Mô tả SKKN Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 1 - Chương trình GDPT 2018

Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến

Góp phần hình thành và phát triển ở HS Tiểu học, nhất là về các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe,nói, đọc, viết)để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi; góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt. Trong đó kĩ năng đọc rất quan trọng, đặc biệt là đọc đúng, đọc to rõ ràng để từ đó học sinh học tốt môn Tiếng Việt cũng như tất cả các môn học khác.

Nhằm trang bị cho học sinh đọc đúng, đọc to rõ ràng. Say mê luyện đọc, từ đó học tập có tiến bộ.

Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt để tìm ra phương pháp giúp GV rèn luyện cho HS Tiểu học đọc đúng, đọc to rõ ràng, từ đó HS học tốt các môn học khác.

docx 11 trang Thu Nga 28/03/2025 130
Bạn đang xem tài liệu "Mô tả SKKN Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 1 - Chương trình GDPT 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô tả SKKN Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 1 - Chương trình GDPT 2018

Mô tả SKKN Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 1 - Chương trình GDPT 2018
” trong tiếng “chim”.
GV: Vần “im” gồm có mấy âm?
HS: Vần “im” gồm có 2 âm. Âm i và âm m. GV: Vị trí các âm trong vần thế nào?
HS: Âm i đứng trước, âm m đứng sau. GV: Đánh vần và đọc trơn vần im.
HS: i – mờ – im, im.
GV: Thêm âm ch vào trước vần im. Ta đánh vần, đọc trơn tiếng thế nào? HS: chờ - im – chim, chim.
Và sau mỗi lần đánh vần, tôi cho học sinh đọc trơn lại tiếng vừa đành vần nhiều lần để khắc sâu vào trí nhớ học sinh.
Giải pháp 3: Thường xuyên ôn âm, vần cho học sinh
Hằng ngày tôi thường cho các em đọc bảng âm, vần nhất là những học sinh yếu cho các em đọc nhiều lần không theo thứ tự để giúp các em nhớ được một cách chắc chắn. Ngoài bảng âm, vần ở lớp, tôi còn in cho các em yếu một bản để đọc ở nhà vì để đọc được tốt trước hết các em phải nhớ được bảng âm, vần một cách chắc chắn.
+ Đối với các bài ôn tập: sau khi lập được bảng âm và vần đã học tôi thường xuyên sử dụng phương pháp trò chơi để ôn lại bài nhằm tạo hứng thú cho các em, tránh nhàm chán như trò chơi: Xe lửa, đố bạn, truyền thư, truyền banh ....
VD: Bài 90: Ôn tập. Sau khi lập bảng vần cho học sinh đọc: ap, ăp, âp, op, ôp, ơp, up, ep, êp, ip, iêp, ươp. Tôi tổ chức trò chơi “xe lửa”
Cách chơi: Bạn đầu tiên đọc đúng bảng vần và sẽ đi vòng quanh lớp, cả lớp cùng hát và khi dừng hát bạn đó sẽ dừng lại và mời một bạn đọc bảng vần. Nếu bạn đọc đúng thì mời lên làm đầu tàu, đọc sai sẽ mời một bạn khác và đoàn tàu lại đi xung quanh lớp, cả lớp cùng hát. Cứ như vậy đoàn tàu được nối dài.
Giải pháp 4: Xây dựng đôi bạn cùng tiến
Giữa học kỳ I, tôi tiến hành xây dựng cho lớp “đôi bạn cùng tiến”: Bạn giỏi kèm bạn yếu, bạn giỏi sẽ dò bài cho bạn yếu vào đầu giờ học và đầu giờ buổi chiều. Từ những điều học sinh giỏi tiếp thu được các em sẽ ghi nhớ rất sâu và truyền thụ lại cho bạn một cách dễ tiếp thu hơn. Đồng thời khi bạn giỏi kèm mình cũng khích lệ các em yếu phải cố gắng học để không thua bạn.
+Tôi thường xuyên kiểm tra việc dò bài của các em. Thời gian đầu tôi theo sát từng cặp, quan sát để kịp thời uốn nắn, hướng dẫn cho các em. Tôi sắp xếp chỗ ngồi hợp lý để học sinh giỏi thực hiện nhiệm vụ một cách dễ dàng đưa ra tiêu chuẩn thi đua cho từng nhóm.
VD: Nhóm học sinh chưa nhớ âm, vần thì sau một tuần nhớ được 6 âm hoặc 6 vần. Nhóm còn đánh vần quá chậm thì tốc độ đánh vần sẽ nhanh hơn một chút. Nhóm đánh vần nhanh thì sẽ đọc trơn những từ, cụm từ.
+ Cuối tháng tôi ra đề kiểm tra xem các em tiến bộ đến mức nào. Tôi tiếp tục rèn để các em nắm chắc hơn. Đồng thời, tôi thường xuyên động viên, khuyến khích và tuyên dương những đôi bạn làm việc tích cực và có tiến bộ.
Giải pháp 5: Rèn cho học sinh lòng yêu sách và ham thích đọc sách
Khi các em thích đọc sách thì các em dần dần nâng cao kỹ năng đọc, giúp các em đọc tốt hơn, chôi chảy và lưu loát hơn.
+Trẻ sáu tuổi rất hiếu động đa số các em chỉ thích chơi game, xem tivi, truyện tranh nhiều màu sắc, rất ít trẻ thích đọc sách. Vì vậy tôi giới thiệu cho các em các loại sách chữ, có hình ảnh, có nội dung cổ tích, truyện tranh lành mạnh, báo nhi đồng..
+ Xây dựng “ thư viên vui” của lớp: Các em sẽ tự sắp xếp các loại sách do các em mang vào, giáo viên chọn lựa nội dung phù hợp, đối với lớp một chủ yếu là những quyển truyện tranh vui, truyện rèn thói quen tốt cho bé, truyện cổ tích... với màu sắc đẹp và hấp dẫn để thu hút các em. Các em có thể đọc vào đầu giờ học, giờ ra chơi, hoặc có thể mượn về nhà.
+ Kết hợp với Phụ huynh trang bị vài loại sách phù hợp với các em để các em đọc và giải trí ở nhà. Đồng thời thường xuyên kiểm tra việc đọc của các em. Do học sinh lớp một các em mới bắt đầu học chữ, giáo viên nhờ phụ huynh cho học sinh nhận diện chữ trong những cuốn truyện mà các em thích. Các em vừa học, vừa chơi từ đó sẽ dần dần khơi gợi được lòng say mê đọc sách.
VD: Học sinh học âm “ch” phụ huynh yêu cầu học sinh tìm tiếng có âm đó trong một câu, một đoạn trong truyện, báo...
Khi hết học kỳ I, các em đã học gần hết bảng vần
+ Đối với học sinh Hoàn thành tốt: Các em đã đọc trôi chảy không đánh vần hoặc đánh vần nhanh, tôi khuyến khích các em đọc các câu truyện ngắn có ý nghĩa giáo dục, những câu truyện cổ tích, báo nhi đồng,báo ngôi sao nhỏ,. tôi
nhờ phụ huynh lắng nghe các em đọc và hỏi một vài câu hỏi về nội dung câu truyện hoặc kể lại nội dung câu truyện và ở lớp trong giờ sinh hoạt tập thể tôi sẽ cho những em đó lên kể cho lớp nghe.
+ Đối với học sinh ở mức Hoàn thành và Chưa hoàn thành các em còn quên âm, vần đọc còn đánh vần. Tôi nhờ phụ huynh cho các em chọn những câu truyện các em thích, cho các em đánh vần. Đồng thời khuyến khích động viên các em đọc trơn từ, câu. Phụ huynh ngồi đọc cùng các em để điều chỉnh các lỗi sai cho các em.
+ Kết hợp với phụ huynh thường xuyên động viên, khuyến khích các em để các em ham thích đọc nhất là đọc sách, từ đó dần dần nâng cao khả năng đọc, khả năng cảm thụ văn học.
Giải pháp 6. Nêu gương và khen thưởng
+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết hợp với tuyên dương động viên các em, từ đó các em sẽ hứng thú, vui vẻ ham thích đọc, đó còn là động lực giúp các em tiếp tục rèn luyện, sửa chữa các lỗi phát âm mà các em mắc phải. khi các em tiến bộ, tôi cũng dùng lời động viên để khuyến khích các em, tạo không khí thoải mái cho các em.
VD: Em đã phát âm đúng. Hãy tiếp tục như thế em nhé! Em đã đọc tốt hơn rồi đấy. Cố gắng thêm tí nữa em nhé!
+ Nắm được tâm lý của học sinh tiểu học rất thích được khen, thích được động viên nên tôi hướng dẫn Hội đồng tự quản lớp lập bảng chấm điểm thi đua từng HS.
+ Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã đề xuất với Ban đại diện cha mẹ HS về việc khen thưởng các học sinh trong lớp thực hiện tốt các phong trào học tập cũng như các phong trào khác như sau:
+ Mỗi đợt kiểm tra định kỳ tặng một 1 bút/ 1HS đạt điểm 10 mỗi môn.
+ Tặng một phần quà cho HS đạt giải của các phong trào nhà trường tổ chức.
+ Sau mỗi tuần thi đua, lớp trưởng đánh giá chung các mặt hoạt động, tổ trưởng đánh giá cụ thể các mặt học tập cũng như hoạt động của từng thành viên trong tổ thông qua bảng điểm. Sau đó bầu chọn một HS tuyên dương trước lớp và nhận thưởng.
+ Để tránh trường hợp một em nhận liên tục nhiều lần, theo qui ước 3 tuần mới được nhận thưởng lại (nếu em đó điểm nhất tổ thì chọn em điểm nhì tổ...)
+ Đặc biệt chú ý đến HS chậm nhưng trong qua trình học có sự tiến bộ thì tổ trưởng các tổ đề nghị Ban thi đua lớp tuyên dương và khen thưởng.
Giải pháp 7: Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh HS rèn luyện phát âm cho học sinh
+ Bàn bạc phối hợp với các bậc phụ huynh trong các cuộc họp phụ huynh.
+ Thường xuyên trao đổi về tình hình học tập của con
+ Hướng dẫn phụ huynh kèm con thêm ở nhà sửa mọi lúc khi con phát âm và nói sai và chú ý tới lời nói cách phát âm của mọi người trong gia đình.
+ Động viên phụ huynh mua cho học sinh những cuốn truyện tranh có nhiều phụ âm mà học sinh đọc sai hay nhầm lẫn và dành thời gian đọc, kể cho các em nghe hoặc cho các em kể lại câu chuyện rồi chỉnh sửa phát âm cho các em.
Giải pháp 8. Vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức lớp học và các phương tiện hỗ trợ các tiết dạy sao cho linh hoạt và phù hợp trong các tiết dạy.
Có rất nhiều phương pháp và hình thức để áp dụng cho một tiết dạy nhắm đạt được một kết quả tốt cho giờ học. Tuy nhiên không một phương pháp nào được coi là vạn năng, giáo viên nên sử dụng linh hoạt và đồng loạt nhiều phương pháp để giúp học sinh của mình đọc ngày càng tốt hơn. Sau đây là một số phương pháp thường được áp dụng trong giờ học.
Phương pháp trực quan
Phương pháp này đòi hỏi học sinh được quan sát vật thật, tranh ảnh tự nhiên, hay việc làm mẫu của giáo viên như cho các em nghe cô phát âm mẫu, đánh vần mẫu, đọc mẫu.
Ví dụ: Khi dạy học sinh học âm l, giáo viên phải phát âm mẫu và cho học sinh quan sát khuôn miêng để các em “bắt chước” phát âm mới đúng được.
Phương pháp đàm thoại, vấn đáp.
Giáo viên đưa ra nhiều câu hỏi để học sinh trả lời nhằm phát hiện sự hiểu biết của các em hoặc để gợi mở giúp các em phát hiện cách đọc.
VD: - Chữ này là chữ gì? (chữ a, o, b, c, d.)
Âm ch đứng trước, vần anh đứng sau, em đánh vần thế nào?( chờ-anh-chanh). Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên nên dùng ngôn ngữ dễ nghe, nhẹ nhàng, tránh cáu gắt khi các em chậm nhớ, chậm hiểu. Hãy ôn tồn dẫn dắt học sinh từng bước một để dạy các em đọc từng chữ, từng tiếng, từng câu trong mỗi ngày.
Phương pháp quan sát, động viên khen thưởng học sinh.
Trong tiết dạy tôi thường chú ý đến học sinh ít nói, thụ động, học sinh đọc chậm, đọc yếu để gọi các em thường xuyên đọc bài. Đối với học sinh giỏi – khá tôi thường khích lệ, khen ngợi để các em phấn khởi hơn. Còn đối với học sinh trung bình – yếu tôi nhẹ nhàng an ủi động viên: “Cố lên, rồi các em sẽ đọc tốt như các bạn nếu các em cố gắng đọc bài nhều ở lớp cũng như ở nhà.” Trong tiết dạy tập đọc, sau khi cho cả lớp đọc xong, tôi mời các em đọc yếu, trung bình lên bàn giáo viên để cùng đọc bài với cô. Tôi giành nhiều thời gian cho đối tượng này
hơn. Cùng đọc bài với các em trong giờ ra chơi (nhưng vẫn để cho các em có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi). Khi các em có biểu hiện tiến bộ tôi thường khen thưởng các em bằng những phần quà nhỏ như cuốn vở, viên phấn màu, cây bút đẹp vv để các em thích thú và cố gắng hơn.
Phương pháp học nhóm
Ngay từ đầu năm học qua khảo sát, phân loại học sinh trong lớp tôi bố trí cho học sinh học tốt kèm học sinh yếu, em giỏi ngồi gần em yếu để giúp bạn học tập, yêu tiên những học sinh yếu được ngồi ở dãy bàn thứ nhất và thứ hai trong lớp, trong từng giờ học lúc nào tôi cũng gọi các em đọc bài nhiều hơn những bàn học sinh khác, gọi đọc theo nhóm đôi (trong cùng bàn) để học sinh yếu đọc theo học sinh giỏi, và học sinh yếu cũng được luyện tập nhiều hơn.
Phương pháp tổ chức các trò chơi
Trong giờ học vần, tôi hay lồng ghép các trò chơi nhỏ để cả lớp cùng tham gia. VD. Trò chơi Đọc nhanh – Đọc đúng
Giáo viên ghi một số từ vào các mảnh bìa và đưa ra cho học sinh đọc. Bạn nào đọc nhanh, đọc đúng 3 từ liên tiếp sẽ được cả lớp khen là giỏi và tôi thường hay chọn các học sinh trung bình, yếu để đọc nhiều hơn nhằm giúp các em cố gắng đọc để thi đua và tạo cho các em khả năng đọc nhanh, đọc đúng.
Hay trò chơi Chỉ nhanh – Chỉ đùng
Tôi gọi một nhóm 3 học sinh lên bảng 1 em (là học sinh khá, giỏi) đọc cho hai học sinh yếu chỉ vào âm, vần, tiếng, từ do bạn đọc. Trò chơi này học sinh rất thích và lớp học cũng sôi nổi.
Phương pháp nhận xét nêu gương.
Để nâng dần chất lượng học sinh trong lớp, muốn cho trình độ học sinh đồng đều vào cuối năm học, tôi thường trò chuyện với học sinh trung bình – yếu để giúp các em cố gắng hơn cho kịp bằng các bạn. Tôi cho các em nhận xét các bạn giỏi trong lớp.
VD: Bạn Minh, bạn Quỳnh Chi, bạn Khôi, bạn Minh Khang đọc giỏi, học giỏi vì các bạn ấy rất chăm chỉ đọc bài và đọc rất nhiều ở nhà. Ở lớp các bạn cũng rất cố gắng đọc bài và luyện tập thêm để ngày càng đọc tốt đọc hay hơn. Các bạn luôn thi đua với nhau xem ai đọc nhiều hơn, ai đọc đúng hơn và ai đọc hay hơn. Các em cũng sẽ đọc giỏi như các bạn ấy nếu có cố gắng đọc nhiều, như các bạn: đọc chưa thông, đọc chưa nhanh thì đánh vần, đọc nhẩm, nhẩm xong đọc to lên và cứ thế mà đọc mãi, đọc đi đọc lại, đọc đến khi nào nhìn vào chữ là đọc được ngay mới thôi. Và tôi đã cũng đọc với các bạn nhỏ trung bình – yếu ấy, nhằm giúp đỡ khả năng đọc bài, cũng như giúp các em phân tích tiếng, cách đọc một tiếng,
cách đọc sao cho nhanh như: nhẩm âm đầu → nhẩm vần → ghép âm đầu với vần
→ ghép dấu thanh thành tiếng vv
Trong từng tiết dạy môn Tiếng việt, để giúp học sinh tích cực và ham học giáo viên cần sử dụng linh hoạt và phù hợp các phương tiện hỗ trợ tiết dạy như sau:
+ Sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa là chủ yếu.
+ Tận dụng những vật thật, tranh ảnh có sẵn trong thực tế để các em quan sát tìm hiểu.
+ Sưu tầm thêm một số tranh ảnh, mẫu vật có liên qua đến bài dạy.
+ Ứng dụng các hình ảnh bài giảng điện tử giảng dạy trong tiết học .
+ Sử dụng thường xuyên bộ đồ dùng học Tiếng Việt của học sinh và giáo viên.
Tính mới, tính sáng tạo
Tính mới
Sáng kiến đã đưa ra những giải pháp phù hợp với đặc điểm của HS lớp 1, phù hợp với điều kiện của trường Tiểu học.
Trong quá trình dạy học luôn tập trung vào học sinh, coi học sinh là nhân vật trung tâm, học sinh chủ động tiếp thu kiến thức.
- Đây là các giải pháp đồng bộ, toàn diện đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc cho HS lớp 1 trong trường Tiểu học.
Tính sáng tạo
Tìm ra một số biện pháp giúp HS đọc đúng, đọc to rõ ràng.
Thông qua đọc đúng, đọc to rõ ràng, HS tự tin trong học tập, ham học, thích học và học tốt các môn học khác, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Thông qua rèn đọc đúng, đọc to rõ ràng cho HS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giúp HS thích học, duy trì sĩ số của lớp và thực hiện tốt phong trào “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến
Sáng kiến của tôi đã được thực hiện trong quá trình giảng dạy và bước đầu đã đạt được kết quả tương đối khả quan.
Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi ở lớp Một các trường tiểu học trên toàn huyện.
Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến
Qua thời gian áp dụng sáng kiến tôi thấy chất lượng đọc của HS lớp tôi đã tiến bộ rõ rệt: các em đọc to, rõ ràng hơn. Nhiều em tự tin, mạnh dạn, đọc tốt, đọc hay hơn. Từ việc rèn luyện kĩ năng đọc mà chất lượng môn Tiếng Việt được nâng cao.
Hiệu quả kinh tế
Đa số HS rất thích đọc, có lòng yêu sách và ham thích đọc sách. Không chỉ môn Tiếng Việt mà đối với môn học khác các em đều rất hừng thú và tích cực đọc; Phụ huynh phấn khởi tích cực mua sách, báo, truyện tranh để các con luyện đọc.
Hiệu quả về mặt xã hội
Sáng kiến trên đóng góp vào việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Rèn tính kiên trì, bền bỉ, tính cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, tác phong làm việc có nề nếp, có kỉ luật. Như vậy sau này sẽ trở thành một công dân có ích cho xã hội.
Xây dựng môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực, làm cho các em yêu trường, yêu bạn hơn.
Tạo được lòng tin của phụ huynh học sinh và nhân dân đối với giáo viên.
Giá trị làm lợi khác
Sáng kiến tài liệu cho giáo viên trong quá trình dạy học. Bổ sung thêm vào các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị nói riêng và ngành giáo dục nói chung.
Khơi dậy cho học sinh sự thích thú, khả năng tìm tòi, sáng tạo của học sinh trong quá trình tự học, khơi dậy lòng say mê tìm kiếm những cái mới. Qua đó đã góp phần tạo ra cho xã hội những con người phát triển một cách toàn diện đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong quá trình thực hiện các biện pháp, tôi đã cố gắng tìm đọc những tài liệu dạy học của bộ môn cũng như học hỏi từ đồng nghiệp. Tuy nhiên các biện pháp sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.
Tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý của Ban giám hiệu nhà trường, Hội đồng thẩm định cấp huyện, các bạn đồng nghiệp để tôi có thể điều chỉnh, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học ngày càng tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
An Lão, ngày 12 tháng 3 năm 2024
Tác giả sáng kiến
Cao Thị Mến

File đính kèm:

  • docxmo_ta_skkn_mot_so_bien_phap_ren_doc_cho_hoc_sinh_lop_1_chuon.docx
  • pdfMô tả SKKN Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 1 - Chương trình GDPT 2018.pdf