Đơn công nhận SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng dạy đọc trong môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc M’Nông ở Lớp 2, Lớp 3 trường Tiểu học Ngô Gia Tự, xã Đắk Môl, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông
Nhiều năm giảng dạy ở Tiểu học mà nhất là dạy đọc trong môn Tiếng Việt thực tế chúng tôi nhận thấy học sinh tiếp thu hạn chế hơn so với các môn học khác như Toán, Tự nhiên và xã hội,… Phần luyện đọc đa số giáo viên cho là đơn giản, dễ dạy, nhưng thực chất đây là phần khó nhất. Ở khâu này, giáo viên ít mắc lỗi về thao tác kỹ thuật nhưng lại hay lúng túng, không biết dạy như thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh; chưa chú ý đến tốc độ đọc của các em theo yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cơ bản phù hợp với trình độ học sinh từng khối lớp. Hơn nữa, là vùng có HS dân tộc tại chỗ tỉ lệ cao, chủ yếu gia đình các em làm nông, một số em học sinh thường xuyên được bố mẹ đưa theo vào nương rẫy, ít có điều kiện tiếp xúc với môi trường sinh hoạt bên ngoài xã hội. Do đó vẫn có em còn rụt rè, bỡ ngỡ khi tiếp xúc với thầy cô và bạn bè. Mặt khác, một số em đọc được to, rõ ràng song cũng chưa đọc lưu loát, đọc còn ngắc ngứ, chưa biết ngắt nghỉ đúng ở sau dấu chấm, dấu phẩy. Các em còn thiếu tự tin trong thể hiện giọng đọc của mình, đây cũng là hạn chế trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập của các em. Một số giáo viên thiếu kinh nghiệm không có nội dung cụ thể, sử dụng phương pháp giáo dục thiếu linh hoạt. Việc quán xuyến nhắc nhở học sinh không được thường xuyên, liên tục.
Công tác tuyên truyền cho phụ huynh, trong nhân dân; sự kết nối, phối hợp với cộng đồng để giáo dục HS chưa sâu, sát; hoặc quá trình thực hiện thiếu liên tục và thiếu sự nhiệt tình, nên kĩ năng đọc của HS ở từng lớp có sự chênh lệch, vẫn còn một số học sinh đọc chưa tốt. Một số giáo viên chưa coi trọng việc nhắc nhở HS đọc sách để nâng cao kĩ năng đọc, phát triển ngôn ngữ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đơn công nhận SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng dạy đọc trong môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc M’Nông ở Lớp 2, Lớp 3 trường Tiểu học Ngô Gia Tự, xã Đắk Môl, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông

em lên lớp còn hay nói tiếng địa phương, nhất là HS lớp 2 ở đầu năm học, nhưng giáo viên không hiểu được để giải quyết vấn đề. * Biện pháp 3: Hình thành và bổ sung vốn ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh. + Nội dung cơ bản: Giáo viên dùng các hình thức, phương pháp để rèn kĩ năng đọc cho HS. Kết hợp dạy học theo hướng phân hoá đối tượng HS. Trong quá trình rèn đọc giáo viên thường xuyên cho các em thi đua để tăng sự hấp dẫn, hứng thú cho học sinh. + Tính mới: Các tổ trưởng thường xuyên kiểm tra việc đọc của các bạn trong tổ vào 15 phút đầu giờ và báo cáo kết quả kiểm tra cho Lớp trưởng. Đến giờ học Lớp trưởng báo cáo lên cho giáo viên chủ nhiệm. Vào tiết sinh hoạt lớp từng nhóm sẽ chọn ra thành viên đọc xuất sắc nhất để khen thưởng và tuyên dương nhằm khuyến khích tinh thần học tập của học sinh trong lớp. + Khắc phục: Thông qua biện pháp này, giáo viên sẽ phát huy được nhiều yếu tố cho các em như khơi dậy sự tập trung và phát huy tinh thần chăm chỉ, hứng thú trong giờ học. * Biện pháp 4: Thông qua việc đọc sách củng cố kiến thức tiếng Việt. + Nội dung cơ bản: Phối kết hợp với nhân viên thư viện cho học sinh đọc sách để thông qua đọc sách củng cố kiến thức Tiếng Việt cho HS. + Tính mới: Cải thiện tình trạng trước đây giáo viên chưa coi trọng việc cho HS đọc sách. Đọc sách nhằm nâng cao tốc độ đọc, kĩ năng đọc và góp phần phát triển ngôn ngữ cho HS; các em mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập. + Khắc phục: Cải thiện kĩ năng đọc, phát triển ngôn ngữ; tiếp cận những cuốn sách hay để bổ sung thêm nhiều kiến thức mới. 3.6. Các bước thực hiện giải pháp: * Biện pháp 1: Làm tốt công tác dân vận Giáo viên cần xác định rõ nội dung cơ bản, chú trọng tăng cường, đổi mới công tác dân vận trong việc tác động tới tư tưởng, nhận thức của phụ huynh, nhân dân ở cộng đồng vùng đồng bào dân tộc tại chỗ M’nông. Nhằm tận dụng được sự hỗ trợ từ phụ huynh, nhân dân trong việc dạy đọc trong môn TV cho các em, góp phần quan trọng vào việc phát triển năng lực đọc đối với HS lớp 2, 3 tại địa phương. Giáo viên là người trực tiếp hướng dẫn, liên hệ với phụ huynh, bà con và thôn trưởng, già làng, mục sư để trao đổi, tuyên truyền về giáo dục, Từ đó, giúp phụ huynh, nhân dân có cái nhìn mới về phương pháp, cách thức giáo dục con em. Đồng thời đưa ra các phương án giúp đỡ, uốn nắn HS theo trình tự các bước sau: +Bước 1: Giáo viên phải nắm chắc vai trò, trách nhiệm của mình và mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục đề ra. Tìm hiểu tỉ mỉ về hoàn cảnh, tính cách, khả năng tiếp thu của từng em để có định hướng phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng. +Bước 2: Lập kế hoạch chi tiết đối với từng đối tượng HS trong cuốn “Nhật kí học tập”, xem em đó yếu chỗ nào, cần giúp đỡ, nhắc nhở, rèn luyện chỗ nào. +Bước 3: Giáo viên vào nhà gặp trực tiếp phụ huynh trao đổi hướng dẫn phụ huynh cách dạy con em mình ở đọc các phụ âm, đánh vần từng từ, câu, đoạn. Gặp gỡ, trao đổi với thôn trưởng, già làng, mục sư, tận dụng sự trợ giúp từ họ đối với việc tuyên truyền nâng cao ý thức trong việc học tập của HS. * Biện pháp 2: Tạo môi trường thân thiết giữa cô - trò và dạy cho học sinh nói tiếng phổ thông. HS dân tộc tại chỗ ít có điều kiện tiếp xúc với môi trường sinh hoạt bên ngoài xã hội, các em thường nhút nhát, rụt rè, không biết giao tiếp ảnh hưởng tới việc học TV. Giáo viên học tiếng M’nông (Những tiếng đơn giản, thường dùng trên lớp) để dạy cho học sinh tập nói tiếng phổ thông. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, nhóm trưởng, ban cán sự lớp giúp đỡ các bạn còn rụt rè nhút nhát. Động viên, khuyến khích kịp thời về vật chất, tinh thần cho HS. Nhằm tạo môi trường thân thiết giữa cô - trò theo các bước sau: +Bước 1: Giáo viên hỏi han, trao đổi với các em, rồi dạy cho các em nói tiếng phổ thông qua hình thức dịch từ tiếng phổ thông ra tiếng M’nông thông qua các bạn đã nói thành thạo tiếng phổ thông. +Bước 2: Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, nhóm trưởng, ban cán sự lớp giúp đỡ các bạn còn đọc yếu, rụt rè nhút nhát. Luôn quan tâm động viên, khen thưởng kịp thời khi học sinh có tiến bộ trong rèn đọc. * Biện pháp 3: Hình thành và bổ sung vốn ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh. Giáo viên dùng các hình thức, phương pháp để rèn kĩ năng đọc cho HS. Kết hợp dạy học theo hướng phân hoá đối tượng HS. Trong quá trình rèn đọc giáo viên thường xuyên cho các em thi đua để tăng sự hấp dẫn, hứng thú cho học sinh theo trình tự các bước sau: +Bước 1: Giáo viên điều tra thực trạng những lỗi sai HS hay mắc phải trong khi đọc bài; đưa ra cách khắc phục từng lỗi sai. GV phân cấp nhiệm vụ, giao cho HS các nhiệm vụ phù hợp với năng lực, khả năng của từng em, sao cho các em nhận nhiệm vụ cảm thấy hào hứng khi thực hiện. +Bước 2: Thực hiện áp dụng các biện pháp vào tất cả các giờ tập đọc, có sự điều chỉnh cho phù hợp để đạt được yêu cầu. Thông qua Ban cán sự lớp kiểm tra thường xuyên việc đọc của HS. Động viên, tuyên dương kịp thời. * Biện pháp 4: Thông qua việc đọc sách Củng cố kiến thức tiếng Việt. Phối, kết hợp với nhân viên thư viện cho học sinh đọc sách để thông qua đọc sách củng cố kiến thức Tiếng Việt cho HS. +Bước 1: Giáo viên mượn sách, truyện thiếu nhi và sưu tầm nhiều báo nhi đồng để sẵn trên lớp. +Bước 2: Cho HS mượn đọc trong giờ ra chơi, giáo viên cùng ban cán sự lớp giám sát việc đọc sách của HS; có khích lệ, động viên để các em tự tin trong hoạt động đọc sách. 3.7. Về khả năng áp dụng của sáng kiến : a. Khả năng áp dụng: Giải pháp này đã được áp dụng tại lớp 2, 3 trường Tiểu học Ngô Gia Tự trên bàn xã Đắk Mol, huyện Đắk Song bước đầu đã mang lại hiệu quả. Tuy nhiên việc áp dụng các biện pháp không chỉ gói gọn trong lớp 2, lớp 3 mà một số biện pháp trong đề tài như: Biện pháp 1: Làm tốt công tác dân vận; Biện pháp 3: Hình thành và bổ sung vốn ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh; Biện pháp 4: Thông qua việc đọc sách Củng cố kiến thức tiếng Việt còn có thể lan tỏa áp dụng được cho học sinh các khối khác ở trong toàn trường và nhân rộng ra các đơn vị trường tiểu học khác trong huyện có cùng điều kiện tương đồng và áp dụng được cả cho HS lớp 2, lớp 3 là người Kinh ở các trường tiểu học trong cả nước. b. Kết quả đạt được sau khi áp dụng giải pháp mới: Kết quả đạt được của học sinh dân tộc tại chỗ lớp 2A, 3A Trường Tiểu học Ngô Gia Tự sau khi áp dụng giải pháp mới: *Bảng so sánh chênh lệch trước và sau khi áp dụng đề tài năm học 2022 - 2023: + Cuối học kì I và cuối năm học Kĩ năng đọc Cuối học kì 1 Lớp 2A 26 HSDT/ 28 HS cả lớp Cuối năm học Lớp 2A 26 HSDT/ 28 HS cả lớp Cuối học kì 1 Lớp 3A 27 HSDT/ 29 HS cả lớp Cuối năm học Lớp 3A 27 HSDT/ 29 HS cả lớp Chênh lệch Trước khi áp dụng SK Sau khi áp dụng SK Trước khi áp dụng SK Sau khi áp dụng SK SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Bước đầu đọc diễn cảm 0 0 3 11,5 1 3,7 6 22,2 Tăng 8 Đọc to, rõ ràng, chính xác 2 7,7 11 42,3 3 11,1 13 48,2 Tăng 19 Đọc rõ ràng, ngắt nghỉ chưa đúng chỗ 6 23,1 3 11,5 7 26 2 7,4 Giảm 7 Đọc chậm 6 23,1 1 3,9 4 14,8 0 0 Giảm 9 Đọc rõ ràng, sai dấu 7 26,9 5 19,3 6 22,2 3 11,1 Giảm 5 Đọc nhỏ, ngắt nghỉ chưa đúng, đọc sai lỗi 5 19,2 3 11,5 6 22,2 3 11,1 Giảm 5 Qua kết quả khảo nghiệm nêu trên đã khẳng định về tính khả thi của biện pháp mà chúng tôi đã trình bày. Kết quả thực nghiệm đã chứng minh rằng: áp dụng các biện pháp của sáng kiến giúp cho học sinh nâng cao được năng lực đọc góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt. Dưới đây là kết quả đánh giá cuối học kì II, năm học 2022 - 2023 môn Tiếng Việt của 2 lớp chủ nhiệm như sau: Môn Tiếng Việt Cuối năm học Lớp 2A 26 HSDT/ 28 HS cả lớp Cuối năm học Lớp 3A 27 HSDT/ 29 HS cả lớp SL TL(%) SL TL(%) Tốt 5 19,23 6 22,2 Hoàn thành 21 80,76 21 77,8 Chưa hoàn thành 0 0 0 0 3.8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Phải có nhân tố chính trong các biện pháp đó chính là con người cụ thể ở đây là giáo viên (giáo viên dạy Tiếng Việt, giáo viên dạy tăng cường Tiếng Việt). Phải có tư liệu, kiến thức phong phú về đồng bào M’nông để tìm hiểu tâm tư tình cảm của HS góp phần nâng cao ý thức tự học để thúc đẩy năng lực đọc cho các em. Phải có sự đồng thuận, nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường. Nhà trường phải tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động. Giáo viên, học sinh tham gia một cách nhiệt tình, chủ động. Đầy đủ về cơ sở vật chất để phục vụ cho các hoạt động. Giáo viên phải nắm vững chương trình, phân phối chương trình hoạt động để đưa ra phương pháp rèn đọc tốt nhất. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy đọc cho học sinh phải linh hoạt, sáng tạo. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm còn phải biết phối kết hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc rèn đọc cho học sinh. 3.9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả * Kết quả của việc áp dụng thử: Sau khi áp dụng thử các giải pháp mà sáng kiến đưa ra của chúng tôi tại Trường Tiểu học Ngô Gia Tự xã Đắk Môl, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông bước đầu đã đem lại kết quả cụ thể như sau: Chúng tôi thấy giải pháp mới này rất hiệu quả, đã và đang có chuyển biến tích cực trong công tác rèn đọc cho học sinh dân tộc M’nông. Sau thời gian áp dụng sáng kiến chúng tôi thấy các em thích thú tích cực tham gia vào các hoạt động trong học tập, chất lượng HS đọc tăng lên rõ rệt. Các em có ý thức tự học, tự hoàn thành nhiệm vụ học tập. Ở môn Toán các em đã có ý thức đọc các bài toán có lời văn, hiểu được đề bài và tìm ra cách giải hợp lí và chính xác. Các môn học khác cũng rất tiến bộ. Trong tổng số các em hoàn thành ở cuối năm nhìn chung các em đọc tiến bộ. Giọng đọc tốt, rõ ràng biết ngừng nghỉ đúng quy định, có thói quen phát âm tốt. Điều đáng mừng là trước đây những em rụt rè, không dám xung phong đọc bài bây giờ rất thích khi được gọi đọc bài. Những lỗi sai cơ bản của các em đã được khắc phục, tốc độ đọc đã nhanh hơn. Tinh thần, thái độ học tập của học sinh được từng bước nâng cao, nề nếp và chất lượng được ổn định và tiến bộ rõ rệt qua các bài kiểm tra định kì, các em đã phát huy tốt tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện. * Kết quả đạt được sau khi áp dụng giải pháp mới: So với đầu năm học 2022 - 2023. So với đầu năm, thì cuối năm học 2022 - 2023 đa số học sinh lớp 2A, 3A của trường đã có kỹ năng đọc tiến bộ rõ rệt. Các em đã tự giác hơn trong học tập và rèn luyện; tham gia các hoạt động học tập không những môn Tiếng Việt mà còn cả các môn học khác một cách tích cực, chủ động. Trong quá trình học tập các em đã hăng say phát biểu xây dựng bài, tập trung chú ý học tập, tự giác làm bài và học bài ở nhà, chất lượng giáo dục được nâng lên. Nhìn vào kết quả trên nhận thấy rằng việc áp dụng thử giải pháp trên đưa lại chất lượng hiệu quả giáo dục thiết thực, học sinh trên lớp phát triển toàn diện hơn về năng lực đọc. So với các năm học trước: Kĩ năng giao tiếp, đọc tiếng Việt của các em tiến bộ rõ rệt, các em tiếp thu nhanh hơn. Trong quá trình học tập các em đã hăng say phát biểu xây dựng bài, tập trung chú ý học tập, tự giác làm bài và học bài ở nhà, chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt. 3.10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu. Sau một năm áp dụng sáng kiến (từ tháng 9 đến tháng 5, năm học 2022 – 2023) tại Trường Tiểu học Ngô Gia Tự với những biện pháp mà chúng tôi đề xuất, năm học 2023 - 2024 chúng tôi đã triển khai nhân rộng sáng kiến này tại Trường Tiểu học Bi Năng Tắc, xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Sáng kiến được cô H Như dạy môn Tiếng Việt lớp 2A5 áp dụng và đánh giá bước đầu mang tính khả thi. Ngoài ra có thể áp dụng được với các lớp có HS đồng bào dân tộc tại chỗ M’Nông (Một số biện pháp có thể áp dụng cho các lớp tiểu học và cho cả học sinh người Kinh). Qua thời gian sáng kiến đưa vào thực nghiệm tại áp dụng vào lớp 2A5 của cô H Như - Trường Tiểu học Bi Năng Tắc, chúng tôi nhận thấy: Phụ huynh, học sinh nhận thức được vấn đề về rèn đọc trong môn Tiếng Việt. Các em ngày càng tiến bộ một cách rõ rệt. Nhờ việc chú trọng rèn đọc cho các em học sinh, từ đó các em đã từng bước được nâng cao năng lực đọc. Các em đã biết tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện. Từ đó các em tự tin hơn trong học tập, giao tiếp; học tập các môn học khác cũng thuận lợi, hào hứng hơn. Sau đây là kết quả cụ thể lớp 2A5 Trường Tiểu học Bi Năng Tắc thu được so với trước khi thực hiện sáng kiến như sau: Bảng số liệu thể hiện kết quả khi áp dụng sáng kiến: Kĩ năng đọc Đầu năm học 27 HSDT/ 27 HS cả lớp Giữa kì 1 27 HSDT/ 27 HS cả lớp Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Bước đầu đọc diễn cảm 0 0 1 3,7 Đọc to, rõ ràng, chính xác 3 11,1 8 7,3 Đọc rõ ràng, ngắt nghỉ chưa đúng chỗ 7 26 6 22,2 Đọc chậm 4 14,8 3 11,1 Đọc rõ ràng, sai dấu 7 26 5 18,5 Đọc nhỏ, ngắt nghỉ chưa đúng, đọc sai lỗi 6 22,2 4 14,8 HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM 3.11. Ngày, nơi và những người đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu hoặc áp dụng thử: - Ngày áp dụng sáng kiến lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 22 /9/2022. - Nơi áp dụng sáng kiến lần đầu hoặc áp dụng thử: Lớp 2A, 3A Trường Tiểu học Ngô Gia Tự, xã Đắk Môl, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông năm học 2022 - 2023 và lớp 2A5 Trường Tiểu học Bi Năng Tắc, xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông vào đầu năm học đến giữa kì 1 năm học 2023 - 2024. - Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến thử: STT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ 01 Lương Thị Thu Hà 19/11/1980 Trường Tiểu học Ngô Gia Tự GV Cử nhân Giáo dục Tiểu học Tham gia đánh giá thực nghiệm và khảo sát kết quả áp dụng sáng kiến. 02 Nguyễn Thị Hường 27/09/1976 Trường Tiểu học Ngô Gia Tự GV Cử nhân Giáo dục Tiểu học Tham gia đánh giá thực nghiệm và khảo sát kết quả áp dụng sáng kiến. - Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: STT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ 01 Lương Thị Thu Hà 19/11/1980 Trường Tiểu học Ngô Gia Tự GV Cử nhân Giáo dục Tiểu học Tham gia đánh giá thực nghiệm và khảo sát kết quả áp dụng sáng kiến. 02 Nguyễn Thị Hường 27/09/1976 Trường Tiểu học Ngô Gia Tự GV Cử nhân Giáo dục Tiểu học Tham gia đánh giá thực nghiệm và khảo sát kết quả áp dụng sáng kiến. 03 H Như 07/11/1985 Trường Tiểu học Bi Năng Tắc GV Cử nhân Giáo dục Tiểu học Tham gia đánh giá thực nghiệm và khảo sát kết quả áp dụng sáng kiến. 3.12. Tài liệu kèm theo (nếu có): Không có 4. Những thông tin yêu cầu được bảo mật (nếu có): Không có Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn chính xác và trung thực, đúng sự thật, không sao chép hoặc vi phạm bản quyền của tác giả khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đăk Mol, ngày 05 tháng 11 năm 2023 Người nộp đơn Lương Thị Thu Hà Nguyễn Thị Hường
File đính kèm:
don_cong_nhan_skkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_doc_tro.docx
Báo cáo SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng dạy đọc trong môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc M’Nông.docx