Mô tả SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Lớp 1 trong giờ Tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018

Năm học 2023-2024 là năm học thứ tư triển khai dạy học chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1 trên toàn quốc. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, qua đó giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Theo đó, học sinh được hoạt động để tự mình tìm tòi kiến thức, phát triển kĩ năng và vận dụng vào đời sống, còn thầy cô không thiên về truyền thụ mà đóng vai trò hướng dẫn hoạtđộng cho học sinh. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng sâu rộng vào mọi mặt đời sống xã hội và giáo dục cũng không ngoại lệ. Việc vận dụng chuyển đổi số là việc làm cần thiết trong dạy học và giáo dục học sinh. Đó là một công việc khó khăn, vất vả của người giáo viên đòi hỏi chúng ta phải tâm huyết, làm việc khoa học, không ngừng sáng tạo và đổi mới để bắt kịp xu hướng phát triển của xã hội vàngành giáo dục trong thời đại mới. Vì thế đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp, học sinh phải thay đổi cách học. Do vậy, vai trò của giáo viên phải chuyển đổi từ “dạy cái gì”, “điều gì” sang dạy cho học sinh “phải làm gì” và “làm như thế nào”.

Ngay từ đầu năm học, từ giai đoạn tổ chức lớp cho đến khi giảng dạy, bản thân tôi luôn chú ý, quan tâm đến việc tìm tòi, khám phá, khai thác, nội dung bài học. Xây dựng hoạt động, vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đốitượng học sinh. Xây dựng chohọc sinh nề nếp họctập theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo. Đây sẽ là nền tảng, là động lực để thúc đẩy các em tiếp thu bài đầy đủ, được trau dồi tri thức và tiếp tục vươn xa trên con đường học vấn của mình. Như chúng ta đã biết, Tiếng Việt có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển của con người. Đây là phương tiện giao tiếp và tư duy của con người Việt Nam ta. Chính vì vậy, môn học TiếngViệt là một môn học chính được giảng dạy ở cấp Tiểu học. Môn Tiếng Việt lớp 1 nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu cho học sinh: giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe.Đây cũng là môn học khởi đầu giúp các em chiếm lĩnh công cụ mới để sử dụng trong học tập và giao tiếp, là nền móng cho các em học tốt môn Tiếng Việt ở các lớp trên. Dạy tốt, học tốt môn Tiếng Việt ở lớp 1 là điều cực kì quan trọng.

docx 11 trang Thu Nga 28/03/2025 150
Bạn đang xem tài liệu "Mô tả SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Lớp 1 trong giờ Tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô tả SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Lớp 1 trong giờ Tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018

Mô tả SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Lớp 1 trong giờ Tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018
thức bảo vệ môi trường. Đây là một phương pháp giúp HS phát huy năng lực sáng tạo của bản thân và tập thể đối với nội dung bài học. Kích thích sự tò mò, trải nghiệm của HS.
Giải pháp 3: Tổ chức ''Trò chơi học tập'' nhằm phát huy tính tính tích cực của HS
Trò chơi học tập không chỉ nhằm giải trí mà còn góp phần củng cố tri thức, kĩ năng học tập cho học sinh. Việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học nhằm làm cho việc tiếp thu tri thức, rèn kĩ năng bớt đi sự khô khan, có thêm sự sinh động, hấp dẫn, phát huy tính tự giác, tích cực, tự tin của học sinh; rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tính thi đua, tính kỉ luật, tinh thần đồng đội, sự đoàn kết... do đó hiệu quả học tập của học sinh cao hơn. Qua trò chơi HS được nhận diện, được luyện đọc âm, vần, tiếng, từ mới, đoạn văn của bài mới hay củng cố lại kiến thức đã học, từ đó giúp HS mở rộng vốn từ, phát triển tư duy, hình thành kĩ năng giao tiếp biến nó trở thành công cụ để học các môn học khác. Khi tổ chức trò chơi tôi chú ý đến việc đảm bảo cho sự thành công của trò chơi trong học tập:
Nội dung trò chơi phải gắn với mục tiêu của bài học.
Luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện.
Điều kiện và phương tiện tổ chức trò chơi phong phú, hấp dẫn.
Sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ.
Kích thích sự thi đua giành phần thắng cho học sinh khi tham gia.
Cách tổ chức trò chơi học tập: Giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và phổ biến luật chơi. Tôi nói rõ ràng, dễ hiểu, sao cho tất cả học sinh nắm được cách chơi và cho học sinh chơi thử.
Trò chơi: mình cùng thi tài
 Trò chơi thi Ghép vần, tiếng, từ - Bài 38: ai ay ây( Tr 88- sách TV tập 1)
Trò chơi: qua phần mềm randrom
Sau khi học xong bài, tôi cho học sinh ghép tiếng ngoài bài có chứa vần ai, ay ây theo ba dãy vào bảng gài. HS ghép xong, tôi yêu cầu học sinh giơ bảng hỏi thêm để từng em nêu rõ tiếng tìm được có trong từ (hoặc cụm từ) nào, như: bay (máy bay), tai (cái tai), nai (chú nai), dây (nhảy dây), cáy (con cáy), bài (học bài), xây( xây nhà)... Tổ nào ghép được nhiều từ đúng, nhanh và hay sẽ là tổ chiến thắng.
Ngoài ra, tôi còn áp dụng rất nhiều các trò chơi khác nhau để tạo sự tò mò, kích thích tính tự giác học tập của học sinh như trò chơi: Chiếc nón kì diệu, Vòng quay may mắn, Rung chuông vàng, Các trò chơi này có thể tổ chức ở hoạt động Khởi động để tạo hứng thú cho học sinh khi bắt đầu tiết học, hoạt động vận dụng khắc sâu kiến thức, giúp học sinh nắm chắc âm (vần) vừa học, biết vận dụng vào từng trường hợp cụ thể.
5
Bên cạnh đó, tôi thường xuyên khai thác tài liệu học tập, tranh ảnh qua video, sách mềm, bài giảng điện tử,... để mang đến cho học sinh những trò chơi, hình ảnh, câu chuyện chân thực, gần gũi, dễ hiểu nhất.
Giải pháp 4: Sử dụng những đồ dùng trực quan khoa học có hiệu quả mang tính giáo dục
Đồ dùng dạy học là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình dạy học, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Học sinh nhận thức bài học dưới sự tổ chức, dẫn dắt của giáo viên có sự hỗ trợ của các đồ dùng dạy học, nhằm đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tốt nhất các biểu tượng, quy tắc, hình thành kĩ năng. Sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí, có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giúp các em quan sát sự vật, hiện tượng một cách trực quan cụ thể, giúp học sinh nhận thức sâu hơn nội dung bài học, hình thành tốt kĩ năng.
Sau đây là một vài cách mà tôi đã sử dụng đồ dùng dạy học trong giờ Tiếng Việt:
Sử dụng tranh ảnh, mô hình, vật thật để giải nghĩa từ: giúp học sinh hiểu đúng hơn về sự vật, hoạt động. Tôi đã sưu tầm nhiều vật thật có trong cuộc sống gần gũi với các em để giúp học sinh hiểu được từ gắn với đồ vật đó.
 Bài 33: en – ên - in - un( trang 78-79/ sách TV tập 1)
Để giải nghĩa từ ''Đèn pin'', tôi đưa cái đèn pin (vật thật) cho HS quan sát và đặt câu hỏi :
+ Bạn nào biết đây là đồ vật gì? Đèn pin dùng để làm gì ?
Học sinh trả lời : Đèn pin dùng để chiếu sáng.
Sử dụng vật thật
Tôi thực hành bật đèn pin chiếu sáng để học sinh quan sát. Tôi còn mở thân của đèn pin, để học sinh biết nhờ đâu đèn pin có thể phát sáng được. Như vậy học sinh không những biết đó là đèn pin (là loại đèn nhỏ cầm tay) mà còn biết tác dụng của đèn pin, nhờ đâu mà đèn pin sáng được( sáng nhờ nguồn điện của pin)
Sử dụng tranh ảnh để minh họa câu ứng dụng, đoạn văn: giúp học sinh hiểu thêm về nội dung câu ứng dụng, đoạn văn; một số từ mới có trong câu, đoạn đọc.
Bài 46: ac – ăc - âc( trang 104-105/ sách TV tập 1)
Ảnh: UDCNTT
Khi học đoạn văn: “Nếu lên Tây Bắc, bạn hãy đến Sa Pa. Vào mùa hè, mỗi ngày ở đây như có bốn mùa. Sa Pa có Thác Bạc, có Cầu Mây, có các bản Tả Van, Tả Phìn, Sín Chải.”
Cho học sinh quan sát tranh minh họa và giới thiệu: Đây là bức tranh vẽ cảnh Sa Pa- một thị trấn nhỏ ở miền Tây Bắc. Hãy quan sát bức
tranh và cho biết:
6
+ Quang cảnh ở Sa Pa có gì đẹp ?
Tôi chỉ tranh và giảng thêm về cảnh đẹp, khí hậu của Sa Pa. Tôi còn cho học sinh quan sát hình ảnh Thác Bạc, Cầu Mây, các bản Tả Van, Tả Phìn, Sín Chải thật yên bình và thật đẹp, đồng thời qua đó giáo dục học sinh yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước cho học sinh.
Sử dụng tranh ảnh trong phần kể chuyện (Tiết Ôn tập và kể chuyện)
Mỗi tiết ôn tập đều có phần kể chuyện, nhưng nội dung mỗi câu chuyện đều ẩn trong các tranh minh họa. Đây là điều khó khăn không nhỏ khi dạy nội dung này, đòi hỏi giáo viên phải biết tận dụng, khai thác triệt để mỗi bức tranh nhằm giúp học sinh nhớ được nội dung truyện.
Dạy kể chuyện ''Sự tích hoa cúc trắng''( trang 103/ sách TV tập 1)
Đầu tiên tôi gợi mở, dẫn dẵn câu chuyện bằng cách: cho HS quan sát bông hoa cúc trắng, để HS muốn biết ý nghĩa của bông hoa thế nào, các em sẽ tò mò say mê cùng tìm hiểu câu chuyện. Từ đó tạo sự thích thú cho HS.
Sử dụng vật thật dẫn dắt chuyện
Khi kể mẫu, tôi cho HS xem tranh có kết hợp phần mềm lồng tiếng của tôi và xem video kể minh họa, để học sinh nhớ hơn về nội dung truyện.
Gợi ý học sinh quan sát từng hình ảnh trong tranh, giúp câu chuyện thêm hấp dẫn, kích thích được trí tưởng tượng của các em. Tôi đặt câu hỏi gợi mở giúp học sinh hiểu được ý nghĩa câu chuyện. Từ đó, các em hình dung ra không gian, thời gian xảy ra câu chuyện, sắp xếp các ý của câu chuyện, tự nhớ lại nội dung để kể từng đoạn câu chuyện theo tranh, thi kể toàn bộ câu chuyện.
ẢnVhi:dSeoửcdóụlnồgngvitdiếenogviGếtVchữ
Sử dụng mẫu chữ trong dạy Tập viết: bước theo thời đại chuyển đổi số trong dạy học, trong giờ tập viết, tôi đã sử dụng các phần mềm như thu tiếng, tạo video, hiệu ứng để tiết học thêm sôi nổi giúp cho các em ghi nhớ được hình dáng, quy trình, cách viết chữ bằng nhiều giác quan (mắt nhìn, tai nghe), giúp các em ghi nhớ lâu và hình thành kĩ năng viết từ đó tạo cho HS hứng thú
trong học tập hơn.
 Dạy viết chữ: ay: Tôi đưa mẫu chữ ay
Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét độ cao của chữ ay; phân tích chữ ay gồm những con chữ nào ghép lại? Độ rộng? Khi các em nắm chắc được cách viết, độ cao, tôi cho HS xem video viết chữ ay, kết hợp lồng tiếng hướng dẫn
HS cách viết, để kích thích sự tò mò và yêu thích học hỏi tìm tòi hơn.
Một loại trực quan rất quan trọng đối với học sinh đó là cô viết mẫu. Tôi rất chú trọng đến kĩ năng viết mẫu cho đúng và sao cho tất cả học sinh đều quan sát được từ đó các em tích cực, chủ động viết được trên bảng con và trên vở.
Sử dụng Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt: không những giúp học sinh nắm được cấu tạo của từ, viết được từ mà còn phát triển tư duy cho học sinh. Các em được sử dụng tất cả các giác quan như mắt nhìn, tay cầm do đó các em sẽ ghi nhớ lâu. Không những thế việc sử dụng bộ đồ dùng Tiếng Việt làm giảm bớt sự khô khan của việc tìm từ mà còn làm lớp học thêm sinh động.
Bài 61: ong ông ung ưng(( trang 134-135/ sách TV tập 1)
Ảnh: HS tìm tiếng mới
Sau khi luyện đọc tiếng mới trong sách, tôi cho học sinh tự tìm và ghép tiếng, từ mới (có nghĩa) chứa vần ong ông ung ưng. Học sinh chia sẻ các tiếng, từ mà các em vừa ghép được, nêu cách ghép. Việc làm này giúp các em luyện tập thực hành để vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học một cách tích cực và sáng tạo. Nhận xét việc học sinh ghép đúng (chưa đúng), kịp thời động viên khuyến khích những học sinh có tiến bộ để các em có tự tin hơn trong các giờ học sau.
Giải pháp 5: Khuyến khích học sinh phát hiện lỗi sai, điều chỉnh cho nhau kết hợp động viên, khen thưởng thường xuyên và phối kết hợp với cha mẹ học sinh
- Trong quá trình rèn kĩ năng cho học sinh, giáo viên luôn đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ tương tác giữa học sinh với học sinh. Giáo viên cần chú trọng việc rèn cho các em có kĩ năng nghe - nhận xét - sửa sai giúp bạn và tự sửa sai cho mình.
Các em sử dụng các kĩ năng ấy thường xuyên trong các tiết học trở thành một thói quen, tạo nề nếp học tập tốt. Qua đó rèn luyện cho các em tác phong mạnh dạn, tự tin trong góp ý, trao đổi, trình bày ý kiến, góp phần hình thành nhân cách.
Ảnh: Khen thưởng HS thường xuyên
Tôi luôn lắng nghe và động viên các em trình bày, không nôn nóng. Khi các em có tiến bộ về một mặt nào đó, tôi khen ngay.Có thể thưởng bằng hình thức: Tặng cho bạn một tràng pháo tay, một bông hoa “Cô khen” để khích lệ các em hay “Cô khen con! Con phát huy nhé!”
Để động viên học sinh tích cực hơn trong học tập, tôi đã: Kiên trì, kiên nhẫn trước những vướng mắc của học sinh, thể hiện sự gần gũi với học sinh. Luôn có thái độ ghi nhận những tiến bộ của học sinh dù là nhỏ nhất.
Bên cạnh khen ngợi kịp thời trong các tiết học, tôi đã tổ chức cho học sinh lấy ý kiến của các bạn trong tổ, trong lớp thông qua phiếu nhận xét, bình bầu những bạn học tốt nhất, tích cực nhất trong từng tuần, từng tháng học. Sau đó tôi tặng các em những bức thư khen ngợi được tôi viết những lời khen các em trong mỗi bức thư đó.
Các môn học trong chương trình GDPT 2018, chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Vì vậy, song song với việc thay đổi phương pháp dạy học, phải thay đổi về phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong đó bố mẹ các em là yếu tố thứ hai sau cô giáo, giúp các em thực hiện tốt được việc rèn đọc và viết chữ. Giai đoạn HS mới vào lớp 1 đối với môn học Tiếng Việt, điều mà cha mẹ HS cần quan tâm là cách đánh vần, hướng dẫn đọc, viết của các con khi ở nhà. Tôi đã chủ động trao đổi với cha mẹ học sinh về tình hình học tập trên lớp của các em để điều chỉnh cho phù hợp, tránh gây áp lực cho cha mẹ học sinh và cho học sinh ở nhà để phát huy tính tích cực, chủ động cho HS ở mọi lúc, mọi nơi.
Tính mới, tính sáng tạo:
Sáng kiến đã đưa ra những giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động phù hợp với đặc điểm của học sinh lớp 1, phù hợp với điều kiện của trường Tiểu học. Từ đó, giúp cho các em khơi gợi đam mê, tạo tích cực trong học tập, phát huy năng lực tìm tòi, sáng tạo của bản thân, rèn luyện tính kỉ luật, đoàn kết trong tập thể, khơi dậy hứng thú học tập cho học sinh.
Các giải pháp nêu trên luôn có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau, bổ sung cho nhau. Nếu người giáo viên đứng lớp biết kết hợp các biện pháp đó một cách khéo léo, khoa học và sáng tạo thì sẽ gây được hứng thú, phát huy được năng lực, tính tích cực, chủ động của học sinh và tiết học sẽ đạt hiệu quả cao.
Việc thực hiện linh hoạt các biện pháp trên không chỉ trong giờ học Tiếng Việt mà còn thực hiện tích hợp trong các môn học khác: Đạo đức, TNXH, các hoạt động ngoại khoá, giờ ra chơi... Tôi thường xuyên cập nhật sự tiến bộ của học sinh trong các hoạt động, các tiết dạy của giáo viên khác để so sánh, rút kinh nghiệm vào từng thời điểm của năm học. Từ đó đề ra các giải pháp để giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn, để mang lại hiệu quả trong quá trình DH và giáo dục HS.
Đặc biệt, nắm được đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh Tiểu học để có động lực thúc đẩy hứng thú học tập của học sinh. Tổ chức tiết học cần phải linh hoạt, phù hợp... đều là những giải pháp mới góp phần tổ chức tiết học nhằm nâng cao hiệu quả giờ học Tiếng Việt. Thông qua dạy học giúp các em có điều kiện tiếp cận và nắm bắt các môn học, hiểu, tiếp thu và chiếm lĩnh được tri thức, tự tin khi giao tiếp nhằm góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại, phát triển toàn diện về mọi mặt Đức - Trí - Thể - Mĩ cho học sinh.
Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sau khi nghiên cứu, tôi tiến hành dạy thực nghiệm tại lớp 1A trường Tiểu học Trường Thọ. Kết quả cụ thể thu được sau khi áp dụng sáng kiến:
Thời gian
Tổng số học sinh
HS chưa chú ý vào bài
Đọc, viết còn hạn chế
HS tích cực, chủ động học tập
SL
%
SL
%
SL
%
Cuối tháng 2
27
2
7,4
2
7,7
23
85,2

Qua kết quả thống kê trên, cho thấy việc áp dụng các biện pháp trên đã mang lại những kết quả rất đáng khích lệ: Học sinh hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến trong các tiết học. Học sinh biết hợp tác giúp đỡ bạn. Số học sinh chưa tích cực, chủ động giảm đi rõ rệt. Các em hào hứng, tự tin, mạnh dạn trong các tiết học; tích cực tham gia các hoạt động học tập.
Sau khi áp dụng sáng kiến trên và đã thu được kết quả rất tốt ở lớp tôi giảng dạy. Đây là các giải pháp có thể áp dụng để phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh lớp 1 ở các trường Tiểu học.
Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến:
Thực hiện tốt các giải pháp trên sẽ góp phần tạo hứng thú, phát huy được tính tự học, sự sáng tạo trong học tập của mỗi học sinh. Học sinh biết hợp tác giúp đỡ các bạn trong nhóm, các em tự tin, tự giác ở mọi lúc, mọi nơi. Và là tiền đề giúp các em học tốt hơn các môn học khác ,đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay là: giúp học sinh phát triển toàn diện kiến thức, kỹ năng, năng lực, phẩm chất. Ngoài ra giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, tự phát hiện, giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp và từ đó áp dụng những kiến thức vào cuộc sống. Vận dụng phương pháp lồng ghép giáo dục STEM, tích hợp liên môn, chuyển đổi số trong dạy học giúp các em tập trung, say sưa, trí tưởng tượng được sáng tỏ và hơn hết tình yêu, niềm đam mê với khoa học và công nghệ được nảy sinh.
Thực hiện tốt các biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh giúp cho các em rèn được khả năng tư duy, óc sáng tạo, học sinh mạnh dạn, tự tin, kĩ năng diễn đạt của học sinh tiến bộ rõ nét. Học sinh tích cực tham gia các phong trào của nhà trường. Phụ huynh rất vui khi con được tiếp cận với phương pháp giáo dục tiên tiến hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Trong mọi hoạt động phong trào của nhà trường, phụ huynh hưởng ứng nhiệt tình hơn, tin tưởng về chất lượng
giáo dục của nhà trường.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp Một trong giờ Tiếng Việt- theo chương trình GDPT 2018” mà tôi đã tiến hành. Với sáng kiến này chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế song tôi mạnh dạn ghi lại để trao đổi cùng với đồng nghiệp.
Tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý bổ sung cña Ban giám hiệu nhà trường và các Cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho tôi có nhiều kinh nghiệm để bản sáng kiến được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Trường Thọ, ngày 12 tháng 3 năm 2024
Người viết
Nguyễn Thị Trang

File đính kèm:

  • docxmo_ta_skkn_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong.docx
  • pdfMô tả SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Lớp 1 trong giờ Tiếng Việt.pdf