Mô tả SKKN Dạy học Tập đọc Lớp 2 theo định hướng phát triển năng lực
Hiện nay, khi dạy học Tập đọc lớp 2, GV thường dựa vào hướng dẫn trong sách giáo viên (SGV) theo quy trình như sau:
- Kiểm tra bài cũ
- Dạy bài mới:
+ Giới thiệu bài
+ Luyện đọc: GV đọc mẫu toàn bài, luyện đọc từng câu (kết hợp tìm hiểu nghĩa của từ), luyện đọc đoạn bài
- Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Luyện đọc lại/ học thuộc lòng (nếu sách giáo khoa (SGK) yêu cầu)
- Củng cố, dặn dò
Từ thực tế dạy học trên, việc dạy học tập đọc cũng đã góp phần thực hiện được mục tiêu dạy học Tập đọc ở lớp 2, cụ thể là:
- Phát triển kĩ năng đọc, nghe và nói của học sinh (HS)
- Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của HS về cuộc sống
- Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng; tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống; hứng thú đọc sách và yêu Tiếng Việt.
Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy và qua dự giờ thăm lớp, chúng ta còn nhận thấy một số vấn đề bất cập sau đây:
- Do HS quá quen với quy trình dạy học Tập đọc của GV nên đôi khi các em còn nhàm chán, chưa tập trung vào bài học nên chưa hiểu bài, chưa đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng của môn Tập đọc.
- Chưa phát triển được năng lực giao tiếp và hợp tác của HS
- Chưa phát triển được năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS
- Chưa thực sự phát huy được các năng lực tự chủ và tự học của HS. Các em chưa trở thành người đọc độc lập, tự đọc - hiểu được các văn bản, truyện đọc ngoài SGK
- Chưa phát triển được năng lực đọc hiểu của HS
Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô tả SKKN Dạy học Tập đọc Lớp 2 theo định hướng phát triển năng lực

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do Thường trực HĐ ghi):........................................................ 1. Tên sáng kiến: Dạy học Tập đọc lớp 2 theo định hướng phát triển năng lực. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn tiểu học 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Thực trạng của việc dạy học Tập đọc cho học sinh lớp 2 trong phân môn Tập đọc. Hiện nay, khi dạy học Tập đọc lớp 2, GV thường dựa vào hướng dẫn trong sách giáo viên (SGV) theo quy trình như sau: - Kiểm tra bài cũ - Dạy bài mới: + Giới thiệu bài + Luyện đọc: GV đọc mẫu toàn bài, luyện đọc từng câu (kết hợp tìm hiểu nghĩa của từ), luyện đọc đoạn bài - Hướng dẫn tìm hiểu bài - Luyện đọc lại/ học thuộc lòng (nếu sách giáo khoa (SGK) yêu cầu) - Củng cố, dặn dò Từ thực tế dạy học trên, việc dạy học tập đọc cũng đã góp phần thực hiện được mục tiêu dạy học Tập đọc ở lớp 2, cụ thể là: - Phát triển kĩ năng đọc, nghe và nói của học sinh (HS) - Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của HS về cuộc sống - Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng; tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống; hứng thú đọc sách và yêu Tiếng Việt. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy và qua dự giờ thăm lớp, chúng ta còn nhận thấy một số vấn đề bất cập sau đây: - Do HS quá quen với quy trình dạy học Tập đọc của GV nên đôi khi các em còn nhàm chán, chưa tập trung vào bài học nên chưa hiểu bài, chưa đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng của môn Tập đọc. - Chưa phát triển được năng lực giao tiếp và hợp tác của HS - Chưa phát triển được năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS - Chưa thực sự phát huy được các năng lực tự chủ và tự học của HS. Các em chưa trở thành người đọc độc lập, tự đọc - hiểu được các văn bản, truyện đọc ngoài SGK - Chưa phát triển được năng lực đọc hiểu của HS 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 3.2.1. Mục đích của giải pháp: Sáng kiến nhằm đưa ra một số giải pháp góp phần hình thành và phát triển năng lực học tập của HS khi học Tập đọc ở lớp 2. 3.2.2. Nội dung giải pháp: Dạy học Tập đọc lớp 2 theo định hướng phát triển năng lực mà chúng tôi đã áp dụng, đã góp phần khắc phục được những hạn chế khi dạy học Tập đọc mà còn giúp HS hình thành và phát triển một số năng lực cho HS, cụ thể như sau: - Những năng lực chung: + Năng lực tự chủ và tự học: giúp học sinh trở thành người đọc độc lập, tự đọc - hiểu các văn bản, truyện đọc ngoài SGK + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua việc trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc, việc liên hệ thực tế của GV đã giúp HS vận dụng những nội dung đã học vào thực tế để giải quyết những vấn đề trong đời sống có liên quan + Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua việc đọc trong nhóm, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi, rút ra nội dung bài học đã giúp HS phát triển kĩ năng giao tiếp và hợp tác. - Năng lực đặc thù của môn Tiếng Việt - năng lực đọc, năng lực đọc - hiểu: + Đọc đúng, rõ ràng câu, đoạn, toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, phẩy, giữa các cụm từ. + Đọc hiểu được nội dung câu chuyện, hiểu được ý nghĩa của câu chuyện Để giờ học tập đọc theo định hướng phát triển năng lực, GV cần quan tâm đến các hoạt động: trước khi học, trong khi học và sau khi học và cũng phải đảm bảo một số yêu cầu sau: - Đảm bảo thực hiện mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng của tiết học - Đảm bảo dạy học phù hợp với đăc trưng thể loại văn bản. - Đảm bảo phát triển năng lực đọc hiểu cho HS - Đảm bảo dạy học theo định hướng lấy HS làm trung tâm: HS là chủ thể chủ động, tích cực hoạt động; GV là người tổ chức, hướng dẫn, gợi mở cho HS. Ví dụ: Dạy học Tập đọc theo định hướng phát triển năng lực. Bài: Con chó nhà hàng xóm - Tiếng Việt 2, Tập 1, trang 128, 129 I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa những cụm từ dài. - Biết đọc phân biệt giọng kể, giọng đối thoại. 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới - Hiểu nghĩa các từ chú giải - Nắm được diễn biến của câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Qua một ví dụ đẹp về tình thân giữa một bạn nhỏ với con chó nhà hàng xóm, nêu bật vai trò của các vật nuôi trong đời sống tình cảm của trẻ em. 3. Phát triển năng lực học sinh: năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực tự học và giải quyết vấn đề. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK - Một số mẫu truyện kể về vật nuôi trong nhà III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A. Hoạt động trước giờ học: (yêu cầu HS chuẩn bị từ tiết học trước) - Hoạt động này nhằm giúp HS huy động được các kiến thức, kĩ năng sẵn có của mình thông qua việc tìm tòi những tư liệu liên quan đến bài học, đọc văn bản để có những nhận định ban đầu về văn bản. - GV yêu cầu HS tìm hiểu một số nội dung liên quan đến bài đọc: HS kể tên các con vật nuôi gần gũi với con người; tìm hiểu về đặc điểm loài chó; tìm thêm những câu chuyện kể về loài chó, chuyện kể vế các con vật nuôi trong nhà. - GV định hướng cho HS cách đọc bài trước ở nhà: đọc rõ ràng, trôi chảy, đúng tốc độ, đọc phân biệt được giọng kể và giọng nhân vật. B. Hoạt động trong giờ học: 1. Khởi động: - GV yêu cầu HS kể tên các con vật nuôi gần gũi với con người: (chó, mèo, vẹt, khướu, gà,...) - Hỏi HS về đặc điểm của loài chó: (thông minh, trung thành,...) 2. Hoạt động đọc thành tiếng: thực hiện tương tự như quy trình hướng dẫn trong SGV. - GV đọc mẫu toàn bài. - Đọc nối tiếp câu - Đọc nối tiếp đoạn - Đọc đoạn trong nhóm - Thi đọc đoạn - Đọc toàn bài Lưu ý: Ở mỗi hoạt động đọc, GV đều nêu yêu cầu, mục tiêu của hoạt động đọc. Chú ý kĩ phần nhận xét, sửa sai của HS và GV nhằm giúp HS đạt được mục tiêu đọc. Sau phần đọc đoạn trong nhóm của HS, trước khi GV kiểm tra, GV có thể cho HS nhận xét lẫn nhau giữa những HS. 3. Hoạt động đọc hiểu (Tìm hiểu bài): Tổ chức hoạt động đọc hiểu theo đúng đặc trưng của văn bản truyện (tổ chức cho HS làm việc cá nhân, trao đổi nhóm/ trước lớp) - Mở đầu câu chuyện - Giới thiệu nhân vật (Đoạn 1): Câu hỏi 1 : Em biết gì về Bé và Cún Bông ? (HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi) - Diễn biến câu chuyện (Đoạn 2, 3, 4): Câu hỏi 2: Việc gì đã xảy ra với Bé? Cún đã giúp Bé như thế nào khi Bé bị thương ? (1 HS đọc thành tiếng đoạn 2 trước lớp, sau đó mời HS trả lời câu hỏi) Câu hỏi 3: Những ai đến thăm Bé? Vì sao Bé vẫn buồn ? (HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi) Câu hỏi 4: Cún đã làm cho Bé vui như thế nào? (1 HS đọc thành tiếng đoạn 4 trước lớp, sau đó mời HS trả lời câu hỏi) - Kết thúc câu chuyện (Đoạn 5): Câu hỏi 5: Bác sĩ nghĩ rằng Bé mau lành là nhờ ai ? Vì sao em biết? (HS thảo luận nhóm đôi 2 phút, sau đó GV mời đại diện các nhóm trả lời ) - Rút ra ý nghĩa câu chuyện: Qua câu chuyện về tình bạn giữa Bé và Cún Bông, em hiểu được điều gì? (GV cho HS thảo luận nhóm đôi 2 phút, ghi nội dung trả lời vào mảnh giấy nhỏ, sau đó chia sẻ trước lớp) Câu hỏi 6: Nếu được đặt tên khác cho câu chuyện, em sẽ đặt tên gì? (HS suy nghĩ cá nhân, trả lời trước lớp) 4. Hoạt động Luyện đọc lại: - GV hướng dẫn HS đọc phân vai toàn bộ câu chuyện theo các vai: người dẫn chuyện, Bé, mẹ của Bé. - GV gợi ý giọng đọc: Người dẫn chuyện (giọng kể chậm rãi); giọng của mẹ Bé: âu yếm, lo lắng; giọng của Bé: buồn bã. 5. Hoạt động vận dụng: Cùng trao đổi trước lớp về chủ đề "Thú cưng" - Ở nhà, em thường chơi với con vật nào? - Em chăm sóc và yêu thương nó như thế nào? - HS giới thiệu tên câu chuyện về con vật nuôi trong nhà mà em biết. Ngoài ra, GV còn giới thiệu thêm một số câu chuyện về vật nuôi trong nhà mà mình sưu tầm được. C. Hoạt động sau giờ học: 1. Hoạt động đọc mở rộng: - GV gợi ý HS đọc hiểu 1, 2 câu chuyện ngắn, ngoài SGK mà các em vừa giới thiệu trước lớp vào các giờ ra chơi hoặc luyện đọc ở nhà; chia sẻ lẫn nhau về những câu chuyện mà mình sưu tầm được. - GV có thể cho HS mượn đọc một số câu chuyện về vật nuôi trong nhà mà mình sưu tầm được. 2. Thực hành vận dụng vào thực tế: - HS chia sẻ nội dung câu chuyện vừa học với bạn bè, người thân - Đối xử tốt với các con vật nuôi trong nhà. - Thực hành chăm sóc các con vật nuôi trong nhà. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Các giải pháp mà sáng kiến nêu ra có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 2. Ngoài ra, các giải pháp này cũng có thể áp dụng trong dạy học phân môn Tập đọc ở tất cả các khối lớp khác trong tất cả các trường tiểu học. Qua đó góp phần khắc phục những hạn chế trong dạy học Tập đọc, hình thành và phát triển năng lực cho HS, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Tập đọc nói riêng cũng như môn Tiếng Việt nói chung. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được khi áp dụng giải pháp: Sau khi áp dụng các giải pháp mà sáng kiến đã nêu, bản thân nhận thấy một số hiệu quả và lợi ích thu được là: - Giờ học diễn ra sôi nổi hơn. HS chủ động, hào hứng trong học tập, tích cực tham gia xây dựng bài. - Góp phần hình thành và phát triển một số năng lực cho HS: năng lực đọc, đọc - hiểu văn bản, năng lực tự học và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác,... - HS bước đầu có ý thức tự giác tìm đọc các văn bản truyện tương tự ngoài SKG. Từ đó góp phần rèn luyện và nâng cao kĩ năng đọc cho các em. - Rèn cho HS thái độ ham thích đọc sách. Từ đó mở rộng vốn tri thức, vốn sống cho các em. - Nâng cao hiệu quả dạy học Tập đọc lớp 2 nói riêng và dạy học Tiếng Việt nói chung. 3.5. Tài liệu kèm theo: Không có Mỏ Cày Bắc, ngày 6 tháng 1 năm 2020 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%)đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả nếu có) 1 Bùi Thị Hằng Em 15/10/1988 TrườngTH Khánh Thạnh Tân 2 Giáo viên Đại học 100% Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị công nhận sáng kiến: Dạy học Tập đọc lớp 2 theo định hướng phát triển năng lực. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: chuyên môn tiểu học. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 12/8/2019 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khánh Thạnh Tân, ngày 6 tháng 1 năm 2020 Người nộp đơn Bùi Thị Hằng Em
File đính kèm:
mo_ta_skkn_day_hoc_tap_doc_lop_2_theo_dinh_huong_phat_trien.doc