Mô tả SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 1 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh theo chương trình GDPT 2018

Trong các môn học ở trường Tiểu học, Tiếng Việt là môn học có vị trí trung tâm và giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trìnhhọc môn Tiếng Việt ở lớp 1 càng nhấn mạnh hơn tầm quan trọng của việc viết đúng, viết đẹp.

Chương trình tập trung vào yêu cầu chủ yếu là kĩ thuật viết bao gồm: viết chữ đúng kiểu, viết đúng chính tả, trình bày bài viết chủ yếu đối với học sinh lớp 1.

Chữ viết phần nào phản ánh được trình độ văn hóa của con người cũng như của xã hội. Không những chữ viết làm phương tiện học tập nghiêncứu, truyền thụ kiến thức mà còn thể hiện óc sáng tạo, tính thẩm mĩ của con người.

Để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Tiếng Việt, các nhà trường đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất,đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. Trongcác giờ học Tiếng Việt, giáo viên đã tích cực chuẩn bị đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

docx 10 trang Thu Nga 28/03/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "Mô tả SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 1 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh theo chương trình GDPT 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô tả SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 1 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh theo chương trình GDPT 2018

Mô tả SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 1 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh theo chương trình GDPT 2018
 tư thế ngồi viết và cách cầm bút đúng
Ngay từ buổi học đầu tiên, tôi rèn cho các em tư thế ngồi đúng. Ngồi viết thoải mái, không gò bó. Luyện cho học sinh có tư thế ngồi viết đúng để các em tránh được một số bệnh học đường trong trường học như: Bệnh cong vẹo cột sống, bệnh cận thị,
Ảnh: Họcsinhngồi viết đúng tư thế
Tư thế ngồi viết phải thoải mái, hai chân chạm đất
Khoảng cách từ mắt đến vở 25 -30 cm, đầu hơi cúi.
Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi.
Hai chân thoải mái, không chân co chân duỗi.
Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định. Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.
Ánh sáng phải đủ độ và thuận chiều, chiếu từ bên trái sang. Tôi hướng dẫn học sinh cầm bút như sau:
Cầm bút bằng 3 ngón tay, bút được kẹp ở giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa ngón giữa đỡ phía dưới chỗ tay cầm, ngón trỏ ở phía trên chỗ tay cầm ngón cái giữ bút ở phía ngoài.
Giữ bút nghiêng khoảng 45 độ so với mặt giấy về phía người viết và tạo một góc 15 độ so với dòng kẻ dọc của trang giấy, bút đặt úp ngòi. Cổ tay thẳng thoải mái với cánh tay. Điều khiển bút cơ bản bằng 3 ngón tay theo cử động lên xuống nhẹ nhàng.
Bút chỉ viết một chiều, không tỳ mạnh tay nhất là những nét từ dưới đưa lên.
Mỗi tiết học, trước khi viết bài hay trong khi viết tôi yêu cầu cả lớp nhắc lại tư thế ngồi viết, tư thế cầm bút để các em nhớ chỉnh lại tư thế ngồi và cầm bút cho đúng.
Giải pháp 2: Nắm rõ quy trình dạy viết chữ- Chú trọng rèn các kĩ thuật viết các nét cơ bản, chữ cái và thao tác viết liền mạch
Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình tập viết chữ. Việc hướng dẫn cho học sinh luyện tập thực hành phải tiến hành từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu.
Giáo viên cần dạy kĩ các nét cơ bản cho học sinh. Những nét cơ bản đầu tiên học sinh được học là nét thẳng, nét ngang, nét xiên phải, nét xiên trái, đây là các nét dễ viết và giúp học sinh hình thành thói quen viết chữ thẳng, ngay ngắn từ đầu. Sau khi rèn kỹ các nét cơ bản trên, giáo viên mới tiến hành dạy các nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu, nét cong hở trái, nét cong hở phải, nét cong kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét xoắn và nét thắt.
Học sinh viết tốt các nét cơ bản thì sau khi viết đến phần chữ các em sẽ dễ dàng viết đúng, viết đẹp theo mẫu chữ.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên phối hợp phương pháp đàm thoại, gợi mở ở giai đoạn đầu của tiết học. Giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi, từ việc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, cỡ chữ cái đến việc so sánh nét giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học với các chữ cái phân tích.
Sau khi học sinh đã được học viết toàn bộ bảng chữ cái, giáo viên có thể rèn học sinh viết theo nhóm chữ cái có những nét tương đồng với nhau:
+ Nhóm 1: gồm các chữ cái có nét móc: i, t, m, n, u, ư, p.
+ Nhóm 2: gồm các chữ cái có nét thắt: r, v, s.
+ Nhóm 3: gồm các chữ cái có nét cong: o, ô, ơ, d, đ, a, ă, â, q, e, ê, x, c.
+ Nhóm 4: gồm các chữ cái có nét khuyết, khuyết kép: h, b, l , k, y, g, gh, ph.
Ảnh: Giáoviênviết mẫucácnétcơbản, cácnhómchữcónéttươngđồng
Việc nắm chắc cách viết, viết đúng, viết đẹp tạo thành các nét cơ bản sẽ nắm được cấu tạo của từng chữ cái, giúp cho việc nối các nét thành chữ cái dễ dàng hơn.
*Giải pháp 3: Xây dựng phong trào “Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp”
Vào đầu năm học tôi tiến hành kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh, hướng dẫn các em các tiêu chuẩn cần phấn đấu để đạt danh hiệu “Vở sạch - chữ đẹp”. Trong quá trình học sinh viết tôi thường đi quan sát từng em để hướng dẫn các em có cách viết đúng. Đồng thời cũng thường xuyên kiểm tra đánh giá kết hợp với biện pháp tuyên dương, khuyến khích các em, từ đó các em rất hứng thú, vui vẻ, tạo được không khí thoải mái, là động lực cho các em tiếp tục rèn luyện, sửa chữa các lỗi mà các em mắc phải.
Ảnh: GV chấm chữa thường xuyên
Ngoài ra tôi còn giới thiệu các bài viết chữ đẹp cho học sinh tham khảo. Kể cho học sinh nghe gương rèn chữ viết của các bậc danh nhân như Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, các câu chuyện “Thần Siêu luyện chữ”, “Bàn chân kì diệu” cho các em nghe và học tập. Từ đó giáo dục các em sự tin tưởng, lòng say mê, yêu thích viết chữ đẹp.
Ví dụ: khi dạy xong bài 42: ao eo (sách Tiếng Việt lớp 1- trang 96), tôi cho học sinh xem video về Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký- tấm gương về nghị lực vượt lên số phận.
Ảnh: Giáo dục HS tấm gương vượt khó
Giải pháp 4. Khơi gợi niềm yêu thích của học sinh với việc rèn chữ
Trong quá trình rèn chữ viết để đạt hiệu quả cao thì yếu tố không thể thiếu chính là sự yêu thích và tính kiên trì của học sinh. Bởi vì khi rèn viết các em viết chưa đúng, phải điều chỉnh nhiều lần mà các em vẫn quên, vẫn chưa đạt yêu cầu, các em sẽ dễ chán nản, không muốn viết. Lúc này nếu học sinh nhận được sự động viên, khích lệ kịp thời cùng với sự kiên trì hướng dẫn của giáo viên sẽ thôi thúc các em cố gắng hơn.
Giáo viên cần khen ngợi sự tiến bộ dù là nhỏ nhất của học sinh giúp các em thêm hứng thú có động lực viết đẹp hơn trong những lần sau. Cuối mỗi tuần, mỗi tháng giáo viên có hình thức tuyên dương những em viết chữ đẹp hay có tiến bộ trong chữ viết trước lớp hoặc qua thư khen để khuyến khích các em.
Cùng học sinh chia sẻ về việc rèn chữ giúp khơi gợi niềm yêu thích rèn chữ của học sinh.
Ảnh: Thư khen HS có tiến bộ
*Giải pháp 5: Sử dụng đồ dùng dạy học và linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học hiệu quả
Đồ dùng dạy học là một phương tiện không thể thiếu được trong giảng dạy, nhất là đối với việc rèn chất lượng chữ viết cho học sinh.
Tôi khắc sâu biểu tượng về chữ viết cho các em bằng nhiều con đường: mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập.
=> Tôi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng video hướng dẫn quy trình viết chữ. Chữ mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài viết. Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng. Tôi sử dụng các hình thức chữ mẫu: Chữ mẫu trong vở Tập viết, chữ mẫu của giáo viên...
Ảnh: GV sử dụng video chữ mẫu	Ảnh: GV viết chữ mẫu
Ngoài chữ mẫu giáo viên viết trực tiếp cho học sinh quan sát, tôi còn sử dụng các công cụ hỗ trợ từ phần mềm powerpoint khác để thiết kế các hiệu ứng chữ viết theo nét với tốc độ vừa phải để học sinh có thể quan sát kĩ, trong quá trình học sinh quan sát chữ viết giáo viên có thể vừa nói quy trình theo hiệu ứng và vừa có thể quan sát học sinh. Trong lúc học sinh viết, giáo viên có thể xuống chỗ học sinh để kịp thời sửa lỗi, với học sinh chưa viết được giáo viên cầm tay để hướng dẫn học sinh viết. Học sinh vừa quan sát được vừa được thực hành dưới sự hỗ trợ của giáo viên sẽ giúp học sinh khắc sâu hơn.
Ảnh: GV sử dụng đồ dùng trực quan
Để học sinh đạt hiệu quả cao trong việc rèn chữ, việc quan trọng nhất không thể thiếu trong mỗi tiết học đó là việc đổi mới phương pháp dạy học. Đây là một yếu tố rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh. Tôi luôn chú ý tới các phương pháp: phương pháp trực quan, phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp thảo luận nhóm tìm ra điểm giống và khác nhau giữa các chữ. Với các hình thức này các em học tập rất sôi nổi, giờ học có hiệu quả bởi em nào cũng thích được khen khi mình viết chữ đẹp.
*Giải pháp 6: Phát huy vai trò của phụ huynh trong việc rèn chữ viết
Phối hợp cùng phụ huynh, động viên phụ huynh chú trọng hơn về vấn đề rèn chữ viết cho học sinh. Giúp phụ huynh nhận ra được tầm quan trọng của việc rèn chữ viết cho học sinh không chỉ đối với việc học tập mà còn giúp các em tăng tính thẩm mĩ, tỉ mỉ, cẩn thận hơn trong những việc làm hàng ngày.
Giáo viên gửi những video chữ viết mẫu đúng chuẩn, đẹp lên nhóm zalo lớp để phụ huynh có thể xem và lấy quy trình hướng dẫn con em mình tự rèn luyện.
Ảnh: GV kết hợp với PH sát sao kèm cặp con ở nhà
Ngoài ra đối với học sinh viết chưa đúng mẫu, tốc độ chậm, tôi trao đổi thường xuyên về việc rèn chữ cho học sinh với phụ huynh để kịp thời có hướng hỗ trợ phù hợp tùy từng đối tượng học sinh.
Phụ huynh luôn nhắc nhở các em khi luyện viết ở nhà cũng như giữ vở sạch khi ở nhà.
Tính mới, tính sáng tạo:
Tính mới
Sử dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết nhằm nâng cao chất lượng giờ học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 đó là kết hợp các phương pháp hình thức dạy học khác nhau tạo sự lí thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em để mang lại hiệu quả trong quá trình DH và giáo dục HS.
Các phương pháp dạy học như: Phương pháp thực hành; Phương pháp hoạt động nhóm; Phương pháp trực quan; Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề; Phương pháp nhận xét, nêu gương; Phương pháp đàm thoại, vấn đáp.
Việc thực hiện linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học và biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết không chỉ trong giờ học Tiếng Việt mà còn thực hiện tích hợp trong các môn học khác... Đồng thời tôi thường xuyên cập nhật sự tiến bộ của học sinh trong các hoạt động, các tiết dạy của giáo viên khác để so sánh, rút kinh nghiệm vào từng thời điểm. Từ đó tôi đề ra các giải pháp cụ thể để các phương hướng rèn riêng cho từng em vào từng thời kì khác nhau.
Sự tiến bộ của các em được tôi thường xuyên khen ngợi trên lớp, chụp ảnh gửi lên nhóm lớp, trong các buổi họp phụ huynh... làm động lực để em tiếp tục cố gắng hơn nữa trong học tập. Phát huy phong trào “ đôi bạn cùng tiến” – giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, từ đó hiệu quả giờ học của các em được nâng lên rõ rệt.
Tính sáng tạo
Từ việc điều tra tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc rèn chữ của học sinh lớp 1. Theo tôi để khắc phục những hạn chế trên cần chú ý đến một số biện pháp dạy học mới khơi gợi tính sáng tạo, tự giác tiếp thu bài, tạo sự hứng thú giúp học sinh làm chủ kiến thức như: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh viết mẫu một cách tỉ mỉ, cẩn thận để rèn tính kiên trì cho các em, rèn cho các em tự giác học tập, yêu thích nét chữ, nét đẹp. Từ đó khuyến khích các em phát hiện và tự chỉnh sửa cho nhau ở mọi lúc mọi nơi, phát huy phong trào “ Rèn chữ giữ vở”. Ngoài ra, cần kết hợp với phụ huynh học sinh để rèn cho các em ở nhà được tốt hơn.
* Sau khi nghiên cứu, tôi tiến hành dạy thực nghiệm tại lớp 1E trường Tiểu học Trường Thọ.
Kết quả khảo sát cuối tháng 2:
Lớp

Sĩ số
Viết đẹp và đúng mẫu

Tỉ lệ
Viết đúng mẫu

Tỉ lệ
Viết chưa đúng mẫu

Tỉ lệ
1E
29
15
51,7%
12
41,4%
2
6,9%
Nhìn vào kết quả khảo sát trên, tôi thấy các em đã có nhiều tiến bộ rõ rệt so với đầu năm. Chất lượng chữ viết tiến bộ rõ rệt, nhiều em viết đúng, đẹp, đảm bảo tốc độ hơn. Cho thấy việc rèn chữ viết có tác động tương đối lớn vào chất lượng giáo dục môn Tiếng Việt. Việc áp dụng các kinh nghiệm của bản thân khi sử dụng các biện pháp rèn chữ viết cho học sinh như trên vào thực tế đã đem lại kết quả cao hơn nhiều so với lúc tôi chưa cải tiến phương pháp, điều đó đã thúc đẩy tôi không ngừng phấn đấu để đạt được kết quả cao nhất.
Tôi tin rằng nếu tiếp tục thực hiện các giải pháp trong sáng kiến kinh nghiệm này một cách nghiêm túc, xuyên suốt quá trình giảng dạy thì chất lượng chữ viết sẽ được cải thiện rõ rệt. Học sinh chủ động thể hiện cách hiểu, cách làm của bản thân, học sinh dễ dàng ghi nhớ, khắc sâu kiến thức, cải thiện hành vi thực hiện nhiệm vụ
học tập. Từ đó giúp học sinh tiếp thu, ghi nhớ kiến thức, khắc sâu nội dung bài học một cách tự nhiên, thoải mái, không gò ép, các em say mê học Tiếng Việt, yêu thích rèn viết chữ hơn, tiết học trở nên nhẹ nhàng, giúp các em tự tin trong giao tiếp và vận dụng linh hoạt vào cuộc sống, là tiền đề giúp các em học tốt hơn các môn học khác, đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay là: giúp học sinh phát triển toàn diện kiến thức, kĩ năng, năng lực, phẩm chất.
II.3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến
Bằng những giải pháp thiết thực, dễ áp dụng trên tôi nghĩ không chỉ có tác dụng với học sinh lớp tôi hay học sinh lớp 1 của trường Tiểu học Trường Thọ mà có thể áp dụng trong dạy học các môn học khác cho học sinh các trường Tiểu học nói chung.
II.4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến
Hiệu quả kinh tế:
Giải pháp tôi đưa ra hoàn toàn không tốn kém, không đòi hỏi nhiều về đầu tư cơ sở vật chất, không mất nhiều thời gian song hiệu quả rất lớn. Những đồ dùng trực quan: tranh ảnh, chữ mẫu, bảng phụ đã có sẵn nếu không khai thác thì lại là một sự lãng phí lớn. Bản thân tôi tự học hỏi những phương pháp dạy học mới từ đồng nghiệp, từ trường bạn, học trên mạng để tạo hứng thú cho lớp học tự nhiên nhất. Ngoài đồ dùng dạy học có sẵn, tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng máy soi, máy chiếu, tìm tòi các video chữ mẫu, sưu tầm các đồ dùng tranh ảnh trò chơi trên mạng thu hút sự chú ý của học sinh và tiết kiệm nguồn kinh phí cho nhà trường mỗi năm khá lớn.
Hiệu quả về mặt xã hội
Thực hiện tốt giải pháp trên sẽ góp phần tạo hứng thú, phát huy được tính tự học, sự sáng tạo trong học tập của mỗi học sinh. Học sinh biết hợp tác giúp đỡ các bạn trong nhóm, các em chủ động rèn viết ở mọi thời điểm, và là tiền đề giúp các em học tốt hơn các môn học khác, đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay là: giúp học sinh phát triển toàn diện kiến thức, kỹ năng, năng lực, phẩm chất. Chất lượng học tập của các em ngày càng được tiến bộ, hạn chế tình trạng học sinh viết chữ chưa đúng mẫu. Giúp học sinh nhút nhát hòa mình vào tập thể. Như vậy việc áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực đạt hiệu quả cao, có tác dụng giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hơn nữa còn giúp các em biết cảm nhận cái đẹp và từ đó áp dụng những kiến thức vào cuộc sống.
Giá trị làm lợi khác
Thông qua rèn chữ viết cho học sinh còn rèn cho các em đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, chịu khó. Giúp cho các em biết cảm thụ cái đẹp, óc thẩm mĩ thông qua viết chữ đã phần nào khơi gợi sự hứng thú, say mê luyện viết và mang lại những hiệu quả nhất định góp phần nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh. Để học
sinh lớp 1 biết đọc thông viết thạo, viết đúng, viết đẹp và đảm bảo tốc độ, rèn được các kĩ năng viết chữ, đảm bảo yêu cầu về kiến thức kĩ năng viết chữ.
Tôi rất hi vọng, trong những thời gian tới đây, khi tôi áp dụng các biện pháp này vào dạy học Tập viết và Chính tả thì sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh hơn nữa. Về thực tiễn, đề tài đóng góp một phần không nhỏ trong qua trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực không những trong môn Tiếng Việt mà còn trong tất cả những môn học khác. Không chỉ ở lớp tôi chủ nhiệm mà còn lan tỏa đến các lớp khác trong khối của trường Tiểu học Trường Thọ nói riêng và lớp 1 trong toàn huyện nói chung.
Trên đây là: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh theo chương trình
GDPT 2018” mà bản thân tôi đã nghiên cứu và rút ra được trong quá trình dạy học. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của đồng nghiệp để bản báo cáo này của tôi được hoàn thiện hơn, góp phần vào việc đổi mới các phương pháp dạy học, giúp chất lượng chữ viết của học sinh ngày một nâng cao.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
An Lão, ngày 12 tháng 03 năm 2024
Tác giả sáng kiến
Bùi Thị Thu Hà

File đính kèm:

  • docxmo_ta_skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_chu_viet_cho.docx
  • pdfMô tả SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 1 nhằm phát triển phẩm chấ.pdf