Đơn công nhận SKKN Biện pháp giúp học sinh Lớp 1 viết đúng, đẹp các chữ cái theo mẫu chữ cỡ nhỡ
Trong chương trình học ờ cấp tiểu học thì lớp 1 là lớp được xem là hết sức quan trọng, bời ở lớp 1 các em mới bắt đầu học đọc và học viết. Từ xa xưa ông cha ta có câu “Nét chữ làm nên nết người”, vì vậy việc rèn chữ viết đẹp và đúng mẫu là việc hết sức quan trọng. Thực tế ở các trường Tiểu học nói chung và Trường Tiểu học em đang dạy nói riêng có nhiều vấn đề cần quan tâm. Học sinh lớp 1 còn rất nhiều bỡ ngỡ. việc làm quen với chữ viết của các em thật khó khăn bởi: Đôi tay của các em còn vụng về, lóng ngóng. Ở trường Mầm non các em đã được làm quen với các con chữ viết chữ nhưng các em chưa hề có kiến thức cơ bản về chữ viết và kỹ thuật viết chữ. Mà kỹ thuật viết đúng là điều cốt lỗi để các em viết đúng và viết đẹp.
Với lí do đó tôi chọn viết đề tài sáng kiến: “Biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng, đẹp các chữ cái theo mẫu chữ cỡ nhỡ”. Tôi bắt đầu tham khảo tài liệu hướng dẫn chữ viết, cách viết và các tài liệu có liên quan.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đơn công nhận SKKN Biện pháp giúp học sinh Lớp 1 viết đúng, đẹp các chữ cái theo mẫu chữ cỡ nhỡ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm trường Tiểu học Nhơn Bình A Tôi ghi tên dưới đây: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Ghi chú 1 Nguyễn Huỳnh Yến Nhi 12/01/1994 Trường Tiểu học Nhơn Bình A Giáo viên Đại học Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng, đẹp các chữ cái theo mẫu chữ cỡ nhỡ. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 01 tháng 11 năm 2022 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Trong chương trình học ờ cấp tiểu học thì lớp 1 là lớp được xem là hết sức quan trọng, bời ở lớp 1 các em mới bắt đầu học đọc và học viết. Từ xa xưa ông cha ta có câu “Nét chữ làm nên nết người”, vì vậy việc rèn chữ viết đẹp và đúng mẫu là việc hết sức quan trọng. Thực tế ở các trường Tiểu học nói chung và Trường Tiểu học em đang dạy nói riêng có nhiều vấn đề cần quan tâm. Học sinh lớp 1 còn rất nhiều bỡ ngỡ. việc làm quen với chữ viết của các em thật khó khăn bởi: Đôi tay của các em còn vụng về, lóng ngóng. Ở trường Mầm non các em đã được làm quen với các con chữ viết chữ nhưng các em chưa hề có kiến thức cơ bản về chữ viết và kỹ thuật viết chữ. Mà kỹ thuật viết đúng là điều cốt lỗi để các em viết đúng và viết đẹp. Với lí do đó tôi chọn viết đề tài sáng kiến: “Biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng, đẹp các chữ cái theo mẫu chữ cỡ nhỡ”. Tôi bắt đầu tham khảo tài liệu hướng dẫn chữ viết, cách viết và các tài liệu có liên quan. Rút kinh nghiệm từ bản thân qua nhiều năm dạy lớp và từ tiết dự giờ của đồng nghiệp tôi mạnh dạn thực hiện đề tài theo các bước sau: *Bước 1: Hướng dẫn học sinh nắm vững cách cầm viết và ngồi đúng tư thế: Hướng dẫn học sinh cách cầm bút: Tay phải cầm bút. Cầm bút bằng 3 ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Trong đó ngón trái giữ bên trái thân bút, ngón trỏ đặt ở giữa thân bút, cách đầu ngòi bút khoảng 2cm. Ngón giữa giữ bên phải thân bút. Ngón cái và ngón trỏ giữ vai trò điều khiền hướng đi của bút. Hướng dẫn học sinh ngồi đúng tư thế khi viết: Tư thế ngồi viết phải thoải mái, không gò bó. Khoảng cách từ mắt đến vở 25-30cm Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Hai chân thoải mái (không chân co, chân duỗi) Hai tay đặt đúng diểm tựa quy định Ánh sáng đủ độ và thuận chiều từ trái sang *Bước 2: Hướng dẫn học sinh phân biệt hàng và ô trong vở 5 ô li: Trong vở 5 ô li gồm có 6 hàng và 5 ô. Ở hàng kẻ ngang số 3 được thể hiện bằng nét gạch đứt ko liền nhau giúp học sinh nhận diện khi viết các con chữ (cỡ nhỡ) có độ cao 2 ô thì độ cao của các con chữ đụng đến hàng kẻ ngang thứ 3 này. *Bước 3: Hướng dẫn các em cách đặt bút và điểm dừng bút: Tuỳ theo mỗi con chữ sẽ có điểm đặt bút và dừng bút khác nhau. Điểm đặt bút là điểm bắt đầu khi viết một nét hay một chữ cái. Điểm dừng bút là điểm kết thúc của nét chữ. *Bước 4: Hướng dẫn học sinh nắm vững độ cao của các con chữ khi viết chữ cỡ nhỡ: Mỗi con chữ đều có độ cao được quy định như sau: Các con chữ có độ cao 2 ô li: a, ă, â, c, e, ê, i, m, n, o, ô, ơ, u, ư, v, x. Các con chữ có độ cao 2,5 ô li: s và r. Các con chữ có độ cao 3 ô li: d, đ, t, q, p. Các con chữ có độ cao 5 ô li: g, h, k, l, y. * Bước 5: Hướng dẫn học sinh nắm vững cấu tạo của các con chữ bằng các nét cơ bản: Nét thẳng: gồm thẳng đứng, thẳng nghiên và thẳng xuyên. Nét cong: Cong kín, cong hở (cong trái và cong phải). Nét móc: Móc xuôi ( móc trái), móc ngược ( móc phải), móc hai đầu. Nét khuyết: khuyết trên và khuyết dưới. Nét hất và nét ghi dấu phụ: sử dụng trong âm k, v, b, s, r. * Bước 6: Hướng dẫn học sinh viết và xoá chữ sai: Khi viết giáo viên cần viết mẫu cho học sinh quan sát, vừa viết giáo viên vừa nói: độ cao, điểm đặt bút (hàng kẻ ngang hoặc ô thứ mấy trong tập 5 ô li), các nét cấu tạo và hướng di chuyển của bút, điểm dừng bút. Cho học sinh viết mẫu (khi viết cần ôn lại cách cầm bút, tư thế ngồi). Giáo viên quan sát hết tất cả các em, hướng dẫn thêm những em chưa viết được hoặc viết chưa đúng mẫu. Khi viết sai các em dùng cục tẩy để tẩy sạch chữ mình vừa viết ( tẩy nhẹ nhàng tránh rách tập, tẩy sạch sẽ không để lại vết đen trong tập). * Tính mới của sáng kiến: Điểm nổi bật của sáng kiến là chia nhỏ các cách thực hiện trước khi viết và trong khi viết giúp học sinh nắm vững cách viết. Khi viết giáo viên nhắc lại kiến thức giúp học sinh củng cố cũng như ghi nhớ kiến thức một lần nữa trước khi viết. Qua từng bài học giáo viên nhấn mạnh độ cao cũng như cấu tạo của các con chữ để học sinh nắm vững hơn. - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Được sự quan tâm của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng; sự phối hợp giữa Giáo viên chủ nhiệm với Phụ huynh học sinh và các thiết bị dạy học của nhà trường. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Qua áp dụng kinh nghiệm: “Biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng, đẹp các chữ cái theo mẫu chữ cỡ nhỡ”theo các bước trên tôi thấy học sinh rất thích Tiếng Việt mà cụ thể là phân môn tập viết và phân môn chính tả, các em mong chờ đến giờ học, các em viết nhanh và chính xác. Chất lượng môn Tiếng Việt về kĩ năng viết ở giữa HKII được tăng lên rõ rệt so với giữa HKI và cuối HKI năm học 2022 – 2023. Chất lượng môn Tiếng Việt về kĩ năng viết ở giữa HKII được tăng lên rõ rệt so với giữa HKI và cuối HKI năm học 2022 – 2023 cụ thể như sau: Thời điểm TSHS Số học sinh đọc, viết đúng các mẫu chữ cỡ nhỡ Số học sinh đọc, viết sai các mẫu chữ cỡ nhỡ Khảo sát giữa HKI 2022 – 2023 34 17 50% 17 50% Khảo sát cuối HKI 2022 – 2023 34 22 64,7% 12 35,3% Khảo sát giữa HKII 2022-2023 34 26 76,5% 8 23,5% Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhơn Bình, ngày 04 tháng 05 năm 2023 Người nộp đơn Nguyễn Huỳnh Yến Nhi
File đính kèm:
don_cong_nhan_skkn_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_viet_dung_d.docx