Mô tả Sáng kiến kinh nghiệm Dạy môn Tập đọc cho học sinh Lớp 4

Khi soạn giảng, chúng ta cần xác định được mục tiêu của nội dung bài dạy, xác định rõ thể loại văn bản để tìm ra giọng đọc phù hợp với văn bản đó. Chúng ta luyện đọc mẫu ở nhà, có ý thức tự điều chỉnh mình đọc đúng hơn, hay hơn, nếu có thể ta sử dụng máy ghi âm ghi lại giọng đọc của mình điều này sẽ giúp mình phát hiện ra các nhược điểm để tự mình điều chỉnh, sửa chữa. Biết phối hợp nhịp nhàng lời mô tả giọng đọc với làm mẫu, có sự hài hòa giữa những lời yêu cầu chỉ dẫn về cách đọc và khả năng biểu diễn những yêu cầu chỉ dẫn này bằng giọng đọc mẫu diễn cảm của giáo viên.

Ngoài ra, giáo viên cũng dự tính được lỗi học sinh mắc phải trong bài để đưa ra cách chữa lỗi hay nhất. Và trong giờ dạy tập đọc, chúng ta không bắt ép học sinh phải đọc theo một phương ngữ nhất định khi mà phương ngữ các em có được khác với phương ngữ mà cô yêu cầu.

doc 11 trang Thu Nga 03/04/2025 170
Bạn đang xem tài liệu "Mô tả Sáng kiến kinh nghiệm Dạy môn Tập đọc cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô tả Sáng kiến kinh nghiệm Dạy môn Tập đọc cho học sinh Lớp 4

Mô tả Sáng kiến kinh nghiệm Dạy môn Tập đọc cho học sinh Lớp 4
máy, ngọ nguậy, tưng tưng ”. Còn những câu cảm: “ Ôi chao đôi giày mới đẹp làm sao!” được đọc với giọng trầm trồ thán phục. 
* Cách chữa về lỗi thể hiện ngữ điệu xuống (hạ xuống): thường dùng để kết thúc câu kể (câu thường thuật). Vì đường ranh giới câu không chỉ thể hiện ở chỗ ngừng mà còn ở ngữ điệu kết thúc đi xuống. Nếu ta không hạ gọng ở cuối mỗi câu sẽ không tạo ra sự luân chuyển nhịp nhàng cao độ của các câu. Vì vậy khi đọc chóng bị mệt và người nghe khó theo dõi. Ngoài ra, ngữ điệu xuống thường dùng để đọc lời tác giả trong những văn bản xen lẫn lời tác giả và lời nhân vật, nhất là khi lời tác giả lọt vào những lời nhân vật. 
* Cách chữa lỗi về lên giọng: Khi đọc câu hỏi cần phải lên giọng. 
- Ví dụ: Có câm mồm không? phải cao giọng ở cuối câu. Tuy nhiên những câu hỏi kết thúc về ngữ khí thì không lên giọng. 
- Ví dụ: Chúa đã xơi “Mầm đá” chưa ạ ? 
3.4. Luyện tập về tốc độ đọc: Để chữa lỗi về thể hiện tốc độ tôi hướng dẫn: 
 Khi đọc những văn bản có nội dung miêu tả một công việc dồn dập khẩn trương thì phải đọc nhịp nhanh. Nhưng không có nghĩa là các em phải đọc một cách liến thoắng mà đọc với tốc độ nhanh hơn bình thường để người nghe có thể theo dõi được. 
Ví dụ: Nỗi dằn vặt của An drây - ca
 “ Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn, con vội chạy một mạch đến cửa hàng/ 
mua thuốc/ rồi mang về nhà.” 
 Khi đọc những văn bản có cảm xúc phấn khởi tự hào cần thể hiện tốc độ không quá chậm.
 Là một bài văn xuôi trữ tình, chan chứa cảm xúc cần phải được đọc chậm. Đọc với tốc độ chậm là chậm so với mức bình thường chứ không phải các em đọc chậm từng tiếng một,sẽ làm cho người nghe hiểu sai về nội dung văn bản. 
3.5. Luyện tập về cường độ:
 Tôi đã phải tập cho tất cả học sinh trong lớp mình có thói quen đọc đúng cường độ nghĩa là phải đọc đủ lớn để cho cả lớp và cô giáo có thể nghe được. Tôi giáo dục cho học sinh hiểu được tác hại của việc đọc quá nhỏ, cô và các bạn sẽ không theo dõi được, mà không theo dõi được thì không thể sửa sai cách đọc cho chúng ta được. 
3.6. Luyện tập về cao độ:
 Như đã nêu ở phần cách chữa lỗi về ngữ điệu ở mỗi loại kiểu câu lại có một ngữ điệu lên, xuống khác nhau. Tuy nhiên vẫn tồn tại trường hợp ngoại lệ. 
- Ví dụ: Có câu hỏi nhưng khi đọc không cần lên giọng ở cuối câu. Chẳng hạn khi đọc: “Bầm ơi, có rét không Bầm?”
 Đây là kiểu câu hỏi nhưng khi đọc ta không lên giọng ở cuối câu mà lại hạ giọng ở cuối câu. Vì đây là câu hỏi thể hiện sự trăn trở của người con nơi chiến trận đang nghĩ về người mẹ yêu quý của mình, một câu hỏi không cần có câu trả lời. Như vậy tùy thuộc vào từng văn bản cụ thể mà hướng dẫn học sinh thể hiện đúng cao độ. 
* Trên đây là các bước luyện đọc đúng, đọc lưu loát văn bản. 
Giải pháp 4: Luyện đọc diễn cảm: 
4.1. Cung cấp mẫu : giúp học sinh tri giác các chỉ số âm thanh của bài đọc một cách cụ thể, từ đó có ý thức luyện tập theo mẫu. 
 Để thực hiện tốt bước này, cần tuân thủ các yêu cầu: giọng đọc mẫu thể hiện chính xác các chỉ số âm thanh, phù hợp với nội dung bài đọc, phô diễn được cảm xúc mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc một cách sáng tạo. Trong thực tế, chúng ta thường đọc mẫu. Tuy nhiên, để tăng hứng thú cho học sinh trong giờ học, chúng ta cần thể hiện mẫu bằng nhiều đối tượng hoặc phương tiện khác nhau (GV / HS khá giỏi / băng hình, băng tiếng, .... ) Khi đọc mẫu hoặc cung cấp mẫu, chúng ta lưu ý vị trí thích hợp để cả lớp theo dõi, quan sát mẫu tốt; cần tạo không khí học tập, tâm thế cho học sinh trước khi đọc mẫu (thái độ của học sinh biết chờ đợi nghe giọng đọc mẫu, im lặng, trật tự,...).
 4.2. Phân tích các chỉ số âm thanh của giọng đọc mẫu : giúp học sinh hiểu rõ các yêu cầu trong giọng đọc mẫu một cách có ý thức, từ đó tránh bắt chước giọng đọc mẫu một cách máy móc.
 Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của học sinh và nội dung dạy học (thuộc
 bình diện ngữ âm - cái biểu hiện của ngôn ngữ), chúng ta lưu ý phân tích các chỉ số âm thanh kết hợp việc thể hiện giọng đọc để việc phân tích giúp học sinh hình dung cách đọc một cách cụ thể; cách phân tích cần dễ hiểu, không dùng thuật ngữ ngôn ngữ học nhằm phù hợp với nhận thức mang tính trực quan, cụ thể của học sinh. Khi phân tích, tôi tránh hiện tượng áp đặt, nên hé mở định hướng để học sinh có ý thức tái tạo giọng đọc theo cảm xúc của bản thân một cách tốt nhất. Chúng ta cần quy định hệ thống kí hiệu đánh dấu các chỉ số âm thanh cụ thể của bài đọc (lên giọng, xuống giọng, nhấn giọng,...). Trong thực tế, tôi thường sử dụng hệ thống kí hiệu sau: / : chỗ ngắt giọng, // : chỗ ngừng giọng, : chỗ lên giọng, :: chỗ xuống giọng, 
= = = : chỗ đọc chậm, === : chỗ đọc nhanh, X : chỗ nhấn giọng,... ; nên chọn đoạn tiêu biểu - chứa các trường hợp khó đọc hoặc thể hiện cảm xúc, tư tưởng cao của tác phẩm.
 Ví dụ: Bài ‘‘Hoa học trò’’ nên chọn đoạn ‘‘ Phượng không phải là một đóa. . . đậu khít nhau’’ vì đoạn này chứa nhiều câu có ngữ điệu khác nhau, chứa nhiều từ biểu cảm cần nhấn giọng . . . 
 Khi phân tích, tôi tổ chức lớp học bằng nhiều hình thức khác nhau: cá nhân, nhóm, tập thể lớp,... và nên phân công các nhóm, các cá nhân từng nội dung cụ thể để đảm bảo thời gian bài học, giờ học (trở lại ví dụ trên, chúng ta nên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu từng nhóm thực hiện các nhiệm vụ khác nhau : ví dụ trên có thể phân chia : nhóm 1 : xác định cách ngắt nhịp / phát hiện, đánh dấu các từ ngữ cần nhấn giọng, lên giọng, xuống giọng,....; nhóm 2 : xác định tốc độ đọc câu; để có cơ sở khoa học, việc phân tích cần gắn với việc tìm hiểu bài đọc (gắn với các câu hỏi: Vì sao tốc độ giọng đọc phải nhanh / chậm ? ...) 
4.3. Luyện theo giọng đọc mẫu : giúp học sinh rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm theo định hướng của mẫu. Bước này chiếm nhiều thời gian và được xem là trọng tâm của biện pháp luyện đọc theo mẫu. Cường độ luyện tập ở bước này cao giúp học sinh ghi nhớ và vận dụng tốt mẫu đã được nghe và phân tích. Để tránh nhàm chán đối với học sinh khi phải luyện tập nhiều, hình thức luyện tập cần phong phú (cá nhân, nhóm, thi đọc, đọc nối tiếp,...). Khi luyện tập cần bảo đảm thời gian của giờ học, mục tiêu của bài học. Thực hiện bước này bằng các thao tác cơ bản : chọn hình thức tổ chức luyện tập (cá nhân/ nhóm / tập thể); giao nội dung luyện tập; tổ chức luyện tập. 
4.4. Nhận xét, sửa chữa, điều chỉnh, khái quát hóa về cách đọc của bài đọc : Việc làm này giúp học sinh điều chỉnh, sửa chữa, ý thức sâu sắc về cách đọc diễn cảm bài đọc. Trong thực tế, bước này thường kết hợp với bước 3; chúng ta nên tổ chức nhận xét điều chỉnh theo nhóm hoặc tập thể lớp. Cách thức thực hiện bước này thường là: tổ chức nhận xét, điều chỉnh; khái quát về yêu cầu bài đọc. 
 Việc phân tích các bước trong quy trình sử dụng phương pháp luyện theo mẫu khi vận dụng vào qúa trình luyện đọc diễn cảm ở trên cho thấy, tôi không chỉ sử dụng phương pháp luyện theo mẫu một cách thuần túy mà đã linh hoạt kết hợp nhiều phương pháp khác (bước 2 đã vận dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp thực hành giao tiếp ,... ). Đối với học sinh lớp 4, tôi đã quan tâm bước 2, nếu làm tốt bước 2 sẽ tác động lớn đến kết quả luyện đọc của học sinh.
 Điều khó khăn của việc sử dụng phương pháp luyện theo mẫu trong quá 
trình luyện đọc diễn cảm là chuyển hóa kết quả tri giác từ mẫu (chất liệu âm thanh ngôn ngữ nghệ thuật) thành giọng đọc diễn cảm, vừa có tính tái tạo, vừa có tính sáng tạo của chính bản thân học sinh. Do vậy, bản thân muốn chia sẻ những kinh nghiệm về việc vận dụng phương pháp luyện theo mẫu trong luyện đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
Giải pháp 5: Vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học mới vào rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4
Ở phần luyện đọc diễn cảm tôi tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để các em tìm ra cách ngắt nghỉ, giọng đọc, cách đọc diễn cảmsau đó học sinh tự luyện đọc trong nhóm và sửa cho bạn. Sau khi học sinh luyện tốt trong nhóm, đại diện nhóm sẽ thể hiện trước lớp, các nhóm khác sẽ nhận xét bổ sung. Như vậy với việc tổ chức hoạt động nhóm học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức, giáo viên chỉ giúp đỡ khi còn vấn đề mà các em học sinh chưa thống nhất được. Tùy vào nội dung bài mà tôi có thể lựa chọn phương pháp học theo nhóm đôi, nhóm bốn,.... cho phù hợp.
Ví dụ: Bài :" Đôi giày ba ta màu xanh" 
Phần luyện đọc diễn cảm,tôi sẽ chia lớp theo nhóm 4, cho học sinh tự tìm cách đọc diễn cảm từng đoạn , cả bài . 
\ §o¹n 1: §äc giäng kÓ nhÑ nhµng , thÓ hiÖn ®­îc ­íc m¬ cña t¸c gi¶ . NhÊn giäng vµo c¸c tõ : Chao «i , ®Ñp lµm sao, «m s¸t , thon th¶
\ §o¹n 2: Giäng nhanh, vui h¬n khi thÓ hiÖn niÒm xóc ®éng, vui s­íng kh«n t¶ cña cËu bÐ Lái khi ®­îc tÆng ®«i giµy. NhÊn giäng ë tõ gîi t¶ gîi t¶: ngÈn ng¬, run run, mÊp m¸y, ngä nguËy, cét, ®eo vµo cæ, t­ng t­ng
\ Cả bài : Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng.Giọng của Lái ở đoạn 2 vui hơn khi ước mơ thỏa nguyện.
 Sau đó học sinh đọc trong nhóm. Học sinh khác lắng nghe và nhận xét sửa sai cho bạn.Giáo viên sẽ đi đến từng nhóm xem học sinh đọc và hỗ trợ nếu cần. Sau đó gọi đại diện nhóm đọc trước lớp.Các bạn trong lớp nghe , bình chọn bạn đọc hay nhất.Lưu ý phải đảm bảo tất cả học sinh được luyện đọc, giáo viên chú ý tương tác giữa thầy và trò, trò và trò.
 Khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào phần luyện đọc diễn cảm tôi nhận thấy các em đọc tiến bộ một cách rõ rệt. Các em được luyện đọc nhiều. Nhiều em đã đọc to, đọc lưu loát, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí, biết nhấn giọng vào các từ ngữ gợi tả ... Học sinh biết phân biệt lời kể và lời nói của nhân vật, đọc đúng các tên riêng nước ngoài. Để thay đổi hình thức tạo ra sự hứng thú với học sinh ngoài việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, tôi thường xuyên vận dụng phương pháp đọc phân vai.
 Tùy nội dung từng bài mà tôi lựa chọn áp dụng phương pháp này,nhằm khơi gợi cho học sinh sự tò mò, chủ động tự tìm ra cách đọc, sau đó nhập vai thể hiện. Ví dụ : Trong quán ăn “Ba cá bống”
- 4 Học sinh đọc phân vai: \ Người dẫn chuyện \ Ba-ra-ba
 \ Bu-ra-ti-nô \ Cáo A-li-xa
- Lời người dẫn chuyện phần đầu đọc chậm rãi, phần sau đọc nhanh hơn,đầy bất ngờ, li kì.
- Lời Bu-ra-ti-nô: thét, dọa nạt. 
- Lời lão Ba-ra-ba:lúc đầu hùng hổ, sau ấp úng khiếp đảm.
- Lời cáo A-li-xa: chậm rãi, ranh mãnh.
Nhấn giọng vào các từ ngữ : im thin thít, tống , sợ tái xanh, cầm cập, ấp úng, mười đồng tiền vàng, nộp ngay, đếm đi đếm lại, thở dài, lổm ngổm, há hốc 
III.2. Tính mới, tính sáng tạo
1. Tính mới
 Để có được những giờ học Tiếng Việt đạt hiệu quả. Mỗi người giáo viên cần phải lựa chọn các phương pháp hình thức dạy học phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể của lớp mình. Trong quá trình nghiên cứu của mình tôi luôn vận dụng những
 phương pháp dạy học phù hợp nhất. Một trong các phương pháp lựa chọn đó là thảo luận nhóm, cá nhân, thi đọc, đọc nối tiếp, đọc phân vai...
 Trong giờ tập đọc không còn việc giáo viên áp đặt. Học sinh được luyện đọc nhiều hơn trong nhóm, có kỹ năng nghe, nhận xét và sửa sai để hoàn thiện năng lực của bản thân, giúp bạn tiến bộ. Kỹ năng đọc diễn cảm của học sinh được cải thiện rõ rệt, lớp học không còn không khí nặng nề, trầm lắng trở nên sôi nổi và hào hứng.
 Việc đọc trong nhóm trở nên rất linh hoạt, nhóm 2, nhóm 4 bản thân các em tự tìm ra vấn đề khó với mình và tự luyện đọc trong nhóm, được các bạn góp ý chỉnh sửa để tiến bộ.
Ở phần luyện đọc diễn cảm, học sinh tự cảm nhận và đọc trong nhóm, không có sự áp đặt của giáo viên mà chỉ có sự tư vấn. Học sinh được phát huy năng lực cảm thụ văn học. Khi học sinh hợp tác với nhau trong nhóm rèn cho các em thói quen làm việc theo nhóm,có tác phong nhanh nhẹn,tinh thần đoàn kết nhất trí cao đặc biệt khả năng giao tiếp, tự tin trình bày ý kiến được cải thiện một cách rõ rệt.
2.Tính sáng tạo
 Với những biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh mà tôi đã áp dụng và đạt được kết quả khả quan, tôi thấy rằng để đạt được hiệu quả giờ lên lớp, học sinh đọc hay, đọc diễn cảm thì trước hết người giáo viên phải đọc diễn cảm. Bản thân mỗi giáo viên phải tích cực khắc phục những hạn chế về kĩ năng đọc của mình, thường xuyên luyện đọc diễn cảm để hướng dẫn học sinh đọc tốt. Khi dạy đọc cho học sinh, ta phải hết sức chú ý việc chữa lỗi phát âm cho học sinh, về cách ngắt giọng, về ngữ điệu, tốc độ đọc, cường độ, cao độ,... 
III.3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng 
 	Một số giáo viên trường Tiểu học Trường Thọ trong năm học 2022 - 2023 cũng cùng chia sẻ và áp dụng giải pháp này vào môn Tiếng Việt tại lớp của mình để giảng dạy, chất lượng môn Tiếng Việt đã được nâng cao một cách tích cực. Kết quả cho thấy học sinh có khả năng đọc diễn cảm của các em tốt hơn đầu năm học rất nhiều. Các em không chỉ đọc to, đọc đúng mà còn đọc hay. Điều này thể hiện
 trong bảng số liệu dưới đây:
Môn Tập đọc của lớp 4A Trường Tiểu học Trường Thọ 
Đầu năm
Cuối học kì 1
Đọc đúng
Đọc hiểu
 Đọc diễn 
 cảm
Đọc đúng
Đọc hiểu
Đọc diễn cảm
Tốt
Đạt
CĐ
Tốt
Đạt
CĐ
Tốt
Đạt
CĐ
Tốt
Đạt
CĐ
Tốt
Đạt
CĐ
Tốt
Đạt
CĐ
12
17
2
10
19
2
8
12
11
27
4
0
26
5
0
25
6
0
Như vậy tôi thấy biện pháp này không chỉ khả thi với lớp 4 của tôi mà có thể áp dụng có hiệu quả cao cho tất các cả lớp trường tôi nói riêng và tất cả cá c trường Tiểu học nói chung và nếu kiên trì thực hiện chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng việt nói chung và môn tập đọc nói riêng.
III.4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến 
 a. Hiệu quả kinh tế
Giải pháp tôi đưa ra hoàn toàn không tốn kém về mặt kinh tế nhưng đem lại hiệu quả thiết thực.Việc sử dụng một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 đã giúp các em có kỹ năng cảm thụ tốt nội dung bài, từ đó trau dồi vốn hiểu biết, lòng yêu quê hương đất nước con người Việt Nam.
b. Hiệu quả xã hội
 Phân môn Tập đọc trong Tiếng Việt là một trong những phân môn quan trọng bởi có đọc tốt thì mới học tốt Tiếng Việt.Thông qua đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm học sinh cảm thụ được cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ. Nó là chìa khoá đưa các em vào kho tàng văn hoá, khoa học, giúp các em nhận ra những tinh hoa của dân tộc đang được tàng trữ trong sách vở. Qua các bài tập đọc các em còn được đọc theo vai thì mới diễn tả cảm xúc, tình cảm, thái độ bộc lộ qua từng nhân vật trong tác phẩm hình thành cá tính riêng. Các em biết yêu các đẹp, biết bảo vệ sự chính nghĩa,... và ghét sự bất công trong xã hội.
c. Giá trị làm lợi khác
Sau khi đã áp dụng giải pháp nêu trên vào rèn đọc diễn cảm cho học sinh, tôi nhận thấy việc giảng dạy phân môn Tập đọc của mình đạt kết quả khá tốt. Các em có kỹ năng đọc to, đọc diễn cảm khá tốt. Nếu như trước đây kĩ năng đọc diễn cảm ở các em rất kém thì bây giờ khi đọc đoạn văn, bài văn, bài các em đã dần cảm thụ được nội dung của bài, đọc hay hơn, diễn cảm hơn. Các em không ngại khi đọc trong nhóm, đọc diễn cảm, đọc phân vai hay đứng lên nhận xét, chia sẻ với bạn bè... Do đó các em hứng thú say mê yêu văn học, yêu thích học tiếng Việt hơn, kĩ năng viết cũng nhanh hơn, đúng chính tả hơn. Đặc biệt các em còn biết liên hệ vận dụng khi viết văn .
CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
 SÁNG KIẾN
 Trường Thọ, ngày 5 tháng 12 năm 2022
 Tác giả
 Nguyễn Thị Luyến

File đính kèm:

  • docmo_ta_sang_kien_kinh_nghiem_day_mon_tap_doc_cho_hoc_sinh_lop.doc