Đơn công nhận SKKN Giải pháp giúp viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1/3 trường TH-THCS Bãi Thơm

Giải pháp 1. Luyện cho học sinh phát âm chuẩn:

Thầy, cô giáo là tấm gương phản chiếu của HS, thầy như thế nào thì trò như thếấy. Để phát âm đúng chuẩn thì GV phải tự hoàn thiện mình. Mỗi GV phải tự luyện cách phát âm của mình cho thật chuẩn, phải tập luyện thường xuyên và liên tục. Khi luyện cho học sinh phát âm, giáo viên yêu cầu học sinh phải nghe và quan sát cô phát âm trước. Sau đó, nhắc học sinh điều chỉnh các bộ phận như lưỡi, môi, răng, họng, luồng hơi, … cho phù hợp với từng âm.

Muốn học sinh viết đúng chính tả, phải chú ý luyện phát âm cho học sinh thật tốt, giúp các em phân biệt các âm đầu, âm chính, âm cuối qua giọng đọc mẫu của giáo viên. Việc rèn phát âm được thực hiện thường xuyên và liên tục trong các tiết Tập đọc và một số môn học khác.

Giải pháp 2: Hướng dẫn trình bày bài chính tả

Việc trình bày bài chính tả của học sinh ở những bài đầu khó khăn. Học sinh không biết cách trình bày như thế nào cho đúng chứ chưa nói gì trình bày cho đẹp, từ cách ghi tên bài viết rồi đến trình bày nội dung bài viết.Chúng ta đã biết, học sinh tiểu học, đặc biệt là đối với học sinh lớp 1 các em luôn luôn bắt chước và thậm chí bắt chước một cách máy móc do các em không hiểu bản chất của vấn đề, ví dụ về hiện tượng học sinh mắc lỗi cách trình bày xuống dòng. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

docx 7 trang Thu Nga 15/04/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận SKKN Giải pháp giúp viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1/3 trường TH-THCS Bãi Thơm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đơn công nhận SKKN Giải pháp giúp viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1/3 trường TH-THCS Bãi Thơm

Đơn công nhận SKKN Giải pháp giúp viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1/3 trường TH-THCS Bãi Thơm
c sử dụng hệ thống chữ viết, từ đó hình thành kĩ năng viết thông thạo Tiếng Việt. Dạy tốt chính tả cho học sinh tiểu học là góp phần rèn luyện một trong bốn kĩ năng cơ bản mà các em cần đạt tới: kĩ năng viết đúng. Khi các em đã viết đúng, viết chính xác thì mới có điều kiện học tốt các môn học khác. Đồng thời, thông qua việc rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp, giáo viên bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt cho học sinh.
Kĩ năng chính tả thực sự rất cần thiết đối với mọi người. Đọc một văn bản viết đúng chính tả, người đọc mới có cơ sở để hiểu đúng nội dung văn bản đó. Trái lại, một văn bản mắc nhiều sai sót về chính tả, người đọc khó nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ văn bản.
Đầu năm học 2023-2024, tôi được Ban giám hiệu trường TH-THCS Bãi Thơm phân công chủ nhiệm và giảng dạy môn Tiếng Viết khối 1, trong đó có môn Chính tả. Qua quá trình dạy học thực tế tại lớp, tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn sau:
Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
Mục đích của giải pháp: Đi sâu nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp giúp cho học sinh lớp 1 viết đúng chính tả nhằm nâng chất lượng phân môn chính tả nói riêng, môn Tiếng việt nói chung.
Nội dung giải pháp (chỉ ra tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ; nêu cách thức thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp mới một cách cụ thể ):
Giải pháp 1. Luyện cho học sinh phát âm chuẩn:
Thầy, cô giáo là tấm gương phản chiếu của HS, thầy như thế nào thì trò như thế ấy. Để phát âm đúng chuẩn thì GV phải tự hoàn thiện mình. Mỗi GV phải tự luyện cách phát âm của mình cho thật chuẩn, phải tập luyện thường xuyên và liên tục. Khi luyện cho học sinh phát âm, giáo viên yêu cầu học sinh phải nghe và quan sát cô phát âm trước. Sau đó, nhắc học sinh điều chỉnh các bộ phận như lưỡi, môi, răng, họng, luồng hơi,  cho phù hợp với từng âm.
Muốn học sinh viết đúng chính tả, phải chú ý luyện phát âm cho học sinh thật tốt, giúp các em phân biệt các âm đầu, âm chính, âm cuối qua giọng đọc mẫu của giáo viên. Việc rèn phát âm được thực hiện thường xuyên và liên tục trong các tiết Tập đọc và một số môn học khác.
Giải pháp 2: Hướng dẫn trình bày bài chính tả
Việc trình bày bài chính tả của học sinh ở những bài đầu khó khăn. Học sinh không biết cách trình bày như thế nào cho đúng chứ chưa nói gì trình bày cho đẹp, từ cách ghi tên bài viết rồi đến trình bày nội dung bài viết.Chúng ta đã biết, học sinh tiểu học, đặc biệt là đối với học sinh lớp 1 các em luôn luôn bắt chước và thậm chí bắt chước một cách máy móc do các em không hiểu bản chất của vấn đề, ví dụ về hiện tượng học sinh mắc lỗi cách trình bày xuống dòng. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Ở đây tôi xin được trình bày cách làm mà tôi đã thực hiện và thấy có hiệu quả như sau :
Cách 1: Cách ghi thứ, ngày, tháng; ghi tên môn; ghi tên bài viết.
Tôi luôn luôn chú ý đến cách trinh bày bảng của mình đặc biệt trong giờ chính tả. Khi hướng dẫn học sinh viết vở, tôi đưa ra quy định chung cho học sinh của lớp mình.
+ Cách ghi thứ - ngày - tháng: chữ “Thứ” cách lề vở 1 ô
+ Cách ghi tên phân môn: “Chính tả” cách lề 4 ô
+ Cách ghi tên bài: Tùy vào tên bài (nếu tên bài ngắn thì viết cách lề vở 4 ô, còn nếu tên bài dài thì viết cách lề 2 hoặc 3 ô)
Cách ghi tên bài không phải là đến khi viết chính tả giáo viên mới giới thiệu cho học sinh. Với tôi, ngay trong các bài đọc, trong các môn học khác khi ghi tên bài tôi luôn chú ý trình bày làm sao cho đúng, cho khoa học và đẹp mắt tức là viết đúng và trình bày cân đối trên bảng. Ở đây, giáo viên phải cho học sinh thấy được cái đẹp ở đây không những chỉ về chữ viết mà còn cả về cách trình bày. Từ đó hình thành cho học sinh cách trình bày bài một cách khoa học và đẹp mắt. Cách trình bày đó được tôi nhắc nhở xen kẽ trong các bài học của môn học khác. Đến khi viết chính tả, tôi chỉ cần lưu ý học sinh là các em có thể tự ước
lượng và trình bày vào vở của mình (có thể chưa thật cân đối) và dần dần trở thành thói quen, được thực hành nhiều lần các em sẽ có kỹ năng trình bày bài đúng, đẹp và khoa học. Đối với những học sinh yếu, tôi sẽ chỉ và hướng dẫn các em ở một số bài đầu tiên về cách viết, viết cách lề khoảng mấy ô. Sau đó yêu cầu học sinh tự ước lượng, tự thực hành.
Cách 2: Cách trình bày đoạn văn, đoạn thơ:
Nếu cứ để đến khi viết chính tả giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày một đoạn văn hay một khổ thơ, bài thơ thì thật là khó khăn trong một tiết học mà hiệu quả lại không cao. chắc chắn sẽ có nhiều em trình bày chưa đúng.
Vì vậy, trong các bài đọc, khi cho học sinh đọc bài văn hay bài thơ tôi luôn lưu ý cách trình bày bài văn, bài thơ đó trên bảng phụ hoặc bảng lớp giới thiệu cho học sinh hiểu cách trình bày từng bài đó.
Đoan thơ: Cụ thể bài: Ngôi nhà ( Trang 40 sách Tiếng Việt 2 - tập 2 Sách kết nối kiến thức với cuộc sống)
Em yêu nhà em Hàng xoan trước ngõ Hoa xao xuyến nở Như mây từng chùm.
Em yêu tiếng chim Đầu hồi lảnh lót
Mái vàng thơm phức Rạ đầy sân phơi.
Em yêu ngôi nhà Gỗ, tre mộc mạc Như yêu đất nước Bốn mùa chim ca.
Ở đây, giáo viên giúp học sinh hiểu: Tất cả các chữ đầu mỗi dòng thơ phải viết hoa chữ cái đầu tiên. Chữ đầu các dòng thơ phải thẳng đều nhau.Cuối đoạn thơ phải có dấu chấm.
Đoạn văn : Giáo viên phải giúp học sinh thấy được: chữ đầu đoạn văn, chữ đầu câu phải viết hoa chữ cái đầu tiên. Cuối câu có sử dụng dấu câu “.”. Như vậy, ngay từ các bài đọc giáo viên giới thiệu cho học sinh cách trình bày cách viết hoa (viết hoa tên riêng ) cách ghi dấu chấm, cách ghi dấu phẩy hay cả cách ghi dấu chấm hỏi có trong bài.
Giải pháp 3. Luyện viết trên bảng con, luyện viết trên vở ô ly:
Do các em phát âm sai nên dẫn đến việc viết chưa đúng chính tả. Các lỗi các em thường mắc phải khi viết là: thanh hỏi, thanh ngã; âm đầu: s/x, tr/ ch, d/v,
r/g; âm cuối: ng/n, t/c; âm chính: ai/ay/ây, ao/au, ăm/âmNhiệm vụ của giáo viên là phải giúp học sinh phân biệt đúng các thanh, các âm, vần khi viết.
* Giúp học sinh phân biệt các dấu thanh hỏi, ngã: Vai trò của người GV rất quan trọng, GV phải phát âm chuẩn, rõ thanh hỏi, thanh ngã (VD: vui vẻ sẽ phát âm khác với vẽ tranh) thì HS mới viết đúng được. Sau đó cho HS phát âm lại nhiều lần các tiếng có dấu thanh hỏi và thanh ngã để nhận ra sự khác nhau, và giải thích thêm để HS hiểu nghĩa của từ. Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng một số bài tập trắc nghiệm hoặc điền từ vào chỗ trống để luyện cho học sinh phân biệt thanh hỏi, thanh ngã.
Ví dụ: a) Khoanh tròn vào những chữ cái trước những từ viết đúng:
sữa tươi	d. thi đỗ
sửa sai	e. nghiêng ngã
ngả ba	g. mãi miết
Với dạng bài tập này, tôi thường đưa ra câu trả lời đúng nhiều hơn sai để giúp các em vận dụng kiến thức khi sử dụng dấu thanh.
b) Chọn từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống:
(đổ, đỗ ) : thi  ,  rác
( giả, giã ) :  vờ (đò),  gạo
* Giúp học sinh phân biệt âm đầu s/x, tr/ ch; r/g: Học sinh thường phạm phải một số lỗi như: về âm đầu s/x: sản xuất viết thành xản xuất, xuất sắc viết thành xuất xắc, chim sẻ viết thành chim xẻ,..; về âm đầu tr/ch: trường học viết thành chường học, leo trèo viết thành leo chèo, tranh ảnh viết thành chanh ảnh,; về âm đầu d/v : da thịt viết thành gia thịt,vui vẻ viết thành dui dẻ,; về âm đầu r/g : ra chơi viết thành ga chơi, con gà viết thành con rà, cá rô viết thành cá gô,
Để viết đúng được những từ ngữ dễ sai ở bộ phận âm đầu đã nêu trên, trước tiên cần hướng dẫn học sinh phải biết cách phát âm các âm đầu, đặc biệt chú ý cách phát âm mẫu của GV. Luôn nhắc nhở HS rằng bộ phận răng, môi, lưỡi, họng chính là bộ máy phát âm của người, chỉ khi phát âm đúng thì mới viết đúng. Chẳng hạn: Khi đọc lưỡi phải cong đối với các âm s- tr- r hay khi đọc luồng hơi đi thẳng ra như x. ch, g,  Trong quá trình phát âm nếu có HS đọc sai, GV có thể đọc mẫu vài lần kết hợp thể hiện rõ ở bộ máy phát âm và yêu cầu HS phát âm lại cho đúng.
*Giúp học sinh phân biệt âm cuối ng/n , t/c, 
Khi viết cặp âm cuối này, trước tiên cho HS đọc để phân tích tiếng, để phân biệt cách phát âm của hai vần hoàn toàn khác nhau. Những vần có kết thúc bằng âm n cần chú ý khẩu hình hẹp, lưỡi sẽ tiếp giáp với vòm miệng trên. Những vần có kết thúc bằng âm ng, khẩu hình mở rộng, lưỡi sẽ tiếp giáp với vòm miệng dưới.
Ví dụ: rau muống khác với mong muốn, thiên nhiên khác với thiêng liêng
* Giúp học sinh phân biệt đúng một số âm chính : ai/ay/ây (thứ hai viết thành thứ hay); ao/ au (màu đỏ viết thành mào đỏ); ăm/âm (nằm ngủ viết thành nầm ngủ); oi/ôi/ơi (cá voi viết thành cá vôi, bơi lội viết thành bôi lội);.
Những âm chính viết sai chủ yếu do nguyên nhân phát âm sai. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, người GV cần phải thường xuyên chú ý theo dõi và ghi nhận cách đọc và cách viết chính tả mà HS của lớp mình hay sai để rèn luyện đọc đúng, viết đúng.
Nghe, nói, đọc, viết là các kỹ năng thường phải song song, đồng hành với nhau, nếu khuyết đi một trong các yếu tố đó sẽ dẫn đến việc viết sai chính tả. Vì vậy trong việc dạy học GV phải khắc sâu các biểu tượng về âm, vần, cho các em. Kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập trên bảng con. Vì chỉ có luyện tập trên bảng con các em mới chỉnh sửa các lỗi sai của mình, từ đó khắc sâu hơn kiến thức về chữ viết để khi tiến hành viết trên vở các chữ sẽ viết đúng, sạch đẹp. Đối với HS yếu tiếp thu bài chậm, GV càng tăng cường kiên trì luyện tập cho các em vì “trăm hay không bằng tay quen”, dần dần các em sẽ nhớ mặt chữ rồi đọc đúng, viết đúng.
Ở giai đoạn đầu của lớp 1 các em được học cách đọc các âm đơn n, m, c, g,
 chỉ khi nào các em nhớ cách đọc các âm đơn một cách nhuần nhuyễn thì các em mới có thể đọc tốt các vần, tiếng có nhiều âm. Vì thế cách giúp HS nhớ cách đọc viết các âm vần một cách tốt nhất là luyện đọc nhiều lần kết hợp với phân tích và viết bảng con. Trong quá trình dạy GV phải thường xuyên kiểm tra cách đọc, cách viết chữ vào bảng con vào vở kết hợp với cách bỏ dấu thanh, các lỗi chính tả,... để khi tiến hành vào học phần vần HS không bị bỡ ngỡ.
VD: Dạy bài âm g. Trước tiên dạy cho các em cách đọc đánh vần, đọc phân tích, đọc trơn tiếng có âm g. Sau đó luyện viết trên bảng con nhiều lần. Vừa đọc, vừa viết có tính chất hỗ trợ cho nhau vì vừa củng cố được cách đọc vừa giúp các em viết đúng.
Đối với HS yếu, khi chuyển sang học viết vần, viết tiếng, viết từ chứa vần là các em viết rất chậm, có em còn không biết viết như thế nào khi GV yêu cầu viết. Để hướng dẫn các em ấy viết, GV yêu cầu các em đánh vần lại tiếng cần viết.
VD: Tiếng dao, các em phải đánh vần d - ao - dao. Và phân tích được tiếng dao đó là: tiếng dao có d là phần đầu thì viết âm d trước, ao là phần vần thì ta viết vần ao sau. Có những em viết được âm d rồi nhưng không nhớ vần ao. GV phải cho em ấy đánh vần lại vần ao: đó là a-o-ao, âm a trước và âm o sau và tiếp tục đọc cho HS viết.
Giải pháp 4. Giúp học sinh ghi nhớ luật khi viết chính tả:
Giờ chính tả thường ở tiết 4, chúng tôi thường đọc chính tả vào bảng cho HS viết trước khi viết vào vở. Và đọc tiếng nào có luật chính tả là chúng tôi cho HS nhắc lại ngay lúc đó.
Ví dụ: - GV đọc cho HS viết bé kẻ: cho HS nhắc luật chính tả: âm /cờ/ đứng trước âm e,ê,i, em phải viết bằng con chữ k.
GV đọc cho HS viết về quê: cho HS nhắc luật chính tả: âm /cờ/ đứng trước âm đệm em phải viết bằng con chữ /q/, âm đệm o phải viết bằng con chữ u.
GV đọc cho HS viết ghi nhớ: cho HS nhắc luật chính tả: âm /gờ/ đứng trước âm e,ê,i, em phải viết bằng con chữ gh.
GV đọc cho HS viết củ nghệ: cho HS nhắc luật chính tả: âm /ngờ/ đứng trước âm e,ê,i, em phải viết bằng con chữ ngh.
Giải pháp 5. Giúp học sinh hiểu nghĩa từ - ghi nhớ từ:
Ở lớp Một, vốn sống của các em còn hạn chế, GV cần giải nghĩa từ một cách nôm na, dễ hiểu để giúp cho HS dễ nhớ.
Ví dụ: sửa- sữa (tiếng “sửa” GV sẽ giải thích cho học sinh hiểu là một đồ vật đã bị hư đem sửa lại (Phải viết bằng thanh hỏi)
Ví dụ: Các từ có tiếng sửa: sửa xe, sửa sai, sửa nhà
Tiếng “sữa” Gv giải thích là một loại nước để uống, tốt cho cơ thể (Phải viết bằng thanh ngã)
Ví dụ: Các từ có tiếng sữa: hộp sữa, sữa tươi, sữa chua
Giải pháp 6. Phối hợp tốt với phụ huynh:
Để giúp học sinh học tốt thì không thể thiếu được sự phối hợp của phụ huynh. Ngay phiên họp phụ huynh đầu năm, tôi đã sinh hoạt với phụ huynh cách `dạy con em mình khi ở nhà, để nhờ phụ huynh hỗ trợ tốt hơn trong việc dạy học cho các em, nhất là những em có hoàn cảnh khó khăn, nói ngọng, đớt, Những lúc ở nhà nhờ phụ huynh uốn nắn cho con em mình khi nghe con mình nói sai, phát âm chưa chuẩn. Nhờ phụ huynh kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng, sách vở của học sinh trước khi đến lớp. Với những em tiếp thu bài chậm thì phụ huynh cũng cần phải kèm cặp, dạy con thêm trong thời gian ở nhà.
Khả năng áp dụng của giải :
Các giải pháp đã được áp dụng thành công ở Trường TH&THCS Bãi Thơm được các đồng nghiệp trong trường thừa nhận các giải pháp mạng lại hiệu quả thiết thực, dễ áp dụng. Ngoài ra các giải pháp này còn có khả năng áp dụng cho tất cả các đơn vị trong địa bàn Thành phố Phú Quốc.
Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
Sau khi áp dụng các giải pháp trên vào thực tiễn giảng dạy trong thời gian vừa qua tôi thấy: Dù học sinh mới được làm quen và thực hành viết chính tả nhưng tình trạng học sinh mắc những lỗi về chính tả đã giảm hẳn. Cụ thể:
Không có học sinh nào mắc lỗi về trình bày, kể cả ở trình bày đoạn văn, đoạn thơ hay bài thơ. Học sinh hiểu nghĩa từ – ghi nhớ từ, đọc – phát âm tốt nắm được qui tắc chính tả, các em đã viết đúng khoảng cách giữa chữ với chữ, giữa từ với từ cách viết dấu chấm, dấu phẩy. các em viết đúng tốc độ, bài viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả. Nhờ được rèn đọc, rèn viết ngay từ đầu năm, trong tất cả các môn học nên đến nay các em đã đọc, viết rất tốt, đặc biệt là học sinh đã tự nghe – viết một bài chính tả theo đúng mẫu yêu cầu của giáo viên. Học sinh tự tin khi viết bài chính tả. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng việt. Cụ thể kết quả kiểm tra sau khi thực hiện giải pháp đạt được như sau:
Sĩ


Chữ viết chưa
Chữ viết chưa
Chữ viết

số
Thời
điểm kiểm tra
Lớp
chuẩn còn chưa đúng nhiều lỗi
chuẩn còn chưa đúng một số lỗi
đẹp, đúng chính tả
HS
Tỉ lệ
HS
Tỉ lệ
HS
Tỉ lệ

24
Trước khi thực hiện giải pháp

1/3
12
50%
8
33,3%
4
16,7%
Sau khi thực hiện giải
pháp
1/3
0

4
16,7%
20
83,3%
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử
Tài liệu kèm theo gồm: Không có.
Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Khi áp dụng sáng kiến này giáo viên cần tìm hiểu đối tượng học sinh, kiến thức cần đạt thông qua bài học, kiểm tra đánh giá sau nội dung bài học,
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Thông tin liện hệ:
- SĐT: 0377019039
-Email:
Cơ quan (nếu có): Trường TH-THCS Bãi Thơm
Địa chỉ cơ quan hay nhà: Ấp Bãi Thơm, xã Bãi Thơm
Bãi Thơm, ngày 20 tháng 3 năm 2023.
Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Ngọc Giàu

File đính kèm:

  • docxdon_cong_nhan_skkn_giai_phap_giup_viet_dung_chinh_ta_cho_hoc.docx
  • pdfĐơn công nhận SKKN Giải pháp giúp viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 13 trường TH-THCS Bãi Thơm.pdf