Báo cáo SKKN Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong môn Tiếng Việt Lớp 3

Môn Tiếng Việt có vai trò quan trọng, nó được coi là môn học, giúp học sinh phát triển ngôn ngữ, cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết trong giao tiếp hằng ngày. Giúp các em phát triển toàn diện, góp phần rèn luyện trí thông minh, hình thành tình cảm, thói quen đạo đức tốt đẹp của con người.

Trong chương trình học luyện tập viết đoạn văn lớp 3, mỗi tuần học sinh chỉ được học một tiết chính khóa. Trong khi đó số lượng bài tập với nhiều yêu cầu khác nhau như là: quan sát tranh, kể lại hoạt động trong từng tranh, nói về tình cảm, cảm xúc của em đối với một người bạn mà em yêu quý,... Nhiều tiết học với 2 bài tập. Bài tập 1 có yêu cầu là nói về một nội dung nào đó, bài tập 2 yêu cầu học sinh viết những điều vừa kể thành một đoạn văn. Thời gian dành cho việc dạy và học phân môn này rất ít. Vì vậy học sinh không có nhiều thời gian cho việc rèn kĩ năng viết và trình bày đoạn văn.

Đa số học sinh nắm được nhiệm vụ học tập song chưa hứng thú, yêu thích phân môn này. Các em ngại viết vì vậy nhiều đoạn văn kết quả chưa đạt yêu cầu. Nguyên nhân là do nhiều em chuẩn bị bài chưa cẩn thận, kĩ năng dùng từ viết câu của học sinh còn nhiều hạn chế. Nhiều em vốn từ còn rất nghèo nàn, lúng túng khi diễn đạt. Nhiều đoạn văn học sinh viết lủng củng, các câu sắp xếp chưa có trình tự, viết chưa thành câu, sử dụng dấu chấm, dấu phẩy chưa đúng, đánh dấu câu tùy tiện, viết sai chính tả. Một số học sinh năng khiếu cũng chưa chú ý nhiều đến việc tập viết câu có hình ảnh, có cảm xúc. Khả năng nối câu, tạo đoạn của các em còn hạn chế. Học sinh còn bỡ ngỡ trước khái niệm “đoạn văn”.

docx 12 trang Thu Nga 19/03/2025 190
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo SKKN Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong môn Tiếng Việt Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo SKKN Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong môn Tiếng Việt Lớp 3

Báo cáo SKKN Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong môn Tiếng Việt Lớp 3
hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa trò với trò trong mỗi giờ học. 
1.2. Biện pháp thứ hai: Sử dụng sơ đồ tư duy
Sử dụng sơ đồ tư duy là phương pháp hữu hiệu để phác thảo những ý tưởng độc đáo, những tư duy sáng tạo trong điều kiện thời gian bị hạn chế. Đây cũng là phương pháp tốt để học sinh có thể sắp xếp những ý tưởng và xâu chuỗi chúng lại trong các mối liên hệ nhất định. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động nhóm và làm việc cá nhân để hệ thống kiến thức đã học, triển khai các ý chính cho một đoạn văn
Ví dụ: Viết đoạn văn tả một đồ chơi của em. 
Giáo viên đưa ra từ chủ đề là “Tả đồ chơi” và đưa ra những gợi ý hình thành tưởng viết cho các em. Sau mỗi gợi ý, giáo viên đồng thời thao tác vẽ tạo sơ đồ tư duy để giúp học sinh đọc và hiểu được, ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn. Sau khi đã làm quen, giáo viên có thể hướng dẫn các em tự vẽ sơ đồ tư duy.
Em chọn tả đồ chơi nào?
Nó có đặc điểm gì?
Em thường chơi vào những lúc nào?
Tình cảm của em đối với đồ chơi đó như thế nào?
Về hình dạng
Về màu sắc
Hoạt động
Tả đồ chơi
Từ đây, học sinh đã viết được đoạn văn ngắn khoảng 3 – 4 câu, mỗi câu là một nhánh của sơ đồ.
Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với lời giảng của giáo viên sẽ giúp học sinh biết cách triển khai ý tưởng viết đoạn văn, đảm bảo cho nội dung đoạn văn rõ ràng, mạch lạc, đủ ý. Giáo viên kết hợp mở rộng vốn từ, cách viết câu để học sinh có thể viết được đoạn văn hay, hấp dẫn, có thể dài hơn số câu yêu cầu đề bài. Qua đó, tạo tiền đề để khi học lên lớp cao hơn, học sinh biết cách lập dàn ý và triển khai thành một bài văn hoàn chỉnh.
1.3. Biện pháp thứ ba: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học viết đoạn văn
Xây dựng thư viện tư liệu: Việc khai thác tư liệu có thể lấy từ các nguồn:
+ Khai thác thông tin từ tranh ảnh, tư liệu bài giảng từ mạng Internet
+ Khai thác tranh ảnh từ sách, tài liệu, báo chí, 
+ Khai thác các video trên Youtube, 
+ Tìm kiếm các đoạn văn mẫu.
Xây dựng bài giảng điện tử: Phần mềm Powerpoint là phần mềm đơn giản, dễ thiết kế trình chiếu và có tác dụng tích cực, rõ nét nhất. Khi giới thiệu, trình bày và khái quát nội dung bài học, mỗi slide được coi là một bộ phận cũng là một hệ thống con trong hệ thống các nội dung mà bài học cần thể hiện. Ở mỗi slide, giáo viên có thể chọn hiệu ứng, đưa các tư liệu (phim, ảnh, nhạc, bài đọc tác phẩm) làm cho bài giảng sinh động lôi cuốn hơn.
Ví dụ: Viết đoạn văn về cảnh vật đẹp của đất nước, tôi thường sử dụng trang web Google Earth để giúp các em hình dung được vị trí, cảnh quan nơi đó. Khi thiết kế bài Powerpoint, tôi chèn âm thanh, đoạn clip ngắn về địa danh đó để học sinh có hứng thú và tạo thêm cảm xúc cho bài văn. Ngoài ra, tôi còn sử dụng điện thoại thông minh để chụp, ghi lại những hình ảnh quen thuộc trong trường, sử dụng cho những tiết học có liên quan đến chủ đề trường học.
1.4. Biện pháp thứ tư: Tích lũy, cung cấp vốn từ cho học sinh
Tích lũy, cung cấp vốn từ cho học sinh thông qua các bài đọc trong tiết luyện đọc. Sau khi đọc thầm bài, tôi cho các em nêu các từ khó mà các em chưa hiểu nghĩa và tập giải thích theo ý hiểu của mình, sau đó tôi kết luận lại đáp án, yêu cầu các em ghi vào “Sổ tay từ ngữ”, tập đặt câu với các từ đó để nắm chắc hơn.
Song song với việc tích lũy vốn từ qua các bài đọc, tôi thường xuyên cho các em củng cố và mở rộng vốn từ qua dạng bài tập như: tìm từ theo một chủ điểm, nối từ với nghĩa thích hợp, điền từ thích hợp vào chỗ chấm, đặt câu trong các tiết Luyện từ và câu.
Tìm từ ngữ theo chủ điểm là dạng bài tập phổ biến, góp phần bổ sung và mở rộng vốn từ ngữ cho học sinh. Thông qua các bài tập, giáo viên phải phát huy được vốn từ sẵn có của học sinh và mở rộng thêm vốn từ cho các em, giúp các em biết sử dụng các từ ngữ đó.
Điền từ thích hợp vào chỗ chấm là dạng bài tập vừa có tác dụng mở rộng vốn từ cho học sinh vừa giúp các em biết viết câu văn có hình ảnh.
Ví dụ: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm:
+ Sân trường rộng (thênh thang).
+ Hoa hồng đẹp (lộng lẫy), cánh hoa đỏ (thắm), mịn (như nhung).
+ Bầu trời xanh (thăm thẳm), mây trắng (bồng bềnh) trôi.
+ Mặt hồ (lăn tăn) gợn sóng.
+ Những quả cam (vàng óng), da (căng mọng) như mời gọi người đến thưởng thức.
Kết quả cụ thể: Các biện pháp nêu trên khi áp dụng vào thực tiễn, tại đơn vị từ ngày 05 tháng 9 năm 2023 đến 26 tháng 4 năm 2024, đã giúp học sinh yêu thích môn học và tích cực học tập hơn. Tất cả học sinh trong lớp đều biết trình bày một đoạn văn. Đa số các em biết sắp xếp các câu theo trình tự hợp lý, liên kết các câu thành một đoạn văn có nội dung đầy đủ. Nhiều học sinh viết đoạn văn có bố cục chặt chẽ. Vốn hiểu biết và khả năng liên tưởng của các em ngày thêm phong phú. Có những em viết được đoạn văn dài, câu văn giàu hình ảnh, có cảm xúc.
Kết quả của những lần khảo sát đã nói lên được điều đó:
Thời điểm khảo sát
Tổng số học sinh
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
Đầu năm
năm

32
09
28,1
15
46,9
8
25
Giữa HKII
32
20
62,5
12
37,5
0
0
* Điểm mới của sáng kiến nêu trên là: 
Phát huy tối đa hiệu quả của đồ dùng dạy học như tranh ảnh, video clip về nội dung liên quan đến bài học kết hợp với màn hình ti vi. Xây dựng “không gian sáng tạo” cho học sinh bằng cách thay đổi hình thức tổ chức dạy học, thay đổi vị trí ngồi. Sử dụng sơ đồ tư duy để học sinh biết cách triển khai ý tưởng viết đoạn văn, đảm bảo cho nội dung đoạn văn rõ ràng, mạch lạc, đủ ý. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học viết đoạn văn thông qua các trang web hay. Sử dụng điện thoại thông minh để hỗ trợ. Tích lũy, cung cấp vốn từ cho học sinh và cho học sinh ghi nhớ vào một cuốn sổ tay.
2. Phạm vi ảnh hưởng: 
2.1. Ứng dụng trong cơ quan, đơn vị, địa phương: Các biện pháp nêu trên áp dụng tại đơn vị trường tiểu học Thoại Ngọc Hầu rất khả thi, phù hợp với tất cả các giáo viên từ khối 2 đến khối 5 của trường, đạt được nhiều kết quả rất tích cực. 
2.2. Ứng dụng hoặc đã chuyển giao ứng dụng ngoài phạm vi cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh: Các biện pháp nêu trên đã được chuyển giao ứng dụng tại trường tiểu học Lê Thánh Tông, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, tổ chức triển khai thực hiện từ tháng 10 năm 2023 và cũng đạt được kết quả như mong đợi. 
Ngoài ra, biện pháp cũng đã được đăng lên cổng thông tin điện tử của nhà trường để các đồng nghiệp trong và ngoài thị xã tham khảo áp dụng.
C. Khả năng mở rộng phạm vi ảnh hưởng, tiềm năng khai thác hiệu quả của sáng kiến, đề tài 
Với những biện pháp như trên, tôi đã thực hiện trong năm học vừa qua và mang lại hiệu quả rất tích cực. Bản thân tôi cũng đã chia sẻ với các trường bạn trong thị xã Bình Minh và một số trường bạn trong tỉnh Vĩnh Long đã vận dụng và đạt hiệu quả rất cao, qua đó đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Người báo cáo sáng kiến
Đặng Vinh Quang
Xác nhận của Hiệu trưởng trường Tiểu học Thoại Ngọc Hầu
Huỳnh Ngọc Phương
UBND THỊ XÃ BÌNH MINH
TRƯỜNG TH THOẠI NGỌC HẦU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY CHỨNG NHẬN SÁNG KIẾN
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THOẠI NGỌC HẦU
Chứng nhận
Ông Đặng Vinh Quang, Giáo viên Trường tiểu học Thoại Ngọc Hầu, xã Thuận An, thị xã Bình Minh
Là tác giả của sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong môn Tiếng Việt lớp 3.
Số: //QĐ-TNH
Thuận An, ngày 22 tháng 5 năm 2024
HIỆU TRƯỞNG
Huỳnh Ngọc Phương

Giấy chứng nhận sáng kiến số: //QĐ-TNH
1. Tóm tắt nội dung sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong môn Tiếng Việt lớp 3.
1.1. Biện pháp thứ nhất: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
- Phát huy tối đa hiệu quả của đồ dùng dạy học
Đối với học sinh lớp 3, vốn hiểu biết của các em về cuộc sống chưa nhiều. Nhất là với học sinh khu vực nông thôn, các em ít được biết những cảnh đẹp của đất nước, những hoạt động lễ hội, thể dục - thể thao, văn hóa - văn nghệ hơn học sinh thành phố. Trong các giờ học luyện viết đoạn tôi thường cho các em xem tranh ảnh, video clip về nội dung liên quan đến bài học trên màn hình ti vi. Việc làm này vừa giúp các em có thêm hiểu biết, vừa tạo hứng thú cho học sinh. 
- Linh hoạt trong việc lựa chọn và tổ chức các hình thức dạy học
Mỗi hình thức tổ chức dạy học đều có vai trò đặc trưng. Với mỗi bài học, tôi đều nghiên cứu lựa chọn hình thức tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp, tạo điều kiện cho học sinh được phát huy năng lực học tập. Trong đó chia nhóm học tập là hình thức tôi thường xuyên lựa chọn.
Ví dụ: Khi dạy bài “Viết đoạn văn tả một đồ vật mà em yêu thích.”
Bước 1: Cho học sinh chọn đồ vật.
Bước 2: Tổ chức cho học sinh kể trong nhóm đôi.
Bước 3: Cho học sinh thi kể trước lớp. Học sinh nghe, nhận xét, bổ sung.
- Xây dựng “không gian sáng tạo” cho học sinh
Bên cạnh việc tác động vào nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, việc thiết lập một “không gian sáng tạo” cho các em cũng hết sức quan trọng. Ở đó học sinh không bị bó buộc bởi vị trí ngồi học, không đơn điệu với bảng đen, phấn trắng và đặc biệt phải đưa các em vào mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa trò với trò trong mỗi giờ học. 
1.2. Biện pháp thứ hai: Sử dụng sơ đồ tư duy
Sử dụng sơ đồ tư duy là phương pháp hữu hiệu để phác thảo những ý tưởng độc đáo, những tư duy sáng tạo trong điều kiện thời gian bị hạn chế. Đây cũng là phương pháp tốt để học sinh có thể sắp xếp những ý tưởng và xâu chuỗi chúng lại trong các mối liên hệ nhất định. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động nhóm và làm việc cá nhân để hệ thống kiến thức đã học, triển khai các ý chính cho một đoạn văn
Ví dụ: Viết đoạn văn tả một đồ chơi của em. 
Giáo viên đưa ra từ chủ đề là “Tả đồ chơi” và đưa ra những gợi ý hình thành tưởng viết cho các em. Sau mỗi gợi ý, giáo viên đồng thời thao tác vẽ tạo sơ đồ tư duy để giúp học sinh đọc và hiểu được, ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn. Sau khi đã làm quen, giáo viên có thể hướng dẫn các em tự vẽ sơ đồ tư duy.
Em chọn tả đồ chơi nào?
Nó có đặc điểm gì?
Em thường chơi vào những lúc nào?
Tình cảm của em đối với đồ chơi đó như thế nào?
Về hình dạng
Về màu sắc
Hoạt động
Tả đồ chơi
Từ đây, học sinh đã viết được đoạn văn ngắn khoảng 3 – 4 câu, mỗi câu là một nhánh của sơ đồ.
Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với lời giảng của giáo viên sẽ giúp học sinh biết cách triển khai ý tưởng viết đoạn văn, đảm bảo cho nội dung đoạn văn rõ ràng, mạch lạc, đủ ý. Giáo viên kết hợp mở rộng vốn từ, cách viết câu để học sinh có thể viết được đoạn văn hay, hấp dẫn, có thể dài hơn số câu yêu cầu đề bài. Qua đó, tạo tiền đề để khi học lên lớp cao hơn, học sinh biết cách lập dàn ý và triển khai thành một bài văn hoàn chỉnh.
1.3. Biện pháp thứ ba: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học viết đoạn văn
Xây dựng thư viện tư liệu: Việc khai thác tư liệu có thể lấy từ các nguồn:
+ Khai thác thông tin từ tranh ảnh, tư liệu bài giảng từ mạng Internet
+ Khai thác tranh ảnh từ sách, tài liệu, báo chí, 
+ Khai thác các video trên Youtube, 
+ Tìm kiếm các đoạn văn mẫu.
Xây dựng bài giảng điện tử: Phần mềm Powerpoint là phần mềm đơn giản, dễ thiết kế trình chiếu và có tác dụng tích cực, rõ nét nhất. Khi giới thiệu, trình bày và khái quát nội dung bài học, mỗi slide được coi là một bộ phận cũng là một hệ thống con trong hệ thống các nội dung mà bài học cần thể hiện. Ở mỗi slide, giáo viên có thể chọn hiệu ứng, đưa các tư liệu (phim, ảnh, nhạc, bài đọc tác phẩm) làm cho bài giảng sinh động lôi cuốn hơn.
Ví dụ: Viết đoạn văn về cảnh vật đẹp của đất nước, tôi thường sử dụng trang web Google Earth để giúp các em hình dung được vị trí, cảnh quan nơi đó. Khi thiết kế bài Powerpoint, tôi chèn âm thanh, đoạn clip ngắn về địa danh đó để học sinh có hứng thú và tạo thêm cảm xúc cho bài văn. Ngoài ra, tôi còn sử dụng điện thoại thông minh để chụp, ghi lại những hình ảnh quen thuộc trong trường, sử dụng cho những tiết học có liên quan đến chủ đề trường học.
1.4. Biện pháp thứ tư: Tích lũy, cung cấp vốn từ cho học sinh
Tích lũy, cung cấp vốn từ cho học sinh thông qua các bài đọc trong tiết luyện đọc. Sau khi đọc thầm bài, tôi cho các em nêu các từ khó mà các em chưa hiểu nghĩa và tập giải thích theo ý hiểu của mình, sau đó tôi kết luận lại đáp án, yêu cầu các em ghi vào “Sổ tay từ ngữ”, tập đặt câu với các từ đó để nắm chắc hơn.
Song song với việc tích lũy vốn từ qua các bài đọc, tôi thường xuyên cho các em củng cố và mở rộng vốn từ qua dạng bài tập như: tìm từ theo một chủ điểm, nối từ với nghĩa thích hợp, điền từ thích hợp vào chỗ chấm, đặt câu trong các tiết Luyện từ và câu.
Tìm từ ngữ theo chủ điểm là dạng bài tập phổ biến, góp phần bổ sung và mở rộng vốn từ ngữ cho học sinh. Thông qua các bài tập, giáo viên phải phát huy được vốn từ sẵn có của học sinh và mở rộng thêm vốn từ cho các em, giúp các em biết sử dụng các từ ngữ đó.
Điền từ thích hợp vào chỗ chấm là dạng bài tập vừa có tác dụng mở rộng vốn từ cho học sinh vừa giúp các em biết viết câu văn có hình ảnh.
Ví dụ: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm:
+ Sân trường rộng (thênh thang).
+ Hoa hồng đẹp (lộng lẫy), cánh hoa đỏ (thắm), mịn (như nhung).
+ Bầu trời xanh (thăm thẳm), mây trắng (bồng bềnh) trôi.
+ Mặt hồ (lăn tăn) gợn sóng.
+ Những quả cam (vàng óng), da (căng mọng) như mời gọi người đến thưởng thức.
Kết quả cụ thể: Các biện pháp nêu trên khi áp dụng vào thực tiễn, tại đơn vị từ ngày 05 tháng 9 năm 2023 đến 26 tháng 4 năm 2024, đã giúp học sinh yêu thích môn học và tích cực học tập hơn. Tất cả học sinh trong lớp đều biết trình bày một đoạn văn. Đa số các em biết sắp xếp các câu theo trình tự hợp lý, liên kết các câu thành một đoạn văn có nội dung đầy đủ. Nhiều học sinh viết đoạn văn có bố cục chặt chẽ. Vốn hiểu biết và khả năng liên tưởng của các em ngày thêm phong phú. Có những em viết được đoạn văn dài, câu văn giàu hình ảnh, có cảm xúc.
Thời điểm khảo sát
Tổng số học sinh
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
Đầu năm
năm

32
09
28,1
15
46,9
8
25
Giữa HKII
32
20
62,5
12
37,5
0
0
* Điểm mới của sáng kiến nêu trên là: 
Phát huy tối đa hiệu quả của đồ dùng dạy học như tranh ảnh, video clip về nội dung liên quan đến bài học kết hợp với màn hình ti vi. Xây dựng “không gian sáng tạo” cho học sinh bằng cách thay đổi hình thức tổ chức dạy học, thay đổi vị trí ngồi. Sử dụng sơ đồ tư duy để học sinh biết cách triển khai ý tưởng viết đoạn văn, đảm bảo cho nội dung đoạn văn rõ ràng, mạch lạc, đủ ý. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học viết đoạn văn thông qua các trang web hay. Sử dụng điện thoại thông minh để hỗ trợ. Tích lũy, cung cấp vốn từ cho học sinh và cho học sinh ghi nhớ vào một cuốn sổ tay.
2. Lợi ích kinh tế - xã hội có thể thu được do áp dụng sáng kiến:
Thực hiện các biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong môn Tiếng Việt lớp 3, giúp nhà trường sử dụng tốt và tối đa công dụng các thiết bị tivi được cấp phát cho các lớp, góp phần tránh lãng phí, nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng học sinh qua từng tiết học Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_viet_tot_doan_va.docx