh như một bông hoa. //”
+ Tạo hứng thú cho học sinh khi rèn đọc bằng hình thức chơi trò chơi: 
Mục đích của việc tổ chức chơi trò chơi trong tiết tập đọc là tạo hứng thú học tập cho học sinh, không khí học tập sôi nổi, vui vẻ, nhưng phải rèn đọc có hiệu quả.
Để thực hiện được hoạt động đọc thành tiếng một cách hấp dẫn, tránh sự nhàm chán ở học sinh, giáo viên cần tổ chức các trò chơi xen vào các hoat động tự học. Trò chơi luyện đọc thành tiếng có thể là các trò chơi sau:
a) Đọc truyền điện: Đầu tiên, một học sinh đọc đúng một từ, sau đó em này chỉ định một bạn đọc từ tiếp theo. Cứ như vậy, có bao nhiêu từ thì có bấy nhiêu em đọc. Các em có thể chơi nhiều vòng để mỗi em có cơ hội đọc nhiều từ. Cách chơi tương tự khi giáo viên tổ chức cho học sinh đọc câu.
 b) Bắt thăm đọc bài: Trò chơi này thường được tổ chức ở các bài ôn tập. Tôi sử dụng ứng dụng Wheel of Names (vòng quay chọn tên ngẫu nhiên) có lồng hiệu ứng âm thanh và tiếng vỗ tay rất vui tạo cảm giác hồi hộp và thích thú cho HS. GV đưa ra nội dung câu hỏi, rồi bấm vòng quay chọn tên ngẫu nhiên. Trong một thời gian quy định vòng qua dừng lại, mũi tên chỉ vào tên học sinh nào thì học sinh đó đọc theo yêu cầu.
 Khi đã thi xong học sinh bình chọn bạn đọc hay nhất, cả lớp cùng tuyên dương. Cô cùng các bạn động viên, khuyến khích những bạn đọc chưa được tốt sẽ cố gắng hơn. 
 	c) Thi đọc: Các cuộc thi đọc thường được tổ chức thành hoạt động tương tác toàn lớp. Hình thức thi có thể là bắt thăm để thi đọc giữa các cá nhân, từng nhóm đọc một đoạn của bài khóa nêu trong từng tờ thăm. Cũng có thể là thi đọc tiếp sức: mỗi nhóm đọc một đoạn của bài khóa, các nhóm nối tiếp đọc đến hết bài. Sau khi thi xong học sinh đưa ra nhận xét của mình về bài đọc thi của từng nhóm. Sau mỗi lần thi, HS có thể bình chọn nhóm có bài thi đọc tốt, có bạn đọc tốt nhất để cả lớp khen.
1. 5. Biện pháp 5: Kết hợp rèn đọc ở tất cả các môn học
Khi dạy môn Tập đọc nói riêng và các môn học khác nói chung, tôi đều chú trọng rèn đọc cho học sinh: rèn mọi lúc, mọi nơi, mọi tiết học.
Ví dụ: - Trong giờ Toán tôi cho các em rèn đọc bằng hình thức đọc đề bài của các bài tập đặc biệt là các bài toán có lời văn.
- Trong giờ chính tả tôi cho các em đọc bài chính tả mà các em sẽ viết trong tiết học để rèn đọc cho các em.
 - Trong giờ viết văn tôi rèn đọc cho các em bằng hình thức yêu cầu các em đọc đề bài hay đọc bài viết của mình. Giáo viên sửa phát âm, giọng đọc cho HS.
- Trong tiết đọc mở rộng, ngoài kể chuyện, tôi rèn đọc cho các em qua hình thức đọc truyện, đọc thơ cho bạn nghe trong nhóm hoặc trước lớp
1.6. Biện pháp 6. Xây dựng đôi bạn cùng tiến.
- Để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, tôi tiến hành xây dựng “đôi bạn cùng tiến”: Bạn giỏi kèm bạn yếu, bạn giỏi sẽ kiểm tra, nhắc nhở bài cho bạn yếu vào đầu giờ học và đầu giờ buổi chiều. Đồng thời cũng khích lệ các em yếu phải cố gắng học để không thua bạn.
- Tôi thường xuyên kiểm tra việc đọc bài của các em. Thời gian đầu tôi theo sát từng cặp, quan sát để kịp thời uốn nắn, hướng dẫn cho các em. Tôi sắp xếp chỗ ngồi hợp lý để học sinh giỏi thực hiện nhiệm vụ một cách dễ dàng đưa ra tiêu chuẩn thi đua cho từng nhóm.
VD: Khi đọc bài, học sinh đọc còn chậm hay phát âm chưa đúng tiếng, từ, câu, tôi thành lập “đôi bạn cùng tiến”. Học sinh khá, giỏi ghép đôi với học sinh đọc còn chậm, phát âm chưa đúng giúp đỡ nhau. Giờ giải lao các em đọc, sửa cho nhau. 
	- Cuối tháng tôi ra đề kiểm tra xem các em tiến bộ đến mức nào. Tôi tiếp tục rèn để các em nắm chắc hơn. Đồng thời, tôi thường xuyên động viên, khuyến khích và tuyên dương những đôi bạn làm việc tích cực và có tiến bộ.
1. 7. Biện pháp 7. Rèn cho học sinh lòng yêu sách và ham thích đọc sách.
	- Học sinh lớp 2, các em thường thích chơi game, xem tivi, truyện tranh nhiều màu sắc, rất ít trẻ thích đọc sách. Vì vậy tôi giới thiệu cho các em các loại sách chữ, có hình ảnh, có nội dung cổ tích, truyện tranh lành mạnh, báo nhi đồng. Đồng thời xây dựng “thư viện 50k” của lớp: Các em sẽ tự sắp xếp các loại sách do các em mang vào, giáo viên chọn lựa nội dung phù hợp, truyện rèn thói quen tốt cho bé, truyện cổ tích... với màu sắc đẹp và hấp dẫn để thu hút các em. Các em có thể đọc vào đầu giờ học, giờ ra chơi, hoặc có thể mượn về nhà. Bên cạnh đó tôi kết hợp với Phụ huynh trang bị vài loại sách phù hợp với các em để các em đọc và giải trí ở nhà. Đồng thời thường xuyên kiểm tra việc đọc của các em. Các em vừa học, vừa chơi từ đó sẽ dần dần khơi gợi được lòng say mê đọc sách.
	- Kết hợp với phụ huynh thường xuyên động viên, khuyến khích các em để các em ham thích đọc nhất là đọc sách, từ đó dần dần nâng cao khả năng đọc, khả năng cảm thụ văn học.
Trên đây là một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2, giúp học sinh nâng cao chất lượng đọc nói riêng và chất lượng môn Tiếng Việt nói chung.
III.2. Tính mới tính sáng tạo của đề tài.
2.1. Tính mới:
 Vận dụng phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy đọc cho học sinh: Kĩ thuật tia chớp, chuyển đổi số trong hoạt động chơi trò chơi: ứng dụng Wheel of Names (vòng quay chọn tên ngẫu nhiên) có lồng hiệu ứng âm thanh và tiếng vỗ tay. Học sinh được tham gia các hoạt động, có ham muốn tìm tòi, hứng thú khám phá kiến thức, hứng thú luyện đọc, đọc to rõ ràng, tích cực sửa và rèn luyện cách phát âm. Việc xây dựng “Đôi bạn cùng tiến” giúp học sinh tạo sự đoàn kết, cùng nhau cố gắng luyện đọc tốt. Rèn cho các em có lòng say mê yêu thích đọc sách từ đó các em tích cực rèn đọc và ngày càng đọc tốt hơn. Ngoài ra còn giúp các em có mở rộng vốn từ Tiếng Việt.
 Học sinh phát triển đầy đủ các năng lực chung, năng lực đặc thù và các phẩm chất. Tạo thói quen đọc đúng, đọc trôi chảy và thành thạo tiếng, từ, câu, đoạn văn, đoạn thơ.
2.2. Tính sáng tạo:
 Các em tự tin, thoả sức sáng tạo, không áp đặt. Giáo viên lựa chọn, vận dụng linh hoạt các biện pháp theo từng bài học cho phù hợp giúp học sinh hứng thú, hăng say học tập, phát triển các phẩm chất, năng lực một cách hiệu quả. 
	 3. Khả năng áp dụng, nhân rộng:
“Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2” góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng môn Tiếng Việt nói riêng. Các biện pháp này ngoài việc áp dụng trên phạm vi lớp học của tôi còn có thể áp dụng cho các lớp khác cùng khối trong trường và các lớp cùng khối ở đơn vị trường bạn.	
	4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
 	4.1. Hiệu quả kinh tế: Tiết kiệm về chi phí học tập, dễ dàng thực hiện, được phụ huynh và học sinh ủng hộ cao.
	4.2. Hiệu quả về mặt xã hội:
Tạo được sự đoàn kết, tự tin, hứng thú học tập khi ở nhà cũng như ở lớp. Mang lại hiệu quả đích thực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và hoàn thiện nhân cách học sinh góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Tạo tiền đề vững chắc cho việc hình thành và phát triển con người mới xã hội chủ nghĩa. 
	4. 3. Giá trị làm lợi khác:
Qua việc nâng cao được chất lượng đọc giúp học sinh có được những phẩm chất tốt. Tạo tiền đề vững chắc cho việc hình thành và phát triển con người mới xã hội chủ nghĩa. Đồng thời là phương tiện giúp học sinh học tốt các môn học khác và học tiếp các lớp trên. 
Trên đây là một số “Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2”. Rất mong các cấp lãnh đạo quan tâm, chia sẻ, góp ý kiến để các biện pháp trên được hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Xin chân thành cảm ơn!
	XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN 	An Tiến, ngày 16 tháng 02 năm 2024
 ĐƠN VỊ ÁP DỤNG Tác giả
....
...
 Nguyễn Thị Thanh Vân

File đính kèm:

  • docxmo_ta_skkn_mot_so_bien_phap_ren_doc_cho_hoc_sinh_lop_2.docx