Mô tả SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa nhằm nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 4

Giúp học sinh sử dụng tốt biện pháp nhân hóa qua quan sát.

- Từ việc quan sát cối, con vật, các em sẽ liên tưởng tới những hoạt động của

con người và sẽ sử dụng được biện pháp nhân hoá trong viết văn miêu tả. Giáo viên nên để cho học sinh tự tìm cho mình một trình tự quan sát, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, dẫn dắt các em để các em tìm ra được những điểm mới lạ, riêng biệt. Các trình tự quan sát có thể tiến hành:

+ Quan sát toàn bộ đối tượng (bao quát) đến quan sát từng bộ phận của đối tượng (chi tiết) hoặc ngược lại xem đối tượng miêu tả có những điểm nào có thể sử dụng biện pháp nhân hoá.

VD1:Sau quá trình quan sát thực tế, giáo viên đưa ra câu hỏi: Nhìn từ xa, cây đa làng em trông như thế nào?

+ Quan sát theo diễn biến của thời gian từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, từ mùa này sang mùa khác ...

VD2: Khi hướng dẫn học sinh tả cây bàng theo trình tự thời gian từ mùa đông sang mùa xuân, tôi hướng dẫn học sinh liên tưởng đến giấc ngủ của con người:

“Mùa xuân đã đến. Bác bàngnhư dần tỉnh saugiấc ngủ đông.”

- Quan trọng khi hướng dẫn học sinh quan sát là giáo viên cần phải chuẩn bị hệ thông câu hỏi gợi ý để dẫn dắt các em vào việc sử dụng biện pháp nhân hoá khi miêu tả. Đồng thời, khuyến khích học sinh dùng thêm các giác quan khác để thu thâp thông tin về đối tượng miêu tả như: Khứu giác, xúc giác, thính giác, vị giác.

VD: Khi tả cây hoa cần nhắc học sinh tả đặc điểm bông hoa và hương thơm của bông hoa đó. Bạn Kiều Trang viết:“Vào mỗi đêm, hương thơm của hoa thiên lí, nhẹ nhàng bắt đầu rón rén bước ravà tung tăng trong ngọn gió nhẹ. Nhảy trên mái nhà, luồn qua khe cửa, chui vào khắp các ngóc ngách trong nhà làm cho căn nhà em ở luôn tràn ngập hương hoa”.

docx 9 trang Thu Nga 11/04/2025 150
Bạn đang xem tài liệu "Mô tả SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa nhằm nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô tả SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa nhằm nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 4

Mô tả SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa nhằm nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 4
và áp dụng vào thực tế lớp tôi chủ nhiệm, mong muốn các em có kĩ năng viết văn và yêu thích môn học.
Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
Như chúng ta đã biết, sử dụng biện pháp nhân hoá trong viết văn thể hiện sự nhận thức chính xác, sâu sắc của người sử dụng và tăng cường sự nhận thức cho người đọc, người nghe về sự vật. Nhân hoá làm cho sự vật được miêu tả sinh động, hấp dẫn, lí thú. Sử dụng biện pháp này, người miêu tả sẽ thể hiện được màu sắc, hình khối, âm thanh và thể hiện sâu sắc tình cảm, cảm xúc, thái độ, sự đánh giá đối với sự vật đó. Chính vì vậy, để giúp học sinh khi thác và sử dụng hiệu quả biện pháp nghê thuật nhân hóa vào văn miêu tả, giáo viên đưa ra các giải pháp:
Nội dung giải pháp
Giải pháp 1: Giáo viên phải nắm được mục tiêu của phân môn Tiếng Việt: Viết ở lớp 4.
Mục tiêu của tiết Tiếng Việt: Viết được thể hiện ở 2 nội dung là:
+ Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sản sinh các văn bản nói và viết (kĩ năng phân tích đề, kĩ năng tìm ý, lập dàn ý; kĩ năng viết đoạn văn; kĩ năng liên kết đoạn văn thành bài văn). Bên cạnh đó củng cố các kĩ năng mà học sinh đã học ở các phân môn khác như: Kĩ năng dùng từ đặt câu, sử dụng dấu câu, viết đúng chính tả
+ Rèn luyện các thao tác tư duy, phát triển ngôn ngữ, bồi dưỡng tình yêu cái đẹp, cái thiện, lẽ phải và sự công bằng trong xã hội; tình yêu và thói quen giữ gìn sự giàu đẹp của Tiếng Việt. Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại, có tri thức, thấm nhuần truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Giải pháp 2: Trang bị cho học sinh các kiến thức về văn miêu tả lớp 4.
Khái niệm
Văn miêu tả: Là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về các sự vật. Tuy nhiên, hình ảnh, đối tượng do văn miêu tả tạo nên là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc mà người viết đã thu lượm được khi quan sát cuộc sống hoặc tưởng tượng khi miêu tả.
Cấu tạo của các kiểu văn miêu tả lớp 4.
Khi dạy học, tôi đặt ra mục tiêu hàng đầu là giúp học sinh nắm chắc cấu tạo của các kiểu bài văn miêu tả lớp 4. Sau đó hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp nhân hoá vào từng kiểu bài cho hợp lí. Thường xuyên lấy các ví dụ minh hoạ bằng cách sử dụng những đoạn thơ, đoạn văn mang tính chất điển hình để cho học sinh tham khảo. Cụ thể ở lớp 4 học sinh được học 2 kiểu văn miêu tả:
Kiểu bài miêu tả cây cối:
Trong tiết học bài viết 1: “Tả cây cối” (SGK TV4 tập 2, trang 95), tôi hướng dẫn học sinh đọc và trao đổi các câu hỏi của đoạn văn mẫu. Sau đó, giáo viên sử
dụng phương pháp sơ đồ tư duy kết hợp thảo luận nhóm để giúp học sinh rút ra bài học. Kết quả thảo luận của học sinh:
Sơ đồ tư duy: Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối (Nhóm 1)
Sau khi giúp học sinh nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả qua bài văn mẫu trong sách giáo khoa. Tôi còn lấy thêm các ví dụ về việc sử dụng biện pháp nhân hoá khi miêu tả cây cối cho học sinh.
Chẳng hạn, Trần Đăng Khoa từng nhân hoá cây dừa bằng các từ ngữ miêu tả người như:
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
Kiểu bài miêu tả con vật:
Mục tiêu đề ra của tôi khi dạy học sinh bài này, là giúp các em rút ra được cấu tạo của bài văn miêu tả con vật qua phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy. Để giúp học sinh ghi nhớ nhanh hơn:
Qua nghiên cứu, tôi nhận thấy trong kiểu miêu tả này, nhân hoá không chỉ là người viết dùng cách gọi người để gọi vật (Cu Tũn, Chị Vàng); tả các hoạt động, tính nết của con vật như con người; nói với con vật như nói với người. Mà còn là phương pháp xây dựng hình tượng trong tác phẩm (Dế mèn phiêu liêu ký, Võ sĩ Bọ Ngựa ) Nhờ đó, con vật được miêu tả trở nên thân thuộc với người đọc hơn:
Giải pháp 3: Giúp học sinh có các kiến thức về biện pháp nhân hóa.
VD: Qua phần nhận xét của bài Luyện từ và câu: “Nhân hóa” (SGK TV 4 tập, 1 trang 78-79), giáo viên giúp học sinh hiểu được khái niệm, các kiểu nhân hóa qua hoạt động đọc và thảo luận các câu hỏi trong bài 1 và bài 2 . Để từ đó rút ra được các kiến thức sau:
Khái niệm:
Nhân hoá: là gọi hoặc kể, tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng tự nhiên,bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc kể, tả người làm cho chúng trở nên gần gũi, sinh động hơn. (Ghi nhớ trang 79 SGK)
VD: Qua đọc “Vẽ màu” (trang 77 Tiếng Việt 4, tập 1, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
Đã giúp học sinh bước đầu nhận biết được các cách miêu tả mỗi sự vật bạn lại vẽ một màu sắc tuyệt đẹp khác nhau. Ngắm nhìn bức tranh muôn màu rất đẹp mắt.
Các kiểu nhân hóa:
+ Kiểu 1: Gọi vật, hiện tượng nhiên bằng những từ ngữ chỉ người.. (thím chích choè nhanh nhảu, chú khướu, anh chào mào )
+ Kiểu 2: Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả về vật,
hiện tượng tự nhiên. (Rặng phi lao vật vã, Những chú khướu lắm điều, Những bác cu gáy trầm ngâm)
+ Kiểu 3: Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như với người.( –Lớn mau lên, lớn mau lên nhé!)
Tác dụng của việc đưa biện pháp nhân hóa vào viết văn miêu tả.
Khi các em đã hiểu về biện pháp tu từ nhân hóa, tôi sẽ giúp các em khai thác được giá trị nghệ thuật của biện pháp này trong văn miêu tả gồm có hai chức năng chính là nhận thức và biểu cảm qua các bài tập ở các tiết luyện từ và câu:
VD1: Câu 1 trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Mỗi từ in đậm trong đoạn văn dưới đây dùng để gọi con vật nào? Em có nhận xét gì về cách dùng những từ đó trong đoạn văn?
Mùa xuân, ngày nào cũng là ngày hội. Muôn loài vật trên đồng lũ lượt kéo nhau đi. Những anh chuồn ớt đỏ thắm như ngọn lửa. Những cô chuồn chuồn kim nhịn ăn để thân hình mảnh dẻ, mắt to, mình nhỏ xíu, thướt tha bay lượn. Các chú bọ ngựa vung gươm tập múa võ trên những chiếc lá to. Các ả cánh cam diêm dúa,
các chị cào cào xoè áo lụa đỏm dáng,... Đạo mạo như bác giang, bác dẽ cũng vui vẻ dạo chơi trên bờ đầm.
(Theo Xuân Quỳnh)
+ Học sinh phát hiện được: Biện pháp nhân hóa giúp cho sự vật trở nên sinh động, thân mật, gần gũi. Tăng tính gợi hình, gợi tả.
Giải pháp 4: Giúp học sinh sử dụng tốt biện pháp nhân hóa qua quan
sát.
- Từ việc quan sát cối, con vật, các em sẽ liên tưởng tới những hoạt động của
con người và sẽ sử dụng được biện pháp nhân hoá trong viết văn miêu tả. Giáo viên nên để cho học sinh tự tìm cho mình một trình tự quan sát, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, dẫn dắt các em để các em tìm ra được những điểm mới lạ, riêng biệt. Các trình tự quan sát có thể tiến hành:
+ Quan sát toàn bộ đối tượng (bao quát) đến quan sát từng bộ phận của đối tượng (chi tiết) hoặc ngược lại xem đối tượng miêu tả có những điểm nào có thể sử dụng biện pháp nhân hoá.
VD1:Sau quá trình quan sát thực tế, giáo viên đưa ra câu hỏi: Nhìn từ xa, cây đa làng em trông như thế nào?
+ Quan sát theo diễn biến của thời gian từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, từ mùa này sang mùa khác ...
VD2: Khi hướng dẫn học sinh tả cây bàng theo trình tự thời gian từ mùa đông sang mùa xuân, tôi hướng dẫn học sinh liên tưởng đến giấc ngủ của con người:
“Mùa xuân đã đến. Bác bàng như dần tỉnh sau giấc ngủ đông.”
- Quan trọng khi hướng dẫn học sinh quan sát là giáo viên cần phải chuẩn bị hệ thông câu hỏi gợi ý để dẫn dắt các em vào việc sử dụng biện pháp nhân hoá khi miêu tả. Đồng thời, khuyến khích học sinh dùng thêm các giác quan khác để thu thâp thông tin về đối tượng miêu tả như: Khứu giác, xúc giác, thính giác, vị giác.
VD: Khi tả cây hoa cần nhắc học sinh tả đặc điểm bông hoa và hương thơm của bông hoa đó. Bạn Kiều Trang viết:“Vào mỗi đêm, hương thơm của hoa thiên lí, nhẹ nhàng bắt đầu rón rén bước ra và tung tăng trong ngọn gió nhẹ. Nhảy trên mái nhà, luồn qua khe cửa, chui vào khắp các ngóc ngách trong nhà làm cho căn nhà em ở luôn tràn ngập hương hoa”.
Giải pháp 5: Hướng dẫn học sinh thực hành sử dụng biện pháp nhân hóa.
Bài tập đặt câu
Để các em có kĩ năng sử dụng thành thạo nhân hóa trong viết văn miêu tả, giáo viên cần chú trọng rèn cho học sinh cách đặt câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa qua các bài tập đặt câu:
VD: Bài 4: (SGK TV trang 79): Đặt 1 – 2 câu về con vật hoặc cây cối, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá
M: Nàng hoa mai thật là xinh đẹp!
+ Giáo viên phân tích câu mẫu, giúp học sinh nhận biết được sự vật được nhân hóa và từ ngữ nhân hóa trong câu. (Nàng hoa mai, xinh đẹp)
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại phần bài học của biện pháp nhân hóa. Sau đó hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập 4 theo kĩ thuật khăn trải bàn (nhóm 4): Mỗi cá nhân viết 1 -2 câu vào giấy nhớ, sau đó chia sẻ với các bạn trong nhóm.
Bài tập viết đoạn
Trong mỗi tiết học Tiếng Việt: Viết viết bài văn miêu tả, tôi luôn kiên trì hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng biện pháp nghệ thuật giúp học sinh từng bước, từng bước viết văn miêu tả ngày càng hay và đạt hiệu quả tốt.
VD: Khi cho học sinh viết đoạn văn miêu tả cây cối
Bạn Bích Ngọc đã viết như sau: “Thân cây to, đầy những nốt sần màu nâu thẫm. Tán lá xòe rộng, từng tán đan vào nhau, che mát cho góc sân. Lá bàng to, rộng, dày và xanh bóng”.
Đoạn văn của học sinh đã tả được tương đối cụ thể hình dáng của cây bàng, song cần tả chân thực và sinh động hơn. Tôi gợi ý học sinh cách sửa:
+ “Cây bàng” có thể dùng từ gì để thể hiện được sự yêu quý, kính trọng của học sinh với cây bàng? (bác)
+ Hình dáng của cây bàng như thế nào?
+Sờ lên những vết sần khiến em liên tường đến điều gì? (Vết sẹo của con người)
+ Những “tán lá” giúp em liên tưởng đến bộ phận nào của con người? (Cánh tay chắc khỏe).
+ Bích Ngọc đã biết cách sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, cũng như sử dụng nhiều giác quan khi quan sát cây bàng. Nhờ đó, mà bài văn của em sinh động và hay hơn rất nhiều.
Trong mỗi tiết học Tiếng Việt: Viết viết văn miêu tả, tôi luôn kiên trì hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng biện pháp nghệ thuật giúp học sinh từng bước, từng bước viết văn miêu tả ngày càng hay và đạt hiệu quả tốt.
Tính mới, tính sáng tạo
Tính mới
Năm học 2023- 2024 học sinh lớp 4 tiếp tục được tiếp cận với chương trình GDPT 2018. Lên lớp 4 tiết Tiếng Việt: Viết đòi hỏi cao hơn về kĩ năng viết đoạn văn, bài văn. Để bài văn thêm sinh động, hấp dẫn và giàu hình ảnh, cảm xúc học sinh cần vận dụng các biện pháp nghệ thuật và nhất là biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
Để có được những giờ học Tiếng Việt đạt hiệu quả. Mỗi người giáo viên cần phải lựa chọn các phương pháp hình thức dạy học phù hợp với đặc điểm, tình hình
cụ thể của lớp mình. Trong quá trình nghiên cứu của mình tôi luôn vận dụng những phương pháp dạy học phù hợp nhất.
Sau quá trình thực hiện và đưa vào thực tế trong phạm vi đề tài ở tiết Tiếng Việt: Viết văn miêu tả lớp 4, tôi nhận thấy các em học sinh của lớp mình có nhiều tiến bộ. Tình trạng học sinh làm lạc đề, sai lỗi về chính tả, dùng từ đặt câu... đã giảm rõ rệt. Nhiều học sinh biết cách sử dụng những biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa làm cho bài văn trở nên sinh động và giàu hình ảnh. Bên cạnh đó các em còn biết làm văn có cảm xúc hơn, từ việc ngại viết văn các em đã hứng thú làm văn hơn, đặc biệt với văn miêu tả. Các em còn được bồi dưỡng tính thẩm mỹ, khéo tay thông qua việc lập sơ đồ tư dung trong từng bài học. Và một ý nghĩa quan trọng hơn nữa là đã bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, giúp tâm hồn các em ngày thêm trong sáng phù hợp với mục tiêu chương trình GDPT 2018.
Đó là những điểm mới mà các biện pháp trước đây chưa thực hiện được. Với thực tế trên, một lần nữa khẳng định được những nổi trội của các biện pháp mà tôi áp dụng đã mang lại hiệu quả khả quan với giáo viên, học sinh tại trường.
Tính sáng tạo
Biện pháp này đã nâng cao được chất lượng dạy viết văn cho học sinh lớp 4; giúp giáo viên vận dụng vào cho từng trường hợp cụ thể. Đồng thời, giúp học sinh hoàn thành yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của môn học và phát huy được tính tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực của học sinh. Giúp học sinh hình thành kĩ năng
làm văn từ đơn giản đến phức tạp. Học sinh được rèn kĩ năng viết, biết miêu tả một số đặc điểm nổi bật của một sự vật cụ thể theo yêu cầu, biết viết câu văn đúng ngữ pháp, rõ ý; biết sử dụng những từ ngữ sát nghĩa, có tác dụng gợi tả, gợi cảm khi
viết văn. Giúp giáo viên có ý thức trú trọng đến cách thay đổi phương pháp dạy học tích cực, thay đổi cách đánh giá học sinh, phong cách, khả năng diễn đạt trong từng giờ dạy.
Đề tài đang trong quá trình nghiên cứu và thực hiện bước đầu có hiệu quả khả quan. Vì vậy đề tài có khả năng ứng dụng và triển khai cho tất cả giáo viên khối lớp Bốn trong đơn vị cùng thực hiện và từng lúc bổ sung để việc dạy học viết đoạn văn, bài văn cho học sinh lớp Bốn chương trình mới 2018 đạt hiệu quả cao. Đây là cơ sở làm nền tảng cho các em học tốt phân môn Viết ở các lớp cuối bậc Tiểu học.
Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng, nhân rộng
Biện pháp là chìa khóa giúp giáo viên có nhận thức đúng và đầy đủ về dạy Tiếng Việt: Viết ở lớp 4, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ở Tiểu học. Đồng thời rút kinh nghiệm cho bản thân và đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy học sinh. Tôi đã áp dụng vào dạy cho học sinh lớp 4C và tôi thấy đã thu được kết quả khả quan, học sinh hào hứng học tập. Các biện pháp mà tôi đã vận dụng rất dễ thực hiện, áp dụng được cho tất cả những giáo viên đang dạy học Tiếng Việt: Viết trong huyện và trong thành phố.
Hiệu quả thu được khi áp dụng giải pháp
a) Hiệu quả kinh tế
Vận dụng các biện pháp trên tôi thấy có thể phát huy được hết những giá trị của các sở vật chất mà trường trang bị cho các lớp như máy tính, máy chiếu, ti vi tránh lãng phí hoặc sử dụng không hiệu quả các cơ sở vật chất hiện có.
b. Hiệu quả về mặt xã hội
Các em đã biết diễn đạt rõ ràng mạch lạc những suy nghĩ, cảm xúc của mình, biết chọn những chi tiết độc đáo, nổi bật, viết câu giàu hình ảnh, biết sử dụng biện pháp nhân hoá khi miêu tả.
Nhìn chung các em không ngại làm văn như trước nữa, các em đã có sự ham mê học tập, sự quan sát tinh tế, cách cảm nhận, rung động, thẩm mỹ trước cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống đang diễn ra.
Đa số, các em đã biết sử dụng hiệu quả biện pháp nghệ thuật nhân hóa vào viết văn miêu tả. Bước đầu vết tốt các câu, các đoạn có hình ảnh nhân hóa. Cụ thể sau khi thực nghiệm, tôi đã tiến hành điều tra kết quả học tập của học sinh qua:
Bảng khảo sát hiệu quả khai thác và sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa của học sinh lớp 4C trường Tiểu học Trường Thọ trước và sau khi áp dụng biện pháp:
Tiêu chí
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Học sinh yêu thích, đam mê viết văn
12/39
30 %
39/39
100%
Học sinh biết cách đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa.
20 /39
51 %
36/39
92 %
Học sinh biết lồng ghép phép nhân hóa giúp đoạn văn trở nên cảm xúc, mềm mại hơn
9/39
23 %
30/39
77 %
Thông qua bảng khảo sát, ta nhìn thấy kết quả khai thác và sử dụng biện pháp tu từ (nhân hóa) của học sinh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể:
+Tỷ lệ học sinh trở nên yêu thích, đam mê với môn Tiếng Việt: Viết 100%
+Tỷ lệ học sinh biết đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa tăng từ 51% lên 92%.
+ Tỷ lệ học học sinh biết kết hợp phép nhân hóa khi làm văn miêu tả là 77 %, tăng 54% so với trước khi áp dụng biện pháp.
c. Giá trị làm lợi khác

File đính kèm:

  • docxmo_ta_skkn_huong_dan_hoc_sinh_khai_thac_va_su_dung_bien_phap.docx
  • pdfMô tả SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa nhằm nâng cao chất.pdf