Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 1 học tốt phân môn Kể chuyện trong chương trình GDPT 2018
Qua ba năm thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, trong quá trình dạy học cũng như qua thực tế tìm hiểu, đàm thoại, dự giờ của đồng nghiệp tôi nhận thấy phân môn Kể chuyện là một phân môn tương đối khó đối với các em lớp 1. Thực tế khi nói đến kể chuyện thì học sinh rất hứng thú, rất muốn học, muốn lắng nghe cô kể chuyện. Nhưng khi vào bài thực tế của tiết dạy thì tôi nhận thấy các em học sinh khá thụ động, dẫn đến tiết học không đạt hiệu quả cao.
Giáo viên thường truyền đạt tri thức có sẵn trong sách giáo khoa tới học sinh, nhiều khi còn mang tính áp đặt, gò bó. Giáo viên còn nói quá nhiều, các bước lên lớp chưa linh hoạt, sáng tạo; ít chú ý đến học sinh yếu vì các em này thường chậm, làm mất thời gian và làm giảm tiến độ của tiết dạy. Giáo viên sử dụng các phương pháp – kĩ thuật dạy học và các phương tiện dạy học chưa khoa học, hợp lý.
Đặc biệt các em học sinh lớp 1 rất tò mò, khao khát tìm hiểu và khám phá nhưng do các em mới bắt đầu tiếp xúc với chương trình học, vốn sống còn ít, vốn từ thể hiện còn chưa nhiều, khả năng ghi nhớ của các em chưa cao, chưa định hình rõ trong giao tiếp. Mặt khác, học sinh mới được làm quen với phân môn Kể chuyện ở đầu cấp nên các em còn nhiều bỡ ngỡ, chưa có phương pháp học tập khoa học và hợp lý.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 1 học tốt phân môn Kể chuyện trong chương trình GDPT 2018

c, có nhu cầu, biết cách học để có kiến thức. Giáo viên lúc này sẽ lui về là người quan sát, kiểm chứng và định hướng đưa các em đến mục tiêu của bài học. Ví dụ: Trong câu chuyện Ba cô con gái (TV1- tập 2, Tr 116) - Trong phần trả lời câu hỏi dưới tranh: Giáo viên lúc này sẽ hướng dẫn các nhóm tự đọc câu hỏi và thảo luận tìm ra câu trả lời. Điều này giúp các em chủ động trong việc kiếm thông tin để đưa ra quan điểm và câu trả lời của bản thân. Các nhóm khác có quyền nhận xét và bổ sung. + Tranh 1: Bà mẹ có mấy cô con gái? + Tranh 2: Khi bị ốm, bà mẹ nhờ ai đưa thư cho bà? + Tranh 3: Khi Sóc đưa thư cho cô cả, cô cả nói gì? + Tranh 4: Khi Sóc đưa thư cho cô hai, cô hai nói gì? + Tranh 5: Khi Sóc đưa thư cho cô út, cô út nói gì? + Tranh 6: Câu chuyện kết thúc như thế nào? Trong phần tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: Giáo viên cũng sẽ đưa ra câu hỏi và thời gian cho các nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến. + Câu chuyện Ba cô con gái khuyên các em điều gì? + Các nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến của nhóm mình giáo viên sẽ là người lắng nghe tổng hợp ý kiến của học sinh, đưa bài học cũng như ý nghĩ của câu chuyện và hướng tới những cái tốt đẹp, cái cần học qua câu chuyện, để các em vận dụng vào chính cuộc sống của các em. Các em là học sinh lớp 1 nên giáo viên cần tập cho học sinh làm quen dần với việc tự học, tự phát huy khả năng của bản thân để tìm ra kiến thức cho chính mình, việc tự tìm ra kiến khức sẽ giúp các em khắc sâu và nhớ lâu hơn. Điều này sẽ tạo tiền đề tốt cho các em học tiếp ở các lớp trên. * Giải pháp 6: Tích hợp dạy học kể chuyện vào các môn học khác Để học tốt môn kể chuyện thì người giáo viên cần biết tích hợp, lồng ghép phân môn kể chuyện vào một số phân môn học khác như: Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm, phân môn Học vần tập đọc, phần luyện tập hoặc phần vận dụng sau mỗi bài đọc. Nếu giáo viên biết cách lồng ghép kể chuyện vào các phân môn khác thì sẽ giúp học sinh mạnh dạn hơn, tự nhiên hơn, biết diễn đạt lời nói của mình tốt hơn và rõ ràng hơn. - Tích hợp với môn Học vần và bài tập đọc: Trong tiết học vần và bài tập đọc nếu như hướng dẫn học sinh đọc trôi chảy, không ngắc ngứ, không đánh vần, ngắt hơi đúng chỗ thì đã thể hiện được mục tiêu bài học. Ví dụ 1: Tập học vần: um – up (TV1 – tập 1, Tr 96-97). Để giúp học sinh thể hiện được mục tiêu bài tập đọc được đúng, hay thì ở phần học vần và luyện đọc lại giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thi đọc đúng đọc hay. Khi học sinh thể hiện đọc chôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ thì đã đã đặt được mục tiêu bài đọc từ đó giúp học sinh tự tin hơn khi đọc trước lớp. Ví dụ 2: Tập đọc bài: Cuộc thi không thành (TV1 – tập 2, Tr 128). Để giúp cho tiết kể chuyện được tốt hơn thì phần luyện đọc là hết sức quan trọng. Bởi biết đọc trôi chảy, không ngắc ngứ, không đánh vần, góp phần vào việc thể hiện được cảm xúc, khả năng nhập vai nhân vật tốt hơn. Người dẫn chuyện: Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, Nhân vật tôm: Giọng bình thản (Hai cậu phải quay đuôi về đích như mình) Nhân vật cá: Giọng hờn dỗi, không bằng lòng. (Không! hai cậu phải quay đầu về đích như tớ) Nhân vật cua: Giọng bướng bỉnh, khó chịu (Hai cậu phải quay ngang như tớ) - Tích hợp với môn Đạo đức: Ví dụ 1: Tiết 12: Em tự giác làm việc của mình (Tiết 2). Bài tập 4: Đóng vai theo tình huống: Việt đến nhà Minh để cùng học bài. Thấy Minh đang bọc vở, Việt bảo: Tớ bọc vở hộ cậu, còn cậu làm bài cho tớ. Minh sẽ ứng sử như thế nào? Sau khi cho học sinh thảo luận nhóm để chuẩn bị đóng vai tình huống thì đến phần trình bày trước lớp, giáo viên giúp học sinh thể hiện tình huống một cách tự tin về cử chỉ, điệu bộ phù hợp vớí lời nhân vật (tùy thuộc khả năng diễn xuất từng nhóm) như: Việt: Giọng thật thà. (Tớ bọc vở hộ cậu, còn cậu làm bài cho tớ) Minh: Nhẹ nhàng, quả quyết (Tớ muốn tự bọc vở, bài tập của cậu, cậu cần phải tự làm, như vậy cậu mới hiểu bài được, cậu chưa hiểu chỗ nào tớ có thể giúp cậu) Qua mỗi lần thể hiện, giáo viên đã giúp học sinh cách diễn đạt trước đông người. Từ đó làm cho các em tự tin hơn, diễn đạt tốt hơn và mang lại hiệu quả cao trong các tiết học khác.. - Tích hợp với môn hoạt động trải nghiệm: Ví dụ: Ở chủ đề 3: Nói lời yêu thương. Nhiệm vụ 4: Tặng thiệp yêu thương. Ở các tiết trước, giáo viên đã gợi mở, hướng dẫn cho học sinh biết nói những lời yêu thương, dành những lời yêu thương tặng cho những người thân yêu của mình thì ở nhiệm vụ 4 này, giáo viên hướng dẫn và cùng học sinh làm những tấm thiệp kèm theo những lời yêu thương dành cho người thân. Qua nhiệm vụ này giúp học sinh mạnh dạn chia sẻ sản phẩm tự làm bằng chính ngôn ngữ của các em, giúp các em nói lên những tình cảm của mình đối với người thân. Cũng trong chủ đề 3 “Nói lời yêu thương” giáo viên cũng có thể tổ chức cho học sinh thi hát “Hát các bài hát thể hiện tình yêu thương đối với những người mà em yêu quý”. Khi học sinh thể hiện bài hát mà mình thích trước lớp thì đã giúp các em tự tin trước đông người, biết hòa mình vào trong lời của bài hát và biết cách thể hiện bài hát bằng cử chỉ điệu bộ, nét mặt hoặc điệu múa phù hợp với bài hát đó. Ngoài tích hợp các môn ở trên ra chúng ta còn có thể lồng ghép ở một số môn học khác như: Mĩ thuật, âm nhạc, tự nhiên và xã hội, toán, các hoạt động giáo dục vui chơi ngoài giờ lên lớp bằng cách phân công nhóm trưởng quản lí và điều khiển các thành viên trong nhóm của mình tham gia tổ chức. Từ đó giúp học sinh tự tin hơn trước đông người, diễn đạt tốt hơn. Như vậy phân môn kể chuyện đã góp phần không nhỏ vào việc rèn kĩ năng nghe, nói, kể, diễn đạt của các em trong các môn học khác mà các em đã được tham gia học tập. 4.3.2. Đối với học sinh: Để một giờ dạy kể chuyện thành công thì sự chuẩn bị bài của các em học sinh trước khí đến lớp đóng góp một phần vô cùng quan trọng. Sau mỗi tiết học, giáo viên sẽ khuyến khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện vừa học cho người thân trong gia đình nghe và có thể xem trước tranh minh họa câu chuyện tuần sau, phỏng đoán xem chuyện gì đang diễn ra. Ví dụ: Truyện Hoa tặng bà (TV1 – Tập 1, Tr 52) . Khi dạy xong bài câu chuyện “Cây khế” giáo viên khuyến khích học sinh về kể lại câu chuyện “Cây khế” cho người thân trong gia đình cùng nghe. Các em có thể xem trước câu chuyện tuần sau có tên “Hoa tặng bà”. 4.3.3. Đối với phụ huynh học sinh. Gia đình, nhà trường và xã hội là ba yếu tố quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Lớp 1 là lớp đầu cấp và đây cũng là một bước ngoặt lớn quan trọng của các em học sinh. Điều đó đòi hỏi các em cần có sự quan tâm đặc biệt từ gia đình trong quá trình học tập. Bản thân tôi đã nắm bắt tương đối hoàn cảnh đời sống của người dân địa phương. Ngoài gặp gỡ tại các cuộc họp phụ huynh, tôi còn đến thăm nhà một số học sinh trao đổi và chia sẻ tầm quan trọng về cách dạy con học kể chuyện ở nhà nhằm giúp phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của phân môn kể chuyện trong môn Tiếng Việt. Bởi không ít phụ huynh vẫn còn coi trọng kiến thức như đọc, viết, tính toán nhiều hơn. Hơn nữa, phải cho phụ huynh nhận thấy được tầm quan trọng của phân môn Kể chuyện ngoài việc giáo dục cuộc sống còn giúp các em phát triển ngôn ngữ, khả năng diễn đạt, sự tự tin giúp các em học tốt các môn học khác. Khi phụ huynh đã nhận thức rõ được vị trí và vai trò của phân môn kể chuyện thì phụ huynh sẽ quan tâm hơn đến việc rèn luyện câu từ, ngôn ngữ nói trong cuộc sống hằng ngày cho con. Từ đó giúp các em tự tin trong giáo tiếp, là đã góp phần đạt mục tiêu của phân môn Kể chuyện. 4.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Những giải pháp nêu trên tôi áp dụng thành công trong dạy phân môn Kể chuyện tại khối lớp 1 trường Tiểu học Khôi Kỳ năm học 2023-2024 và đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc phát triển trí tuệ, tình cảm, đạo đức; Hình thành các năng lực và phẩm chất cho học sinh. Và tôi khẳng định rằng các giải pháp trên có thể áp dụng được cho tất cả học sinh lớp 1 của các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Đại Từ. 5. Những thông tin cần được bảo mật: Không 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Có thể nói, Kể chuyện là một phân môn lí thú, hấp dẫn ở trường Tiểu học. Mỗi tiết kể chuyện đi sâu vào tâm hồn ngây thơ của trẻ, thật sự thu hút sự chú ý, lắng nghe, sự suy ngẫm hồn nhiên của trẻ. Để các giải pháp này áp dụng có hiệu quả, theo tôi cần đảm bảo các điều kiện sau: Giáo viên cần nắm rõ mục tiêu, yêu cầu cần đạt của phân môn Kể chuyện trong chương trình học của học sinh, chuẩn bị chu đáo về kế hoạch dạy học, đồ dùng dạy học cho mỗi tiết học. Sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám hiệu, sự giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể về cả tinh thần và cơ sở vật chất. Giáo viên trực tiếp giảng dạy phải là người yêu nghề, có chuyên môn, nghiệp vụ, nhiệt tình, linh hoạt, trách nhiệm, năng học hỏi bù đắp những điểm thiếu sót để ngày càng hoàn thiện bản thân. Giáo viên luôn phải suy nghĩ thấu đáo, bình tĩnh trong mọi trường hợp, biết cách khích lệ, động viên học sinh, nắm bắt rõ tâm tư tình cảm cũng như hoàn cảnh của học sinh để kịp thời hỗ trợ và chia sẻ với các em. Học sinh cần phát huy tính tích cực, chủ động, tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. Phụ huynh học sinh cần quan tâm, chăm sóc tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con em mình về mặt tinh thần cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảođiều kiện cho việc học đạt kết quả tốt nhất. Nhà trường và gia đình thường xuyên chia sẻ thông tin, giữ liên lạc để có hướng khắc phục và giáo dục học sinh học tập một cách tốt nhất. 7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả 7.1. Theo ý kiến tác giả Trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm ở khối 1 trường Tiểu học Khôi Kỳ, tôi thấy rằng: Sau một thời gian áp dụng các biện pháp vào giúp học sinh học tốt phân môn kể chuyện, tôi đã thấy chất lượng môn kể chuyện của các em học sinh được nâng lên. Học sinh đã biết cách ứng xử, biết kể với từng tình huống của câu chuyện, biết diễn đạt nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với câu chuyện. Đặc biệt học sinh thấy rất hứng thú với tiết kể chuyện. Qua việc học Kể chuyện giúp các em học tốt môn Tiếng Việt và một số môn học khác; năng lực, phẩm chất của các em được bộc lộ và phát triển theo đúng yêu cầu của chương trình học. Cuối năm chất lượng môn kể chuyện như sau: Đề bài: Kể lại câu chuyện: Ba cô con gái (TV1 – Tập 2, Tr 116) *Kết quả : Lớp Kể chuyện hay (Thể hiện được giọng kể, cử chỉ, điệu bộ của nhân vật) Kể đúng nội dung Kể được một phần Chưa biết kể Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1A 8/34 23,5 22/34 64,7 4/34 11,8 0/34 0 1B 5/31 16,1 21/31 67,8 5/31 16,1 0/31 0 Nhìn vào bảng khảo sát, chúng ta thấy rằng chất lượng phân môn kể chuyện đã được nâng lên rõ rệt. Điều đó cho thấy những biện pháp mà tôi áp dụng trong quá trình giảng dạy thực sự có hiệu quả. Trong các tiết kể chuyện các em kể chuyện tốt, diễn tả lời văn mạch lạc, nhiều em tiến bộ rõ rệt. Khả năng nghe - nói tốt hơn. Nhiều bạn đầu năm kể chuyện tốt thì nay các em vừa kể chuyện rõ ràng, mạch lạc mà còn sử dụng cửchỉ điệu bộ chân tay, nét mặt rất sáng tạo được các thầy cô đánh giá cao và được các bạn ngưỡng mộ và yêu quý như em: Nguyễn Thị Phương Lan, Dương Huyền My, Nguyễn Thị Vy, Ma Lê Sông Hương, Nguyễn Hải Anh lớp 1A. Nhiều em học sinh đầu năm chỉ kể được 1 số tình tiết của chuyện, nhiều khi kể nội dung còn nhầm thì giờ đã có thể kể được hết chuyện và biết thể hiện được một số giọng điệu của nhân vật như em Trần Mai Anh lớp 1B, Nguyễn Thanh Hằng lớp 1B. Một số em đầu năm chưa biết cách kể thì nay đã kể được nội dung chuyện dưới sự giúp đỡ của cô giáo như em Dương văn Việt lớp 1A, Hoàng Bảo Hân lớp 1B. Ngoài kể được chuyện lưu loát các em còn nắm được ý nghĩa và bài học rút ra từ những câu chuyện đã học và đặc biệt hơn các em còn biết vận dụng những bài học đó vào việc học tập và cuộc sống của bản thân như biết giúp đỡ bạn bè, lễ phép với người lớn, chăm học hơn, chăm làm, tự tin, mạnh dạn hơn rất nhiều. 7.2. Theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến: Qua dự giờ thăm lớp của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn cũng như đồng nghiệp đều đánh giá học sinh không chỉ học tốt môn kể chuyện mà các môn học khác các em cũng có sự tiến bộ rất nhiều trong kĩ năng nghe – nói, biểu cảm và diễn đạt lời văn khá tốt, nắm bắt được nội dung ý nghĩa và đánh giá cao các biện pháp mà tôi đã áp dụng. Cô giáo Nguyễn Thị Tỉnh giáo viên chủ nhiệm lớp 1B chia sẻ “Càng ngày các em học sinh càng học tiến bộ hơn, cách diễn đạt mạch lạc, đọc bài trôi chảy và đặc biệt một số em còn đọc diễn cảm khá tốt, khi các em lên chia sẻ bài thì nhiều em trình bày rất tốt. Đối với những bạn học sinh từ đầu năm được đánh giá chậm hơn so với các bạn thì nay cũng tiến bộ rất nhiều”. Cô giáo Nguyễn Thị Viễn giáo viên chủ nhiệm lớp 1A có ý kiến: sự tích hợp của các môn học với nhau thật sự là một phương pháp hiệu quả giúp các em tiến bộ đồng đều ở các môn học”. Nhiều bạn học sinh rất mong chờ đến giờ kể chuyện, vì với những biện pháp tôi áp dụng thật sự đã gây được sự chú ý, tạo tâm lý thoải mái và hứng thú cho các em. Em Ma Lê Sông Hương học sinh lớp 1A nói “Em rất thích học kể chuyện vì em được cô giáo kể cho nghe rất nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa, có rất nhiều tranh ảnh đẹp, chúng em được đóng vai vào rất nhiều nhân vật, điều đó làm chúng em rất vui” Trong quá trình áp dụng các giải pháp tôi cũng lắng nghe được một số chia sẻ tích cực từ phụ huynh như: “Sang học kì 2, tôi thấy cháu về nhà hay kể chuyện cho bố mẹ nghe, cháu có vẻ rất thích môn kể chuyện, cháu kể khá lưu loát, tôi nhận thấy con tôi có vẻ tự tin và mạnh dạn hơn” Kết quả trên đây cho thấy các giải pháp giúp học sinh lớp 1 trường tiểu học Khôi Kỳ học tốt phân môn kể chuyện trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 của tôi thực sự có hiệu quả đối với việc giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn kể chuyện. 8. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử sáng kiến: STT Họ và tên NTNS Đơn vị công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ 1 Nguyễn Thị Viễn 1970 Trường TH Khôi Kỳ Giáo viên ĐHSP Áp dụng thử sáng kiến 2 Nguyễn Thị Tỉnh 1974 Trường TH Khôi Kỳ Giáo viên ĐHSP Áp dụng thử sáng kiến Trên đây là đơn yêu cầu công nhận “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn kể chuyện trong chương trình giáo dục phổ thông 2018”của tôi. Sáng kiến đã được đúc rút qua nghiên cứu và thực tế giảng dạy và qua các hoạt động của tôi. Trong quá trình viết đề tài này không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong được sự góp ý của cấp trên và các đồng nghiệp để sáng kiến này được hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khôi Kỳ, ngày 26 tháng 4 năm 2024 NGƯỜI NỘP ĐƠN Lý Thị Hồng Hạnh NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
File đính kèm:
don_cong_nhan_skkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_hoc.docx